当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Deportivo Pereira vs Petrolera, 06h30 ngày 4/2: Ám ảnh xa nhà 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Nhận định, soi kèo Gloria Buzau vs Botosani, 21h00 ngày 4/2: Chủ nhà thắng thế
Dự án xây dựng đoạn đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương sau 8 năm thực hiện (Ảnh: Nam Anh).
Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TPHCM (đơn vị giám sát hợp đồng) những năm qua đã có nhiều cuộc họp và văn bản đề nghị nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án rà soát, cập nhật thông tin, tài liệu pháp lý liên quan; xác định khối lượng, giá trị hợp pháp do nhà đầu tư đã thực hiện đủ điều kiện thanh quyết toán theo quy định. Tuy nhiên, đến nay nhà đầu tư vẫn chưa cung cấp các hồ sơ khối lượng, giá trị hợp pháp theo yêu cầu.
UBND TPHCM cho rằng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án từ chối quyền lợi được TPHCM thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết và không có cơ sở khiếu nại, khiếu kiện sự việc này đến các cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Do đó, TPHCM không có cơ sở thanh toán phần khối lượng đã thực hiện theo hợp đồng BOT đã ký kết.
Dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương có chiều dài 2,7km với tổng mức kinh phí đầu tư 1.557 tỷ đồng. Điểm đầu của dự án nối vào cuối đường Võ Văn Kiệt (huyện Bình Chánh), công trình gồm hai đường song hành, quy mô 2 làn xe.
Dự án khởi công vào tháng 10/2015, mốc tiến độ hoàn thành vào năm 2017. Tuy nhiên, đến năm 2019, dự án ngừng thi công cho đến nay.
Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, nhiều trụ cầu sau khi xây xong bị bỏ hoang trong thời gian dài, cây cỏ mọc um tùm. Nhiều hạng mục tại công trình đang có dấu hiệu xuống cấp, sắt thép hoen gỉ sau thời gian dài phơi nắng, mưa.
Khu vực thi công dự án đường Võ Văn Kiệt nối vào cao tốc TPHCM - Trung Lương, đoạn giao với đường Nguyễn Cửu Phú, hiện không có rào chắn, vẫn còn đường đất. Người dân gặp nhiều khó khăn khi di chuyển qua đoạn đường này.
" alt="TPHCM đơn phương chấm dứt hợp đồng đường nối cao tốc TPHCM"/>Có việc lương cao ở TPHCM nhưng ông Châu Ngọc Hải vẫn về vườn ở Đà Lạt, Lâm Đồng trồng cà chua (Ảnh: Tú Linh).
"Sau quãng thời gian xảy ra đại dịch COVID-19, tôi bàn với vợ nghỉ việc, rời TPHCM về lại quê nhà ở Đà Lạt làm vườn. Lúc đó, vợ tôi đang là công chức, có mức lương ổn định nên cũng băn khoăn. Về sau, vợ tôi ủng hộ và đã xin nghỉ việc để cùng tôi về Đà Lạt", ông Hải chia sẻ.
Về lại quê nhà, vợ chồng ông Hải bắt tay vào cải tạo khu vườn 0,2ha có sẵn của gia đình để trồng cây. Trên diện tích này, ông đầu tư hơn 500 triệu đồng xây dựng nhà kính (kết cấu cột thép, lợp nylon), đặt mua nhiều loại máy móc để phục vụ sản xuất cà chua.
Theo ông Hải, thời gian đầu, vì chưa có kinh nghiệm về sản xuất nông nghiệp nên ông nhờ người em trai hỗ trợ. Đồng thời, ông cũng tìm đến các nông trại khác để học hỏi, nâng cao kiến thức sản xuất.
Bà Nguyễn Thị Yến Thu, vợ ông Hải chia sẻ: "Ban đầu, gia đình trồng cà chua trên đất và sau đó chuyển sang trồng trên giá thể xơ dừa. Việc thay đổi này giúp cây trên vườn ít bị sâu, bệnh hại và cho năng suất cao hơn".
Hiện nay, gia đình ông Hải đầu tư nhiều loại máy móc, trang thiết bị và áp dụng quy trình sản xuất cà chua hiện đại. Toàn bộ cây trên vườn được tưới nước, bón phân thông qua hệ thống tưới tự động.
Được biết, năm 2023, khu vườn 0,2ha cà chua cho gia đình ông Châu Ngọc Hải thu hoạch mỗi tháng khoảng 24 tấn trái. Toàn bộ cà chua cũng được đối tác thu mua với giá 20.000-30.000 đồng/kg.
Việc sản xuất thuận lợi nên đầu năm 2024, ông Hải cùng với người em trai mở rộng khu sản xuất lên 2ha. Trên diện tích này, gia đình chia thành các phân khu để trồng cà chua, ớt chuông, hoa cúc… Với diện tích 2ha này, mỗi tháng gia đình đáp ứng nguồn hàng cho thị trường hàng chục tấn cà chua, ớt chuông.
Với khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, gia đình ông Châu Ngọc Hải tạo công ăn việc làm cho 5 lao động chính thức với mức lương 10 triệu đồng/người/tháng.
Về định hướng phát triển, ông Châu Ngọc Hải cho hay, gia đình tập trung sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng thị trường. Hiện nay, gia đình ông tiếp tục tìm kiếm các đối tác, liên kết với các công ty để xuất khẩu sản phẩm cà chua ra nước ngoài.
Ông Nguyễn Đức Bình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Xuân Thọ, thành phố Đà Lạt, xác nhận, vườn cà chua công nghệ cao của gia đình ông Châu Ngọc Hải là một trong những mô hình có hiệu quả kinh tế cao.
"Vừa qua, địa phương tổ chức cho nhiều nông dân trong xã đến khu vườn của ông Hải để tham quan, học hỏi. Ông Hải rất nhiệt tình trong việc chia sẻ kinh nghiệm và sẵn sàng hỗ trợ người dân", ông Nguyễn Đức Bình nói.
Đầu năm 2024, ông Châu Ngọc Hải đã cùng 10 hộ dân trong xã thành lập Hợp tác xã Organic Farm để cùng nâng cao hiệu quả sản xuất. Hiện, hợp tác xã canh tác cà chua, ớt chuông và các loại hoa phục vụ thị trường xuất khẩu.
" alt="U50 bỏ việc lương 40 triệu đồng/tháng, lôi kéo vợ về quê trồng cà chua"/>U50 bỏ việc lương 40 triệu đồng/tháng, lôi kéo vợ về quê trồng cà chua
Tên lửa phóng đi trong cuộc tập trận hạt nhân của Nga hồi tháng 2 (Ảnh minh họa: Bộ Quốc phòng Nga).
Nga sẽ trả đũa các nước NATO tạo điều kiện cho Ukraine tấn công tên lửa tầm xa vào lãnh thổ Nga, giám đốc cơ quan tình báo nước ngoài Sergei Naryshkin cảnh báo hôm 20/11.
Ông Naryshkin cho biết những thay đổi mà Tổng thống Vladimir Putin phê duyệt đối với học thuyết hạt nhân của Nga có nghĩa là về cơ bản Moscow sẽ không thể bị đánh bại trên chiến trường.
"Đối thủ của chúng ta buộc phải thừa nhận rằng quyết tâm của Tổng thống Nga trong việc bảo vệ vững chắc các lợi ích cơ bản của đất nước bằng mọi biện pháp có thể đã thu hẹp không gian hành động của Mỹ và NATO", ông nói với tạp chí National Defence.
"Những nỗ lực của mỗi đồng minh NATO nhằm tham gia cung cấp vũ khí tầm xa cho Ukraine tấn công sâu trong lãnh thổ Nga sẽ không thoát khỏi sự trừng phạt", ông nhấn mạnh.
Moscow ngày 19/11 cáo buộc Ukraine sử dụng tên lửa ATACMS của Mỹ viện trợ để tấn công lãnh thổ Nga, tận dụng việc chính quyền Tổng thống Joe Biden đã "bật đèn xanh" cho động thái này trước đó.
"Giới tinh hoa quân sự - chính trị phương Tây đang ngày càng nhận thức rõ hơn về mức độ nghiêm túc trong ý định của Nga và họ sẽ cần kiềm chế hơn để tránh tham gia vào một cuộc xung đột quân sự trực tiếp với Nga, điều có thể dẫn đến hậu quả thảm khốc cho họ", ông Naryshkin cho biết.
Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết họ chưa thấy lý do gì để điều chỉnh học thuyết hạt nhân của nước này. Nhưng ông Naryshkin cho biết những thay đổi của Nga, mà ông Putin lần đầu công bố vào tháng 9, đã khiến phương Tây thận trọng.
"Họ hiểu rằng những điều chỉnh do ông Putin công bố làm suy yếu nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm gây ra thất bại chiến lược cho Nga, và việc mở rộng điều kiện để sử dụng vũ khí hạt nhân theo kế hoạch mới thực sự loại trừ khả năng Lực lượng vũ trang Nga bị đánh bại trên chiến trường", ông nói.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 19/11 đã phê chuẩn học thuyết hạt nhân sửa đổi, cho phép hạ ngưỡng răn đe hạt nhân để đáp trả một loạt các cuộc tấn công bằng vũ khí thông thường.
Theo học thuyết, hoạt động răn đe hạt nhân sẽ nhằm vào "một đối thủ tiềm tàng, có thể bao gồm các quốc gia riêng lẻ và các liên minh quân sự (khối, liên minh) coi Nga là đối thủ tiềm tàng và sở hữu vũ khí hạt nhân và/hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt khác, hoặc có năng lực chiến đấu đáng kể của các lực lượng đa nhiệm".
Học thuyết quy định Nga cũng sẽ tiến hành răn đe hạt nhân đối với các quốc gia cung cấp lãnh thổ, hải phận, không phận và tài nguyên của họ để tấn công Nga.
Học thuyết sửa đổi nêu rõ, bất kỳ cuộc tấn công nào của một cường quốc phi hạt nhân được hỗ trợ bởi một cường quốc hạt nhân sẽ bị coi là cuộc tấn công chung nhằm vào Nga. Bất kỳ cuộc tấn công nào của một thành viên trong khối quân sự cũng sẽ bị coi là cuộc tấn công của toàn bộ liên minh.
Theo học thuyết, Tổng thống Nga là người có thẩm quyền tối cao về việc sử dụng vũ khí hạt nhân.
" alt="Nga tuyên bố sẽ không thể bị đánh bại sau khi sửa học thuyết hạt nhân"/>Nga tuyên bố sẽ không thể bị đánh bại sau khi sửa học thuyết hạt nhân
Nhận định, soi kèo Khonkaen United vs Prachuap, 19h00 ngày 2/2: Khó tin cửa trên
Căn nhà khang trang, kiên cố là món quà cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Lo Thị Hà, thay thế căn nhà gỗ xiêu vẹo, cũ nát (Ảnh: Hoàng Lam).
Nay, ngay bên cạnh căn nhà gỗ cũ nát, một ngôi nhà khang trang, tường gạch, mái ngói đã được dựng lên. Đây là món quà của Công an huyện Quỳ Hợp xây tặng gia đình chị Hà.
"Mừng lắm, sống gần hết đời người rồi nay mới có căn nhà kiên cố, rộng rãi như thế này để ở. Mùa đông này 3 bà cháu, mẹ con không còn lo mưa rét nữa. Cảm ơn cán bộ, chiến sĩ công an huyện Quỳ Hợp và chính quyền các cấp nhiều lắm", bà Lo Thị Định (mẹ chị Hà) vui mừng, nói.
Theo Thượng úy Trần Văn Quý, Bí thư Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp, căn nhà gia đình bà Định có diện tích 55m2, tổng kinh phí xây dựng 150 triệu đồng. Trong đó, thông qua chuỗi các hoạt động của mô hình "24 giờ trải nghiệm", cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp đóng góp, hỗ trợ 50 triệu đồng.
Cũng như gia đình bà Định, nay gia đình ông Sầm Văn Dũng (trú bản Phảy, xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp), không phải lo cảnh mưa dột, gió lùa nữa. Căn nhà kiên cố của gia đình ông được xây dựng từ nguồn hỗ trợ 70 triệu đồng của Chi đoàn thanh niên Công an huyện và một phần tiết kiệm của gia đình cùng sự đóng góp của họ hàng, người thân.
"Có căn nhà kiên cố, khang trang là điều tôi luôn mong ước nhưng do hoàn cảnh ốm đau, khó khăn nên không thể có được. Nhưng ước mơ cả đời tôi nay đã trở thành sự thật.
Căn nhà không chỉ là nơi che mưa, che nắng, để gia đình tôi yên tâm sinh sống mà còn cho tôi niềm tin, động lực để cố gắng thoát nghèo", ông Sầm Văn Dũng viết trong bức thư cảm ơn gửi tới cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp.
Thượng úy Trần Văn Quý cho biết, thông qua mô hình "24h trải nghiệm", đến nay, Đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã vận động xây mới 7 căn nhà tặng các hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn, mỗi nhà trị giá 50-70 triệu đồng.
Bên cạnh đó, từ nguồn đóng góp của cán bộ, chiến sĩ và nguồn vận động xã hội hóa, đơn vị đã xây dựng một cầu dân sinh trị giá 250 triệu đồng, sửa chữa 4 căn nhà, tu sửa 4 chuồng trại và cung cấp 50 con giống (bò, dê, lợn sinh sản), hỗ trợ xây dựng hơn 500m đường bê tông, trao quà tới 10 hộ gia đình chính sách, 15 học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập với tổng giá trị các hoạt động hơn 1,2 tỷ đồng...
Gần dân, sát dân, vì nhân dân phục vụ
Mô hình "24h trải nghiệm" được Công an huyện Quỳ Hợp triển khai từ tháng 6/2022, trong đó Chi đoàn thanh niên Công an huyện là lực lượng chủ công, nòng cốt thực hiện.
Với mô hình này, thông qua các hoạt động "cùng ăn, cùng ở, cùng làm" với người dân địa phương, Công an huyện Quỳ Hợp đã tạo được mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an với nhân dân, từ đó xây dựng hình ảnh, phong cách người cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân "Vì nước quên thân, vì dân phục vụ" gắn với đẩy mạnh phong trào thi đua "Dân vận khéo" và xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc", góp phần củng cố thế trận an ninh nhân dân ngày càng vững chắc.
Bên cạnh đó, mô hình này đã phát huy tối đa vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của đoàn thanh niên trong các mặt công tác; đồng thời tuyên truyền giáo dục nâng cao trách nhiệm của đoàn viên, thanh niên công an huyện trong gắn kết với cộng đồng, qua đó tạo sân chơi bổ ích cho đoàn viên thanh niên.
Từ các hoạt động của mô hình, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp đã triển khai đồng bộ nhiều hoạt động, qua đó nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật, phối hợp giải quyết và đảm bảo tình hình an ninh trật tự tại địa bàn cơ sở.
Chi đoàn thanh niên Công an huyện phối hợp các đội nghiệp vụ và công an các xã đã kịp thời xử lý hơn 300 vụ việc ngay từ đầu tại cơ sở; phối hợp cảm hóa, giáo dục hơn 100 đối tượng có tiền án, tiền sự, người chấp hành xong án phạt tù trở về địa phương; tiếp nhận 60 tin báo tố giác tội phạm có giá trị giúp lực lượng công an điều tra, làm rõ 15 vụ phạm pháp hình sự và nhiều hành vi vi phạm pháp luật khác...
Thông qua các hoạt động này, tình hình an ninh trật tự tại các địa bàn dần đi vào ổn định, không xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, không xảy ra tình hình phức tạp về an ninh trật tự hoặc hình thành điểm nóng
Đặc biệt, hàng tuần, hàng tháng và hàng quý, Chi đoàn thanh niên Công an huyện Quỳ Hợp tổ chức các hoạt động hành quân dã ngoại hướng về cơ sở.
"Ngoài khoản kinh phí đóng góp hàng tháng và nguồn huy động xã hội hóa, hơn 1.200 lượt cán bộ, chiến sĩ, đoàn viên, thanh niên trong đơn vị phối hợp lực lượng công an các xã đã tham gia đóng góp ngày công giúp các địa phương làm đường giao thông, công trình vui chơi, sửa nhà, giúp bà con phát triển kinh tế...
Trong các hoạt động này, cán bộ, chiến sĩ Công an huyện Quỳ Hợp sẽ có 24h cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng giúp nhân dân, qua đó đã tăng cường mối quan hệ gắn bó máu thịt giữa lực lượng công an huyện với nhân dân, góp phần xây dựng hình ảnh, phong cách người chiến sĩ công an nhân dân đẹp hơn trong lòng nhân dân", Thượng úy Trần Văn Quý cho hay.
" alt="Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm""/>Lan tỏa hình ảnh người chiến sĩ công an qua mô hình "24h trải nghiệm"
Năm ngoái, Ba tìm kiếm cơ hội xuất ngoại sang Hàn Quốc bởi không cần xóa xăm nhưng huyện Đông Sơn (quê Ba) nằm trong danh sách "cấm cửa" do có nhiều lao động làm việc "chui", ở lại bất hợp pháp. Đầu năm nay, hy vọng sang Hàn làm việc lại lóe lên khi lệnh cấm được gỡ bỏ, nhưng số lượng người đăng ký quá đông khiến Ba lại rơi vào tuyệt vọng.
Sau cùng, Ba quyết định sẽ đi Nhật, nhưng 2 hình xăm trên cánh tay lại là rào cản. Biết không thể qua mặt nhà tuyển dụng, Ba vội vàng tìm kiếm nơi uy tín để xóa xăm. Chàng trai được báo giá 4 triệu đồng, cam kết sau 1 liệu trình 8-10 lần bắn laser sẽ "sạch mực".
"Nếu đơn hàng xây dựng, làm việc ngoài trời thì không cần xóa xăm. Nhưng tôi muốn làm việc ở trong xưởng cho đỡ vất vả, không xóa xăm thì 90% không được nhận", Ba nói.
Đang trong liệu trình xóa xăm thì đầu năm nay, Ba đã may mắn thi đỗ đơn hàng vào một công ty chuyên sản xuất, phân phối cửa nhôm tại Nhật Bản.
"Còn 1 tháng nữa là xong liệu trình, vừa đúng thời điểm tôi sang Nhật. Nghiệp đoàn kiểm tra hình xăm từng tháng, ai không quyết tâm xóa xăm sẽ bị hủy hợp đồng. Mới đầu tôi khá lo lắng bởi có xóa hình xăm thì cơ hội chỉ 50/50, còn phụ thuộc công ty bên Nhật có nhận hay không.
Thời gian này, tôi vừa học vừa về quê xóa xăm. Mỗi lần về quê tốn kém nhưng phải quyết tâm. Ở đây nhiều người không kiên trì đã bị hủy hợp đồng, phải tìm một trung tâm khác", Ba chia sẻ.
Mỗi lần tia laser lướt qua, Ba lại phải gồng mình chịu đựng cơn bỏng rát cùng mùi cháy khét khó chịu. Dù đã được ủ thuốc tê, cảm giác đau đớn vẫn như xé da thịt nam lao động. Chỗ xăm sau khi được xóa vẫn để lại những vết sẹo dài, lồi lõm.
"Chấp nhận như vậy còn có cơ hội xuất ngoại, hơn là ở nhà ôm khoản nợ, công việc bấp bênh", anh nói.
Dự kiến tháng 6 Ba sẽ bay sang Nhật đoàn tụ cùng vợ. Vợ anh cũng mới sang Nhật hồi đầu năm 2023.
"Vợ tôi làm việc tại tỉnh Nigata. Muốn sang gần chỗ vợ làm nhưng vì hình xăm nên tôi không có sự lựa chọn. Đỗ được đơn, được doanh nghiệp tiếp nhận là tốt lắm rồi, công việc ở đâu đành chấp nhận.
Lần này thi đỗ đơn hàng này, hai vợ chồng tôi rất mừng. Chấp nhận làm xa nhau để kiếm tiền trả nợ, sau này tích lũy ít vốn rồi về Việt Nam lập nghiệp. Hai vợ chồng động viên nhau cố gắng để con cái sau này có cuộc sống tốt hơn", anh Ba chia sẻ.
Suýt đánh mất cơ hội sang Nhật Bản làm việc, anh Ba nhắn nhủ mọi người phải suy nghĩ, cân nhắc kỹ trước khi xăm hình bởi hình xăm có thể ảnh hưởng đến tương lai mỗi người.
"Nếu lỡ xăm hình mà có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc, mọi người cần thường xuyên cập nhật thông tin từ các nguồn chính thống như Đại sứ quán Nhật Bản, Sở LĐ-TB&XH địa phương hoặc doanh nghiệp phái cử uy tín để nắm được quy định về hình xăm của nước tiếp nhận.
Xóa xăm mất nhiều thời gian, do đó mọi người hãy bắt đầu sớm để đảm bảo có đủ thời gian hoàn thành trước khi đi Nhật. Nếu không thể hoặc không muốn xóa xăm, hãy tìm hiểu kỹ các ngành nghề chấp nhận lao động có hình xăm", anh Ba chia sẻ.
Lý do Nhật Bản "cấm cửa" lao động có hình xăm
Bà Đặng Thị Anh Ngọc, đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho biết, Chương trình hợp tác giữa Tổ chức IM Japan và Bộ LĐ-TB&XH đưa thực tập sinh đi thực tập kỹ thuật tại Nhật Bản (chương trình IM Japan) hiện nay vẫn giữ nguyên quy định không tiếp nhận người có hình xăm, kể cả hình xăm đã xóa.
Đại diện Văn phòng IM Japan tại Việt Nam cho rằng, việc lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là Nhật Bản thường kèm điều kiện không xăm mình được cho là xuất phát từ yếu tố văn hóa, lịch sử. Đại đa số người dân Nhật Bản nói chung đều không có ấn tượng tốt đối với những người có hình xăm.
Hình xăm có thể khiến người lao động bị đánh giá là thiếu nghiêm túc, có lối sống lệch lạc hoặc thậm chí là thành phần nguy hiểm, đặc biệt những nơi có định kiến tiêu cực về việc xăm hình như Nhật Bản.
Do đó, hầu hết các đơn hàng đến từ Nhật Bản, các đối tác đều yêu cầu doanh nghiệp phái cử kiểm tra sơ bộ các ứng viên, sau đó phối hợp với bệnh viện kiểm tra sức khỏe, trong đó có việc loại trừ hình xăm.
" alt="Suýt bỏ lỡ cơ hội "xuất ngoại" vì hình xăm"/>Nam thanh niên không may mất lái, tông trúng xe khoai lang dựng bên đường (Ảnh cắt từ clip).
Đáng chú ý, sau khi phát hiện sự việc, chủ quán không những không tỏ ra khó chịu mà còn nhanh tay đỡ nam thanh niên dậy. Tiếp đó, nữ chủ xe khoai lang liền nhắc nam thanh niên đi vào trong quán ngồi để kiểm tra vết thương, còn chị này và các bạn nhân viên lo dọn dẹp hàng hóa vừa đổ vỡ.
Khoảnh khắc này ngay sau khi được chia sẻ lập tức nhận được "bão tim" từ cộng đồng mạng. Nhiều người bày tỏ lời khen ngợi sự tốt bụng và dễ thương của chủ quán lẫn nhân viên khi lo cứu người trước.
Được biết, sự việc xảy ra vào 14h ngày 16/11, tại tiệm khoai lang lắc số 124 Châu Thị Vĩnh Tế (quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng).
Trò chuyện với phóng viên Dân trí, chị Phan Thị Phương (36 tuổi, chủ quán) cho hay, khi thanh niên đâm vào tủ bán hàng để trên vỉa hè thì dầu trong bếp điện văng tung tóe, đổ vào chân nạn nhân gây bỏng.
Phát hiện sự việc, chị nhanh chóng chạy lại rút dây điện của bếp để đảm bảo an toàn và gọi nam thanh niên vào quán ngồi để sơ cứu vết thương.
Lúc này, các vị khách trong quán cũng nhanh chóng giúp đỡ, dìu nạn nhân vào. Chủ nhà khi hay chuyện cũng vội vàng chạy lên lầu cắt lá nha đam, mang xuống đắp vào vết thương cho nam thanh niên. Mỗi người một việc, nhưng ai cũng lo lắng cho người bị nạn.
"Dù là người xa lạ, nhưng tôi nghĩ trong tình huống đó ai cũng sẽ xử lý giống như tôi, hỗ trợ cho người bị nạn trước, còn tài sản tính sau. May mắn vết thương được sơ cứu kịp thời nên không để lại hậu quả nặng", chị Phương nói.
Anh Trần Văn Linh (36 tuổi, chồng chị Phương) cho hay, lúc đó anh cũng vừa bước vào thì thấy mọi thứ ngổn ngang, nên vội đỡ xe máy của người bị nạn lên để cùng nhân viên dọn dẹp.
"Khi tôi đang dọn thì có 2 vị khách nước ngoài đi bộ ngang qua, họ không biết có chuyện gì nhưng cũng vào phụ giúp dựng tủ lên khiến tôi cảm thấy ấm lòng khi xung quanh còn rất nhiều người tốt, sẵn sàng giúp đỡ nhau khi thấy hoạn nạn", anh Linh bộc bạch.
Anh Linh cho biết thêm, khi được sơ cứu xong vết thương, nam thanh niên có xin lỗi và ngày hôm sau quay lại mong muốn được đền bù số tiền gây hư hỏng tài sản nhưng anh từ chối nhận vì "còn người là còn tài sản".
"Tài sản bị thiệt hại cũng hơn 1 triệu đồng, nhưng đó là chuyện xui rủi của cả hai bên, không ai mong muốn cả. May mắn là người không bị gì, còn tài sản thì tự bản thân tôi có thể khắc phục được", anh Linh chia sẻ.
" alt="Thanh niên tông đổ xe khoai chiên và phản ứng "triệu tim" của chủ quán"/>Thanh niên tông đổ xe khoai chiên và phản ứng "triệu tim" của chủ quán