- Bệnh nhân rối loạn tiền đình đặc biệt là người mắc bệnh nặng cần được chăm sóc từ những người thân trong gia đình. Rối loạn tiền đình- nguyên nhân chóng mặt ở người cao tuổi
Tại sao rối loạn tiền đình hay tái phát?
Rối loạn tiền đình, 'hung thủ' gây chứng ù tai
Tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến hiện nay, khi mà cuộc sống bận rộn, con người luôn phải đối mặt với những căng thẳng, mệt mỏi,…cùng với những tác động của môi trường và chế độ ăn uống không hợp lí thì hầu như ai cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
Sau đây là một số cách chăm sóc bệnh nhân khi bị bệnh rối loạn tiền đình.
Chế độ dinh dưỡng
Đối với bệnh nhân tiền đình, chế độ ăn uống là một điều vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị bệnh, vì vậy khi chăm sóc người bệnh tiền đình hãy luôn tuân thủ chế độ dinh dưỡng, giúp người bệnh ăn uống và nghỉ ngơi hợp lí và tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ.
Các loại thực phẩm nên ăn
Rau xanh, nhất là các loại rau giàu chất xơ được các chuyên gia khuyên dùng thường xuyên để có một cơ thể khỏe mạnh ngay cả đối với những người bình thường. Đặc biệt khi chăm sóc người bệnh tiền đình thì rau xanh đóng góp một phần vô cùng quan trọng trong chế độ dinh dưỡng.
Khi chăm sóc người bệnh tiền đình cần chú ý lựa chọn những loại rau có nhiều sắt để bổ sung cho cơ thể người bệnh.
Các thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp cơ thể bổ sung các vitamin cần thiết, tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi chất của cơ thể, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng cũng diễn ra dễ dàng hơn. Đặc biệt khi chăm sóc người bệnh tiền đình cần chú ý lựa chọn những loại rau có nhiều sắt để bổ sung cho cơ thể người bệnh.
Ngoài ra, bệnh nhân tiền đình cũng nên bổ sung thêm các loại trái cây tươi để cung cấp các loại vitamin chơ cơ thể, tăng sức đề kháng và phục hồi sức khỏe bị suy nhược,…
Ngoài ra việc bổ sung các loại thực phẩm chứa vitamin B6, C, D, acid folic rất tốt đối với bệnh nhân rối loạn tiền đình.
Các thực phẩm cần tránh
Tránh các loại mỡ động vật, các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo no – chất dễ gây tắc động mạch
Tránh thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh bởi chúng có thể làm tăng cholesterol trong máu.
Hạn chế sử dụng thuốc lá bởi trong chúng chứa chất nicotine gây biến chứng teo hẹp mạch máu trong cơ thể, làm tăng huyết áp, giảm máu đến vùng tai trong – nguyên nhân khiến các triệu chứng và bệnh rối loạn tiền đình trở nên nặng hơn.
Để chăm sóc người bệnh tiền đình tốt nhất, bạn nên hạn chế những thực phẩm có chứa lượng đường và lượng muối cao, chỉ nên sử dụng đường và muối có sẵn trong thành phần của những loại thực phẩm được sử dụng hàng ngày.
Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein vì cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Hạn chế rượu, bia bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình. Do đó khi chăm sóc người bệnh tiền đình bạn nên loại bỏ chúng ra khỏi thực đơn.
Bổ sung đủ nước cho bệnh nhân hàng ngày
Để chăm sóc người bệnh tiền đình tốt nhất, bạn nên cho người bệnh uống thật nhiều nước để bổ sung vào lượng nước đã bị mất của cơ thể. Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 1,5 đến hai lít nước để cơ thể được cung cấp đủ nước cho các quá trình trao đổi chất và các hoạt động của cơ thể được diễn ra hiệu quả.
Ngoài nước nguyên chất, có thể cho người bệnh sử dụng các loại nước ép hoa quả, sinh tố thay thế.
Luyện tập thể dục thể thao cho người bệnh
Bệnh nhân mắc rối loạn tiền đình cần thường xuyên tập thể dục đều đặn, nhất là vùng đầu, cổ gáy, tập đẩy hơi vào hai tai bằng cách dùng hai bàn tay áp vào hai bên tai mỗi ngày 50-100 lần.
Các bài tập riêng dành cho người bệnh rối loạn tiền đình sẽ hỗ trợ làm giảm thiểu những triệu chứng khó chịu của bệnh, giúp người bệnh giữ gìn sức khỏe.
Hạn chế việc người bệnh bị stress căng thẳng
Stress, căng hẳng khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn chính vì vậy cần tạo tâm lý vui vẻ thoải mái, sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng, mỏi mệt, tránh ngồi lâu trước máy vi tính, tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, không nên ngồi lâu một chỗ trong phòng.
Người bị bệnh rối loạn tiền đình cũng không đứng lên ngồi xuống quá nhanh, không nên quay cổ, mà cần tập từ từ hoặc tránh lái xe, điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng, đau đầu.
Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu cảm thấy chóng mặt, khó chịu trong người.
Khám sức khỏe định kỳ
Bệnh nhân cần kiểm tra sức khỏe định kỳ, chữa bệnh rối loạn tiền đình tốt nhất khi thấy xuất hiện dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình, để giúp hạn những bệnh lý nặng như tai biến mạch não, u não…
Khuê Minh
" alt="Những điều cần nhớ khi chăm sóc bệnh nhân rối loạn tiền đình"/>