当前位置:首页 > Kinh doanh > Soi kèo góc Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1

Soi kèo góc Nottingham vs Southampton, 21h00 ngày 19/1

2025-01-21 16:34:15 [Thế giới] 来源:NEWS
èogócNottinghamvsSouthamptonhngàwinner x   Hoàng Ngọc - 19/01/2025 04:35  Kèo phạt góc

(责任编辑:Thể thao)

相关内容
  • Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất

    Nhận định, soi kèo MU vs Brighton, 21h00 ngày 19/1: Trở lại mặt đất Hoàng Ngọc - 19/01/2025 04:29 Ngoại Hạng Anh ...[详细]
  • Thị phần xe bán tải tháng 6

  • Ngọc Tuyền: 'Tôi có quyền không sợ dư luận'

  • Cảm động lá thư con gái gửi mẹ

     - Con đã khóc thét, tức giận mỗi lần mẹ ngăn cấm con điều gì hay không cho con mua những thứ mà con muốn có. Con giận dỗi, bực bội khi mẹ mặc lại quần áo của con, của chị hay ai đó cho mẹ vì con sợ xấu hổ với bạn bè khi họ nhận ra...

    Gửi mẹ kính yêu!

    Con là người bỏ nhà vào sống với ông bà ngoại vì không thể chấp nhận được việc gia đình đổ vỡ. Con chỉ nghĩ tới riêng mình bởi khi đi con sẽ thấy yên bình và bớt đau buồn mà không nghĩ tới cảm giác của mẹ. 

    Đến tận chiều nay, khi thầy giáo chủ nhiệm của con chiếu bài viết của 1 người mẹ nước Nga gửi bức thư tới người con gái 15 tuổi, con mới phần nào hiểu được mẹ, người mà bấy lâu con nghĩ mình đã hiểu rất rõ.

    Mẹ ạ. Lúc đọc lá thư ấy, con thấy tim mình đau nhói, hình ảnh mẹ luôn hiện trong tâm trí con, một người mẹ đã hy sinh tất cả vì chúng con.

    Ngày con sinh ra, đáng lẽ gia đình ta đã có một buổi liên hoan vì khi siêu âm, kết quả  báo mẹ đang mang thai một bé trai. Vậy mà khi ra đời con lại là con gái. Nhưng con biết khi ấy, mẹ vẫn ôm con âu yếm và trìu mến.

    Khi con lớn hơn, cuộc sống gia đình càng khó khăn. Bố bị căn bệnh bướu cổ ác tính hành hạ, rồi bị thần kinh do không được điều trị. Một mình mẹ cáng đáng tất cả. Khi ấy, con chỉ biết nép vào chị mỗi lần bố đánh mẹ. Con cũng là đứa con ngây dại định đi mua thuốc sâu khi mẹ sai bảo.

    Một thời gian sau bố khỏi bệnh, mẹ dặn chị em con phải quên hết mọi chuyện trong quá khứ vì khi ấy bố mắc bệnh không kiểm soát được bản thân. Cuộc sống ở quê khi ấy vất vả và chật vật, mẹ phải xa nhà ra Hà Nội bán báo. Con và chị sống ở nhà cùng bà và bố. 

    Năm con lên lớp 1 cũng là khi mẹ quyết định về quê hẳn vì cuộc sống mưu sinh ở Hà Nội cũng nhiều khó khăn. Nhưng mẹ biết khi ấy con hạnh phúc như thế nào không? Con cũng hãnh diện như bạn bè khi có mẹ đưa đi học, được mẹ tập viết và dạy chữ, được mẹ chăm sóc mỗi khi bị ốm…

    Con lên 6, mẹ sinh em. Con đâu biết khi ấy mẹ phải chịu đựng như thế nào khi làm mẹ của 3 đứa con gái trong khi bố và bà trông mong 1 đứa cháu trai. Mẹ vẫn yêu thương, vẫn bảo bọc và che chở bọn con, vẫn luôn cười và nói ông trời đã tặng chúng con cho mẹ.

    Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng chưa một lần mẹ để con thiếu thốn gì, chưa một lần mẹ bắt con ra đồng làm việc. Mẹ tạo mọi điều kiện để con có thời gian học tập và theo đuổi ước mơ của mình. 

    Con sống như một cô tiểu thư con nhà giàu và dần trở nên ích kỷ, mặc cho những vất vả mà mẹ đã đang trải qua. Con tự cho mình là đứa học khá nên con có quyền yêu cầu, đòi hỏi từ mẹ. 

    Con khóc thét, tức giận mỗi lần mẹ ngăn cấm con điều gì hay không cho con mua những thứ mà con muốn có. Con giận dỗi, bực bội khi mẹ mặc lại quần áo của con, của chị hay ai đó cho mẹ vì con sợ xấu hổ với bạn bè khi họ nhận ra. 

    Chưa một lần con nghĩ con có bao nhiêu quần áo mới trong khi mấy năm trời, mẹ vẫn phải mặc lại những bộ đồ đã cũ.

    Con khó chịu, hậm hực trong bữa ăn khi không có món con thích. Con bực tức khi mẹ quá tiết kiệm và nghĩ mẹ là người luôn quan tâm tới tiền bạc. Con chưa một lần suy nghĩ vì sao mẹ phải sống như vậy mà chỉ quan tâm tới bản thân, chỉ biết làm mẹ thêm đau khổ và vất vả. 

    Mẹ ơi! Con gái biết lỗi rồi, mẹ tha thứ cho con nhé.

    {keywords}
    Cô gái trẻ muốn nói những lời xin lỗi mẹ nhưng không đủ cam đảm để đối diện với mẹ chỉ biết trải lòng mình qua thư . Ảnh minh họa

    2 năm trước khi con biết bố có người khác, con đã đau đớn và gục ngã. Con không dám nói với bất kỳ ai, một mình con chịu đựng cho tới khi tất cả mọi người phát hiện ra. 

    Tim con khó thở, miệng khô cứng không nói lên lời, con đã nghĩ mình không thể sống tiếp. Nhưng khi nhìn thấy mẹ, một người phụ nữ cứng rắn đã phải gào khóc giữa sân vì đau đớn, con biết mình phải sống và sống đúng nghĩa.

    Mẹ ơi, mẹ biết không? Giờ con hoàn toàn có thể hãnh diện trước mọi người vì con có mẹ, vì con biết không phải bất cứ một người phụ nữ nào cũng có thể làm được những gì như mẹ đã làm. 

    Trong suốt một năm bố vào miền Nam, mẹ là người ngồi chờ con đến tận 10h đêm ngoài trời mùa đông để đón con đi học về. Trên quãng đường 6 km về nhà, mẹ là người mẹ chở con trên đường con đi học đêm bằng xe đạp. Mẹ là người mỗi sớm rang cơm cho con, là người giúp con kiểm tra tiếng Anh mặc dù mẹ không biết gì về nó. 

    Hơn hết, mẹ là người đã cho con biết cách nhìn lại cuộc sống, là người dạy con cách làm người, dạy con biết sống không chỉ vì mình, dạy con biết sống chia sẻ và biết tới 2 tiếng “yêu thương”.

    Ngày con thi lên cấp 3, và may mắn đứng đầu, khi ấy con cảm thấy hạnh phúc rất nhiều không phải chỉ vì may mắn với vị trí mà con có được mà còn vì khi ấy con thấy được nụ cười mà mẹ đã mất đi bấy lâu.

    Nhưng cuộc sống không toàn màu hồng như con nghĩ. Gia đình ta lại đổ vỡ, con đã khóc và cầu xin bố mẹ bỏ nhau. Con thấy sợ khi mỗi lần mở cửa bước vào nhà...

    Con biết mẹ vẫn muốn cố gắng để chúng con có một gia đình thực sự, một gia đình mà chị em con luôn có thể ngồi tâm sự cùng bố mẹ như trước kia. Mẹ ạ, con cũng khát khao có được điều đó nhưng con không có đủ can đảm để đối diện với mọi chuyện. 

    Vì vậy, con chọn cách bước đi trước, để chúng con, bố, mẹ có những khoảng không gian riêng tư suy nghĩ lại tất cả mọi chuyện. Nhưng mẹ ơi, con nhớ mẹ, nhớ bà. Con ước mình có đủ dũng khí để bắt đầu lại tất cả.

    Nếu có phép màu xảy ra, con ước mình có thể quay lại 10 năm trước, để con có thể sống lại là đứa con gái bé bỏng của mẹ và không làm mẹ đau lòng như giờ. Mẹ ạ, con cần cả bố mẹ, con thật sự rất đau lòng khi không dám đứng trước bố mẹ để nói những lời này.

    Con có lỗi với mẹ, với gia đình.

    Độc giảMai Thị Thủy 

    ..." alt="Cảm động lá thư con gái gửi mẹ" /> ...[详细]
  • Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận

    Nhận định, soi kèo Plymouth vs Queens Park Rangers, 19h30 ngày 18/1: Thay tướng đổi vận Pha lê - 17/01/2025 15:51 Nhận định bóng đá g ...[详细]
  • Áp lực con trưởng

    Người trẻ cảm thấy căng thẳng khi phải cân bằng cuộc sống riêng và trách nhiệm gia đình. Ảnh: Phạm Thắng.

    Áp lực để cân bằng

    Mang trọng trách con gái cả, ngoài vừa đi làm vừa đảm đương việc gia đình, Uyên còn là cầu nối liên lạc giữa bố và mẹ, giải quyết mâu thuẫn nội bộ.

    Đứng giữa trận chiến của 2 đấng sinh thành, đôi lúc cô gái cũng cảm thấy tủi thân và mệt mỏi khi không thể chia sẻ với ai.

    Mỗi dịp Tết, thay vì cùng cả nhà quây quần, chuẩn bị cho giao thừa thì cô lại đau đầu cân nhắc nên về quê ngoại hay quê nội trước để không làm mất lòng 2 bên.

    Hay khi chọn trường cấp 3 cho em trai, bố với mẹ mỗi người một ý khiến cô bị khó xử. Vì là chị cả, cô phải học cách trưởng thành và tránh để cho những mâu thuẫn trượt dài.

    "Đôi khi, tôi cảm thấy mình bị kẹt giữa sự hỗn loạn của người lớn và hàng loạt vấn đề. Áp lực lớn nhất với tôi là làm thế nào để cân bằng việc gia đình, việc cơ quan nhưng vẫn có khoảng thời gian riêng dành cho bản thân. Thật sự điều đó rất khó, giống như một bài toán hình nhưng chỉ giải được một nửa vậy”, cô thở dài

    Thu Uyên luôn là người chuẩn bị cơm nước cho mẹ và em trai hay lo chuyện lễ lạt trong nhà. Ảnh: NVCC.

    Tương tự Thu Uyên, Nguyễn Thành (27 tuổi, quận Phú Nhuận, TP.HCM) cũng đang loay hoay tìm cách cân bằng cuộc sống riêng tư và trách nhiệm khi là con trưởng trong gia đình.

    Theo anh, gia đình mình ở quê không khá giả nên anh thường xuyên gửi tiền về phụ giúp cha mẹ. Trong đó, một nửa số tiền dành để chu cấp cho em trai nhỏ 17 tuổi, đang học THPT.

    "Từ ngày tôi bắt đầu đi làm, có thu nhập riêng, cha mẹ không nói thẳng nhưng có ý mong muốn tôi gửi tiền về đều đặn để lo cho em học tập. Ban đầu, tôi không lo lắng gì vì nghĩ tiền ăn học ở quê chẳng tốn kém là bao. Nhưng khi hàng loạt nhu cầu phát sinh, tôi mới thấy thấm thía áp lực làm anh", anh tâm sự.

    Theo đó, mỗi tháng Thành đều trích lương để gửi về cho mẹ vài triệu đồng. Vào các dịp đặc biệt như đầu năm học mới, đầu học kỳ, anh đều gửi thêm một ít để em trai mua sách vở và may đồng phục.

    Bước vào lớp 12, em trai phải học thêm nhiều hơn, Thành chủ động giảm chi tiêu cá nhân để mua cho em một chiếc máy tính mới phục vụ những buổi học online.

    "Mức lương của tôi hiện tại là hơn 20 triệu đồng, mỗi tháng để dư được khoảng 10 triệu đồng sau trừ đi chi phí sinh hoạt ở thành phố. Nếu chỉ phụ giúp cha mẹ lo tiền học cho em, tôi không thấy vấn đề gì.

    Có một lần, mẹ tôi gọi điện nói em tôi phải đi khám vì mắc bệnh về gan, da nó vàng, ăn uống kém mà rất lâu rồi cả nhà mới phát hiện. Tôi sốt sắng xin nghỉ việc, bắt xe về quê và không quên cầm theo 10 triệu đồng. Số tiền này hết veo sau khi chi trả các chi phí xét nghiệm, thuốc và thực phẩm tẩm bổ. Đầu tôi quay cuồng vì vừa lo cho em trai, vừa nghĩ ngợi đủ thứ vì mình đâu còn nhiều tiền, trong khi ở thành phố còn đủ thứ phải tiêu", anh giãi bày.

    Vấn đề tài chính trở thành áp lực khi người trẻ là con trưởng trong gia đình. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

    Áp lực phải làm gương

    Bùi Thị Ngọc Ánh (25 tuổi) vừa trở về quê nhà Nghệ An sau 7 năm học tập và làm việc tại Hà Nội. Cô cảm thấy khá tiếc nuối bởi đã dần quen với nhịp sống đô thị cùng nhiều mối quan hệ bạn bè.

    Thế nhưng chỉ có về quê, cô con gái cả này mới có thể gần gũi và quan tâm nhiều hơn đến gia đình.

    "Tôi muốn dành thời gian nhiều hơn cho ông bà đã lớn tuổi. Sau tôi còn 2 em gái, một đứa 17 tuổi, đứa còn lại lên 8. Nhà không có con trai, tôi càng phải ở gần để chăm lo và giúp cha mẹ yên lòng", cô chia sẻ.

    Ngọc Ánh luôn cố gắng để làm gương cho 2 cô em gái của mình. Ảnh: NVCC.

    Ngọc Ánh chưa khi nào vắng mặt trong các dịp lễ Tết hoặc đám hiếu, hỷ của gia đình. Cô nhớ hầu hết ngày giỗ quan trọng, luôn sắp xếp hoặc xin nghỉ việc để trở về nhà trong những dịp này nhằm phụ giúp cha mẹ làm cỗ và dọn dẹp.

    Mỗi khi từ thành phố về nhà, hành trang của Ánh không bao giờ thiếu bộ quần áo mới hoặc món đồ chơi làm quà cho các em.

    “Từ nhỏ, tôi đã là người làm gần như mọi việc trong nhà như nấu ăn, giặt quần áo, rửa bát… Đơn giản vì tôi hơn các em khá nhiều tuổi nên thạo việc hơn.

    Khi lớn, tôi thêm nhiệm vụ dạy các em học bài. Đặc biệt, tôi còn định hướng và đưa ra lời khuyên học tập cho đứa em đang học lớp 12. Là chị gái, lại có kinh nghiệm hơn, tôi coi đây như trách nhiệm của mình", cô kể.

    Theo Ngọc Ánh, việc nhà, những món quà hay thời gian đi đường xa không phải vấn đề với cô. Điều khiến cô lo sợ nhất là mình không thể làm gương hay đưa ra lời góp ý đúng đắn nhất cho các em của mình.

    "Từ khi biết nhận thức, tôi đã cố gắng uốn nắn bản thân để trở thành người chị gương mẫu. Tôi hiện làm giáo viên, có lẽ nghề nghiệp này cũng xuất phát từ suy nghĩ tôi muốn quan tâm, chỉ dạy các em của mình", cô tâm sự.

    Phía sau áp lực

    Con trưởng và trách nhiệm nặng nề hơn đối với gia đình là vấn đề đã được bàn tới từ lâu. Theo bà Katherine J. Conger, giáo sư, tiến sĩ nghiên cứu về phát triển con người và gia đình tại Đại học California (Mỹ), những người anh, chị cả hơn em mình 3-5 tuổi trở lên sẽ cảm thấy áp lực nhiều hơn. Nếu chỉ hơn nhau 12-18 tháng tuổi, những đứa trẻ thường được cha mẹ đối xử như nhau và căng thẳng vì thế sẽ giảm đi nhiều.

    Con trưởng được cha mẹ đặt nhiều kỳ vọng nhiều hơn. Họ thường phải nỗ lực học tập, kiếm nhiều tiền để làm vui lòng phụ huynh, trong khi vẫn phải bảo vệ và chăm lo cho những người em ở dưới. Nhưng trên thực tế, áp lực này không hoàn toàn dẫn tới kết quả tiêu cực.

    Giáo sư Conger cho rằng hầu hết người là con trưởng trong gia đình đều có cảm giác tự hào khi mình có thể đóng góp quan điểm, cùng cha mẹ xây dựng gia đình. Họ thường có khả năng thành công, đạt bằng cấp cao hơn do bản tính trách nhiệm và nỗ lực. Họ cũng có sự quan tâm và đồng cảm nhiều hơn đối với người khác vì đã quen với việc che chở những đứa em.

    Chuyên gia cho rằng áp lực con trưởng nặng nề hơn đối với những anh, chị hơn em mình 3-5 tuổi trở lên. Ảnh: Phương Lâm.

    Như Thu Uyên, cô vẫn chưa thoát khỏi áp lực khi làm chị cả, nhưng lại cho rằng đây là cơ hội để mình trưởng thành nhiều hơn.

    "Nhờ làm chị, tôi biết được cha mẹ mình đã phải vất vả ra sao để nuôi dạy con cái. Trong một nhóm bạn, tôi luôn được xem là người già dặn hơn, luôn góp ý trong các công việc chung. Tôi tự hào khi mình trở thành người như vậy", Uyên nói thêm.

    Đồng quan điểm, Ngọc Ánh cho rằng mình được người thân thương nhiều hơn do là "con đầu cháu sớm", sinh ra khi cả nhà đều khó khăn, vất vả. Cha mẹ thấu hiểu cô mang trách nhiệm làm chị gái nên luôn động viên, nhắc nhở cô hãy làm những gì mình muốn và không cần quá gò bó vào chuyện gia đình.

    "Làm chị cả có những trách nhiệm vô hình mà dù không muốn, chúng ta vẫn phải gánh vác. Nhưng tôi không coi đó là gánh nặng. Mỗi lần về nhà, thấy các em hào hứng chờ đồ tôi mua hoặc khoe kết quả học tập, tôi thấy rất vui. Tôi tin rằng là con trưởng hay út, chúng ta chỉ áp lực khi gia đình thiếu sự thông cảm, chia sẻ mà thôi", cô bày tỏ.

    Theo Zing

    " alt="Áp lực con trưởng" />
    ...[详细]
  • 热点阅读
    随机内容