Nguyên liệu (cho khoảng 20-30 viên)
- 225 g chocolate đắng (75% cacao), cắt nhỏ
- 225 g chocolate semisweer (54-65% cacao), cắt nhỏ
- 225 ml heavy cream
- 30 ml rượu rum
- 15 ml cà phê
- Các nguyên liệu cho lớp vỏ: đường, bột, bột cacao, cốm màu, hạnh nhân xay nhuyễn…
![]() |
Hộp chocolate truffle tự làm là quà tặng thật ý nghĩa trong dịp Valentine. |
Cách làm
Bước 1: Cho kem tươi (heavy whipping cream) và bơ thái nhỏ vào nồi đế dày, đun cho đến khi kem sôi lăn tăn thì tắt bếp.
Bước 2: Cho phần chocolate dùng làm truffle băm nhỏ cho vào một tô lớn. Từ từ đổ kem tươi với bơ đã nóng vào. Đảo đều cho chocolate tan ra thật mềm mượt. Sau đó đổ rượu rum và cà phê vào trộn đều lên.
Bước 3: Để nguội một chút, dùng giấy bọc thức ăn bọc lại, cất vào tủ lạnh khoảng 3-4 tiếng cho tới khi hỗn hợp đông lại.
Bước 4: Dùng thìa tròn múc từng viên chocolate với lượng bạn mong muốn rồi xoay thành viên tròn để ra khay có phủ giấy nến.
![]() |
Những viên chocolate truffle xinh xắn được khoác lên mình những chiếc áo nhiều màu sắc. |
Bước 5: Làm vỏ, đun chảy phần chocolate (nâu hoặc trắng) để nguội bớt rồi để viên chocolate truffle vào. Vớt ra, đặt vào khay đã chuẩn bị, rắc dừa khô, các loại hạt hay đường… Hoặc chỉ lăn qua bột ca cao là xong. Đây là cách truyền thống khi làm chocolate truffle.
![]() U50 tô tượng trái tim tặng vợ ngày ValentineHình ảnh người đàn ông nhiều tuổi cẩn thận, tỉ mỉ tô tượng hình trái tim tặng vợ khiến giới trẻ phải ngưỡng mộ. " alt=""/>Hướng dẫn làm chocolate truffle ngon tặng bạn gái dịp ValentineĐại dịch Covid-19 đã khiến nhiều doanh nghiệp hứng chịu làn sóng nghỉ việc của công nhân viên. Họ buộc phải đưa ra các chính sách làm việc rộng rãi hơn nhằm giúp nhân viên của mình tránh tình trạng “burnout” - kiệt sức, mất năng suất do làm việc quá nhiều. Tuy vậy, các chính sách nêu trên đều không thể giải quyết được vấn đề cốt lõi. Để thực sự ngăn chặn burnout, người lao động cần được chẩn đoán sức khỏe tâm thần, theo Channel News Asia. Điều này đặc biệt đúng ở Singapore, quốc gia được đánh giá có mức độ mệt mỏi cao nhất thế giới. Tại đây, theo Chỉ số xu hướng công việc được thống kê bởi Microsoft vào tháng 5, cứ hai người lao động lại có một người kiệt sức, 58% cảm thấy mình làm việc quá sức chịu đựng cá nhân.
Dấu hiệu Nhiều người nghĩ burnout giống như trạng thái mệt mỏi do phải ngồi tại bàn làm việc quá lâu, tham gia quá nhiều cuộc họp qua Zoom và không có giờ nghỉ ngơi. Nhưng burnout còn bao gồm nhiều vấn đề hơn thế. Các nhà nghiên cứu Christina Maslach và Michael P Leiter cho rằng burnout còn là sự hoài nghi, sợ hãi và tách rời cảm xúc khỏi công việc, cùng với đó là cảm giác làm việc không hiệu quả, tự ti và bế tắc. Theo đó, những nhân viên chỉ mệt mỏi thông thường vẫn sẽ tin tưởng vào bản thân và công việc của mình, chỉ đơn giản là họ ngại làm việc. Nhưng những người rơi vào trạng thái burnout lại phải dồn mọi năng lượng để đấu tranh với sự kém hiệu quả trong công việc, sau đó vẫn cảm thấy mình "sức tàn lực kiệt", không được đánh giá cao. Điều chỉnh Nếu kiệt sức là triệu chứng chính của burnout, các doanh nghiệp, người lao động nên tập trung vào việc quản lý khối lượng công việc và xây dựng văn hóa nghỉ ngơi. Trạng thái mệt mỏi dai dẳng thường phát sinh khi nhân viên phải làm quá nhiều việc với quá ít nguồn lực và sự hỗ trợ trong tập thể. Văn hóa luôn làm việc 24/7 khiến nhân viên kiệt sức và ít có cơ hội nạp năng lượng. Khi tình trạng này kéo dài, nhân viên sẽ thấy mình quá mệt để làm những công việc thậm chí là đơn giản nhất.
Để cân bằng khối lượng công việc và khả năng đáp ứng của nhân viên, các doanh nghiệp cần đặt ra những kỳ vọng hợp lý. Hãy cho phép nhân viên có đủ thời gian hoặc thông tin cho mỗi nhiệm vụ. Ngoài ra, sự hỗ trợ cũng như tính linh hoạt trong giờ làm việc cũng có thể khiến người lao động kiểm soát tốt hơn công việc của mình, theo Channel News Asia. Nhà quản lý cần phát triển văn hóa công sở coi trọng việc nghỉ ngơi, để nhân viên dành thời gian để thực sự nạp lại năng lượng, tận hưởng các hoạt động giải trí. PepsiCo có một phương pháp khá thú vị để phòng tránh tình trạng burnout cho nhân viên đó là hoạt động “lãnh đạo ra về ồn ào”. Cụ thể, các nhân sự cấp cao sẽ thông báo cho nhân viên của mình về thời điểm họ ra về sớm và lý do. Ý tưởng này mang ý nghĩa nhà quản lý làm gương tích cực cho nhân viên về việc tiếp cận linh hoạt với cuộc sống làm việc. Một ví dụ khác chính là áp dụng trạng thái Slack. Đó là khi nhân viên thông báo với cấp trên hoặc đồng nghiệp rằng mình đang ở cùng gia đình hoặc nghỉ ngơi, cần ưu tiên thời gian để nạp năng lượng. Điều này sẽ khuyến khích những người khác cũng làm như vậy. Cảm ơn Một hình thức khác của burnout chính là cảm giác không năng suất, không còn năng lượng và năng lực để làm việc. Nhân viên khi đó không thấy tự tin, cho rằng bản thân đang đóng góp cho tập thể một cách vô nghĩa. Trong trường hợp này, nhà quản lý cần phản hồi thường xuyên và mang tính xây dựng để nhân viên tin rằng họ đang đi đúng hướng. Nhà quản lý cũng cần phải đảm bảo những đóng góp của nhân viên được nhìn thấy và đánh giá cao. Điều này không có nghĩa là phải khen ngợi liên tục, mà hãy ghi nhận một đúng lúc. Một nghiên cứu của các nhà tâm lý học Adam Grant và Francesca Gino cho thấy những người nỗ lực và được cảm ơn đều có tinh thần để thể hiện giá trị bản thân và xã hội cao hơn. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự biết ơn khiến mọi người tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau, thúc đẩy khả năng đóng góp có ý nghĩa. Một thử nghiệm của các nhà nghiên cứu tại Đại học Duke trên 1.575 nhân viên chăm sóc sức khỏe cho thấy việc viết một lá thư cảm ơn sẽ làm họ giảm đáng kể tình trạng kiệt sức về mặt tinh thần, tăng cường hạnh phúc, cải thiện nhận thức về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Thay đổi Khi một nhân viên quyết định xin nghỉ việc, nhà quản lý có thể trò chuyện với họ để thu thập được phản hồi, ý kiến giúp điều chỉnh văn hóa tập thể, mang lại sự gắn bó lâu dài và hiệu suất cao cho nhân viên. Sau giai đoạn dịch bệnh, sự quan tâm đến sức khỏe tâm thần của nhân viên càng cần được chú trọng. Để tránh tình trạng burnout, thay vì áp dụng phương pháp chung cho tất cả nhân viên, nhà quản lý cần tìm hiểu kỹ lưỡng vấn đề của từng cá nhân, từ đó đưa ra giải pháp xử lý phù hợp. Theo Zing ![]() Cách để tránh căng thẳng vào các dịp tụ tập cuối nămKhi nhiều người chưa quen với việc giao tiếp xã hội trở lại, những cuộc gặp mặt đông người, liên tục vào dịp cuối năm với có thể gây căng thẳng, mệt mỏi. " alt=""/>Burnout khiến người trẻ sức cùng lực kiệt![]() Thu nhập 10 triệu, sắm ô tô có quá eo hẹp? | |
Tuy nhiên, với khoản thu nhập khoảng 10 triệu/tháng có nên thực sự mua một chiêc ô tô?
Để trả lời câu hỏi trên, chúng ta thử làm một phép tính về chi phí hàng tháng để duy trì hoạt động cho một chiếc xe.
Mỗi năm, một chiếc ô tô 5 chỗ hết khoảng 2,4 triệu đồng tiền đăng kiểm, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe. Như vậy, bình quân mỗi tháng, chủ xe phải chi 200 nghìn đồng cho việc đăng kiểm và phí đường bộ.
Chi phí tiền xăng một tháng khoảng 1,5 triệu đồng, tiền gửi xe bình quân khoảng 2 triệu đồng (bao gồm cả tiền gửi cố định và tiền gửi phát sinh). Ngoài ra, bình quân mỗi tháng hết khoảng 500 nghìn đồng tiền phí BOT.
Chi phí bảo dưỡng, thay dầu, sửa chữa nhỏ xe (với loại xe cũ) mỗi tháng bình quân khoảng 1,5 triệu đồng.
Như vậy, mỗi tháng tháng chi phí khoảng 4,7 đến 5,2 triệu đồng. Với khoảng thu nhập 10 triệu đồng, chi phí cho ăn, ở và sinh hoạt gia đình chỉ còn khoảng 5 triệu đồng.
Như vậy, thu nhập khoảng 10 triệu/tháng mà phải duy trì một chiếc xe ô tô thì việc chi phí cho sinh hoạt, học tập của con cái còn khá eo hẹp.
Nói cách khác, với một khoản tiền thu nhập khoảng 10 triệu/tháng thì cần phải cân nhặc một cách kỹ lưỡng trước khi quyết định sắm cho gia đình mình một chiếc ô tô.
Bạn nghĩ thế nào bài toàn mua ô tô này? Mọi ý kiến tin bài cộng tác xin gửi về email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Quốc Khánh
" alt=""/>Thu nhập 10 triệu, sắm ô tô có quá eo hẹp?