Biểu đồ thị trường ô tô Việt Nam theo các tháng. Nguồn: VAMA

Đáng chú ý, lượng xe bán tháng 3 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 34% trong khi xe nhập khẩu tăng 17% so với cùng kì năm ngoái.

Nếu tính thêm doanh số của TC Group (bán 7.069 xe Hyundai) và Vinfast (bán 3.471 xe), tổng lượng bán xe của thị trường tháng 3 sẽ là 47.502 xe, tăng 68,9% so với tháng 2 trước đó (bán 28.129 xe).

Sức mua của thị trường ô tô tháng 3 vừa qua cũng là cao nhất từ trước đến nay, đánh giá đúng tình trạng “sốt” xe đang diễn ra. Rất nhiều mẫu xe nhập khẩu của các hãng Toyota, Ford và xe lắp ráp Hyundai, Kia ở trạng thái không sẵn hàng, buộc khách hàng chờ đợi từ 3 đến 6 tháng, cá biệt có một số mẫu lên tới cả năm mà không có gì chắc chắn.

Từ việc thiếu xe giao khách, nhiều đại lý đã tranh thủ “bán bia kèm lạc” hoặc thậm chí không cần “lạc” mà tuyên bố bán “chênh” từ hàng chục tới cả trăm triệu đồng, nếu khách muốn lấy xe sớm. Điển hình như các mẫu xe mới ra mắt là Hyundai Tucson, SantaFe, Toyota Raize, Ford Explore...

Cả xe nhập khẩu lẫn lắp ráp đều tăng trưởng mạnh trong tháng 3/2022.

Mặc dù thị trường đang diễn ra ở khía cạnh “méo mó” nhưng cũng nhờ vậy mà những mẫu xe vốn bán chậm đã được hưởng “sái” từ các đối thủ đang khan xe. Điển hình như mẫu Mitsubishi Outlander bất ngờ bán được tới 701 xe trong tháng 3, trong khi các tháng trước đó chỉ bán trên dưới 100 xe. Hay Honda City vọt lên 1.744, tiếp tục duy trì doanh số tốt nhờ các mẫu xe tương đương giá như Toyota Raize, Kia Sonet thiếu xe giao khách.

Dựa trên kết quả bán hàng từ VAMA và hai nhà phân phối TC Group, Vinfast, bức tranh thị trường ô tô tháng 3 hết sức sáng sủa với ngôi vị thương hiệu xe du lịch dẫn đầu tiếp tục là Toyota (bán 7.977 xe), vị trí số 2 thuộc về Hyundai với 7.069 xe. Kia đứng ở vị trí số 3 là 6.238 xe, vị trí số 4 là Mitsubishi với 3.675 xe và Honda ở vị trí số 4 với 3.604 xe.

Dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục có 2 tháng cao điểm mua xe là tháng 4 và 5 tới đây nhờ dư âm của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng tháng 5/2022. Bên cạnh đó, tình hình thị trường khan nguồn cung xe chắc chắn sẽ góp phần tạo nên sức mua tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp nhiều khách hàng tuyên bố không chịu thỏa hiệp mua xe bị “chênh” thêm tiền.

Đình Quý

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

" />

Ô tô Việt bán đắt hàng kỷ lục dù giá xe tăng vù vù

Nhận định 2025-02-24 22:25:17 888

TheÔtôViệtbánđắthàngkỷlụcdùgiáxetăngvùvùlich 2023o báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của toàn thị trường trong tháng 3 vừa qua đạt 36.962 xe, bao gồm xe 28.491 du lịch; 7.794 xe thương mại và 677 xe chuyên dụng. Doanh số xe du lịch tăng 62%; xe thương mại tăng 63% và xe chuyên dụng tăng 41% so với tháng trước.

Trong số các xe bán ra trong tháng 3/2022, xe lắp ráp trong nước đạt 21.863 xe, tăng 50% so với tháng trước và doanh số xe nhập khẩu nguyên chiếc là 15.099 xe, tăng 82% so với tháng trước.

Biểu đồ thị trường ô tô Việt Nam theo các tháng. Nguồn: VAMA

Đáng chú ý, lượng xe bán tháng 3 đã tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 34% trong khi xe nhập khẩu tăng 17% so với cùng kì năm ngoái.

Nếu tính thêm doanh số của TC Group (bán 7.069 xe Hyundai) và Vinfast (bán 3.471 xe), tổng lượng bán xe của thị trường tháng 3 sẽ là 47.502 xe, tăng 68,9% so với tháng 2 trước đó (bán 28.129 xe).

Sức mua của thị trường ô tô tháng 3 vừa qua cũng là cao nhất từ trước đến nay, đánh giá đúng tình trạng “sốt” xe đang diễn ra. Rất nhiều mẫu xe nhập khẩu của các hãng Toyota, Ford và xe lắp ráp Hyundai, Kia ở trạng thái không sẵn hàng, buộc khách hàng chờ đợi từ 3 đến 6 tháng, cá biệt có một số mẫu lên tới cả năm mà không có gì chắc chắn.

Từ việc thiếu xe giao khách, nhiều đại lý đã tranh thủ “bán bia kèm lạc” hoặc thậm chí không cần “lạc” mà tuyên bố bán “chênh” từ hàng chục tới cả trăm triệu đồng, nếu khách muốn lấy xe sớm. Điển hình như các mẫu xe mới ra mắt là Hyundai Tucson, SantaFe, Toyota Raize, Ford Explore...

Cả xe nhập khẩu lẫn lắp ráp đều tăng trưởng mạnh trong tháng 3/2022.

Mặc dù thị trường đang diễn ra ở khía cạnh “méo mó” nhưng cũng nhờ vậy mà những mẫu xe vốn bán chậm đã được hưởng “sái” từ các đối thủ đang khan xe. Điển hình như mẫu Mitsubishi Outlander bất ngờ bán được tới 701 xe trong tháng 3, trong khi các tháng trước đó chỉ bán trên dưới 100 xe. Hay Honda City vọt lên 1.744, tiếp tục duy trì doanh số tốt nhờ các mẫu xe tương đương giá như Toyota Raize, Kia Sonet thiếu xe giao khách.

Dựa trên kết quả bán hàng từ VAMA và hai nhà phân phối TC Group, Vinfast, bức tranh thị trường ô tô tháng 3 hết sức sáng sủa với ngôi vị thương hiệu xe du lịch dẫn đầu tiếp tục là Toyota (bán 7.977 xe), vị trí số 2 thuộc về Hyundai với 7.069 xe. Kia đứng ở vị trí số 3 là 6.238 xe, vị trí số 4 là Mitsubishi với 3.675 xe và Honda ở vị trí số 4 với 3.604 xe.

Dự báo thị trường ô tô Việt Nam sẽ tiếp tục có 2 tháng cao điểm mua xe là tháng 4 và 5 tới đây nhờ dư âm của chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho xe lắp ráp trong nước sẽ kết thúc vào ngày cuối cùng tháng 5/2022. Bên cạnh đó, tình hình thị trường khan nguồn cung xe chắc chắn sẽ góp phần tạo nên sức mua tăng trưởng mạnh mẽ, bất chấp nhiều khách hàng tuyên bố không chịu thỏa hiệp mua xe bị “chênh” thêm tiền.

Đình Quý

Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

本文地址:http://game.tour-time.com/news/728a498972.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo góc Como vs Napoli, 18h30 ngày 23/2

Thương Tín bảo: "Sài Gòn bây giờ thay đổi nhiều quá, sự tất bật thể hiện ngay từ những con đường, ai cũng vội vàng và cuộc đời tôi như chầm chậm lại bởi những câu chuyện quá khứ và hiện tại".

Lo giấy tờ hợp thức hóa cho con đi học

Nam diễn viên nổi tiếng một thời tiết lộ vừa hoàn thành xong bộ phim chiếu rạp của đạo diễn Lê Cung Bắc, đang chờ bộ phim mới của một đạo diễn trẻ, chắc phải di hành ra tới Huế để hoàn thành vai diễn này. "Phim ảnh bây giờ không xôm tụ như trước nên hiện giờ tôi đã đưa vợ con ra Phan Rang vùng quê cha đất mẹ để tạm sống qua ngày, khi nào có phim tôi lập tức “bay” vào Sài Gòn để nhận việc. Tôi cứ cặm cụi mà sống vậy thôi" - anh trải lòng.

{keywords}
Thương Tín: Cuộc đời tôi như chầm chậm lại bởi những câu chuyện quá khứ và hiện tại!

Thương Tín thường thuê khách sạn ở quận 12 cho rẻ, tá túc vài ngày khi lên Sài Gòn kiếm việc hoặc chờ để đi quay phim mỗi khi có dự án mời. Khó khăn nhất với anh là việc di chuyển. Anh thật thà: "Tính tôi chạy xe ẩu lắm, cứ lên yên là vọt với tốc độ cao, đường xá chật chội nên vừa rồi bị té xe “nát” hết tay và chân. Vợ thấy vậy khóc quá trời nên bây giờ tôi phải chọn phương án đi xe… buýt an toàn nhất, chứ “chơi” xe ôm đi vòng vòng hú hí bạn bè cũng hao tốn dữ lắm.

Thương Tín khoe: “Có anh bạn Giám đốc nhà sách, biết tình hình tôi đang lênh đênh bảo đưa vợ con vào Sài Gòn thuê một chỗ ở tươm tất rồi đi làm cho công ty anh ấy. Người ta mở lời thì mừng nhưng xưa đến nay mình là nghệ sĩ, chỉ biết diễn chứ có nghề nghiệp gì đâu, không biết có làm được gì không?...

Thấy tôi lo lắng, anh bạn bảo: "Anh về tiếp khách cho tôi, xem như là nhà ngoại giao đặc biệt. Vợ anh cứ làm chân bán sách, con cho đi học gần nhà, xem như gia đình anh sống khoẻ lo gì".

Nghe người ta giúp đỡ mình như vậy, mừng mà trong bụng cứ như đánh lô tô. Giờ tôi đang tính chuyện lo giấy tờ để hợp thức hoá việc đi làm cũng như việc cho đứa con đi học. Đây được xem là một cuộc “cách mạng” đổi mới vận mệnh của mình".

Thương Tin bảo cuộc sống gấp gáp, đôi khi cơ hội đến nhưng bản thân anh khá lúng túng trong việc đưa ra quyết định. "Tháng trước có bà thầy bói gặp tôi phán tỉnh bơ rằng sắp tới tôi sẽ lấy lại những gì đã mất… Nghe cũng mừng nhưng tôi sợ sẽ mất hết những gì đang có nên quẩn quanh mấy câu chuyện này khiến đầu óc tôi cũng rối lắm, nhiều đêm khó ngủ, ăn uống không còn “xa hoa” như lúc trước nên cơ thể không thể khoẻ mạnh như ngày nào. Giờ mình cứ sống vui ngày nào hay ngày đó, ai giao mình việc gì làm được đều nhận hết''.

Trước khi đến với người vợ trẻ hiện tại, Thương Tín nghĩ cứ ráng sống tốt sẽ ổn thôi, nhưng thực tế, ở độ tuổi lục tuần, chuyện vợ con gia đình không đơn giản, việc lo để có bữa cơm hàng ngày trang trải sinh hoạt và học hành cho con cũng không đơn giản.

{keywords}
 "Giờ mình cứ sống vui ngày nào hay ngày đó, ai giao mình việc gì làm được đều nhận hết".

Hai lần oan trái

Thương Tín kể,lần thứ nhất mang tội đánh bài, lần đó thực chất chỉ là một buổi đánh bài với những người bạn, cứ như “chén tạc, chén thù” với những người anh em ngay tại quán café của anh. Nhưng khi công an vào cuộc, anh lại rơi vào thế tình ngay lý gian khi tiền vàng trong việc mua bán đang nằm trong người anh, nó giống như tang chứng vật chứng làm nam diễn viên khổ sở cả một thời gian dài. Anh coi đây bài học xương máu để đời!

Lần thứ hai khi cuốn tự truyện ra đời, cứ nghĩ chỉ là những câu chuyện vui buồn của một đời nghệ sĩ được kể lại qua một nữ nhà báo đầy kinh nghiệm chấp bút. Vậy mà, khi xuất bản, dư luận cứ cho rằng anh đang khoe “chiến tích” tình trường, thế là gạch đá ào ạt bay vào.

"Thôi đành cam chịu tiếng chì tiếng bấc, chứ biết làm sao. Tôi tiếc nhất trong chuyện này, nếu như ai đó từng phản bác họ chịu khó đọc hết quyển tự truyện đó sẽ hiểu hết được câu chuyện của tôi, chứ đọc có một khúc, nghe có một đoạn phán chẳng biết phân tỏ làm sao" - nam diễn viên lừng lẫy một thời than vãn. 

Thời điểm đó có nhiều bài báo viết về tôi cứ như trên trời rơi xuống, càng đọc tôi càng mắc cười, vì rõ ràng nhà báo đó có gặp tôi đâu mà tả ghê quá, nào là Thương Tín những ngày trên đất Mỹ vùng California cứ mỗi lần nhìn tuyết rơi là nhớ quê quê hương yêu dấu, để cuối cùng anh chọn về Việt Nam để phục vụ tổ quốc non sông. Tôi đọc mà cứ nghĩ mình đang nằm mơ, vì không hiểu chuyện gì xảy ra. Có điều an ủi nhất trong đời tôi là những khoảnh khắc rong choi thế này, nhiều khán giả nhận ra tôi, tới làm quen, xin chụp hình…. Vui lắm, tôi nhận thấy họ vẫn còn yêu mến mình dù bây giờ đã là một “ông già” mon men tuổi 60.

{keywords}
Thương Tín thời trẻ với nhiều hào quang.

Thẳng tay đánh trợ lý định giở trò đồi bại với diễn viên trẻ

Thương Tín kể với phim ảnh, lần anh sốc nhất là đạo diễn Việt kiều Hàm Trần yêu cầu anh diễn thử trong một phân đoạn ngắn của bộ phim Đoạt Hồn. Anh kể: “Lúc đó tôi hơi nản, định bỏ về, nhưng để ý thấy tay này máu lửa, dồn tâm huyết vào từng cảm xúc khi tôi diễn nên cố gắng".

Với Thương Tín đây là vai diễn lạ trong một kịch bản mới, với nhiều màu sắc tâm linh từ một thế giới bí ẩn, nơi đó mỗi con người đều có những góc khuất riêng tư, những bí ẩn đầy bí mật. ''Tôi vào vai này cứ như một cuộc dạo chơi đầy thú vị, nó cho mình cái nhìn mới từ những con người trẻvà trong câu chuyện của phim cũng giúp mình rút ra được nhiều bài học từ thực tế của đời mình'' - nam diễn viên bộc bạch.

Nhắc đến Thương Tín, diễn viên Quyền Linh bật mí rằng đây là thần tượng của mình. Thuở  anh mới vào nghề, lương 25 ngàn nhưng đàn anh đã lĩnh tới một triệu rưỡi. Thu nhập tốt vậy nhưng sau mỗi xuất diễn, Thương Tín vẫn mời Quyền Linh uống café chung, la cà trò chuyện như anh em trong nhà. Sau này, được dịp đóng phim chung, mỗi lần “đụng độ” trong các phân đoạn diễn chung, Quyền Linh sợ nhất ánh mắt sắc bén như hút hồn của Thương Tín. Quyền Linh bảo cặp mắt đầy sắc thái ma mị, từng làm khối người mê mệt và ngay cả anh khi nhìn vào đôi mắt ấy cũng bối rối và đôi khi quên luôn lời thoại.

Nhắc đến Thương Tín, nhiều người nhận xét đây là nghệ sĩ khẳng khái, cương nghị, dám làm dám chịu. Câu chuyện anh từng tung cú đấm thẳng vào mặt tay trợ lý, khiến người này lăn lốc từ cầu thang xuống đất, phải đưa đi bệnh viện cấp cứu tại thị xã Vĩnh Long trong bộ phim Một đời ngang dọc vẫn được giới làm phim truyền tai nhau. Anh nhớ lại: "Đời tôi, ghét dạng người lừa thầy phản bạn, nên khi hay tin tay trợ lý này mạo danh tôi, để ép hai cô diễn viên trẻ uống nước cam có tẩm thuốc mê, hòng giở trò đồi bại tôi đánh ngay tại chỗ, đánh thẳng tay cho dù có bị kỷ luật cũng cam lòng" - Thương Tín kể.

{keywords}
Thương Tín đã hạn chế việc tự chạy xe mà đi xe buýt cho rẻ và an toàn.

Biết chấp nhận số phận

Anh tâm sự đóng quá nhiều vai diễn, nhưng chưa có vai nào giống như cuộc đời mình.

"Tôi thấy vai phản diện dễ đi vào lòng khán giả hơn, ít có vai nào từ đời sống bê lên màn ảnh mình được, nếu có chỉ một hai vai là chấm hết. Đã là nghệ sĩ, mình phải tạo ra nhiều nhân vật khác nhau, thổi hồn cho nó mới gọi là diễn viên chuyên nghiệp", anh nói.

Ngay cả việc làm nghệ sĩ nổi tiếng, tưởng sướng nhưng thật chất là rất khó sống, thà làm dân thường ít ai để ý, sống thoải mái hơn. Hỏi Thương Tín sao không bắt tay làm tiếp nghề đạo  diễn phim, đạo diễn sân khấu kịch?, anh cười  nói: "Thời thế, thế thời, đâu phải cái gì mình muốn cũng được. Giờ đã gần cái tuổi lục tuần, hơn ai hết tôi hiểu sức của mình tới đâu, tầm của mình cỡ nào, thôi cứ cố gắng hết mình trong từng công việc được giao. Giờ mỗi khi xem lại phim mình đóng, tôi không chỉ coi cho mình mà còn coi để dành cho đứa con gái, sau này nó lớn lên cũng hãnh diện khi thấy ba mình cũng từng là một… diễn viên, thế thôi!". 

Lữ Đắc Long

Nghệ sĩ Thương Tín: 'Tôi mất tất cả danh tiếng vì cờ bạc'

Nghệ sĩ Thương Tín: 'Tôi mất tất cả danh tiếng vì cờ bạc'

Nghệ sĩ gạo cội của điện ảnh Việt thập niên 1980-1990 cho biết đang đối diện với cuộc sống tận cùng khó khăn. Thu nhập từ nghề diễn ít ỏi, anh phải vay nợ, nhờ bạn bè giúp đỡ.

">

Thương Tín: Đời oan trái, U60 đi xe bus, tá túc chỗ rẻ kiếm tiền nuôi vợ con

{keywords}Chức năng quét mã QR quản lý người vào ra các địa điểm đã thực sự phát huy tác dụng trong đợt dịch thứ tư.

Chức năng quét mã QR quản lý người vào ra các địa điểm đã được bổ sung vào hệ thống công nghệ hỗ trợ phòng chống dịch từ đợt dịch Covid-19 lần thứ ba, nhưng chỉ thực sự phát huy tác dụng trong đợt dịch thứ tư, khi nhiều địa phương vận động, thậm chí là bắt buộc người dân thực hiện.

Hồi tưởng lại “quãng nghỉ” giữa 2 đợt dịch thứ ba và thứ tư, ông Đỗ Lập Hiển, Phó Giám đốc Trung tâm công nghệ chia sẻ, khi đó, Cục Tin học hóa đã rút kinh nghiệm quá trình ứng dụng công nghệ chống dịch và đề xuất ra bộ 5 giải pháp, trong đó có 1 điểm mấu chốt là bổ sung giải pháp quét QR Code để truy vết các ca nhiễm, ca nghi nhiễm.

Điều không nhiều người biết là trước thời điểm quyết định bổ sung giải pháp quản lý thông tin người vào ra các địa điểm công cộng bằng quét mã QR, Cục Tin học hóa đã có 2 tháng thử nghiệm giải pháp này ngay tại trụ sở đơn vị mình tại các tầng 20, 21, 22 tòa nhà 68 Dương Đình Nghệ (Hà Nội). 100% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Cục Tin học hóa và cán bộ, nhân viên một số đối tác của Cục đã cài Bluezone và quét mã QR khi vào ra các tầng. Sau đó giả định 1 cán bộ của Cục trở thành F0. Thông qua truy vết các “mốc dịch tễ” bằng công nghệ tiếp xúc gần và quét mã QR, đã xác định được F0 giả định này chỉ hoạt động tại tầng 20, quét QR tại tầng 20 và tiếp xúc với một số người cũng ở tầng 20. Trường hợp người này là F0 thật, sẽ chỉ phải cách ly những người ở tầng 20 và Cục Tin học hóa vẫn hoạt động được bình thường ở tầng 21 và 22.

“Kết quả thử nghiệm ngay trước “trận đánh” thứ tư với dịch bệnh Covid-19 chính là căn cứ quan trọng để chúng tôi bổ sung giải pháp quét mã QR ghi nhận người vào ra các địa điểm. Đã có lúc nhiều người nghi ngờ, xong nhờ có thử nghiệm kỹ lưỡng, chúng tôi luôn vững tin vào hiệu quả của giải pháp công nghệ này trong truy vết, phát hiện các ca nhiễm, ca nghi nhiễm dịch”, đại diện Trung tâm công nghệ chia sẻ.

“Giấy thông hành” cho người dân chuyển lên môi trường số

Ngay sau khi xác định được hiệu quả của giải pháp QR Code, trong tháng 4/2021, Cục Tin học hóa đã làm việc với các đơn vị phát triển 3 ứng dụng có nhiều người dân sử dụng quét mã QR là NCOVI, VHD và Bluezone để thống nhất mã QR trên các ứng dụng này. Mã QR thống nhất của 3 ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch chính là mã QR cá nhân phiên bản 1.0. Lúc đó, khi người dân dùng NCOVI, Bluezone hay VHD để quét mã QR, dữ liệu đều được tập hợp chung về 1 kho dữ liệu.

Dẫu vậy, trên thực tế, trong quá trình triển khai nền tảng khai báo y tế, kiểm soát người vào ra các địa điểm công cộng bằng quét mã QR, đội ngũ chuyên gia công nghệ đã phải đối mặt với rất nhiều khó khăn thách thức, với nhiều lần phải điều chỉnh, khắc phục các lỗi phát sinh của các ứng dụng hỗ trợ phòng chống dịch.

Cụ thể, bước vào đợt dịch thứ tư, khi các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền vận động quét QR và người dân nhiều địa phương tuân thủ tốt, đã bộc lộ vấn đề bất cập là: Kiến trúc ban đầu của các ứng dụng phòng chống dịch không đáp ứng được việc mấy chục triệu người dùng một thời điểm, bị quá tải. Lúc đó, bài toán thay đổi toàn bộ kiến trúc của các ứng dụng chống dịch Bluezone, NCOVI, VHD đã được đặt ra và được hiện thực hóa trong tháng 5. Các ứng dụng đã được quy hoạch, tổ chức lại theo kiến trúc mới khoa học, đáp ứng quy mô 100 triệu người dùng.

Thực tế triển khai còn cho thấy, ngoài các ứng dụng chống dịch có chức năng quét QR Code được Bộ TT&TT giới thiệu là Bluezone, NCOVI và VHD, các địa phương cũng sử dụng app (ứng dụng) của địa phương mình để quản lý thông tin người vào, ra các địa điểm. Thời điểm đó, thông tin, dữ liệu giữa các ứng dụng trung ương và địa phương triển khai không có sự liên thông; người dùng cũng không sử dụng Bluezone, NCOVI hay VHD để quét được mã QR do các ứng dụng của địa phương tạo ra. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả hỗ trợ phòng chống dịch.

Giải quyết bất cập trên, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, Bộ Công an hoàn thiện 1 ứng dụng phòng chống dịch duy nhất. Việc này đã được Trung tâm công nghệ hoàn thành vào cuối tháng 9, với kết quả là ứng dụng PC-Covid được đưa lên các kho CH Play và App Store để người dân có thể tải về sử dụng. PC-Covid hiện đã có hơn 32 triệu người dùng. Hiện tại, để khai báo y tế, quét mã QR khi đến các địa điểm, người dân còn có thể dùng mã QR trên căn cước công dân gắn chip hoặc thẻ bảo hiểm y tế, bên cạnh việc sử dụng mã QR trên các ứng dụng hỗ trợ phòng, chống dịch như VNeID, PC-Covid, Hue-S...

{keywords}
Nhờ có mã QR cá nhân duy nhất, những người không am hiểu công nghệ cũng có thể trở thành những công dân số (Ảnh: Thừa Thiên Huế ứng dụng thẻ kiểm soát dịch bệnh gắn mã QR cá nhân)

Cũng trong tháng 9/2021, Bộ TT&TT đã ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc. Đây là chuẩn chung cho các ứng dụng, nền tảng công nghệ phòng chống dịch có cung cấp mã QR và là tiền đề quan trọng trong việc đồng bộ, liên thông dữ liệu phục vụ phòng chống dịch.

QR cá nhân quốc gia trước hết đảm bảo cho mỗi người dân khi tham gia các nền tảng phòng chống dịch bệnh đều có 1 mã, tên duy nhất. Không những thế, những người yếu thế về mặt công nghệ, người già, người không có smartphone, không có máy tính, không biết gì về công nghệ cũng được đảm bảo cấp QR cá nhân duy nhất, có thể in ra thành thẻ nhựa, thẻ giấy và sử dụng để phòng, chống dịch.

“Nhờ có mã QR cá nhân duy nhất, những người không am hiểu công nghệ cũng có thể trở thành những công dân số, thông qua việc sử dụng thẻ nhựa, thẻ giấy in mã QR cá nhân duy nhất của mình tham gia các hoạt động trên môi trường số. Qua đó góp phần hướng tới mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau trong công cuộc chuyển đổi số”, đại diện Trung tâm công nghệ nhấn mạnh.

Vân Anh (Bài đăng trên Bưu điện Việt Nam số Tết 2022)

Thiết bị đọc mã QR phải lưu trữ được dữ liệu phát sinh trong tối thiểu 1 ngày

Thiết bị đọc mã QR phải lưu trữ được dữ liệu phát sinh trong tối thiểu 1 ngày

Hướng dẫn về các yêu cầu kỹ thuật cơ bản đối với thiết bị đọc mã QR phục vụ phòng, chống dịch Covid-19 (phiên bản 1.0) vừa được Bộ TT&TT ra quyết định ban hành.

">

“Tấm khiên” âm thầm bảo vệ sự bình yên của nhiều địa phương trong mùa dịch

Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Tin vào Los Blancos

Khuya ngày 3/3, những khách hàng đầu tiên đã nhận được Galaxy S22 Series tại Việt Nam, sớm hơn một ngày so với dự kiến.

Phá kỷ lục đặt hàng ở những thị trường quan trọng

Có lẽ những vị lãnh đạo cao cấp của Samsung cũng không ngờ đến sự hấp dẫn của Galaxy S22 trên phạm vi toàn cầu. Trang tin công nghệ uy tín GSMArena cho rằng Samsung đã đánh giá sai sức hấp dẫn của Galaxy S22 series, khi sản phẩm này phá hàng loạt các kỷ lục đặt hàng ở những thị trường lớn nhất thế giới như Ấn Độ hay quê nhà Hàn Quốc. Thậm chí ở thị trường quan trọng Mỹ, một số khách hàng Samsung phải đợi đến 3 tháng mới có thể nhận được chiếc máy của họ.

{keywords}
 Khách đến cửa hàng trải nghiệm trực tiếp Galaxy S22

Những số liệu thống kê đầu tiên cho thấy có tới 60% khách hàng lựa chọn phiên bản Galaxy S22 Ultra, một con số cao vượt trội so với những phiên bản S22 và S22+ vốn có giá thấp hơn.

Trên thực tế, với sự chào đón của khách hàng trên phạm vi toàn cầu, Samsung đã cố gắng tăng năng lực sản xuất lên 20%. CEO của hãng thậm chí đã đến thăm nhà máy ở Việt Nam nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa việc sản xuất S22 Series nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu quá cao của dòng sản phẩm này.

42.000 khách hàng tham gia đăng ký tại Việt Nam

Thống kê từ các hệ thống bán lẻ cho thấy đã có đến hơn 42.000 khách hàng tham gia đăng ký mua Galaxy S22 Series tại Việt Nam, trong đó có tới 35.000 khách đặt cọc thực tế. Có một điểm sáng trong chiến lược kinh doanh của Samsung năm 2022 là công ty Hàn Quốc cố gắng phủ đều hệ thống cửa hàng nhằm phục vụ tốt hơn cho người tiêu dùng, thay vì tập trung quá nhiều vào một vài hệ thống bán lẻ như trước.

{keywords}
 Một số đại lý đã mở bàn giao máy từ tối 3/3 với hàng trăm lượt khách hàng đến nhận máy

Thống kê cho thấy top 3 nhà bán lẻ bao gồm TGDD, FPTShop và Viettel chiếm khoảng 40% tổng số lượng đặt cọc Galaxy S22 Ultra, trong đó Viettel tăng đột biến khi số cọc cao gấp 9 lần so với Galaxy S21 Series. 60% máy còn lại được chia cho các hệ thống bán lẻ khác, bao gồm cả các chuỗi cửa hàng đa thương hiệu và các cửa hàng thuộc hệ thống Samsung Experience Store (SES) và Samsung Premium Store (SPS) mà Samsung vừa khai trương.

Ông Phạm Tuấn Anh, Giám đốc Marketing SPS SamCenter cho biết: “Tuy chỉ mới khai trương được hơn một tháng nhưng hệ thống này đã nhận được gần 1.000 đơn cọc, cho thấy sự hào hứng của khách hàng với những giá trị truyền thống của Samsung như S-Pen hay những giá trị sáng tạo của khả năng chụp ảnh đêm Nightography. Riêng tại SamCenter, có tới gần 90% khách hàng đặt cọc chọn phiên bản S22 Ultra.”

Về màu sắc, việc Samsung nhắm tới đối tượng khách hàng trẻ trung của Gen M và Gen Z đã bước đầu đạt được những thành công. Chỉ 30% khách hàng lựa chọn những màu truyền thống như trắng, đen và vàng trong khi màu đỏ độc quyền của S22 Ultra và xanh trên tất cả các phiên bản chiếm đến 70% còn lại.

Đại diện giấu tên của một hệ thống bán lẻ cho biết hiện tại Galaxy S22 Series đang rất thiếu hàng ở Việt Nam, đặc biệt là phiên bản S22 Ultra 256GB. Với lịch phân phối hàng sắp tới, nhiều khả năng những khách hàng đặt máy trễ sẽ phải chờ đến đầu tháng 4 mới nhận được các sản phẩm này.

Ngọc Minh

">

Phá kỷ lục đặt hàng, Galaxy S22 Series tiếp tục gây bất ngờ

- Tai nạn thảm khốc ở Sa Pa đã khiến Phạm Công Trình (quê Ninh Bình) mãi mãi mất đi người vợ chưa cưới Đỗ Thị Lan (quê Bắc Ninh). Trước ngày đưa người yêu về bên kia thế giới, Trình đã xin phép gia đình mở nắp quan tài trao nhẫn cưới và nhận Lan làm vợ.

Hạnh phúc dở dang

Gần 4 tháng sau ngày chiếc xe khách bị lao xuống dốc khi đang từ Sa Pa về Hà Nội vào tối 1/9, cuộc sống của Phạm Công Trình (quê thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có nhiều thay đổi lớn.

{keywords}

Bức ảnh cả hai chụp chung trong ngày lễ tốt nghiệp của Lan luôn được Trình mang theo bên mình (Ảnh: NVCC).

Sau giờ làm việc ở công ty, Trình lặng lẽ trở về với gia đình. Không còn những tháng ngày vui chơi cùng bạn bè, Trình thu mình trong phòng riêng, ngồi thiền hoặc nghe pháp âm.

Trong những giấc mơ, Trình vẫn gặp Lan. Ngày chưa tu tập, có lần Lan về khóc bảo mỗi năm Lan chỉ được về cõi dương một thôi. “Lần nữa, em chỉ cười buồn. Mình vừa gọi “Lan ơi!” thì choàng tỉnh giấc”. Những ngày sau khi tu tập, Lan đã trở về trong những giấc mơ của Trình nhưng là với nụ cười vui vẻ. “Mình chỉ muốn nói với mọi người là mình vẫn ổn, vẫn sống tốt và Lan cũng vậy”.

Trò chuyện với Trình, kỷ niệm cùng Lan trong anh tưởng như chỉ mới hôm qua.

Hôm trước khi xảy ra tai nạn hai ngày, Lan điện cho Trình nói là lên Sa Pa chơi với hai người bạn rồi rủ Trình đi cùng.

Dự định 2/9 gia đình hai bên sẽ sang để nói chuyện cưới hỏi của hai đứa, nhưng Trình vẫn chiều theo người yêu, bắt xe lên Lào Cai và có chuyến đi vui vẻ. Cả hai dự định sau khi về sẽ thưa chuyện với gia đình để xin cưới vào tháng 9 âm lịch.

Nhưng hạnh phúc chẳng chiều lòng người. “Khoảng 6 giờ chiều 1/9, chúng tôi lên xe về Hà Nội. Chúng tôi nằm đọc báo cách nhau một lối đi. Khi xe khởi hành được khoảng 30 phút thì tôi nghe thấy tài xế hét xe mất phanh. Cả hai đứa hốt hoảng vội ôm nhau thì xe đã chảo đảo, rồi xoay tròn.

Chiếc xe lật xuống vực khiến tôi và Lan bị văng ra khỏi cửa kính. Lúc văng ra, tôi ngất lịm đi nhưng một lúc sau thì tỉnh dậy. Rất đau nhưng tôi cố bò lê người tìm kiếm Lan nhưng không được. Rồi tôi tiếp tục bất tỉnh và được mọi người đưa vào viện cấp cứu. Đến hôm sau, tôi biết tin Lan đã mất” – Trình nhớ lại.

{keywords}

Phạm Công Trình với di ảnh vợ sắp cưới đã mất trong vụ tai nạn xe khách giường nằm ở Lào Cai. (Ảnh: Báo Giao thông vận tải).

Chàng trai cố đô vốn tính lý trí và mạnh mẽ nhưng khi nghe tin dữ đã như chết lặng, không nói thành lời vì đau đớn. “Tôi chỉ biết nói với người bạn đi cùng, mua cho tôi cặp nhẫn cưới. Dù sao, tôi và Lan cũng đã quyết định sẽ lấy nhau, nên còn cơ hội, tôi muốn trao chiếc nhẫn cưới cho Lan”.

Lan được người nhà đưa về quê ở Từ Sơn, Bắc Ninh vào chiều 2/9. Thủ tục tổ chức tang lễ được tiến hành xong, Trình xin phép bố mẹ gia đình hai bên được trao nhẫn cưới cho Lan và nhận cô làm vợ. Bất ngờ nhưng cả họ hàng hai bên đều đồng ý.

Sau ngày ấy, đi đâu bên người Trình vẫn có bức ảnh mà cả hai chụp ngày Lan nhận bằng đại học để luôn thấy Lan ở bên cạnh.

Viết cho Lan sau ngày mất, Trình tâm sự: “Bố mẹ và cả nhà quý và thương anh lắm, em cũng không phải lo đâu nhé. Bà nội còn gọi riêng anh ra một góc, bảo rằng đáng lẽ cuối năm được ăn cưới hai đứa. Bà để dành được mấy chỉ, bao giờ cưới bà cho, giờ lại thành cháu rể bà trong cái cảnh này.

Bà đưa anh một chỉ, anh không lấy mà bà không nghe, cứ dúi vào tay. Một chỉ này anh không tơ hà một xíu nào đâu, bao giờ thằng Quang, thằng Phú cưới vợ,  anh để lại cho chúng nó chứ anh không động đến đâu. Bố thì biết anh tu theo thầy, còn mua cho anh một cái tràng hạt bằng gỗ sưa. Mẹ thì nhà có chuyện gì cũng gọi báo cho anh. Các bác, các chú, các thím, các cậu, các mợ, lần nào anh về cũng sang chơi, không ai trách móc gì anh đâu em ạ”...

Trong chương trình Lễ tưởng niệm các nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam với thông điệp "Tưởng nhớ người đi - Vì người ở lại" vừa qua, người ta đã lấy hình ảnh của Trình và Lan để tái hiện trên sân khấu. Ca khúc “Ai trả lại em cho tôi” do nhạc sĩ Tuấn Nghĩa sáng tác dựa trên mối tình này cũng khiến nhiều người xúc động.

“Dù em không giữ, anh cũng chẳng rời bỏ em đâu”

Trở về Bắc Ninh làm lễ 100 ngày mất của Lan, Trình đã lang thang ở những nơi mà cả hai đã có nhiều kỷ niệm thời yêu nhau. Ấy là ký túc xá Trường Kinh tế Quốc dân Hà Nội) nơi anh gặp Lan hay đi qua chiếc cầu trước Bệnh viện Bạch Mai, nơi cả hai đã không biết bao nhiêu lần nắm tay đi qua đó…

{keywords}

Với Trình, kỷ niệm cùng Lan trong anh tưởng như chỉ mới hôm qua. (Ảnh: NVCC).

Nhớ lại chuyện tình của mình, Trình kể, cách đây 4 năm, lúc đó đang là sinh viên năm 3 của Đại học Kinh tế Quốc dân, cứ chiều đến, Trình lại ra sân ký túc xã đá cầu cùng với bạn bè.

Ở đó, Trình gặp Lan. “Cảm nhận ban đầu về em là cô gái hiền lành, rất dễ mến. Qua những lời hỏi han, chúng tôi dần quen nhau và tôi yêu Lan khi nào không hay. Sau này, khi Lan tặng bài hát "Vâng em yêu anh" thì tôi hạnh phúc đến mất ngủ”.

Nói về tương lai, Trình bảo chưa biết được điều gì. Còn về tình yêu dành cho Lan:

“Người ta nói với anh, người mất rồi tình làm gì còn, chỉ còn nghĩa thôi. Không phải thế đâu em, tình yêu anh dành cho em vẫn còn đây, nguyên vẹn và nồng nàn. Trước đây, khi trái tim anh lạc nhịp, anh vẫn bảo với em rằng, anh không bỏ em đâu. Anh không quên những lời hứa ấy. Dù em không giữ anh, anh cũng chẳng rời bỏ em đâu...

Anh tin vào kiếp sau, anh tin vào nhân duyên của chúng mình. Anh sẽ cố gắng tu tập, sẽ cố gắng nguyện cầu cho em sớm được siêu thoát, được đầu thai làm một kiếp người hạnh phúc. Khi ấy, anh sẽ tìm em cho bằng được, để lại được lo lắng cho em, lại được chăm sóc em, được thấy em hạnh phúc, thấy em vui vẻ, thấy em an bình... Vì em xứng đáng được như thế!...”– trích đoạn tâm sự Trình viết riêng cho Lan.

Trình nói mình đi tu “không phải vì chán đời, không phải để chạy trốn khổ đau, không phải để tìm sự bình lặng. Mục đích của mình, chỉ đơn giản rằng, đi tu là để học cách giúp đỡ cho Lan, để cho hương linh Lan được an lạc, bình yên. Sự thật vẫn cứ là sự thật. Nhưng ta nhìn nó với một cái nhìn khác, thấu hiểu nó hơn, và ta biết cần phải làm gì với nó”.

Văn Chung

">

Chuyện tình cảm động của cựu SV Kinh tế quốc dân

友情链接