您现在的位置是:Bóng đá >>正文
Chung kết Golfzon Vietnam Championship 2023
Bóng đá34841人已围观
简介24 VĐV Chuyên nghiệp và 0 VĐV Nghiệp dư người Việt sẽ so tài phân chia quỹ thưởng 600 triệu đồng trê...
24 VĐV Chuyên nghiệp và 0 VĐV Nghiệp dư người Việt sẽ so tài phân chia quỹ thưởng 600 triệu đồng trên sân đấu giả lập Phoenix Championship Course. Sáng 18/8/2023,truyền hình bóng đá hôm nay Golfzon Vietnam công bố lịch thi đấu và nhóm đấu Ngày thứ nhất Vòng Chung kết.
Vòng Chung kết Golfzon Vietnam Championship sẽ là cuộc đối đầu giữa những tay gậy chuyên nghiệp đầy kinh nghiệm và những nhân tố mới, tiềm ẩn nhiều bất ngờ. Trong đó, có sự góp mặt của những VĐV đang dẫn đầu BXH VGA Tour năm 2023 như Trương Chí Quân (hạng 1), Trần Văn Hoàng (hạng 13), Hồ Khắc Luận (hạng 20), Đào Văn Hoàn, Nguyễn Tuấn Kiệt, … hứa hẹn những màn trình diễn đầy bứt phá.
Bắt cặp cùng họ là những VĐV có kết quả đấu loại ấn tượng như Lò Anh Văn (-7, hạng 1 bảng xếp hạng Vòng loại), Lê Anh Đức (-3), Trần Văn Nghĩa (-3), hay các golfer nghiệp dư Văn Thanh Bình, Lai Nghiệp Long với kết quả (-4).
Là sân đấu golf chuyên nghiệp đầu tiên của Việt Nam không phân bảng theo giới tính, Golfzon Vietnam Championship 2023 cũng sẽ chứng kiến 03 nữ VĐV chuyên nghiệp Hana Sùng Thị Xú, Lucy Hoàng Thị Hường, và gương mặt gạo cội Vũ Thị Vân đối đầu "sòng phẳng" với 27 bạn chơi nam tại Chung kết để cạnh tranh cùng 01 chức vô địch và 01 bảng chia thưởng. Ngôi vô địch trị giá 120 triệu đồng là mức thưởng cao nhất cho golf chuyên nghiệp nữ Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.
Sân golf Champion của Phoenix Golf Resort được chọn là sân đấu giả lập "khó nhằn" của Vòng Chung kết Golfzon Vietnam Championship 2023. Sân đấu par 72 dài 7,480 yard được thiết kế nằm kề những ngọn núi cao, có fairway khá hẹp và nhiều bẫy nước và OB ở hai bên hố. Cùng gió to và green có nhiều độ dốc được mô phỏng chân thực, sân Phoenix Champion Course hứa hẹn nhiều thách thức cho các VĐV.
Khác với vòng đấu loại, Vòng Chung kết sẽ diễn ra tập trung tại cùng 01 địa điểm (Golfzon Park Grand Plaza, Hà Nội) để đảm bảo tính đối kháng, cạnh tranh như tại các giải golf truyền thống. 30 VĐV sẽ được chia thành 10 nhóm đấu theo thứ tự trên bảng xếp hạng và xuất phát cùng lúc, nhờ công nghệ giả lập cho phép các trận đánh diễn ra song song với cùng điều kiện thi đấu.
Các điều luật đặc thù tại các giải đấu giả lập quốc tế cũng sẽ được áp dụng tại Golfzon Vietnam Championship như quy định về thảm thi đấu và bề mặt đánh, khu vực sân bất thường, khu vực phạt…
Bên cạnh đó, ngoài hệ thống camera cảm ứng ghi lại chính xác diễn biến các trận đấu, đội ngũ 05 trọng tài kinh nghiệm sẽ trực tiếp giám sát các nhóm đấu để đảm bảo sự công bằng, minh bạch và xử lý các tình huống phát sinh của sân chơi giả lập.
Để tăng phần kịch tích của giải đấu, BTC đã quyết định thay đổi Điều lệ Giải tại Vòng Chung kết và áp dụng luật "cái chết bất ngờ" khi phân xử hòa cho vị trí quán quân.
Theo đó, nếu có hơn 1 VĐV có cùng kết quả tại vị trí Nhất tại cả hai bảng, BTC sẽ tổ chức play-off tại một hố bất kỳ do BTC sắp xếp và người chiến thắng tại hố đấu này sẽ lên ngôi Vô địch. So với điều lệ cũ quy định đánh play-off 3 hố (16, 17, 18) và sử dụng kết quả tổng điểm 03 hố, thay đổi này đòi hỏi các VĐV phải tập trung cao độ và không cho phép mắc lỗi.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Kapaz vs Sabah Baku, 19h00 ngày 31/1: Cơ hội của đội khách
Bóng đáPhạm Xuân Hải - 31/01/2025 07:41 Nhận định bó ...
【Bóng đá】
阅读更多VinFast công bố chi tiết hai mẫu SUV điện cỡ nhỏ
Bóng đáTại Los Angeles Auto Show (18-28/11), hai chiếc SUV mới VF 6 và VF 7 cùng thuộc dòng xe gầm cao cỡ nhỏ sẽ được giới thiệu với khách hàng Mỹ cũng như khách tham quan từ nhiều nơi trên thế giới. VF 6 là SUV điện cỡ B, còn VF 7 thuộc cỡ C. Thực tế, đây không phải lần đầu tiên hai chiếc SUV điện của VinFast đến Mỹ, bởi cả hai đã được hãng giới thiệu ở quốc gia này ở Triển lãm Điện tử tiêu dùng CES 2022 tại Las Vegas hồi tháng Một. Nhưng đến nay, thông số cụ thể của cả hai mới được hãng công bố. Mỗi xe có hai phiên bản: VF 6, VF 6 Plus, VF 7 và VF 7 Plus.
">...
【Bóng đá】
阅读更多Đường hầm gió siêu thanh Mach 10
Bóng đá"> ...
【Bóng đá】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Persik Kediri vs Barito Putera, 15h30 ngày 31/1: Khách đang sung
- Bí mật trong món thịt ba chỉ kho đẹp mắt, thơm mềm
- Bị ‘bom’ 150 mâm cỗ cưới, nhà hàng tuyệt vọng kêu gọi người dân ‘giải cứu’
- Tai hại khi hút thuốc trong ô tô dù đã mở cửa
- Nhận định, soi kèo Universitario vs Inter Miami, 8h00 ngày 30/1: Điểm tựa sân nhà
- Chi chục tỷ nuôi con 5 năm, đại gia xây dựng gục ngã nhận kết quả ADN
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Newcastle vs Fulham, 22h00 ngày 1/2: Hướng về Top 4
-
Ngoại thất VF 6 và VF 7 được VinFast phối hợp cùng hãng thiết kế nổi tiếng Torino Design tạo ra. VF 7 thuộc phân khúc hạng C, được hãng thiết kế nội thất đề cao trải nghiệm lái, công nghệ hiện đại. VinFast giới thiệu VF 6 và VF 7 tại LA Auto Show 2022
-
Cửa hàng kem Rintaro ở Bangkok, Thái Lan.
Nằm bên ngoài trung tâm thương mại W District gần trạm BTS Phra Khanong - Thái Lan, cửa hàng kem đến từ xứ sở hoa anh đào Rintaro hẳn không còn xa lạ gì đối với người dân Bangkok, thế nhưng sức hút của nó vẫn không hề giảm giữa lúc đại dịch đang hoành hành khắp nơi.
Giữa cái nắng đổ lửa, tiệm kem Rintaro chẳng hề “hạ nhiệt” chút nào.
Chủ nhân của cửa hàng kem Rintaro chính là anh Shintaro Nakajima đến từ đất nước Nhật Bản. Sau thành công của hai tiệm kem đầu tiên ở quê nhà - một ở thành phố Chiba và một ở quận Shinjuku thuộc Thủ đô Tokyo, anh chuyển đến Bangkok, Thái Lan và đã định cư ở đây được 8 năm.
Anh Shintaro Nakajima - chủ nhân của tiệm kem Rintaro chia sẻ: “Chỉ cần mất 10 giây ăn kem của tiệm tôi thôi, bạn sẽ cảm nhận được sự hạnh phúc".
Anh cho biết nếu không nhờ có nguồn nguyên liệu theo mùa chất lượng từ các cô bác nông dân địa phương thì cửa hàng sẽ không thể nào tồn tại và gây được tiếng vang trong năm qua.
Các loại kem tươi luôn được làm mới và thay đổi hương vị mỗi ngày.
Những chiếc bánh waffle làm ốc quế được nướng ngay tại chỗ trong vòng 40 giây.
Ý tưởng mang thương hiệu kem Rintaro đến Bangkok bắt nguồn từ việc anh Shintaro không tìm thấy bất kỳ món kem nhà làm nào ở nơi đây đủ sức làm xiêu lòng vị giác của anh.
Nhờ nguồn cung ứng nguyên liệu từ các nông dân địa phương, các loại kem của Rintaro mang hương vị độc đáo của các loại trái cây được trồng ở nhiều vùng miền khác nhau như măng cụt ở tỉnh Chanthaburi, chanh dây ở tỉnh Chiang Rai, dứa ở tỉnh Phuket, Thái Lan. Ngoài ra, còn có một số nguyên liệu được nhập khẩu từ Nhật Bản như nho Kyoho, táo Aomori và khoai lang Ibaraki.
Kem ở cửa hàng Rintaro mang hương vị của trái cây tươi được nhập khẩu đa dạng từ Thái Lan cho đến Nhật Bản.
Tính đến nay, anh Shintaro đã tạo ra được tổng cộng 150 hương vị kem khác nhau, trong đó có thử nghiệm với hương vị khác lạ như Kem tuyết Mận xanh lấy cảm hứng từ rượu mận umeshu Nhật Bản.
Anh Shintaro tiết lộ rằng không sử dụng đường kính trong quá trình chế biến kem mà chính mật ong Nhật Bản mới là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên vị ngọt tự nhiên cho những viên kem thanh mát này.
Mỗi que kem ốc quế với hai viên kem mang hương vị khác nhau được bán với giá 120 Baht Thái (khoảng 90 nghìn VNĐ).
Mỗi ngày, Rintaro đón tiếp gần 500 khách hàng và tất cả các hương vị kem đều được bán hết ngay trong ngày. Có thể thấy, cửa hàng kem này thực sự rất có sức hút từ cộng đồng và hẳn nó còn ẩn chứa nhiều điều thú vị đang chờ được khám phá.
Tại sao thanh niên Nhật Bản không mặn mà với tình dục?
Có những thanh niên người Nhật có đủ cả trí tuệ, ngoại hình, thu nhập nhưng đời sống tình dục của họ thì lại bị “đóng băng”.
" alt="Có gì bên trong tiệm kem Nhật Bản 'mang đến sự hạnh phúc' đang gây sốt ở Thái Lan?">Có gì bên trong tiệm kem Nhật Bản 'mang đến sự hạnh phúc' đang gây sốt ở Thái Lan?
-
Mẫu xe máy điện mới nhất được Yadea Việt Nam giới thiệu hôm 5/7, thiết kế mang phong cách cổ điển, tích hợp đa dạng công nghệ. Đại diện hãng cho biết, Yadea Orla có động cơ công suất định danh 800 W, công suất tối đa 1.800 W cho tốc độ tối đa 48 km/h, khả năng vượt dốc nghiêng 12 độ. Điểm nhấn trên xe máy điện Yadea Orla
-
Nhận định, soi kèo Argentinos Juniors vs Tigre, 07h30 ngày 31/1: Lợi thế sân nhà
-
Căn bệnh mắt bẩm sinh và một tai nạn đã vĩnh viễn cướp đi thị lực của Nghiêm Vũ Thu Loan (SN 1998). Lớn lên bên nếp nhà ở vùng ngoại ô huyện Ứng Hòa, Hà Nội, cô gái trẻ chia sẻ: “20 năm tôi có mặt trên thế gian này, điều nuối tiếc nhất của tôi là không bao giờ được nhìn rõ mặt những người tôi thương nhất. Điều hạnh phúc nhất là tôi được sống trong vòng tay yêu thương của gia đình, được gặp gỡ những người thầy và quen những người bạn tốt”.
Với nghị lực phi thường, cô gái đã trở thành sinh viên năm thứ 2 một trường đại học và là tác giả của một tập truyện ngắn với tên gọi “Giấc mơ nơi thiên đường”. Nhưng hành trình để đến với ngày hôm nay của em không hề dễ dàng…
Nghiêm Vũ Thu Loan “Thi thoảng, mình bị những đứa trẻ khác phân biệt, bị các bạn khác gọi là “con lác”, “con mù”… không muốn chơi với mình”, Loan nói.
“Buồn và chán nhưng mình là mẹ, mình cứ như vậy thì con mình cũng sẽ rất buồn. Mình cố tạo cảm giác là không có vấn đề gì để con không suy nghĩ. Dù có thế nào thì bố mẹ vẫn luôn đồng hành cùng con”, bà Vũ Thị Hương, mẹ của Thu Loan, chia sẻ.
Thu Loan cũng thừa nhận: “Mẹ thường giấu tất cả khó khăn, chỉ nói với em về niềm vui, động viên em học tập để có việc làm, có thể sống tự lập”.
Tốt nghiệp THCS, gần 10 trường THPT không nhận hồ sơ của Loan với các lý do không có trang thiết bị hỗ trợ, giáo viên chưa được đào tạo về dạy người khiếm thị…
“Em nhớ như in, mùa hè nóng trên 40 độ, mẹ em đi khắp nơi để gõ cửa, tìm trường học cho em. Khi em đi học đại học, mẹ cũng phải ra Hà Nội làm giúp việc, bán hàng, xe ôm… chỉ để ở gần con”, Loan kể.
Những nỗ lực không mệt mỏi đã giúp Loan 2 lần đạt giải trong Cuộc thi viết thư Quốc tế UPU. Em có huy chương vàng và huy chương bạc của kỳ thi thể thao cấp quốc gia… Loan cũng là sinh viên duy nhất nhận được học bổng “Chắp cánh ước mơ” của một trường đại học quốc tế.
“Mẹ em không thể chọn công việc ổn định chỉ vì muốn đồng hành cùng con. Em mong muốn một ngày nào đó, mẹ được đi mọi nơi nhưng đi vì bản thân mẹ chứ không phải đi vì công việc của con”, cô gái trẻ trăn trở.
Cô sinh viên cũng mong muốn trở thành một nhà văn, một diễn giả truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Bởi vậy, chương trình "Điều ước thứ 7" với tên gọi “Giấc mơ nơi thiên đường” mở đầu bằng một vở nhạc kịch. Ngồi ở hàng ghế khán giả, Loan nhận ra đây là vở kịch được dựng trên truyện ngắn xuất bản vào năm 2019 của mình. “Trên 50% nội dung truyện chính là chuyện của bản thân em”, Loan nói.
Cô gái chia sẻ thêm: “Ngày nhỏ, em mong ước trở thành họa sĩ nhưng biến cố xảy ra khiến em tạm dừng chân trên con đường trở thành họa sĩ.
Khi trưởng thành, em có ý nghĩ, muốn khắc họa thế giới, mình không nhất thiết phải dùng màu sắc, mình có thể làm bằng tiếng nói, lời văn. Em muốn trở thành nhà văn hiện thực xã hội và diễn giả trong tương lai”.
Cuốn sách của Thu Loan xuất bản năm 2019. Ngay tại chương trình, Thu Loan đã trở thành một diễn giả trước hàng triệu khán giả. Trong bài nói chuyện của mình, Loan nói về lòng biết ơn – một bài học con người phải học từ tấm bé.
Thu Loan nói, ngày nhỏ không được đến trường, chị gái của Loan chính là một người bạn cũng là người thầy của em. Chị không chỉ dạy về văn học, toán học mà còn dạy về lòng tri ân.
“Vì em là người khuyết tật, không được đến trường nên tự ti, cảm thấy cuộc sống không hạnh phúc. Chị đi du lịch biển về, tặng cho em gái những con sò. Ban đầu em không hứng thú với món quà trên.
Nhưng chị nói, con sò này thể hiện lòng biết ơn, em nên để nơi dễ thấy. Mỗi lần chạm vào, em hãy nghĩ đến người đem đến cho mình hạnh phúc”.
Thu Loan làm theo và trở thành cô gái lạc quan, hoạt bát hơn.
“Lời cảm ơn không chỉ là sức mạnh với người được nhận mà còn đối với người nói”, bài diễn văn của cô gái trẻ đã nhận được tràng vỗ tay nhiệt liệt từ khán giả trường quay.
Chị Nghiêm Thu Trang - chị gái của Loan cũng xuất hiện tại chương trình, đem lại bất ngờ cho nhân vật chính.
“Chị cũng là người khiếm thị. Chị là sứ giả của em, là người bạn đồng hành lúc em gặp gian nạn, khó khăn nhất”, Loan nói.
Bà Vũ Thị Hương - mẹ của 2 cô gái rơi nước mắt chia sẻ thêm: “Rơi vào hoàn cảnh như vậy, tôi không biết làm gì hơn là đồng hành cùng con. Tôi động viên các con, ngoài kia còn có những hoàn cảnh khó khăn hơn mình và con không được bỏ cuộc”.
Từ ước mơ mẹ có một công việc ổn định của Loan, chị Hương đã được hiệu trưởng một trường mầm non ở Hà Nội mời về làm việc, để có thêm chi phí trang trải cho cuộc sống.
Chị bán đậu phụ và tâm huyết với những suất cơm đặc biệt cho bệnh nhân nghèo
Bốn năm qua, chị Lý cùng những người phụ nữ ở thôn Yến Vĩ đã cung cấp miễn phí thực phẩm để nấu cơm tặng các bệnh nhân nghèo.
" alt="Cô gái khiếm thị viết sách, mơ trở thành diễn giả">Cô gái khiếm thị viết sách, mơ trở thành diễn giả