Tipton, cách thành phố Birmingham một đoạn lái xe ngắn về phía Bắc, được coi là “một trong những khu dân cư nghèo nhất” nước Anh với tỷ lệ tội phạm cao. Cư dân ở đây cũng phải vật lộn để nuôi dạy con cái.
Người dân trong khu vực nói rằng nơi này đã bị phần còn lại của đất nước “bỏ lại”.
Tipton đã từng là trung tâm của cuộc Cách mạng công nghiệp ở Anh và người dân nơi đây vẫn “tự hào” về điều đó. Nhưng Tipton ngày nay được xếp hạng là một trong số các khu vực thiếu thốn nhất, theo báo cáo về chỉ số nghèo đói của Chính phủ.
Các ngành công nghiệp sản xuất như nhà máy thép từng sử dụng nhiều lao động đã đóng cửa vào những năm 70, dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Princes End là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ủy viên hội đồng thành phố Archar Williams chỉ trích Hội đồng Quận Sandwell đã “không đầu tư” vào khu vực này.
Ông nói: “Đây là phường thiếu thốn nhất ở Sandwell nhưng đây cũng là địa phương yêu nước nhất ở Sandwell cho đến nay. Có những người thực sự tuyệt vời sống ở đây. Thế nhưng, họ đã bị hội đồng bỏ bê trong hơn 40 năm qua. Nhiều người phải vật lộn để nuôi những đứa trẻ. Thật đáng xấu hổ!”.
Cllr Williams, một cư dân đứng ở khu vực mà những chiếc xe hơi hay bị bỏ lại |
Ông nói rằng, tội phạm trong khu vực này rất cao, bao gồm các “hành vi chống đối xã hội, buôn bán ma túy, phá hoại, trộm xe hơi, nẹt pô và xả rác bừa bãi”.
Ở Tipton có một công viên được người dân địa phương gọi là “The Railer” hoặc “The Cracker”. Tại đây, những chiếc xe ô tô đã bị bỏ lại và đốt cháy.
Cllr Williams - người lớn lên ở Tividale gần đó nhưng có gia đình sống ở Tipton nói rằng, các cư dân sẽ tự giải quyết các vấn đề với nhau thay vì đến gặp cảnh sát. “Cộng đồng ở đây rất gần gũi. Họ không giống như các khu vực khác”.
“Mọi người quan tâm lẫn nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn về thực phẩm và các vấn đề tài chính”, anh nói.
Cllr Williams tin rằng các phường khác ở Sandwell được ưu ái đầu tư hơn Princes End.
“Tôi chỉ mới ở đây được 6 tháng, nhưng đã 40 năm không có khoản đầu tư nào cho Princes End như các khu vực khác của Sandwell. Tôi sẽ nói rằng đây là một trong những nơi nghèo nhất ở Anh”.
Cllr Williams cho biết người dân trong khu vực không tìm đến cảnh sát để được giúp đỡ mà thường tự giải quyết vấn đề của mình. |
Cùng với các vấn đề như nghèo đói, người dân còn phải đối mặt với các loại hình tội phạm như ăn cắp, cướp giật và buôn bán ma túy.
“Vào ban đêm, lại là một bầu không khí khác. Tội phạm và thiếu kinh phí đầu tư là những vấn đề lớn nhất trong khu vực”.
James Marsh, 41 tuổi, sống trên đường South Road, cũng đồng tình với ý kiến này. Anh nói, các gia đình đã được hàng xóm giúp đỡ thức ăn và thường không đi ra ngoài vào buổi tối vì sợ tội phạm.
Marsh là một thành viên tích cực của cộng đồng, anh thường tổ chức các sự kiện cộng đồng tại đây. Là một thợ mộc, Marsh nói: “Có rất nhiều vụ trộm vào lúc này, đồ đạc trong vườn bị mất và các lán đang bị phá rất nhiều.
“Trộm cắp xe là một vấn đề lớn. Khi trời tối, mọi người nhốt mình trong nhà, không chịu ra ngoài. Tôi đã giúp một gia đình cùng khu phố lấy thức ăn từ nhà thờ vì họ không có gì cả. Họ có 5 đứa con và đang nợ rất nhiều tiền thuê nhà”.
Princes End, một trong những khu vực tội phạm tồi tệ nhất ở Tipton |
Trong số những người đang phải đối mặt với khó khăn về tài chính có Stephen Davies, 57 tuổi, ở Churchill Walk. Ông Davies, người đã sống ở Tipton cả đời, cho biết: “Có một thời, nơi đây là địa điểm của tầng lớp lao động chăm chỉ. Tipton từng là nơi ở của nhiều người da đen. Nó được đánh giá là trung tâm của cuộc Cách mạng công nghiệp”.
Trả lời về vấn đề này, Kerrie Carmichael, lãnh đạo Hội đồng Sandwell, cho biết: “Tipton là một nơi tuyệt vời để sống và làm việc. Tôi không muốn nghe bất cứ ai nói xấu khu dân cư của chúng tôi. Tôi muốn trấn an cư dân rằng chúng tôi đã hỗ trợ đầu tư lớn để cải thiện cơ sở vật chất cũng như dịch vụ. Chúng tôi sẽ tiếp tục làm điều đó trong những năm tới để đóng góp vai trò của mình trong việc đảm bảo rằng Tipton sẽ luôn là nơi bạn có thể tự hào gọi là nhà”.
Đăng Dương(Theo Mirror)
Một thị trấn ở Ukraine trông giống như được làm bằng những miếng ghép Lego, bởi vì những ngôi nhà và công trình kiến trúc ở đây đầy sắc màu.
" alt=""/>Cuộc sống ở thị trấn nghèo nhất nước AnhSau 1,5 năm, chị Min không thấy chán cuộc sống bỏ phố về rừng vì nơi ở hiện tại đúng như mơ ước của hai vợ chồng. Tuy nhiên, theo người mẹ trẻ, đó là hành trình dài và đầy khó khăn.
“Vợ chồng mình từng đắn đo rất nhiều. Khi nhận ra cuộc đời này ngắn đến vô thường, nhất là trong tình hình dịch bệnh, người hôm nay mình gặp mặt, ngày mai đã hay tin họ không còn. Rồi đến lúc cận kề cửa tử, mình quyết định sống cuộc đời ý nghĩa, trước hết là cho bản thân, sau đó là vì gia đình để con có tuổi thơ thật đẹp”, chị Min nói.
Sau 1,5 năm bỏ phố về quê, chị Min hài lòng với cuộc sống hiện tại. |
“Nhưng thực tế, bỏ phố về quê luôn luôn kèm theo nhiều ‘khuyến mãi’ không mong muốn” chị chia sẻ thêm.
Nhiều điều ngoài dự tính
Ban đầu, vợ chồng chị Min tính sau khi mua nhà sẽ đến dọn hết đồ đạc cũ bỏ đi, sơn sửa nhà cửa, lắp lại đường dây điện và nước, cải tạo hệ thống lò sưởi âm tường, thay mới nhà bếp lẫn phòng tắm… trước khi dọn về ở.
Tuy nhiên, khi đang trong quá trình sang tên giấy tờ đất, gia đình chị bị chủ nhà trọ yêu cầu dọn đi gấp trong vòng chưa đến một tháng. May mắn, khi còn 7 ngày nữa là đến hạn, họ mua xong nhà.
Khi vợ chồng chị Min chuyển về đây, cả căn nhà rộng lớn ngập trong rác và đồ đạc ngổn ngang. Tất cả phòng đều chật kín, chỉ chừa được lối đi. Bởi vậy, quá trình sửa nhà tốn rất nhiều thời gian.
“Gia đình mình sống ở đây năm đầu tiên rất chật vật. Mùa đông lạnh giá, nhiều hôm âm 20 độ C mà nhiều phòng không có lò sưởi, ở trong nhà mà mình phải mặc 4-5 lớp áo len để chống lạnh. 1-2 tháng liên tục không có bếp để nấu nướng, mình dùng nồi cơm điện để nấu vài món cháo, súp, bún, phở hoặc mua đồ ăn sẵn từ siêu thị về. Bởi vậy, tháng đầu tiên, mình sút 4-5 kg”, chị Min nói.
Ngoài vườn, cây cối mọc um tùm kín lối đi. Những dây tầm xuân dại to bằng cổ tay người leo kín cả căn nhà.
Sau vài tháng vợ chồng chị Min bắt tay vào dọn, mọi thứ tạm ổn. Nhưng khu vườn rộng gần 9.000 m2 nên họ quanh năm suốt tháng làm không hết việc.
“Vợ chồng mình về quê khi đang rất nghèo. Tiền bạc có bao nhiêu thì bỏ ra mua đất hết nên không đủ sắm máy móc, thiết bị. Năm đầu tiên, mình tự cuốc đất, làm cỏ bằng tay. Trước giờ chỉ ngồi bàn giấy, gõ máy tính nên ban đầu chuyển sang làm nông, mình không quen, tay chân phồng rộp, cơ thể nhức mỏi đến không thiết ăn, uống hay ngủ nổi. Nhưng vì quyết tâm bỏ phố, mình vẫn cuốc đất miệt mài”, chị nhớ lại.
Chồng chị Min vẫn đi làm trong thành phố cũ. Hàng ngày, anh dậy từ 5h sáng để chuẩn bị, rồi chạy xe hơn 100 km đến công ty làm việc lúc 7h. Sau khi tan làm, anh lại chạy xe về nhà khi trời tối mịt.
Thương chồng vất vả, chị Min khuyên anh ở lại nhà mẹ đẻ, cách công ty 30 km, rồi cuối tuần chạy về cho đỡ mệt. Tuy nhiên, ông xã chị nói nhất định phải về nhà ăn tối cùng vợ và chơi với con mới yên tâm.
Sau khoảng 5-6 tháng đi làm và tích cóp, vợ chồng chị Min bắt đầu mua sắm dần nông cụ, máy móc.
“Các món nhẹ tiền như máy bơm, máy cắt cỏ thì để dành 1-2 tháng, còn công nông, máy xúc phải cả năm mới mua được nên mình cứ làm dần dần. Mục tiêu của vợ chồng mình là sau 3 năm sẽ sửa xong nhà cửa và vườn tược, nhưng cứ trên đà này chắc phải chờ ít nhất 5-7 năm nữa may ra mới hoàn thiện được như dự tính”, chị nói.
Từ không quen lao động vất vả, chị Min tự tay dọn dẹp và trồng trọt trong khu vườn rộng gần 9.000 m2 của gia đình. |
Thay đổi tích cực
Tuy còn nhiều khó khăn, chị Min khẳng định: “Mình tiếc vì không bỏ phố về quê sớm hơn”. Bởi theo chị, cuộc sống gia đình chị thay đổi rất nhiều và theo hướng tích cực từ khi về đây.
Đầu năm 2020, Đức phong tỏa toàn quốc vì dịch bệnh bùng phát dữ dội. Việc ở nhà quanh quẩn với con và 4 bức tường khiến chị Min rơi vào trầm cảm, ngày nào cũng cáu gắt, không thể cười. Nhiều khi, chị cảm thấy cuộc sống này bế tắc và vô nghĩa.
“Sau khi về ngoại ô sống, tâm trạng mình thoải mái hơn, bệnh trầm cảm cũng biến mất. Tuy làm việc cực khổ, mình vui vẻ cả ngày. Hôm nào chồng rảnh, gia đình mình đi dạo, khám phá quanh làng. Khi ông xã bận, mẹ con mình ra vườn nhà, nằm trên vạt cỏ xanh ngắt và ngắm hoa dại mọc đầy đồi. Cuộc sống mình chưa bao giờ đẹp như thế”, chị kể.
Từ đó, chị Min nảy ra ý tưởng quay video khi làm việc và chơi cùng con để làm kỷ niệm. Tất cả được chia sẻ lên kênh riêng.
Ở ngoại ô nhưng nhà chị Min vẫn khá gần các tiện ích phố thị như trung tâm thương mại, bệnh viện, trường học, siêu thị. Thứ duy nhất không có là rạp chiếu phim.
“Vợ chồng mình rất thích xem phim nên mua máy chiếu và tận dụng phòng trống làm rạp tại gia. Chỉ cần tài khoản kết nối phim trực tuyến mới nhất là không cần phải đi đâu nữa”, chị nói.
Chị Min hạnh phúc với cuộc sống bên chồng và con trai ở vùng ngoại ô nước Đức. |
Cũng lựa chọn bỏ phố về quê trong dịch, Đặng Minh Anh (24 tuổi, Cao Bằng) cho Zing biết cô cảm thấy hài lòng với quyết định này và đang tận hưởng cuộc sống bên cạnh gia đình.
“Mình ấp ủ kế hoạch suốt 2 năm và chọn thời điểm thích hợp khi trong tay có khoản tiền tiết kiệm nhất định. Mọi thứ diễn ra quá thành công, homestay của mình được khách trong và ngoài tỉnh đón nhận, trở thành điểm đến ưa thích của nhiều bạn trẻ. Cuộc sống mỗi ngày đều là niềm vui vì mình được làm điều yêu thích”, cô nói.
Vốn là kiến trúc sư, Minh Anh cho biết cô đang làm thêm nhiều công trình mới tại quê nhà để mang đến trải nghiệm cho mọi người.
Mọi dự định, kế hoạch của Minh Anh khi bỏ phố về quê đều diễn ra thuận lợi. |
Xu hướng mới hậu dịch
Với Minh Anh, bỏ phố về quê là lựa chọn sau khi bản thân đã suy nghĩ chín chắn và có mục tiêu rõ ràng.
“Xu hướng này ngày càng phổ biến bởi dịch bệnh tác động quá mạnh vào ngành dịch vụ và cơ hội của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Có thể về quê sẽ mang lại sự bình yên nhưng dù ở đâu, mỗi người cần tìm công việc phù hợp để không lãng phí tuổi trẻ”.
Theo Minh Anh, trước khi bỏ phố về quê, mỗi người cần lên kế hoạch cụ thể, rõ ràng, dựa trên thực tế, kinh nghiệm đã có để đưa ra phân tích và hướng đi cụ thể.
“Hãy mạnh dạn, tự tin và dám bắt đầu kế hoạch. Hãy chia sẻ với gia đình và bạn bè để được tiếp thêm năng lượng. Điều quan trọng nhất là tìm được người cùng chí hướng, đồng hành để thực hiện ước mơ”, cô nhắn nhủ.
Minh Anh cho rằng quyết định bỏ phố về quê nên được đưa ra sau khi suy nghĩ chín chắn và có mục tiêu rõ ràng. |
Trong khi đó, theo chị Min, xu hướng bỏ phố về quê sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc.
“Người ta bám phố để làm gì, khi đất thì chật, người thì đông? Công việc lại cạnh tranh đầy áp lực? Họa chăng, người ta bám phố để dễ có việc làm và có nhiều tiền để sống. Nhưng hậu dịch, nhiều công ty, xí nghiệp phá sản, hàng quán buôn bán ế ẩm, lạm phát tăng cao, đồ ăn đắt đỏ. Tiền thì không kiếm ra được mà chi phí sinh hoạt ngày một cao. Đó là tình hình thực tế ở Đức và các nước châu Âu hiện giờ”, chị nói.
Chị Min nhận định trong dịch, công việc dần chuyển sang online nên mọi người không cần phải ở phố nữa. Thứ họ cần là có máy tính kết nối Internet. Nhiều người về sống ở các vùng ngoại ô để giảm chi phí sinh hoạt nhưng lại nâng cao đời sống tinh thần.
Theo chị Min, xu hướng bỏ phố về quê sẽ phát triển ngày càng mạnh mẽ, nhất là khi dịch bệnh Covid-19 kết thúc. |
Tuy nhiên, chị Min cho rằng làm việc gì theo “xu hướng”, “phong trào” thì thường khó bền.
“Bạn thấy người này bỏ phố, người kia về rừng hay quá, ‘chill’ quá. Nhìn hình họ chụp đẹp quá, sống thích quá rồi quyết định vội vàng. Trước tiên, ít nhất bạn cần hiểu mục đích bỏ phố là gì? Cách thức thực hiện ra sao? Nếu thực sự thấy phù hợp với bản thân thì hãy mạnh dạn rời phố. Còn nếu chưa thấy hết mặt khổ cực của về quê, về vườn thì đừng chạy theo xu hướng. Người ta thổi cho bạn giấc mộng đẹp, nhưng thực tế sẽ ‘tát thẳng’ vào mặt nếu bạn không chuẩn bị thật kỹ”, chị nhắn nhủ.
Theo Zing
Sau khi có con đầu lòng, vợ chồng chị Min chuyển từ thành phố Frankfurt về vùng ngoại ô Đức sinh sống. Anh hàng ngày lái xe 100 km đi làm, còn chị ở nhà chăm con, làm vườn.
" alt=""/>Bỏ phố về quê, từ gõ máy tính chuyển sang làm nông