Chúng ta đã “tiến hóa” từ những mục kết bạn phương xa trên báo chí đến các ứng dụng hẹn hò như Tinder. Đây còn là những kênh lừa đảo phổ biến.
Các tài khoản giả mạo, ảnh và video cũng giả, những câu chuyện đẫm nước mắt từ kẻ lừa đảo… đều nhằm mục đích tạo ra sự thương cảm từ phía “con mồi”. Các kịch bản lừa tình, lừa tiền cũng tinh vi hơn nhiều. Trước đây, người dùng thường bị lừa tham gia các phiên chat, khoe cơ thể qua webcam rồi sau đó bị tống tiền. Còn hiện tại, các mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò trở thành công cụ cho tội phạm.
Theo Ủy ban Truyền thông liên bang Mỹ (FTC), các vụ lừa đảo liên quan đến tính ái đạt mức cao kỷ lục trong năm 2021, gây thiệt hại 547 triệu USD chỉ riêng tại Mỹ. Dữ liệu của nhà chức trách Mỹ trong 5 năm qua cho thấy con số này cao hơn gần 80% so với năm 2020 và xu hướng tiếp tục gia tăng. Tổng cộng, người dùng mất ít nhất 1,3 tỷ USD. Trung bình mỗi nạn nhân mất 2.400 USD.
Một xu hướng đáng chú ý là những tay lừa tiền đang nhắm đến tiền ảo. Chẳng hạn, chúng sẽ trò chuyện với nạn nhân đủ lâu để nhận được sự tin tưởng, sau đó đưa ra các cơ hội kinh doanh béo bở nhưng gấp gáp. Chúng mời gọi nạn nhân đầu tư vào một sản phẩm tài chính hay sàn tiền ảo để được “x2, x3” tài khoản.
Vấn đề là số tiền gửi vào ví của kẻ lừa đảo không bao giờ được đầu tư hay sinh lời, hoặc nạn nhân bị lừa tải ứng dụng giao dịch tiền ảo giả, dẫn đến bị đánh cắp tiền trong tài khoản hay dữ liệu nhạy cảm. FTC cho biết tổn thất trung bình của người dùng trong các vụ lừa đảo tiền ảo là gần 10.000 USD. Năm 2021, các vụ lừa tình liên quan đến tiền ảo gây thiệt hại 139 triệu USD, tăng gấp 5 lần năm 2020 và hơn 25 lần năm 2019.
Du Lam (Theo ZDN)
" alt=""/>Mỹ: Thiệt hại hơn tỷ USD vì lừa tình qua mạngNghị định 47 về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam đã nêu rõ, việc kết nối các hệ thống thông tin, CSDL giữa các bộ, ngành, địa phương trên quy mô quốc gia phải thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. Thực hiện nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ TT&TT đã xây dựng, đưa Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP) vào sử dụng, phục vụ việc kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương.
Nền tảng NDXP hiện đã kết nối với hơn 90 bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp; 10 CSDL và 8 hệ thống thông tin. Theo thống kê, năm 2021 tổng số giao dịch thực hiện qua NDXP đạt 180.919.031; hàng ngày có khoảng 500.000 giao dịch thông qua nền tảng này.
Giả sử với mỗi giao dịch giúp tiết tiệm 3.000 đồng cho xã hội như chi phí di chuyển đến-về chỗ chứng thực giấy tờ bản giấy, chi phí chứng thực giấy tờ, thời gian chờ, chi phí xử lý của công chức; chưa kể chi phí cơ hội, chi phí lưu trữ giấy tờ bản giấy..., trong năm 2021 việc kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng NDXP đã góp phần tiết kiệm hàng trăm tỷ đồng cho xã hội.
Thúc đẩy kết nối, chia sẻ dữ liệu qua nền tảng NDXP
Bộ TT&TT vừa có văn bản gửi các bộ, ngành, địa phương để hướng dẫn việc kết nối và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP). Hướng này sẽ giúp cho việc kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước được thống nhất, tối ưu, thuận tiện cho việc quản lý, vận hành, duy trì, bảo đảm an toàn thông tin mạng các kết nối trên quy mô toàn quốc.
“Việc tạo lập, kết nối, chia sẻ, mở dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước có ý nghĩa hết sức quan trọng, tạo tiền đề thúc đẩy chuyển đổi số nhanh tại Việt Nam trên cả 3 trụ cột chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Đây cũng là một trong các nội dung chính được Bộ TT&TT sử dụng để đánh giá mức độ chuyển đổi số của các bộ, ngành, địa phương hàng năm”, đại diện Cục Tin học hóa, Bộ TT&TT nhấn mạnh.
Nền tảng NDXP là hạ tầng giữ vai trò “xương sống” phục vụ kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu cấp quốc gia, bao gồm hạ tầng kỹ thuật, phần cứng, phần mềm và hoạt động nghiệp vụ hỗ trợ đóng vai trò phục vụ tích hợp, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước với nhau và giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thuộc khu vực tư (theo nhu cầu).
Nền tảng được thiết kế, xây dựng, phát triển để linh hoạt đáp ứng nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu theo mô hình kết nối tập trung và phân tán; hỗ trợ đồng thời trên cả mạng truyền số liệu chuyên dùng và Internet theo từng nhu cầu cụ thể trong phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, phát triển nền kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam.
Mô hình kết nối quốc gia thông qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia. |
Các thành phần chính của nền tảng NDXP gồm: Nền tảng kết nối, tích hợp dịch vụ, quy trình, dữ liệu (kế thừa và phát triển từ Hệ thống kết nối liên thông các hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương - NGSP) nhằm đáp ứng các nhu cầu kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung; Nền tảng chia sẻ dữ liệu phân tán để đáp ứng các nhu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các bộ, ngành, địa phương theo mô hình phân tán; Hệ thống quản lý vận hành Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Trong văn bản mới gửi các bộ, ngành, địa phương, Bộ TT&TT đã hướng dẫn cụ thể việc kết nối, tích hợp và chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng NDXP cho các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân phục vụ phát triển Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số. Cụ thể như: các yêu cầu kỹ thuật để kết nối với NDXP; hướng dẫn kết nối và chia sẻ dữ liệu theo mô hình tập trung; hướng dẫn chia sẻ dữ liệu theo mô hình phân tán; tổ chức giám sát và đối soát giao dịch.
Cùng với đó, Bộ TT&TT cũng hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu thông qua Nền tảng chia sẻ dữ liệu theo mô hình phân tán, gồm có hướng dẫn cài đặt máy chủ kết nối, chia sẻ dữ liệu phân tán; hướng dẫn triển khai dịch vụ chia sẻ dữ liệu; hướng dẫn khai thác dịch vụ.
Vân Anh
Một trong những tồn tại của công tác xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số thời gian vừa qua, theo đánh giá của Bộ TT&TT, là việc chia sẻ, mở dữ liệu trong cơ quan nhà nước còn hạn chế.
" alt=""/>Bộ TT&TT hướng dẫn kết nối, chia sẻ dữ liệu qua Nền tảng NDXPHoàng tử Akishino - bố của cậu bé đã cho Hoàng tử bé – người sẽ kế nhiệm ngai vàng theo một bước ngoặt khác.
Thay vì “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, Hisahito được gửi vào một trường tiểu học bình dân. Quyết định này đã gây ngỡ ngàng với công chúng Nhật Bản. Đây là một quyết định đi ngược lại với truyền thống của Hoàng gia Nhật Bản.
Hoàng gia Nhật muốn con được giáo dục bình thường
Học trường mẫu giáo liên kết với ĐH Ochanomizu, giáo viên và bạn bè ở lớp mẫu giáo gọi Hoàng tử là Hisahito-kun. Mặc dù Hoàng tử và bạn bè cùng trường sẽ dần hiểu được vị trí đặc biệt của cậu trong 6 năm học tới nhưng nhà trường cho biết, chế độ học tập và sinh hoạt của cậu bé sẽ như những học sinh bình thường khác.
Theo hoàng tử Akishino - bố của cậu bé “Chúng tôi muốn thằng bé học dần cách điều khiển một cuộc sống bình thường khi nó lớn lên thông qua trường tiểu học và trung học”.
Một ngôi trường bình thường sẽ giúp cậu chuẩn bị cho một vị trí là biểu tượng của cả Nhà nước và sự thống nhất của người dân Nhật Bản.
Không gọi tên chức vị ở trong trường
Điều đặc biệt, trong buổi lễ khai giảng của Hoàng tử bé Hisahito- người thứ 3 trong thứ tự kế vị ngai vàng, các giáo viên cũng nhận được đề nghị từ Hoàng gia không gọi tên Hoàng tử kèm theo chức vị. Tên của Hoàng tử bé “Akishinonomiya Hisahito” được một giáo viên của trường tiểu học đọc to trước toàn thể học sinh và quan khách giống như những học sinh bình thường khác.
Đáp lại, Hoàng tử bé Hisahito nhiệt tình hô vang: “Vâng”. Hành động ấy của Hoàng tử bé khiến cho tất cả những người dự buổi lễ khai giảng rất xúc động.
Hoàng tử không được đối xử đặc biệt
Trong ngôi trường Hoàng tử bé học, học sinh của trường Ochanomizu xuất phát từ nhiều tầng lớp khác nhau. Bố mẹ các em có thể là nhân viên văn phòng, công chức, quản lý doanh nghiệp. Mỗi khối của trường này có 105 học sinh, được chia thành 3 lớp.
Tất cả các học sinh được đối xử hoàn toàn bình đẳng.
Muốn con trải qua tất cả các cảm xúc bình thường
Theo một quan chức của Cơ quan điều hành hoàng gia, trường tiểu học của ĐH Ochanomizu được chọn bởi vì “hoàng tử và công chúa Akishino tin rằng để trở thành biểu tượng của nhà nước trong tương lai, hoàng tử bé phải có những trải nghiệm quý báu khi được học tập với những đứa trẻ có nguồn gốc khác nhau và phải hiểu được cảm xúc của những người dân bình thường”.
Muốn con nhớ cội nguồn
Hoàng tử và công chúa Akishino đưa hoàng tử bé Hisahito tới thăm lăng mộ của Hoàng đế Jinmu – hoàng đế đầu tiên của Nhật Bản ở tỉnh Nara và lăng mộ của Hoàng đế Showa, Hoàng hậu Kojun ở Tokyo cũng như đài tưởng niệm Ise Grand Shrines ở tỉnh Mie.
Hoàng tử Hisahito cũng thường xuyên tới thăm ông bà nội, gần đây nhất là tại Cung điện hoàng gia vào cuối tuần.
Nói về hoạt động này, cha mẹ Hoàng tử bé cho biết, họ muốn con luôn nhớ đến cội nguồn và gốc gác, dân tộc cũng như xứ mệnh của mình.
“Quan điểm hiện tại của hoàng gia đang được người dân ủng hộ. Việc một hoàng đế biểu tượng hiểu được cảm xúc của người dân và nói với họ những điều họ cần nghe là rất cần thiết. Điều này chỉ có thể được học khi có những hiểu biết bình dân” - ông Takashi Mikuriya – giáo sư khoa học chính trị tại ĐH Tokyo cho biết.
(An Nguyên/ Giadinhonline tổng hợp)
" alt=""/>Hoàng gia Nhật và cách dạy người kế nhiệm 'ngược đời'