Thành công của Flappy Bird năm nào đã trở thành nguồn động lực, động viên cổ vũ các studio Việt rất nhiều. Tuy nhiên, không phải studio Việt Nam nào cũng dám làm những nội dung thuần Việt, vốn được đánh giá là khó thành công. Thế nhưng TiTi Game lại mạo hiểm đi ngược truyền thống đó, khi cho ra đời Ghép Chữ, một sản phẩm đến từ nguồn cảm hứng ‘phong ba bão táp không bằng chữ cái Việt Nam’.
Có thể nói sự phong phú của tiếng Việt đã được studio này truyền tải một cách hết sức ý nghĩa thông qua ‘Ghép Chữ’. Bằng việc nối các chữ cái với nhau để tạo thành một từ có nghĩa, người chơi sẽ phải vượt qua hơn 300 màn chơi với độ khó tăng dần cả về số lượng lẫn chất lượng.
Song song với việc giải đố, người chơi cũng sẽ được cung cấp những kiến thức bổ ích về những từ đã ghép thành công, giúp bạn rèn luyện trí não và tăng vốn từ vựng. Đây mới chính là phần thưởng vô giá dành cho người chơi bên cạnh phần thưởng vàng hay cúp để so tài với bạn bè. Game đặc biệt phù hợp với giới trẻ, lứa tuổi học sinh, sinh viên. Cha mẹ có thể chơi cùng các con để các em phản xạ nhanh, nâng cao vốn từ vựng tiếng Việt.
Những tưởng việc ghép chữ vốn là thứ rất đơn giản với người lớn, thế nhưng khi bắt tay vào thử vọc game, bạn mới thấy… toát mồ hôi. Điểm khó của trò chơi nằm ở chỗ các chữ cái cần ghép hoàn toàn không có dấu, trong khi từ cần ghép lại có dấu. Chính sự thiên biến vạn hóanày khiến người chơi tưởng dễ mà khó, đôi khi bất lực trong việc tìm ra đáp án dù đã nhận được sự gợi ý. Việc vét cạn để tìm ra hết các đáp án từ các chữ cái, đòi hỏi bạn kiên nhẫn và tập trung cao độ.
Càng về sau, độ khó càng tăng bởi độ dài của số từ cần ghép khiến bạn như muốn ‘nổ não’ bởi có vô số chữ cần ghép. Chiêu ghép loạn xạ để tìm ra đáp án gần như vô dụng bởi điều đó chỉ khiến bạn mất thời gian mà không tìm ra được lời giải.
Ghép Chữlà một game miễn phí hoàn toàn, hỗ trợ chơi mạng offline nên người chơi không phải lăn tăn về việc mất tiền hay không có kết nối mạng. Chỉ cần một chút kiên nhẫn cộng với sự nhanh trí, bạn có thể vượt qua các màn chơi khó nhằn mà không phải bỏ ra đồng nào. Nếu cảm thấy các chữ cái quá khó để ghép, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè hoặc dùng vàng để đổi lấy gợi ý.
Càng về sau, độ khó càng tăng bởi độ dài của số từ cần ghép khiến bạn như muốn ‘nổ não’ bởi có vô số chữ cần ghép. Chiêu ghép loạn xạ để tìm ra đáp án gần như vô dụng bởi điều đó chỉ khiến bạn mất thời gian mà không tìm ra được lời giải.
Ghép Chữlà một game miễn phí hoàn toàn, hỗ trợ chơi mạng offline nên người chơi không phải lăn tăn về việc mất tiền hay không có kết nối mạng. Chỉ cần một chút kiên nhẫn cộng với sự nhanh trí, bạn có thể vượt qua các màn chơi khó nhằn mà không phải bỏ ra đồng nào. Nếu cảm thấy các chữ cái quá khó để ghép, bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ bạn bè hoặc dùng vàng để đổi lấy gợi ý.
" alt=""/>Ghép chữ – Xu hướng cho người chơi muốn ‘hack não’Tại phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ, Mark Zuckerberg từng đưa ra cam kết sẽ tuân thủ các quy tắc của GDPR không chỉ ở châu Âu mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Mặc dù vậy, Facebook có động thái khiến nhiều người bất ngờ khi chuyển văn phòng của bộ phận giám sát người dùng Facebooke bên ngoài Mỹ, Canada và EU. Trước đó, cơ quan này được đặt tại trụ sở quốc tế ở Ireland. Tuy nhiên Mark Zuckerberg đã quyết định chuyển cơ quan này về tổng hành dinh Facebook ở California (Mỹ). Điều này làm thay đổi tình trạng pháp lý của 1,5 tỷ người dùng Facebook, những người sẽ được bảo vệ bởi luật pháp Mỹ thay vì EU.
Facebook cho rằng sự thay đổi này không có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên các chuyên gia thì lại không nghĩ như vậy. “Di chuyển nơi quản lý của 1,5 tỷ con người không đơn giản như việc cắt dán”, nhà nghiên cứu Lukask Olejnik chia sẻ.
![]() |
Luật về quyền riêng tư GDPR của châu Âu khiến Facebook lo ngại |
Lukask Olejnik nói thêm rằng, người dùng Facebook sẽ mất đi một số quyền riêng tư hiện tại. Điều này là bởi các tiêu chuẩn bảo vệ dữ liệu ở Mỹ dễ dãi hơn nhiều so với Châu Âu. Facebook cho rằng việc thay đổi này nhằm tránh né một quy định ở EU sau khi GDPR được triển khai.
GPDR yêu cầu các thông báo bảo mật phải được đăng tải bằng một số ngôn nhữ nhất định, quy định này không có tại các tiểu bang Hoa Kỳ. Giải thích này của Facebook đã vô tình thừa nhận việc đổi văn phòng nhằm để lách khỏi sự kiểm soát của luật pháp Châu Âu. Trước Facebook, Linked là công ty từng có động thái tương tự.
Tuấn Nghĩa - Lê Tuấn Đạt - Xuân Quý (Theo Phonearena)
Video sub: Kiều Oanh
" alt=""/>Facebook tìm cách lách luật bảo vệ quyền riêng tư của châu ÂuĐiện thoại Taiga do InfoWatch thiết kế, sản xuất tại Trung Quốc, được đặt theo tên khu rừng hoang ở Siberia, chạy firmware riêng trên nền tảng Android, cho phép ứng dụng hoạt động mà không thu thập dữ liệu. Nó cũng tích hợp công cụ để người quản trị - chẳng hạn bộ phận công nghệ thông tin trong doanh nghiệp – kiểm soát được phần mềm nào được chạy trên thiết bị và nội dung nào người dùng được phép truy cập hoặc chia sẻ.
" alt=""/>Nga ra mắt điện thoại chống gián điệp