Nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng các trường học Nhật Bản có quan điểm rõ ràng trước kiến thức. Mục tiêu của họ trong 3 năm đầu là phát triển tính cách của trẻ và thiết lập cách cư xử tốt chứ không phải đánh giá kiến thức của trẻ.
Trẻ được học cách rộng lượng, cảm thông và nhân ái. Các em cũng được dạy để tôn trọng người khác và phát triển một mối quan hệ nhẹ nhàng, gần gũi với thiên nhiên và động vật.
2. Trẻ tự dọn dẹp trường học
Trong khi trường học ở các nước khác trên thế giới sử dụng nhân viên vệ sinh và người trông coi để giữ cho trường học gọn gàng, ở Nhật Bản không như vậy. Học sinh phải chịu trách nhiệm về sự sạch sẽ của lớp học, nhà ăn và thậm chí cả nhà vệ sinh.
Những người làm giáo dục Nhật Bản tin rằng, việc này sẽ dạy cho học sinh biết giúp đỡ lẫn nhau và làm việc theo nhóm. Bằng cách dành thời gian lau bàn, quét và lau sàn, học sinh học cách tôn trọng công việc của mình và công việc của người khác.
3. Học sinh dùng bữa trong lớp cùng với giáo viên
Ở các quốc gia khác, việc nhìn thấy một giáo viên ăn cùng với học sinh của họ có thể là điều khó hiểu, nhưng ở Nhật Bản, quy tắc này được coi là hữu ích trong việc xây dựng mối quan hệ tích cực giữa học sinh và giáo viên. Trong khi dùng bữa, có thể diễn ra những cuộc trò chuyện thực sự hữu ích, giúp xây dựng bầu không khí gia đình.
Học sinh Nhật cũng được đảm bảo có một bữa ăn lành mạnh. Vì vậy, ở các trường tiểu học và trung học cơ sở công lập, bữa trưa được nấu theo thực đơn tiêu chuẩn do các chuyên gia chăm sóc sức khỏe và các đầu bếp có chuyên môn xây dựng.
4. Tham dự các hội thảo sau giờ học
Các hội thảo sau giờ học hoặc các trường dự bị rất phổ biến ở Nhật Bản. Ở đó, học sinh có thể học những điều mới ngoài 6 giờ học trong ngày. Các lớp học được tổ chức vào buổi tối và hầu hết học sinh Nhật Bản đều tham gia lớp học này để có thể vào được một trường trung học cơ sở tốt. Và, không giống như nhiều học sinh trên thế giới, người Nhật học ngay cả trong những ngày cuối tuần và ngày lễ.
5. Học sinh học thơ và thư pháp Nhật Bản
Thư pháp Nhật Bản, còn được gọi là Shodo, là một hình thức nghệ thuật trong đó mọi người viết các ký tự kanji có nghĩa (các ký tự Trung Quốc được sử dụng trong hệ thống chữ viết của Nhật Bản) một cách biểu đạt và sáng tạo.
Mặt khác, Haiku là một dạng thơ trong đó những cụm từ đơn giản được sử dụng để truyền tải những cảm xúc sâu sắc đến người đọc. Thể thơ này được coi là có tác dụng trí tuệ và thẩm mỹ. Cả hai lớp học này đều dạy trẻ em tôn trọng truyền thống hàng thế kỷ và đánh giá cao nền văn hóa của họ.
6. Học sinh phải mặc đồng phục
Đồng phục ở hầu hết các trường trung học cơ sở ở Nhật Bản được thiết kế để loại bỏ các rào cản giàu, nghèo và giúp thúc đẩy ý thức cộng đồng, liên kết giữa các học sinh. Quy định về đồng phục cho phép học sinh tập trung sự chú ý vào việc học tập và cũng khuyến khích trẻ em theo đuổi thể hiện bản thân thông qua các phương pháp khác ngoài bộ quần áo khoác trên người.
Ngọc Trang(Theo Bright side)
Các nhà tâm lý học ‘lật tẩy’ 7 lầm tưởng về nuôi dạy con
Cha mẹ nghiêm khắc con sẽ ngoan ngoãn; Khen ngợi giúp trẻ thông minh, chăm chỉ hơn; Trẻ con không hiểu được cảm xúc của người lớn… là những quan niệm sai lầm.
" alt="Sáu bí mật giúp hệ thống giáo dục Nhật Bản hiệu quả nhất thế giới" />Sáu bí mật giúp hệ thống giáo dục Nhật Bản hiệu quả nhất thế giới
Đà Lạt với khung cảnh mộng mơ đón một lượng du khách lớn trong những ngày qua (ảnh: Đức Minh)
Chị Nguyễn Hồng Minh (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên), đang đợi chuyến bay đi Nha Trang, cho biết: “Chúng ta đã sống chung với Covid-19 từ lâu rồi. Vì thế, nếu thực hiện nghiêm các quy định phòng chống dịch, chúng ta hoàn toàn không lo ngại trong mọi hoạt động, kể cả việc đi du lịch”.
Hiện tại, nhiều địa phương đã lên kế hoạch kích cầu du khách. Sở Du lịch Đà Nẵng phối hợp cùng cơ quan quản lý du lịch các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Bình tổ chức chương trình kích cầu du lịch năm 2021 với chủ đề “Miền Di sản diệu kỳ - Amazing Central Heritage”.
Phú Quốc hoang sơ là điểm đến vừa được Hãng Hàng không Vietjet mở thêm 5 đường bay mới, tạo điều kiện cho du khách du lịch (ảnh: Đức Minh)
Sở Du lịch Khánh Hòa cũng đặt mục tiêu năm 2021 đón hơn 5 triệu lượt khách du lịch, trong đó dự kiến đón 1,5 triệu lượt khách quốc tế. Sở Du lịch Hà Nội xác định thị trường nội địa là mục tiêu chính với kế hoạch đón 10 - 11 triệu khách…
Không chỉ Việt Nam, ngành du lịch các nước cũng đang khởi sắc trở lại sau khi chương trình tiêm vắc-xin Covid-19 được triển khai tại nhiều nước.
Các dãy ghế dành cho hành khách chờ lên tàu bay được dán thông báo không ngồi ở ghế giữa để đảm bảo yêu cầu giãn cách (ảnh: Đức Minh)
Tại Thái Lan, số lượng hành khách trên các chuyến bay nội địa đã tăng lên khoảng 10.000 hành khách/ngày trong những ngày đầu tháng 3/2021, so với 4.000 lượt vào tháng 1/2021. Số chuyến bay khai thác cũng đã tăng gấp đôi so với thời điểm thấp nhất trong dịp Covid-19.
Tại Ấn Độ, lưu lượng các chuyến bay trong nước đang tiến gần mức trước Covid-19. Số lượng người di chuyển bằng đường hàng không đang tăng dần qua từng tháng. Tính tới tháng 2/2021, các hãng hàng không trung bình đón khoảng 300.000 hành khách/ngày.
Do lượng khách tăng cao nên các chuyên gia du lịch cho rằng, du khách nên thu xếp thời gian đi nghỉ ngay từ thời điểm này, không cần đợi đến kỳ nghỉ lễ hay nghỉ hè. Trường hợp đi vào ngày lễ, du khách cần sớm mua vé máy bay và đặt phòng khách sạn để tránh tình trạng “cháy vé”, “cháy phòng”.
Xuân Thạch
" alt="Trước kỳ nghỉ lễ 30/4, lượng khách du lịch tăng nhanh" />
...[详细]
“Mọi thứ đổi thay nhiều quá rồi”. Sa Pa giờ không còn heo hút như cái ngày anh kỹ sư trắc đạc Trịnh Văn Hà vác ba lô đằng đẵng 8-9 tiếng trên xe từ Hà Nội lên Fansipan. Những câu chuyện giữa hai gã trai từng ăn sương ngủ núi ngày nào cứ nối mạch tuôn trào trên cabin cáp treo - thứ mà họ từng không ngừng tự hỏi “liệu có thể làm nổi không và bao giờ mới xong?”.
“Ban đầu, ga đi cáp treo dự định xây ở Sín Chải. Nhưng ở đó, nếu chọn đặt ga đi thấp quá, khách sẽ không nhìn thấy được vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa. Còn nếu đặt ở vị trí cao, sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan hoang sơ. Vị trí ga đi hiện tại đủ cao để du khách ngắm thung lũng, đủ thấp để không phá vỡ cảnh quan quá đẹp của dãy Hoàng Liên” - chuyện chọn vị trí đặt ga đi, ga đến, và các trụ cáp treo, đến giờ anh Trịnh Văn Hà vẫn nhớ rõ lắm. Bởi các anh đã phải leo đủ 5 ngọn núi quanh đỉnh Fansipan vài lần trước khi đi đến quyết định cuối cùng.
“Cái lán vẫn còn kìa. 700K/đêm đấy”- anh Đặng Ngọc Hồng, “đồng đội” với anh Hà, chỉ về cái lán lấp ló dưới tán rừng, nhắc lại ký ức về những ngày đầu leo Fansipan không kịp về lại thị trấn khi trời tối, người dân tộc tính phí ở lán một đêm còn hơn cả khách sạn 3 sao.
Đoàn kỹ sư Sun Group đi khảo sát Fansipan năm 2013
Anh Đặng Ngọc Hồng hồi tưởng lại ngày đó, cứ sáng sáng, “đàn kiến người” (dân bản địa được thuê vác nguyên vật liệu lên núi xây các trụ điện- PV) lại cần mẫn vác nào xi măng, sắt thép... cứ dọc sống lưng núi mà leo lên để xây dựng đường điện 35kV.
Không có tuyến đường điện 35kV đó, không có cáp treo Fansipan bây giờ. Làm đường điện lên đỉnh cũng gian nan không kém làm cáp treo.
Hành trang mà anh Trịnh Văn Hà mang theo đến Fansipan là sự dày dặn từng trải của gã trai đã từng tham gia 2 tuyến cáp treo lập kỷ lục thế giới ở Bà Nà. Nhưng tất cả dường như không giúp được gì nhiều, có chăng, chỉ là chút kinh nghiệm đi rừng, mà rừng ở Fansipan khác xa rừng Bà Nà.
Đá nguyên khối được vận chuyển lên đỉnh Fansipan bằng sức người
Những ngày đầu đến Sa Pa, cảm giác háo hức nhanh chóng nhường chỗ cho sự ...hoài nghi. Cái rét thấu xương trên đỉnh như kim đâm xuyên vào da thịt. Buông điện thoại sau những cuộc gọi về nhà chóng vánh, anh tự hỏi: vì sao mình nhận lời sếp đến chốn rừng thiêng nước độc này chứ? Hay là, cùng lắm thì về quê?
Hỏi, để tự trả lời rằng: không được bỏ cuộc
Ba tháng trước giai đoạn 30/4/2015, mỗi ngày, anh Nguyễn Khắc Tưởng, đội trưởng đội bảo dưỡng cáp LCS, ký giấy cho cả nghìn người vào Vườn quốc gia Hoàng Liên để làm việc cho công ty cáp treo, cuối cùng chỉ khoảng 100 người có thể trụ lại.
Đến giờ, những đêm tuyết rơi dày đặc phải ngủ lại ở trụ T4 vẫn còn ám ảnh Tưởng. “Lúc nào cũng phải có một cái que bên cạnh, thỉnh thoảng lại phải bật dậy nhòm xem bạt đã trũng chưa để lấy gậy chọc cho tuyết rơi xuống, không thì lán sẽ sập”. Đặt lưng là ngủ ư? Giấc ngủ của những người leo rừng, trèo núi suốt ngày chưa khi nào dễ như mọi người nghĩ.
Những đêm mưa gió, hơn mười gã trai chui vô cái lán dựng thấp như lều gieo mạ ở quê, nửa ngồi, nửa nằm chờ trời s áng, thấp thỏm sợ lũ cuốn đi. Rắn, vắt, những bữa cơm nửa sống nửa chín, những ngày lũ chia cắt, lương thực không chuyển lên núi được, ăn mỳ tôm sống cầm hơi… Suốt cuộc đời này chẳng ai trong các anh có thể quên được Fansipan ngày đó.
“Lều vịt” tránh mưa nắng của kỹ sư, công nhân xây dựng trên đỉnh Fansipan
Sự khắc nghiệt của đỉnh cao 3143m là một phép thử với Sun Group và cả các chuyên gia nước ngoài. Sau rất nhiều khảo sát, kết quả đều cho thấy với một địa hình dốc đứng, cáp treo một dây sẽ không thể trụ nổi trước những cơn gió giật có thể lên tới cấp 12 ở Fansipan. Và phương án các chuyên gia cáp treo Doppelmayr đưa ra là cáp treo ba dây- công nghệ mà các kỹ sư Sun Group chưa bao giờ thử.
“So với cáp treo một dây, bên cạnh giá thành thi công tăng vọt, việc thực hiện phức tạp hơn rất rất nhiều lần. Cáp treo 3 dây đòi hỏi độ chính xác rất cao với dung sai cho phép chỉ 2,5mm - một yêu cầu vô cùng khó, cần rất nhiều thời gian để có được phương án thi công phù hợp”, kỹ sư Trịnh Văn Hà kể.
Và Sun Group chọn phương án ba dây. Đó là bởi vì sự an toàn của du khách. Trong điều kiện gió lớn, cáp 3 dây vẫn có thể vận hành êm ru. Và cũng là vì sự an toàn của rừng Hoàng Liên. Sử dụng công nghệ cáp 3 dây, số lượng trụ cáp sẽ ít hơn hẳn, và đây sẽ là giải pháp gây ảnh hưởng ít nhất đến môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
“Giảm thiểu tối đa sự can thiệp vào môi trường khi đó là tiêu chí tiên quyết”, anh Đặng Ngọc Hồng khẳng định.
Quyết định bất chấp tốn kém, khó khăn. Lựa chọn làm thủ công để không ảnh hưởng đến môi trường. Sun Group đã đặt ra cho những kỹ sư của mình một bài toán khó, và khiến chính các chuyên gia của Doppelmayr cũng nghi ngờ.
Chênh vênh thi công cáp treo Fansipan
Ban đầu, lúc kéo cáp công vụ gần xong, nhà ga dịch vụ cơ bản mới xong phần móng. Chứng kiến hình ảnh công nhân Việt đào thủ công, các chuyên gia ngoại nhận định, phải mất 5 năm, công trình này mới nên hình hài.
Vậy mà, chỉ sau hơn 2 năm, cáp treo Fansipan đã khánh thành, trong vỡ òa sung sướng của những con người ăn gió, ngủ sương, biến mình thành “tarzan” nhiều tháng trời trong rừng. Giờ nhìn lại, họ vẫn tự hỏi, không hiểu sao ngày đó, mình có thể vượt qua. Nhưng có một điều chắc chắn mà các anh biết, đó là sự đùm bọc, yêu thương, là tình đồng đội trong gian khó đã tạo nên động lực để đội quân Fansipan ngày ấy chinh phục đại ngàn, làm nên một công trình để đời.
“Ngày qua ngày, những nỗi khiếp đảm đã trở thành điều bình thường. Yêu thương, đoàn kết, đùm bọc, sẻ chia từ miếng cơm, điếu thuốc, tấm áo ấm là những điều sau cùng đọng lại”, anh Trịnh Văn Hà bùi ngùi.
Cáp treo tới Ga đến. Trong số những vị khách chẳng rõ có ai kịp hiểu người Sun Group các anh đã kéo cáp bằng tay, lần theo đường rừng, chứ không phải kéo bằng trực thăng như các chuyên gia Doppelmayr vẫn làm.
Doãn Phong
" alt="Hành trình kiến tạo cáp treo Fansipan" />
...[详细]
"Lúc còn bé, nhà mình có một vườn hoa và ngày nào nhiệm vụ của mình cũng là kéo nước tưới cho hoa luôn tươi tốt. Có lẽ mình được thừa hưởng niềm đam mê với hoa lá từ chính ba mẹ mình, nhất là khi sang sống cùng chồng tại Hà Lan - đất nước của các loài hoa, sở thích của mình càng được hun đúc mạnh mẽ. Và mình đã quyết định tự thiết kế một vườn hoa riêng", chị Phúc nói.
Khu vườn rộng 100m2, chị chủ yếu trồng hoa hồng và cẩm tú cầu. Đây là hai loại hoa chị yêu thích nhất và có thể nở suốt mùa hè mà không cần thường xuyên chăm sóc.
Chị cũng ưu tiên trồng cẩm tú cầu loại endless summer và hoa hồng nước Anh David Austin vì nở đẹp, thơm và rất lâu tàn.
Ngoài ra chị còn trồng xen kẽ hoa trà (hay còn gọi hoa hồng Nhật Bản), hoa tử đằng, và các chậu hoa treo thay đổi mỗi năm, góp phần làm đẹp cảnh quan, tô điểm không gian sống.
"Thời gian đầu mình chưa có hiểu biết nhiều về các loại hoa nên không nắm được đặc tính của chúng, xem hoa nào nên trồng trong nhà hay hoa nào trồng ngoài sân. Sau đó mình học hỏi từ mẹ chồng và dần đúc kết được kinh nghiệm, tự tin theo đuổi đam mê", bà mẹ 4 con kể.
Để vườn hoa tươi tốt và khoe sắc rực rỡ hơn, chị Phúc bón bổ sung thêm phân gà cũng như tỉa cành hai lần trong năm, thời điểm tháng 3 và tháng 7. Nhờ thế, mỗi năm cây cối lại trưởng thành và cho hoa đẹp hơn.
Trong vườn của gia đình chị Phúc cũng có một số loại cây ăn trái như táo, cherry và nho xanh.
Các cây tương đối thấp, vào mùa lại sai trĩu quả nên các bé rất hào hứng, có thể tự tay hái và thưởng thức trái ngọt ngay tại vườn.
Bên cạnh đó, chị còn làm một vườn rau rộng 100m2 với đủ loại như đậu cô-ve, bắp cải, súp lơ, su hào, cà rốt, rau muống, cải xanh, cải cúc, bầu, bí, khổ qua, dưa leo,...
Người phụ nữ này cũng trồng thêm các loại rau gia vị đặc trưng ở Việt Nam như húng quế, tía tô, rau mùi, diếp cá,.. để phần nào vơi đi nỗi nhớ quê hương luôn thường trực trong lòng.
Chị Phúc thường trồng rau theo mùa, chủ yếu từ mùa xuân và cuối vụ tầm tháng 10. Chồng và các con cũng hay phụ giúp chị làm vườn, chăm sóc rau trái. Mỗi buổi chiều, cả gia đình chị lại cùng ra vườn tưới nước, dọn dẹp cỏ và thu hoạch rau.
Nhờ được chăm sóc vun vén lại có khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên các loại rau trong vườn luôn tươi tốt, hạn chế sâu bệnh. Gia đình chị mùa hè không phải đi chợ mua rau vì đã có nguồn thực phẩm sạch tại gia.
Không chỉ giúp gia chủ thỏa mãn thú vui điền viên, tô điểm không gian và cung cấp nguồn thực phẩm sạch mà khu vườn tràn ngập hoa trái còn là nơi giải tỏa căng thẳng, tái tạo năng lượng cho các thành viên.
"Mùa hè, mỗi sáng sau khi chuẩn bị và đưa các con đến trường, mình thường ra vườn nhâm nhi ly cà phê, ngắm hoa, nghe chim hót, hít hà mùi hương hoa hồng thơm dịu. Cảm giác như mọi mệt mỏi đều tan biến, chỉ còn lại năng lượng tích cực, tràn trề để khởi động ngày mới", người phụ nữ U40 tâm sự.
Đam mê vườn tược, chị Phúc cũng mong muốn truyền được cảm hứng cho các con, mang đến cuộc sống phong phú nhiều trải nghiệm để các bé thỏa sức tìm hiểu, khám phá.
Theo Dân Trí
Khu vườn nhỏ đủ loại cây trái của cặp đôi yêu nhau 16 năm
Khu vườn nhỏ ngập nắng chính là minh chứng cho tình yêu của đôi vợ chồng trẻ và cũng là tình yêu mà họ dành cho thiên nhiên.
" alt="Khu vườn 100m2 tràn ngập hoa trái của mẹ Việt ở Hà Lan" />
...[详细]
Chị Phương luôn cảm thấy may mắn vì có mẹ ở bên trong những lúc khó khăn.
“Áp lực từ công việc, cuộc sống không ít lần khiến tôi mệt mỏi. Nhiều khi, tôi chỉ mong có ai đó giúp đưa đón con tới trường hay đi bệnh viện, chích ngừa.
Nhưng tôi nghĩ đây là cuộc sống của mình, do mình lựa chọn, bản thân phải cố gắng tự vượt qua khó khăn. Những điều tốt đẹp vẫn đợi tôi ở đâu đó trên con đường này”, chị Phương nhớ lại.
Vài năm sau đó, mọi thứ dần ổn định trở lại. Trong những năm tháng ly hôn và làm mẹ đơn thân, người chị Phương biết ơn nhất là mẹ.
“Mẹ là điểm tựa cho tôi trong giai đoạn khó khăn. Tôi vẫn nhớ từng lời động viên của mẹ rằng ‘Ba mẹ rất thương con! Không ai muốn con cái phải chia lìa, nhưng đến thời điểm phải đưa ra quyết định cho cuộc sống, ba mẹ luôn ủng hộ con. Cuộc đời là của con nên con sẽ biết làm thế nào để được hạnh phúc. Khi vững bước trên con đường của riêng mình, lúc nào mỏi mệt quá thì cứ về nhà với ba mẹ’”.
Thời điểm đó, người mẹ đang điều trị ung thư nhưng vẫn giúp chị Phương chăm sóc con khi chị bận đi công tác. Ý chí kiên cường và sự hy sinh của mẹ khiến chị Phương tự nhủ mình phải không ngừng cố gắng.
“Để được như ngày hôm nay, tôi đã trải qua nhiều biến cố và luôn có mẹ ở bên động viên. Mẹ là người rất tuyệt vời”, chị xúc động nói.
Chị Phương - anh Đạo thường xuyên ghé thăm cha mẹ.
Hạnh phúc vỡ òa
Nhớ lại lần đầu gặp lại mối tình đầu sau 10 năm chia tay, chị Phương kể: “Cảm xúc của tôi lúc đó rất lẫn lộn, có vui và vỡ òa vì suy nghĩ: ‘Cuối cùng cũng gặp lại người này’. Ngồi nói chuyện mới biết cùng ở chung thành phố, từng đến nhiều nơi như nhau nhưng chúng tôi chưa một lần gặp lại. Sau khi chia tay, anh cắt đứt liên lạc, tôi cũng không tìm vì không cố để níu kéo”.
Tuy nhiên, hơn một năm sau đó, hai người mới bắt đầu kết nối lại. Vài tháng đầu, họ vẫn dành thời gian tìm hiểu nhau, chưa vội xác định mối quan hệ chính thức.
Chị Phương mở lòng về quãng thời gian khó khăn sau khi ly hôn và làm mẹ đơn thân. Anh Đạo cũng trải qua những mối tình dang dở và đổ vỡ hôn nhân.
“Đối với tôi, mọi chuyện tựa như phép màu. Thượng đế đã sắp đặt cho chúng tôi gặp lại nhau khi mỗi người đều trải qua nhiều biến cố. So với những năm tháng đôi mươi, chúng tôi chín chắn, biết nhường nhịn và trân trọng nhau hơn”.
Anh Đạo và chị Phương kết hôn năm 2019.
Lần này, chị Phương - anh Đạo quyết định trở thành bạn đồng hành của nhau trong suốt quãng đời còn lại. Khi đó, hai người mới công khai mối quan hệ.
“Trong thời gian làm mẹ đơn thân, nhiều lúc tôi cảm thấy chênh vênh. Nhưng khi đã đi qua những chênh vênh đó, tôi lại muốn ở một mình vì sợ quay lại cuộc sống hôn nhân. Nhưng mọi chuyện thay đổi khi gặp lại anh ấy. Có thể ngày trước là đúng người, sai thời điểm thì lần này, tất cả đều đúng”, chị Phương nói.
Khi quay lại, chị Phương - anh Đạo mới phát hiện cả hai đều thích làm công tác xã hội, bảo vệ rừng. Hai vợ chồng đang làm công việc liên quan tới các hoạt động thể thao, du lịch mạo hiểm và tham gia chương trình cộng đồng.
Với chị Phương, cuộc sống hiện tại gói gọn trong hai từ “hạnh phúc”.
“Sáng chồng chở tôi đi làm, trưa ăn cơm chung, chiều về đón con. Trong tuần, gia đình tôi thường về nhà ăn với bố mẹ. Cuối tuần, hai vợ chồng rủ nhau đi siêu thị, rồi về anh nấu ăn, tôi rửa bát, dọn dẹp, tắm cho con. Anh vẫn dành không gian riêng cho vợ đi chơi, uống cà phê với bạn bè”.
Gia đình nhỏ của chị Phương luôn tràn ngập tiếng cười và niềm hạnh phúc.
Chị Phương cũng cảm thấy may mắn khi anh Đạo hết lòng thương yêu con gái riêng của vợ. Anh đưa đón cô bé đi học, họp phụ huynh, dạy học ở nhà. Cha mẹ chồng của chị Phương cũng chăm lo cho cháu gái.
Năm 2019, sau một vài biến cố, chị Phương mang thai con thứ hai. Đặc biệt, anh Đạo sinh nhật vào ngày 25/9, thì hôm 27/9, chị Phương đi sinh.
Cuối tháng 4 vừa qua, hai vợ chồng dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm. Ban đầu, chị Phương đưa ra thử thách, anh Đạo hoàn toàn ủng hộ, đồng hành và giúp vợ cõng đồ.
Nhìn lại những sự giúp đỡ, hỗ trợ mình có được trong những khoảng thời gian đen tối trong đời, chị Phương chia sẻ: “Nhân Ngày của Mẹ, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến mẹ ruột, mẹ chồng và tất cả người mẹ luôn hết lòng hy sinh cho con cái. Tôi cũng hy vọng mọi người không đánh mất niềm tin vào cuộc sống dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào”.
Chị Phương - anh Đạo dẫn con trai 19 tháng tuổi đi xuyên rừng 2 ngày, 1 đêm vào tháng 4 vừa qua. Hai vợ chồng hiện làm công việc liên quan tới thể thao mạo hiểm.
Theo Zing
Khu vườn 720m2 đẹp như 'resort thu nhỏ' người chồng tặng vợ ở Đồng Nai
Được chồng mua tặng mảnh vườn để trồng hoa, chị Tưởng đã "hô biến" thành không gian thư giãn xanh mát cho gia đình nghỉ ngơi dịp cuối tuần, đồng thời thỏa mãn thú vui điền viên.
" alt="Yêu và cưới mối tình đầu sau 5 năm làm mẹ đơn thân" />
...[详细]
Tu sĩ thực hiện nghi lễ cầu nguyện trước vị thần "Corona Devi" tại đền Kamatchipuri Adhinam ở thành phố Coimbatore để xin phước lành, giúp người dân vượt qua đại dịch Covid-19. Ảnh: AFP.
Ở Ấn Độ, có một truyền thống lâu đời là vào những thời khắc xảy ra thiên tai, người dân thường hướng đến đức tin để xoa dịu đau khổ.
Những người sùng bái Sheetla Mata - nữ thần của bệnh đậu mùa - tin rằng bà sẽ bảo vệ họ khỏi căn bệnh này bằng cách giết chết những con quỷ được cho là gây ra nó.
Nữ thần Sheetla Mata được cho là hóa thân của nữ thần Hindu Durga. Một ngôi đền 300 năm tuổi ở Gurgaon, gần New Delhi, là nơi dành riêng để thờ cúng nữ thần Sheetla Mata này.
Ngoài ra, một số đền thờ khác chuyên để cầu được chữa bệnh. Những nơi này thờ các vị thần nam, ví dụ như đền Vaitheeswaran ở thị trấn Mayiladuthurai của bang Tamil Nadu. Tại đây, các tín đồ cầu nguyện trước hóa thân của thần Shiva.
Đền Mahadeva ở bang Kerala là nơi các tín đồ tìm đến với mong muốn chữa bệnh động kinh và hen suyễn mạn tính. Ở quận Tumkur của bang Karnataka lân cận, bệnh nhân ung thư thường xuyên đến thăm đền Areyuru Vaidhyanatheshwara. Họ tin rằng ngôi đền này có thể chữa khỏi bệnh cho họ mà không cần điều trị bằng y học hiện đại.
Đền Pataleshwar ở thành phố Muradabad, bang Uttar Pradesh - hiện đóng cửa vì đại dịch - thường là một điểm đến nổi tiếng của người mắc bệnh ngoài da.
Nhiều người hành hương đến đây xin phước lành bằng cách mang theo chổi làm vật cúng lễ hoặc quét sạch các tầng của ngôi đền.
Các cửa hàng bán chổi gần đền thờ thường rất đắt hàng vào cuối tuần. Sau khi cúng xong, đa số chổi được trả lại người bán và tiếp tục bán cho người đến sau.
Ở những nơi khác của bang Uttar Pradesh, một chiếc máy bơm bằng tay ở đền Jagnewa Hanuman bơm lên nước mà nhiều người tin rằng có khả năng chữa bệnh.
Các tín đồ tin rằng một vị thánh đã chạm vào máy bơm và truyền khả năng chữa bệnh vào nó. Họ lấy nước trong chai thủy tinh và rưới lên cơ thể bệnh nhân với niềm tin rằng họ sẽ khỏi bệnh.
Anant Kumar, một người dân địa phương, cho biết: “Bệnh hen suyễn mạn tính của con gái tôi - căn bệnh mà y học hiện đại không thể chữa khỏi trong nhiều năm - đã biến mất trong vòng một tháng sau khi con bé uống nước được lấy từ máy bơm bằng tay này”.
Tu sĩ thờ tượng thần thần Shiva và nữ thần Parvati tại một ngôi đền ở thành phố Prayagraj, Ấn Độ. Ảnh: AP.
Truyền thống văn hóa hay mê tín dị đoan?
Hàng triệu người Ấn Độ đặt niềm tin vào những ngôi đền “chữa bệnh” như vậy. Trong khi đó, không ít người vẫn hoài nghi về điều này và cho rằng đây là mê tín dị đoan.
Harsh Bhagnani, một kỹ sư ở Mumbai, cho biết: “Các ngôi đền chữa bệnh chỉ có tác dụng như giả dược đối với những người cuồng tín. Các liệu pháp chữa bệnh nên bắt nguồn từ khoa học và y học hiện đại".
Một số người phản đối các đền thờ này cho rằng lý do người dân đổ xô đến đây là vì hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Ấn Độ không được chú trọng đầu tư.
Theo kết quả Báo cáo Phát triển Con người năm 2020 của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc, Ấn Độ đứng thứ 155 trong số 167 quốc gia về số giường bệnh sẵn sàng đáp ứng nhu cầu người dân. Tỷ lệ cụ thể của nước này là 5 giường bệnh và 8,6 bác sĩ trên mỗi 10.000 dân.
Tuy nhiên, đối với R. P. Mitra, giáo sư nhân chủng học tại Đại học Delhi, những nghi lễ tôn giáo nói trên đã ăn sâu vào tiềm thức người dân Ấn Độ.
Bệnh viện Ấn Độ quá tải trước làn sóng Covid-19 thứ hai, với tình trạng thiếu giường bệnh và oxy y tế. Ảnh: Reuters.
"Những ngôi đền này là điểm tựa, trợ giúp các tín đồ trong thời điểm bất an, sợ hãi và đau khổ do những căn bệnh chết người gây ra. Các ngôi đền có thể được coi là một khu phức hợp siêu nhiên", giáo sư Mitra phân tích.
Ông cho biết những người sùng đạo vẫn có thể muốn nhận được phước lành của thần thánh và vẫn có niềm tin vào y học hiện đại, vì cả hai không nhất thiết phải loại trừ lẫn nhau.
"Dù là y học cổ truyền của Trung Quốc hay các liệu pháp cổ xưa được áp dụng ở khắp các quốc gia như Bangladesh, Pakistan, Nepal hay Ấn Độ, thì niềm tin tôn giáo luôn được đưa vào y học cổ truyền", ông nói thêm.
Theo Zing
Người quyết định ai được sống, ai phải chết trong bệnh viện Ấn Độ
26 tuổi, còn chưa hoàn thành xong chương trình đào tạo y khoa nhưng bác sĩ Aggarwal phải đưa ra quyết định ai được sống, ai phải chết - việc mà anh cho rằng nên là trách nhiệm của Chúa.