Ông cũng được biết đến với phương trình cùng tên mô tả xác suất tồn tại của một dạng sự sống ngoài Trái Đất.
Nhà sinh vật học vũ trụ Abel Méndez, Đại học Puerto Rico ở Arecibo cho biết: "Đó là thông điệp đầu tiên được gửi vào không gian và nó được gửi bằng công cụ mạnh nhất thời bấy giờ".
Đối với Méndez và những người khác, di sản thông điệp của Arecibo vẫn còn vang vọng cho đến ngày nay, khi họ cố gắng xác định xem đường truyền hiện đang ở đâu trong khi thiết lập liên lạc giữa các vì sao mới.
Năm 1963, sau ba năm xây dựng, Đài quan sát Arecibo cuối cùng đã hoạt động. Trong nhiều thập kỷ, kính thiên văn vô tuyến này là thiết bị nhạy nhất trên thế giới, được xây dựng trên một thung lũng tự nhiên ở Arecibo.
Cỗ máy nổi bật với một chiếc đĩa khổng lồ với bệ kim loại nặng 900 tấn, mang đến sự tương phản nổi bật giữa những ngọn núi xanh của Puerto Rico.
Năm 1974, việc lắp đặt thiết bị mới cho phép kính thiên văn vô tuyến truyền tín hiệu có công suất gấp 20 lần tổng công suất của tất cả các nhà máy điện trên mặt đất lúc bấy giờ.
Mục đích thông điệp từ cỗ máy Arecibo truyền đi phần lớn mang tính biểu tượng nhằm tôn vinh khả năng mới của kính thiên văn: thăm dò không gian xa hơn bao giờ hết.
Bìa trái:Tin nhắn Arecibo ban đầu có định dạng nhị phân và không có màu. Từ trên xuống dưới và từ phải sang trái, thông điệp được tạo thành từ bảy phần: các số từ 1 đến 10 (màu đỏ tươi); số nguyên tử của phốt pho, oxy, nitơ, carbon và hydro (màu trắng); công thức hóa học của đường và bazơ tạo nên các nucleotide DNA (màu xanh lá cây).
Số lượng nucleotide trong phân tử DNA (màu trắng) và cấu trúc chuỗi xoắn kép (màu xanh nhạt); dân số Trái Đất vào năm 1974 (màu hồng), cũng như chiều cao trung bình của con người (màu xanh đậm) và hình bóng của con người (màu đỏ); bản đồ hệ mặt trời hiển thị Mặt Trời và các hành tinh (màu vàng); và cuối cùng là kính thiên văn Arecibo (màu cam) với kích thước của nó (màu xám).
Bìa phải:Năm 2018, một nhóm sinh viên Puerto Rico đã tham gia vào một dự án mới: tạo ra một thông điệp lấy cảm hứng từ thông điệp gốc, mang những thông tin về Hệ Mặt Trời của chúng ta và con người trên Trái Đất.
Giống như thông điệp ban đầu, tin nhắn này cũng được mã hóa dưới dạng nhị phân, họ đã đề xuất chọn ngôi sao của Teegarden là nơi để nhận tín hiệu liên thiên hà mới này, nhưng dự án chưa có kế hoạch gửi nó vào không gian sâu.
Mục tiêu của dự án là công bố sự tồn tại của loài người trong vũ trụ. Do đó, Drake đã sử dụng định dạng nhị phân - ngôn ngữ máy tính cơ bản nhất - để truyền một loạt thông tin về Trái Đất vào vũ trụ như hệ thống chữ số của chúng ta, chuỗi xoắn kép DNA, định vị hành tinh của con người thông qua biểu diễn Hệ Mặt Trời, hình dáng con người và sơ đồ của kính thiên văn Arecibo.
Tin nhắn được phát trong 3 phút ở tần số 2.380 megahertz và chứa 1.679 bit dữ liệu được sắp xếp trên một lưới có 73 hàng x 23 cột.
Khả năng nhận được phản hồi là rất nhỏ, nhưng việc truyền tải vẫn có tác động rất lớn đến các nhà thiên văn học. Méndez làm chứng: "Dự án đã mở mang trí óc của chúng tôi về những khả năng trong việc liên lạc giữa các vì sao".
Điều này đặt ra nhiều câu hỏi: Liệu các dạng sống khác có thể hiểu được chúng ta không? Nếu chúng ta có thể phát hiện được tín hiệu, điều này có xảy ra với các nền văn minh khác không?
Sau ngày đáng nhớ đó vào năm 1974 ở vùng núi Arecibo xanh tốt, thông cáo vũ trụ không bao giờ được truyền đi nữa và với khoảng cách giữa chúng ta và cụm sao trên, câu trả lời có thể đến trong vòng 50.000 năm nữa.
Nhà khoa học Méndez giải thích, để có thể giao tiếp với các nền văn minh khác trong vũ trụ, chúng ta cần phải truyền thông điệp nhiều lần, đến các vùng khác nhau trong vũ trụ sâu thẳm.
Mục tiêu của thông điệp Arecibo không phải là để nhận được phản hồi mà là để chứng minh khả năng giao tiếp với vũ trụ của chúng ta, đặt cược vào sự tồn tại của một nền văn minh thông minh sẽ có thiết bị cần thiết để chặn cuộc gọi của chúng ta".
Tuy nhiên, viễn cảnh tiếp xúc với một dạng sống được hình thành trên hành tinh khác buộc các nhà thiên văn học phải xem xét hậu quả của sự trao đổi văn hóa đặc biệt như vậy.
Mục tiêu của thông điệp Arecibo là Messier 13, một cụm sao trong chòm sao Hercules, nó có đường kính khoảng 150 năm ánh sáng, cách Trái Đất 25.000 năm ánh sáng và có tuổi đời 12 tỷ năm.
Sau khi thông điệp được Đài quan sát Arecibo truyền đi, các nhà khoa học bày tỏ lo ngại về việc gửi nó vào không gian sâu mà không có bất kỳ sự tham vấn nào với cộng đồng quốc tế.
"Nếu con người muốn tạo ra một thông điệp và gửi nó vào vũ trụ, chúng ta cần phải có sự đồng thuận của quốc tế", Issacman bày tỏ quan điểm.
Một số nhà khoa học khác cảnh báo rằng, việc giao tiếp với các thiên hà và các nền văn minh khác sẽ khiến loài người đối mặt với nhiều nguy hiểm, nếu nó đến từ những người ngoài hành tinh kém thân thiện.
Nhiều tác phẩm khoa học viễn tưởng đã được chuyển thể thành loạt phim cũng tự hỏi liệu việc gửi vị trí của chúng ta đến các nền văn minh ngoài Trái Đất có giống như việc vẽ mục tiêu của một "trận chiến ngoài không gian" lên hành tinh xanh thân yêu của chúng ta hay không.
Trong loạt phim này, các nhân vật thảo luận về lý thuyết Khu rừng tối, so sánh các nền văn minh ngoài hành tinh với con mồi ẩn náu trong khu rừng đầy rẫy nguy hiểm. Những con mồi này chống lại sự thôi thúc giao tiếp với nhau vì sợ có những người hàng xóm thù địch giữa các thiên hà.
Kể từ đó, các nhóm như Viện SETI đã đề xuất các giao thức quốc tế để truyền tải những thông điệp như vậy.
"Việc cố ý báo cáo cho các nền văn minh khác trong Dải Ngân Hà liên quan đến toàn bộ dân số Trái Đất, sẽ để lại những hậu quả.
Chúng ta cần những cuộc thảo luận về khoa học, chính trị trên quy mô toàn cầu trước khi thực hiện bất kỳ dự án truyền tải nào", tuyên bố bởi một nhóm các nhà thiên văn học đưa ra vào năm 2015.
50 năm sau khi thông điệp của Arecibo được gửi vào vũ trụ, cách chúng ta hiểu về sự sống ngoài Trái Đất đã phát triển rất nhiều.
Hành tinh đầu tiên bên ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta được phát hiện vào năm 1992 và hơn 5.000 ngoại hành tinh khác đã được xác định kể từ đó.
Vũ trụ tồn tại nhiều các hành tinh đá ẩn chứa nước và 29 hành tinh trong số đó nằm trong vùng có thể ở được xung quanh ngôi sao của chúng, đây là những khu vực tồn tại nước ở dạng lỏng và do đó có sự sống.
Trong kỷ nguyên mới của hành trình tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, các nhà nghiên cứu tại Đài quan sát Arecibo đã phát động một cuộc thi vào năm 2018 nhằm viết ra một thông điệp mới.
Lần này, một thế hệ các nhà khoa học mới đã đảm nhận nhiệm vụ khó khăn là tóm tắt về loài người cho khán giả ngoài Trái Đất.
Một nhóm sinh viên từ Đại học Puerto Rico ở Mayagüez đã giành chiến thắng trong cuộc thi bằng cách lặp lại một số yếu tố nhất định của thông điệp ban đầu: cùng một hệ thống số nhị phân và một sơ đồ vũ trụ tương tự (tuy nhiên chúng đã được cập nhật nhiều thông tin mới).
Thành viên nhóm Kelby Palencia-Torres, người gốc Toa Alta cho biết: "Thông điệp đầu tiên thực sự truyền cảm hứng cho chúng tôi".
Để tiếp nối nỗ lực liên lạc đầu tiên, nhóm nghiên cứu cũng đưa vào một bản đồ đánh dấu vị trí của Trái Đất trong Dải Ngân Hà và chỉ ra một số vật thể vũ trụ mà Hệ Mặt Trời của chúng ta quan tâm, chẳng hạn như các vành đai Sao Thổ và Mặt Trăng.
Thông điệp được đề xuất cũng bao gồm các đại lượng vật lý như hằng số Planck, tốc độ ánh sáng, cũng như các toán tử toán học cơ bản; mô tả về DNA và axit amin - thông tin được coi là nhạy cảm khi nó nằm trong tay những kẻ săn mồi ngoài Trái Đất.
Lần này, các sinh viên hạn chế tiết lộ thông tin về con người, chỉ bao gồm hình dáng, chiều cao trung bình của chúng ta và dân số thế giới hiện tại.
Điểm đến của thông điệp đã được Lizmarie Mateo Roubert chọn: Ngôi sao Teegarden, một ngôi sao già và nhỏ nằm cách Mặt Trời của chúng ta 12,5 năm ánh sáng, xung quanh đó có hai hành tinh có khả năng sinh sống.
"Nó tương đối gần so với các hệ thống khác," sinh viên đến từ Ponce, Puerto Rico cho biết. Và nếu người ngoài hành tinh giải mã được tin nhắn và phản hồi nhanh chóng, chúng ta sẽ nhận được thông tin sau 25 năm.
Thật không may, việc truyền tải thông điệp cuối cùng của Arecibo không còn phù hợp nữa và đối với đội ngũ đã khai sinh ra nó, đây chẳng qua chỉ là "thông điệp không bao giờ rời đi".
Do thời gian và thiệt hại từ cơn bão Maria (năm 2020) gây ra đã khiến đài quan sát Arecibo bị sập, phá hủy mọi hy vọng truyền tải.
Quỹ Khoa học Quốc gia, đơn vị tài trợ dự án cho rằng địa điểm này bị hư hỏng đến mức không thể sửa chữa. Chiếc đĩa khổng lồ có thể không bao giờ nhận được tín hiệu vô tuyến nữa, nhưng nó vẫn được bảo tồn như một trung tâm giáo dục khoa học.
Các nhà khoa học trên khắp thế giới bày tỏ nỗi buồn trước sự ra đi của cỗ máy thiên văn khổng lồ này.
Palencia Torres bày tỏ: "Khi đài thiên văn sụp đổ, trụ cột khoa học ở Puerto Rico đã biến mất".
Trong số những thiết bị còn sót lại trên Trái Đất, kính thiên văn Arecibo là cỗ máy duy nhất có khả năng lắng nghe tiếng "thì thầm" vô tuyến của những ngôi sao xa nhất cũng như phát ra những tín hiệu với lực đủ mạnh để chạm tới tận cùng vũ trụ.
Hiện mạng lưới kính thiên văn vô tuyến khổng lồ quốc tế của NASA là lựa chọn tốt nhất cho Dự án Thông điệp cuối cùng của Arecibo. Song các nhà khoa học vẫn chưa có kế hoạch truyền tải thông điệp này hoặc các tín hiệu khác trong tương lai.
Đối với nhiều nhà khoa học, thông điệp ban đầu vẫn đang trên đường đến mục tiêu là một nguồn an ủi, bởi vì điều đó có nghĩa là di sản của Đài thiên văn Arecibo sẽ tồn tại rất lâu sau khi nó biến mất về mặt vật lý.
Palencia Torres cho biết thêm: "Chúng tôi luôn cố gắng giao tiếp với các sinh vật ở thế giới khác để trả lời câu hỏi muôn thuở: Chúng ta có thực sự đơn độc trong vũ trụ này không?"
Dựa trên quỹ đạo của các thiên thể theo thời gian và khu vực giới hạn của bầu trời mà thông điệp được gửi tới, Méndez và các đồng nghiệp ước tính rằng, tối thiểu bốn ngôi sao sẽ nhận được tín hiệu sau 500 năm.
Khu vực đầu tiên nhận được tin nhắn sẽ là Gaia DR3 1328057940089589376, nằm cách chúng ta 395 năm ánh sáng.
Nói cách khác, chỉ còn 345 năm nữa thông điệp này sẽ đến với người hàng xóm vũ trụ mới của chúng ta - với tiềm năng tồn tại sự sống. Liệu chúng ta có nhận được sự phản hồi này?
" alt=""/>50 năm trước loài người đã gửi thông điệp gì tới người ngoài hành tinh?Một điều khá thú vị là theo nghiên cứu mới trên tạp chí Thinking Skills and Creativity, người trẻ thường nghĩ ra nhiều ý tưởng hơn khi học và làm việc tại quán cà phê so với ở nhà.
Có nhiều lý do khiến việc đến quán cà phê để học bài ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là với giới trẻ Việt Nam. Các quán không chỉ cung cấp không gian thoải mái để học tập mà còn mang đến sự tiện lợi với dịch vụ nước uống, ăn nhẹ, wifi, ổ cắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, bảo vệ giữ xe và là nơi lý tưởng để làm việc nhóm, làm việc tự do (freelancer). Hơn nữa, một số quán còn hoạt động theo mô hình 24/7, mở cửa cả ngày lẫn đêm.
Nhu cầu của giới trẻ ngày nay đối với một không gian học tập hiệu quả là rất cao. Tuy nhiên, họ mong đợi nhiều hơn chỉ là một nơi để ngồi tra cứu và đọc sách.
Trong khi xu hướng ra quán cà phê để học bài, làm việc ngày càng phát triển, các thư viện công cộng, đặc biệt ở quận huyện, đang đối mặt với nhiều thách thức. Một số thư viện thậm chí gặp tình trạng vắng vẻ, không thu hút được độc giả. Điều này khiến hệ thống thư viện quận huyện hoạt động không hiệu quả, dẫn tới lãng phí, trong khi nhu cầu sử dụng thực sự trong cộng đồng lại rất lớn, đặc biệt là giới trẻ, người lớn tuổi, trẻ em và phụ huynh đi kèm.
Mô hình thư viện truyền thống, với kho sách, thủ thư và bàn đọc, đã trở nên không còn phù hợp. Ngày nay, gần như bất kỳ ai cũng sở hữu một chiếc điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc laptop. Việc tìm kiếm và sàng lọc thông tin không còn phụ thuộc quá nhiều vào danh mục tra cứu, mà có thể dễ dàng thực hiện bằng Google, Bing, ChatGPT, Copilot... Hơn nữa, việc số hóa nội dung sách đang trở nên phổ biến hơn. Điều này làm cho việc dành quá nhiều không gian cho kệ sách, kho sách và khu bàn đọc truyền thống trở nên không cần thiết, và cách mượn trả sách theo kiểu truyền thống cũng trở nên lỗi thời.
Thư viện công cộng cần thay đổi để trở thành điểm đến lý tưởng cho việc tự học và làm việc nhóm. Các yếu tố như không gian mở, khu vực cà phê tự phục vụ, bàn làm việc nhóm, các dịch vụ tra cứu và đọc sách thông qua màn hình, không gian giao lưu, khu vực ngồi tự nhiên và phòng đọc dành cho trẻ em, người lớn tuổi... trước đóng vai trò là khu phụ, nay cần được đặt vào trung tâm - là yếu tố quan trọng trong thiết kế và vận hành của một thư viện cộng đồng; thay vì như trước đây - là kho và kệ lưu trữ sách.
Có nhiều giải pháp có thể được áp dụng để cải thiện không gian, tạo ra một môi trường mở và hiện đại. Khu vực cà phê tự phục vụ cần được tăng cường để trở thành trung tâm của một thư viện, đáp ứng nhu cầu sử dụng thực tế của giới trẻ đồng thời cung cấp nguồn thu cho việc vận hành và phát triển lâu dài của thư viện. Ngoài ra, việc đa dạng hóa dịch vụ và tổ chức các hoạt động workshop sáng tạo, các buổi seminar, giao lưu độc giả, và giới thiệu sách cần được chú trọng. Sử dụng công nghệ tra cứu và đọc ấn phẩm thông qua một ứng dụng tích hợp, cũng như mở rộng giờ hoạt động của thư viện (dịch chuyển khung giờ hoạt động vào buổi tối, mở cửa vào thứ bảy chủ nhật, hơn là đóng mở cửa như giờ hành chính) cũng là những biện pháp cần thiết.
Mô hình thư viện có vốn đầu tư từ tư nhân cũng cần được khuyến khích, như minh chứng từ sự thành công của Starfield - một điểm đến ưa thích của nhiều du khách khi đến Hàn Quốc. Starfield nằm tại COEX Mall, trung tâm thương mại sầm uất nhất ở quận Gangnam, Seoul, không chỉ là điểm mua sắm và giải trí hàng đầu mà còn là nơi mà du khách khắp nơi trên thế giới đến check-in và tham quan khi đến xứ sở kim chi. Starfield đặc biệt bởi khu vực thư viện lớn mở cửa miễn phí.
Một minh chứng khác có thể tham khảo là hệ thống thư viện công cộng tại Singapore, được gọi là National Library Board. Các thư viện được đặt ở những khu vực có lưu lượng người qua lại đông đúc như tầng trên của các trung tâm thương mại, đồng thời kết hợp với các dịch vụ ăn uống và quán cà phê để đảm bảo nguồn thu và giảm áp lực về ngân sách.
Sử dụng công nghệ mã QR trên ứng dụng thư viện tích hợp hoặc thẻ căn cước đã giúp Singapore giảm bớt rườm rà để quản lý việc ra vào thư viện, so với việc mở thẻ thư viện truyền thống (mà trước đó yêu cầu phải cung cấp giấy tờ cá nhân, hình thẻ 3x4 và chờ đợi...). Một trang web tra cứu và ứng dụng trên điện thoại cũng giúp người đọc dễ dàng tìm kiếm sách và biết rằng sách đó đang ở chi nhánh thư viện nào.
Điểm độc đáo của Singapore là cả thư viện quốc gia và các thư viện công cộng đều hoạt động dưới một hệ thống thống nhất, điều này khác biệt so với nhiều quốc gia khác, nơi các thư viện công cộng thường được quản lý bởi các cơ quan địa phương. Mặc dù các thư viện địa phương thường gặp áp lực về nguồn lực tài chính, nhưng hệ thống thư viện tại Singapore đã may mắn vượt qua được thách thức này.
Thay đổi mô hình của thư viện là bước cần thiết để thu hút sự quan tâm của giới trẻ và đáp ứng nhu cầu học tập và giải trí trong thời đại hiện nay.
Trình Phương Quân
" alt=""/>Học ở quán cà phêCụ thể, ở Giải thưởng Nhà nước, có 16 tác giả, đồng tác giả giành giải: NSND Hà Thế Dũng, NSND Phạm Thị Ngọc Bích, NSND Hoàng Ngọc Hải, NSND Mai Trung Kiên (Mai Kiên), NSND Nguyễn Hồng Phong, NSƯT Nguyễn Hòa Hiếu, NSƯT Trần Ly Ly, Nguyễn Thị Tuyết Minh...
Ở Giải thưởng Hồ Chí Minh có NSND Đặng Hùng, NSND Vũ Việt Cường, NSND Lê Văn Khình (Lê Khình); PGS.TS, NSND Ứng Duy Thịnh, PGS.TS, NSND Nguyễn Thị Hiển được trao tặng.
Trong danh sách Giải thưởng Nhà nước lần này, nghệ sĩ Tuyết Minh được trao giải thưởng cho tiết mục múa: Hoàn lương, Mùa Phượng cháy, Tình đời.
Đây là trường hợp khá đặc biệt bởi nghệ sĩ Tuyết Minh từng bị "đánh trượt" trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT năm 2015. Thời điểm xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT nghệ sĩ Tuyết Minh đã có 17 năm gắn bó với nghiệp múa, từng đoạt 12 HCV, 11 HVB trong nước và quốc tế (trong đó có cả huy chương cho vai trò diễn viên biểu diễn và vai trò biên đạo).
Với thành tích vượt trội về số huy chương, năm công tác trong ngành múa, nhưng hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu NSƯT của Tuyết Minh đã “trượt” tại Hội đồng xét duyệt chuyên ngành cấp nhà nước với lý do "đạo đức".
Nghệ sĩ Tuyết Minh chia sẻ rất trân trọng chặng đường đã đi qua bởi "luôn say mê, tâm huyết, cẩn trọng, nghiêm túc với nghệ thuật múa với quan niệm nghệ thuật phải vị nhân sinh”.
"Với cương vị Phó Chủ tịch thường trực Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam, tôi sẽ cố gắng hết mình để tạo ra không gian cho những tài năng trẻ được thử sức, sáng tạo và thể hiện đam mê với nghệ thuật, có những tác phẩm ý nghĩa cho cộng đồng, xã hội. Đó chính là chìa khóa để nghệ sĩ và tác phẩm nghệ thuật đi vào trái tim khán giả...", nghệ sĩ Tuyết Minh chia sẻ.
Ngoài ra, có hai tác giả là anh em ruột cùng được Giải thưởng Nhà nước về Văn học Nghệ thuật dịp này là Nhà văn Nguyễn Văn Thọ (Thọ Muối) với tác phẩm Quyên. Em trai ông - NSND Nguyễn Thước với phim tài liệu: Không chỉ là thương hiệu, Đất lạnh, Cỏ xanh im lặng.
"Quyên là một trong số ít các tác phẩm viết về người Việt Nam ở nước ngoài. Tôi chọn đề tài này vì chưa có nhiều cây viết “chạm” tới. Đề tài càng khó, tôi càng muốn dấn thân. Tôi mất gần 7 năm với 3 lần thay đổi cấu trúc tác phẩm, có khi được duyệt rồi vẫn thay đổi. Rồi cũng mất tới 7 lần viết 7 cái kết cho Quyên, nhưng cũng chỉ chọn một cái kết. Bỏ công, bỏ sức, tôi mong muốn tác phẩm của mình khi đến tay độc giả phải chỉn chu nhất. Từng câu chữ trong tác phẩm phải chạm đến trái tim bạn đọc", nhà văn Nguyễn Văn Thọ chia sẻ.
8 tác giả, đồng tác giả được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Nguyễn Văn Ký (Văn Ký), Nguyễn Văn Chước (Bùi Trang Chước), Hoàng Châu Ký, Nguyễn Xuân Trình, Nguyễn Xuân Đức, Hoàng Trung Thông (Đặc Công, Bút Châm), Bùi Hiển, NSƯT Phan Thế Dõng (Trần Nhu, Nguyệt Hải). 8 tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh: Phan Hồng Đăng (Hồng Đăng), Chu Chí Thành, Võ Nguyên Nhân (Võ An Khánh), NSND Đặng Hùng (Đặng Phải, Bồng Sơn), NSND Vũ Việt Cường, NSND Lê Văn Khình (Lê Khình); PGS.TS, NSND Ứng Duy Thịnh, PGS.TS, NSND Nguyễn Thị Hiển. |