Kinh doanh

Siêu máy tính dự đoán MU vs Bodo/Glimt, 3h00 ngày 29/11

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-03-31 22:57:39 我要评论(0)

êumáytínhdựđoánMUvsBodoGlimthngàbảng xếp hạng bundesliga đức Phạm Xuân Hải - bảng xếp hạng bundesliga đứcbảng xếp hạng bundesliga đức、、

êumáytínhdựđoánMUvsBodoGlimthngàbảng xếp hạng bundesliga đức   Phạm Xuân Hải - 28/11/2024 05:00  Máy tính dự đoán

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Chị Oanh (bên phải) kể về quá khứ buồn.

Mối tình thứ nhất chị chưa đăng ký kết hôn nhưng có làm lễ cưới ở nhà thờ. “Không biết có âm mưu từ trước hay sao mà đêm tân hôn ở nhà gái, chú rể hốt hết tiền vàng nhà em rồi đi luôn”, chị Oanh kể.

Vài tháng sau khi sinh con, chị bị trầm cảm. Sau đó, chị lại bị tai nạn xe máy, ám ảnh đến mức bây giờ chị không dám đi xe máy nữa. 

Trong thời gian không dám chạy xe, chị được giới thiệu cho một tài xế đưa đón chị đi làm. Sau 6 tháng đưa đón, hiểu về hoàn cảnh của chị, anh này ngỏ lời yêu. 

Hai tháng sau, chị nhận lời. “Gia đình anh mang trầu cau đến hỏi cưới em. Hai tháng sau, em có thai”. 

Khi thai đang ở tháng thứ 8 thì một người lạ gọi đến cho chị. Người phụ nữ này nói chồng chị đang đi chơi với “bồ” và chị ta là bạn thân của cô gái kia, thấy thương chị hiền lành nên báo cho chị biết. Người phụ nữ này cũng nói rằng chồng chị ham chơi số đề. 

Đổ vỡ và thất vọng với 2 người đàn ông, chị ở vậy nuôi 2 con đến giờ. Hiện một bé đã 7 tuổi, một bé 4 tuổi. 

Đến với Ghép đôi thần tốc, chị hi vọng sẽ tìm được một người đàn ông đủ tin tưởng để chia sẻ, đồng hành. Miêu tả về mình, Trâm Oanh nói điểm yếu của chị là không đi được xe máy kể từ khi bị tai nạn. Vì thế, để đi làm thuận tiện, chị thường thuê nhà gần cơ quan. 

“Ưu điểm của em là tự tin giao tiếp trước đám đông. Lúc rảnh rỗi, em thích đọc sách, có tâm hồn hơi bay bổng”. 

Chị Oanh mong muốn tìm được người đàn ông có công việc ổn định, có con riêng giống như chị cũng được nhưng chị không muốn sinh thêm em bé nữa.

Còn anh Thanh, khi được hỏi về tiêu chí chọn bạn gái, anh nói “muốn tìm người hơi ốm một xíu, tính dễ chịu, nói nhiều chút cũng được” vì anh là người rất ít nói.

Ở bên ghế đỏ, anh Nguyễn Khoa Toản (38 tuổi, làm nghề thiết kế quán cafe và sân vườn) được ghép đôi với chị Thanh Tuyền, hiện kinh doanh thời trang online. Anh Toản quê ở Huế, đang làm việc ở Bình Dương, còn chị Tuyền quê Bắc Ninh, đang làm việc ở TP.HCM.

Anh Toản từng có một cuộc hôn nhân, sau 5 năm thì chia tay nhưng chưa có con chung. Chị Tuyền cũng ly hôn được 5 năm nay, có 1 con trai, 1 con gái. Chị đang sống cùng con gái 13 tuổi. 

Cởi mở hơn anh chàng ngồi ở ghế xanh, anh Toản cho biết tính cách của mình vui vẻ, năng động, nhiệt tình với mọi người. Khi rảnh, anh thường đi uống cafe, xem phim, đi dạo. Đặc biệt, anh có thói quen dậy sớm để tập thể dục. 

Quan điểm của anh trong hôn nhân là 2 người phải tôn trọng nhau, chấp nhận quá khứ và chia sẻ. 

Nhận xét về mình, chị Tuyền nói chị có tính cách và sở thích khá tương đồng với anh Toản - hoà đồng, vui vẻ, rảnh thì đi uống cafe, đi chơi với bạn bè, đi hát karaoke. Chị tự nhận nhược điểm của mình là hơi nóng tính, thẳng tính, không khéo léo.  

Trong hôn nhân, chị đề cập sự chân thành, thấu hiểu giữa 2 người. 

Chị Tuyền mong muốn bạn trai cao 1m70 trở lên, có thể thấp hơn chút nhưng đừng thấp quá. Chị cũng muốn bạn trai có công việc ổn định vì tuổi của cả hai cũng không còn trẻ. Mặc dù đã có 2 con riêng nhưng chị Tuyền không ngại việc sinh con thêm.

Khi 2 MC đặt ra câu chuyện tài chính khi yêu và kết hôn, 4 người đều thẳng thắn đưa ra những quan điểm rất khác nhau.

Anh Toản cho rằng, chủ yếu là đàn ông chủ động chi trả, đặc biệt là trong giai đoạn đầu. Khi đã có mối quan hệ gần gũi hơn thì phụ nữ có thể chia sẻ cùng. Sau này, khi đã kết hôn, người chồng có thể đưa 60-70% thu nhập cho vợ, còn lại để chi trả cho cá nhân và quan hệ công việc, bạn bè.

Anh Thanh cho biết, mình rất thoải mái trong chuyện tiền bạc. Trong cuộc hôn nhân trước, anh cũng đưa hết tiền cho vợ.

Trong khi đó, anh Thanh cho biết chuyện tiền bạc anh rất thoải mái, kể cả ở cuộc hôn nhân trước, anh cũng không biết tới chuyện tiền bạc. Có bao nhiêu tiền anh đưa hết cho vợ, khi nào cần thì hỏi, khi ly hôn anh cũng không cần chia tài sản. 

Về phía nhà gái, chị Trâm Oanh cho biết, chị sẽ không cầm toàn bộ số tiền chồng kiếm được, kể cả là chồng có đưa. Chị chỉ lấy đủ phần chi tiêu trong nhà, còn lại sẽ để chồng giữ.

Ngược lại, chị Tuyền thẳng thắn cho rằng “đưa tiền cho vợ không bao giờ là đủ, đưa càng nhiều càng tốt, bởi vì mình cũng chỉ chi tiêu cho gia đình”. Còn trong thời gian tìm hiểu, chị quan niệm đàn ông phải thanh toán, kể cả là khi phụ nữ mời. “Đàn ông tìm hiểu mình thì phải làm như vậy. Bản thân em không bao giờ chi một đồng nào cho những khoản như thế”.

Chị nói rằng, quan điểm của chị không giống với các em trẻ bây giờ. “Các em trẻ bây giờ hay chia tiền nhưng theo em thì không nên. Mình sinh ra là phụ nữ thì mình phải được ưu tiên. Các em không nên chi vào việc đấy, mình để tiền chi vào việc khác”. 

Chị Tuyền thẳng thắn cho rằng, phụ nữ phải được ưu tiên, trong thời gian hẹn hò đàn ông phải là người thanh toán.

Khi được hỏi ấn tượng đầu tiên của bản thân về đối phương, 2 người đàn ông đều nói 2 cô gái xinh đẹp, có cá tính riêng. Tuy nhiên, anh Thanh thành thật nói thêm rằng anh “chưa có cảm nhận gì”. Với bản tính ít nói, khép kín, anh cũng không có nhiều tương tác với bên phía nhà gái. 

Cuối cùng, chỉ có cặp đôi ở ghế đỏ đồng ý hẹn hò với nhau. Anh Thanh và chị Oanh ở ghế xanh ra về trong sự tiếc nuối của ông mai bà mối.

" alt="Ghép đôi thần tốc tập 64: Cưới nhầm 2 kẻ phụ bạc, mẹ đơn thân đi tìm người đàn ông đích thực" width="90" height="59"/>

Ghép đôi thần tốc tập 64: Cưới nhầm 2 kẻ phụ bạc, mẹ đơn thân đi tìm người đàn ông đích thực

Sau khi du học trở về, Nguyễn Giang Hoài (sinh năm 1999, Hà Nội) chọn làm tại một startup với khối lượng công việc khá nhiều và yêu cầu multitask (làm việc đa nhiệm) cao.

Theo Hoài, không quá khó hiểu khi thế hệ Z (sinh từ năm 1997 đến 2012) luôn đặt ra tiêu chuẩn cao về môi trường làm việc khi họ có tư duy “sống cho bản thân”.

“Lớn lên trong thời kỳ mạng xã hội bùng nổ, Gen Z kiếm được thu nhập từ nhiều công việc mới, gắn liền với Internet như food reviewer, người sáng tạo nội dung số - điều mà các thế hệ trước chưa hề có. Cơ hội nhiều cộng với chưa quá áp lực về mặt tài chính, gia đình nằm trong số lý do nhiều bạn trẻ không ngại nhảy việc liên tục”, cô nói với Zing.

Dù có những lợi thế điển hình của người trẻ, Hoài thừa nhận nhược điểm lớn của Gen Z là “cả thèm chóng chán”, cái tôi cao trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế.

Điều này dẫn đến văn hóa “thích thì nghỉ’, “đi làm không vì tiền nhưng ít tiền chưa chắc đã làm” khiến nhiều công ty đau đầu khi làm việc cùng họ.

Giang Hoài không ngại thử thách với công việc nhưng cần mức lương tương xứng công sức bỏ ra.

Bản thân Hoài không tìm kiếm môi trường làm việc lý tưởng, miễn sao nơi đó “đủ chuyên nghiệp, ai làm việc nấy và đạt hiệu quả cao”. Theo cô, những người trẻ cùng thế hệ với mình thường hướng tới giá trị thực như tiền bạc, lợi ích khi đánh giá việc làm.

“Công việc hiện tại cho mình thời gian làm việc linh hoạt, không phải đến văn phòng nhưng đòi hỏi chịu trách nhiệm ở nhiều vị trí khác nhau. Dù bản thân khá cảm tính và cái tôi cao, mình xác định giờ là thời điểm học hỏi, trau dồi chứ chưa đặt nặng chuyện thu nhập. Vậy nên, khi phải ‘ôm’ nhiều đầu việc không nằm trong chuyên môn, mình không thấy ngại nhưng vẫn nhấn mạnh mức lương cần tương xứng với công sức”, cô nói.

Cá nhân Hoài sẽ chọn rời đi khi thấy mình đã học hỏi được hết ở môi trường cũ hoặc khi nhận được “offer” tốt hơn, xứng đáng với năng lực tại thời điểm đó.

Nhiều kỳ vọng

Theo khảo sát Thương hiệu nhà tuyển dụng hấp dẫn với sinh viên Việt Nam 2022 của Anphabe, với khoảng 13.700 sinh viên từ 120 trường đại học trên toàn quốc tham gia, dự báo tới năm 2025, trung bình cứ 4 người đi làm sẽ có một đại diện Gen Z.

Thế hệ này được nhận diện có nhiều kỳ vọng khi đi làm. Mức lương trung bình mà họ mong muốn cho công việc chính thức đầu tiên sau khi ra trường là 8,4 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, 88% sinh viên khá giỏi đặt mục tiêu trở thành quản lý trong vòng 2 năm.

Ngoài ra, Gen Z cũng mong muốn mở rộng mối quan hệ, trải nghiệm thú vị, đa dạng, cân bằng công việc - cuộc sống.

Tuy vậy, theo khảo sát, không ít Gen Z đã ra trường và đi làm trong vòng 1-2 năm qua có dấu hiệu “vỡ mộng” khi kỳ vọng của họ chênh lệch lớn so với thực tế.

65% cho biết mức lương đầu tiên họ nhận về dao động 4-8 triệu/tháng, chủ yếu ở mức 6-7 triệu/tháng. Giấc mơ “lên sếp” sau 2 năm cũng không thành, chủ yếu vì sự chênh giữa cách Gen Z tự đánh giá về bản thân và cách công ty đánh giá về những gì thế hệ này làm cũng như chịu trách nhiệm được.

Nhiều Gen Z kỳ vọng mức lương khởi điểm trung bình khi đi làm là hơn 8 triệu đồng/tháng và lên chức quản lý trong vòng 2 năm. Ảnh minh họa: Phương Lâm.

Anh Trần Song Nguyên Chung, Giám đốc marketing của đơn vị chuyên phân phối các sản phẩm ngành xe và nhượng quyền garage tại Việt Nam, cho biết bộ phận marketing của anh hiện có 60% nhân sự thuộc Gen Z. Tuy nhiên, hầu hết chỉ được giao các mảng nhỏ, chưa đủ sức lên leader team (trưởng nhóm) trong ít nhất 2-3 năm nữa.

“Nguyên nhân chính là thiếu sự tự chủ, kiến thức chuyên sâu về ngành và không cố gắng học hỏi như các thế hệ trước”, anh nói với Zing.

Khi tuyển dụng, anh Chung thấy phổ biến nhất là 2 nhóm: thiếu tư duy học hỏi và thiếu tư duy áp dụng công nghệ.

Anh đánh giá nhóm thiếu tư duy học hỏi là các bạn trẻ “ảo tưởng sức mạnh”. Đa số vẫn sẽ được nhận thử việc khi có ngoại hình ưa nhìn hoặc phong cách năng động. Tuy nhiên, hầu hết sẽ rời đi trong thời gian ngắn vì nhiều lý do như không phù hợp, môi trường vượt quá khả năng hoặc ngành học, công việc không năng động, sáng tạo như mong đợi khi ứng tuyển.

Nhóm thiếu tư duy áp dụng công nghệ, hay nói đơn giản là thiếu kinh nghiệm, không theo kịp các công nghệ mới trong thời đại số cơ bản nhất như cách sử dụng excel, kiến thức tin học cơ bản (máy tính, văn bản hành chính...) dẫn tới khi ứng tuyển vào vị trí thực tập nhỏ nhất cũng thất bại.

Anh Nguyên Chung cho rằng việc nhiều công ty “kêu trời” khi gặp nhân sự Gen Z thiếu kinh nghiệm hoặc “ảo tưởng” là điều hiển nhiên hiện nay.

Tuy nhiên, theo anh Chung, bên cạnh những khuyết điểm do là lớp nhân sự giao thoa ngay thời đại kỹ thuật số, Gen Z vẫn có khá nhiều ưu điểm như khả năng thích ứng cao với công nghệ mới (thiết bị, công nghệ, nền tảng số), dễ tiếp thu và đào tạo, có khả năng sáng tạo cũng như tiếng Anh tốt hơn nhiều so với các thế hệ trước.

“Thế hệ 8X, 9X đời đầu hiện đã lớn tuổi, không còn nhiều sự sáng tạo và năng lượng để thay đổi. Tuy nhiên, nền tảng về kinh nghiệm kinh doanh là điều Gen Z không thể vượt qua được. Do đó, tôi khuyến khích các bạn trẻ nên chọn doanh nghiệp startup công nghệ để khởi đầu cho quá trình tìm kiếm sự nghiệp tương lai. Đơn giản vì đó là ngành dễ thay đổi và có khả năng phát triển phù hợp với họ.

Còn nếu chọn doanh nghiệp lớn hoặc dịch vụ ‘lâu đời’, các bạn nên chấp nhận mức lương thấp để học hỏi kinh nghiệm, thích ứng và hiểu được tệp khách hàng cho đến khi thực sự đủ trở thành chuyên gia nhằm có mức lương tốt hơn. Tất nhiên, nếu năng lực xuất sắc hơn, đừng ngại thử ứng tuyển. Nếu bị 2-3 doanh nghiệp từ chối, lúc đó hạ ‘tham vọng’ của bản thân xuống cũng chưa muộn”, anh Chung chia sẻ.

Đòi hỏi chính đáng

“Quyền lợi tốt, chốn công sở thân thiện, sếp biết bảo vệ, công nhận nhân viên là những điều bình thường và chính đáng bất cứ ai cũng mong muốn khi đi làm”, Lương Ngọc Huyền, làm việc trong ngành truyền thông tại TP.HCM, nói với Zing.

Cá nhân Huyền nhận định việc thế hệ lớn tuổi hơn phàn nàn lớp sau “yếu năng lực nhưng lười chịu khổ, đòi lương cao” là câu chuyện 8X, 9X cũng gặp phải, không phải đến Gen Z mới xuất hiện.

“Những người đang ở độ tuổi đầu 20 có điều kiện cuộc sống tốt, nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn và không còn mang nặng tư tưởng cống hiến, làm việc bạt mạng. Điều này khác với lớp anh chị đi trước, khi mục tiêu đôi khi chỉ dừng ở chỗ có công ăn việc làm”, cô cho hay.

Theo cô gái 25 tuổi, việc Gen Z ngại chịu cực khổ hay không còn tùy thuộc vào giá trị công việc mang lại cho họ.

“Khi còn non kinh nghiệm, mình từng chọn 6 tháng làm thực tập ở một công ty nước ngoài với mức hỗ trợ chỉ 1 triệu đồng/tháng. Đổi lại, mình tích lũy được nhiều điều quý giá, chung nhóm với những đồng nghiệp hợp rơ từ tính cách đến tư duy”, cô chia sẻ.

Ngọc Huyền cho rằng Gen Z chấp nhận chịu khổ nhưng giá trị công việc mang lại cho họ phải tương xứng.

Còn giờ, Huyền có xu hướng muốn gắn bó với một nơi trong vòng 2-3 năm. Do đó, cô chắc chắn đặt ra tiêu chuẩn nhất định như sếp phải có năng lực dẫn dắt, mức lương tối thiểu công ty có thể trả, văn phòng không độc hại.

“Không thể phủ nhận có nhiều Gen Z năng động, sớm có thu nhập ở mức khá ngay từ khi còn đi học và cũng có những bạn còn chưa va vấp nhưng đã đòi hỏi cao trong khi khả năng giới hạn, tự thu hẹp cơ hội. Với mình, mỗi người nên có kế hoạch phát triển bản thân trong giai đoạn đi làm nhất định, để xác định mình đang cần gì, thiếu gì và những thứ công ty đem lại có phù hợp không. Song song, Gen Z cũng cần học cách xử lý lịch sự khi từ chối công việc để tránh mất thời gian của bên khác”, cô nói.

Tương tự, khi ứng tuyển việc làm, Thảo Ngân (23 tuổi, TP.HCM) mong muốn môi trường win-win (cùng phát triển, cùng có lợi) bởi theo cô, ý tưởng “bào mòn nhân viên” đã cũ và qua từ rất lâu.

Mức lương Ngân kỳ vọng là 15-16 triệu đồng/tháng, công ty rộng rãi để có không gian sáng tạo.

“Mình mong sếp có tâm, có tầm, tâm lý và có thể học hỏi được nhiều. Môi trường cởi mở, lắng nghe ý kiến của nhân viên, theo kịp với quốc tế và thích nghi kịp thời chứ không giữ khư khư tư duy cũ. Mình thích làm việc với đồng nghiệp cùng trang lứa vì sợ khoảng cách thế hệ nếu trong phòng ban toàn cô chú, anh chị lớn tuổi”, cô cho hay.

Theo Ngân, những điều trên không phải đòi hỏi quá đáng. Bởi lẽ, Gen Z có lợi thế là trẻ, tiếp thu nhanh và dễ thích nghi. Họ không đợi đến lúc đi làm mới học mà trang bị rất nhiều kỹ năng rồi mới tham gia thị trường lao động.

Sự lựa chọn nghề nghiệp của Gen Z cũng khác. Nhiều người như Ngân bắt đầu đi làm sớm hơn để khi ra trường có thể đạt được vị trí mình muốn. Điều đó cũng nâng mức cạnh tranh và áp lực lên tầm cao mới.

“Điểm chung của Gen Z là có sự bứt phá, sáng tạo và phá vỡ các tiêu chuẩn truyền thống nên đôi khi có thể làm khó người tuyển dụng. Ngược lại, thế hệ mình cũng có phần nông nổi, thích gì làm đó, không có lề lối, không thích gò bó, suy nghĩ chưa sâu sát, thiếu kinh nghiệm do tuổi đời còn trẻ. Tuy nhiên, mình thấy môi trường tốt để phát triển năng lực là rất cần thiết. Nhiều công ty đưa ra đãi ngộ kém, mức lương nghèo nàn rồi bắt nhân viên trẻ phải làm việc hết mình, cống hiến thì không công bằng”, cô nói.

Ngoài ra, Ngân cho rằng nếu muốn quyền lợi win-win, nhân viên trẻ cũng phải thể hiện sự tôn trọng tổ chức. Ví dụ trong trường hợp không nhận việc vì có nơi khác offer tốt hơn, họ nên báo sớm để phía tuyển dụng còn sắp xếp và thể hiện thái độ trân trọng cơ hội dành cho mình.

“Mình không chọn rời đi nếu có offer tốt hơn. Bởi khi đã xác định test đầu vào và thử việc, mình đã muốn gắn bó với tổ chức đó. Mình chấp nhận mức lương chưa đáp ứng kỳ vọng nhưng sẽ mang lại giá trị nào đó mình muốn đạt được”, cô nói.

Theo Zing

" alt="Nhiều Gen Z ảo tưởng, đòi hỏi quá cao khi đi làm" width="90" height="59"/>

Nhiều Gen Z ảo tưởng, đòi hỏi quá cao khi đi làm

hoiucthongnhat1.jpg
Cựu chiến binh Nguyễn Bá Mẽ

Ông Mẽ kể lại, năm 1967, ông rời gia đình đi làm công nhân lái máy cày ở tỉnh Hà Nam Ninh. Năm 1971, ông được Trường Đào tạo lái xe 255 tuyển thẳng vào học. Học xong, ông Mẽ được cử đi tiếp nhận và tham gia lái đoàn xe giải phóng về Núi Voi (Thái Nguyên).

Năm 1972, ông được điều động vào Tây Nguyên làm nhiệm vụ lái xe trong phái đoàn đặc biệt của Ban Liên hiệp 4 bên tại Plei Kần (huyện Ngọc Hồi, Kon Tum). Sau đó, ông được phân công lái xe cho Tham mưu trưởng Nguyễn Quốc Thước.

Tháng 3/1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu diễn ra, mở màn cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975. Sau trận đánh mở màn thắng lợi tại Buôn Ma Thuột, quân ta thừa thắng tiến lên và giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, phối hợp lực lượng địa phương tiến về các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Thời điểm này, mỗi ngày, ông Mẽ chở thủ trưởng Nguyễn Quốc Thước cùng một người lính công vụ vượt hàng trăm kilomet đường núi rừng để đến những trận địa khác nhau.

“Nhiều lúc, xe bị bắn để lại những lỗ thủng trên thành xe chi chít như các lỗ đan của chiếc rổ, xe chỉ chạy bằng vành nhưng vẫn vượt qua mưa bom bão đạn. Đã có lúc, 3 người phải bỏ ô tô chạy bộ hàng chục kilomet để tránh bom đạn”, ông Mẽ nhớ lại.

Sau khi giải phóng Tây Nguyên, ông Mẽ lại lái xe đưa thủ trưởng băng qua bao núi, vượt qua bao rừng để tiến về Sài Gòn.

hoiucthongnhat2.jpg

Khoảnh khắc không bao giờ quên

Theo dòng hồi tưởng, ông Mẽ kể: “Tôi làm nhiệm vụ lái xe, lịch trình có thể thay đổi đột xuất bất kỳ lúc nào. Ngày 29/4/1975, tôi chở thủ trưởng Thước từ Trảng Bàng đi Củ Chi, rồi chạy thẳng đến sân bay Tân Sơn Nhất, tới nơi là hơn 8h tối.

Trước khi đến sân bay, thủ trưởng Thước căn dặn tất cả anh em: 'Vào đến đấy có thể có tài sản của đối phương bỏ lại, các đồng chí tuyệt đối không được lấy bất kỳ thứ gì. Nếu vi phạm sẽ bị tổ chức kỷ luật nặng'”.

Đến sáng 30/4/1975, ông Mẽ được lệnh chở thủ trưởng tiến vào Dinh Độc Lập. Trên đường đi, mặc dù tiếng súng vẫn còn vang trên đầu, nhưng hai bên đường, người dân từ già trẻ, gái trai đã vẫy cờ, đón đoàn quân giải phóng, tiếp tế những nắm cơm, với thức ăn, trứng gà. Họ chuẩn bị cẩn thận rồi cho vào giỏ, gửi các chiến sĩ đi qua.

Nhớ lại thời khắc lịch sử ấy, ông Mẽ nói: “Lúc xe của chúng tôi đến cổng Dinh Độc Lập, xe tăng của quân ta đã đánh vào bên trong rồi. Chúng tôi tiến thẳng vào mục tiêu cần tiếp cận...

Giây phút đó, tôi hiểu quân ta đã toàn thắng, không riêng gì bản thân tôi mà toàn thể cán bộ, chiến sĩ đều vô cùng vui mừng và tự hào. Thủ trưởng của tôi cực kỳ xúc động”.

hoiucthongnhat3.jpg
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước (thứ 2 từ trái sang) đến thăm cựu chiến binh Nguyễn Bá Mẽ tại Hà Nam

Kể với PV VietNamNet về người đồng đội từng cùng mình vào sinh ra tử, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước chia sẻ: “Anh Mẽ là người rất dũng cảm. Nhớ lại ngày anh lái xe đưa tôi tiến về hướng Dinh Độc Lập, càng tiến tới gần (trên đường từ sân bay Tân Sơn Nhất về Dinh Độc Lập - PV), đối phương càng bắn xối xả hỏa lực tầm cao 12,7mm vào đội hình của chúng tôi.

Xe hỏng máy, đồng chí ấy đã nhanh chóng, mưu trí tránh hỏa lực của đối phương, yêu cầu chúng tôi tạm lánh đạn. Anh Mẽ đã tự sửa xe để tiếp tục đưa tôi tiến lên, tiếp cận Dinh Độc Lập một cách an toàn”.

Cuộc hội ngộ sau 45 năm

Ngày hòa bình lập lại, người lính Nguyễn Bá Mẽ trở về cuộc sống đời thường. Đến năm 2020, ông mới có cơ hội gặp lại người thủ trưởng đáng kính năm xưa.

nguyen quoc thuoc .jpg
Một vị tướng, một người lính rưng rưng nắm tay nhau...

Đầu tháng 4/2023, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước về thăm lại người lính lái xe đã cùng kề vai sát cánh, từng sống chết dưới những làn đạn. Một vị tướng, một người lính rưng rưng nắm tay nhau kể về những kỷ niệm không bao giờ quên.

Kể về cuộc hội ngộ này, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước không kìm được xúc động: "Sau gần một nửa thế kỷ, chúng tôi mới tìm lại được nhau. Từ đó, hai gia đình thường xuyên qua lại thăm hỏi. Đặc biệt, năm 2020, khi tôi cận kề cái chết ở Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, đồng chí Mẽ đã lặn lội từ quê lên viện thăm tôi, nghĩa tình như vậy sao quên nhau được”.

Làng tôi có 2 trung tướng anh hùng

Làng tôi có 2 trung tướng anh hùng

Làng tôi không chỉ có nhiều giáo sư, tiến sĩ, nhiều tướng lĩnh, mà còn sản sinh ra nhiều anh hùng. Trong đó, có 2 trung tướng vừa được phong và truy phong Anh hùng LLVTND một đợt." alt="Hồi ức của người lái xe đưa Tướng Thước vượt mưa đạn tiến về Dinh Độc Lập" width="90" height="59"/>

Hồi ức của người lái xe đưa Tướng Thước vượt mưa đạn tiến về Dinh Độc Lập