Thế giới

Nhận định, soi kèo Bunyodkor vs Surkhon Termiz, 22h00 ngày 28/3: Tin vào cửa dưới

字号+ 作者:NEWS 来源:Thể thao 2025-04-01 17:23:16 我要评论(0)

Hoàng Ngọc - 28/03/2025 10:53 Nhận định bóng giải bóng đá phápgiải bóng đá pháp、、

ậnđịnhsoikèoBunyodkorvsSurkhonTermizhngàyTinvàocửadướgiải bóng đá pháp   Hoàng Ngọc - 28/03/2025 10:53  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
 Cùng copen.vn đọc vị những ưu thế ấn tượng chỉ có trên Microsoft 365

Tính năng đám mây

Khi đăng ký dịch vụ Microsoft 365 trên copen.vn, doanh nghiệp sẽ nhận được 1TB dung lượng lưu trữ đám mây OneDrive để sao lưu các tập tin quan trọng, chia sẻ tài liệu và chỉnh sửa nội dung. Vì Microsoft 365 có thể được cài đặt trên nhiều trạm, nên những người dùng khác nhau có thể truy cập chính xác vào một tệp cùng lúc, nhập thông tin và chỉnh sửa, từ đó các nhân viên khác không cần chờ đợi để hoàn thành tài liệu. 

Quen thuộc dễ sử dụng

Doanh nghiệp đã quá quen với Office hay Outlook nên điều này trở thành điểm thú vị của Microsoft 365 khi tổ chức không cần đầu tư để đào tạo nội bộ về cách dùng. Microsoft 365 trên copen.vn có tất cả các chương trình mà doanh nghiệp đã sử dụng. Ngoài một số tính năng mới, sử dụng dịch vụ đám mây, tận dụng SharePoint và các tiện ích bổ sung khác cũng không quá khó sử dụng.

Đầy đủ giải pháp cho một doanh nghiệp hoạt động

Microsoft 365 trên copen.vn là đề cử sáng giá cho doanh nghiệp đang tìm kiếm một gói phần mềm chuyên nghiệp hoàn chỉnh, đầy đủ. Bộ ứng dụng còn cho phép tích hợp các công cụ khác như Google Meet, Gmail, Trello, Evernote… để cùng lúc sử dụng mà không phải mở nhiều ứng dụng một lúc.

Trải nghiệm COPE2N và nhận tư vấn chuyển đổi số cho doanh nghiệp tại: https://copen.vn/  

Thúy Ngà

" alt="Những ưu thế ấn tượng chỉ có ở Microsoft 365 tích hợp trên copen.vn" width="90" height="59"/>

Những ưu thế ấn tượng chỉ có ở Microsoft 365 tích hợp trên copen.vn

Năm ngoái, công ty đã sử dụng các bản cập nhật đa chức năng và chỉ ra cách sử dụng các phương tiện kỹ thuật để cho phép mọi người trong vùng dịch bệnh duy trì kết nối và cộng tác chặt chẽ hơn.

Còn năm nay, tham vọng của Apple rõ ràng không đơn giản chỉ là phục vụ việc làm việc văn phòng từ xa. Bên cạnh việc giới thiệu bản cập nhật iOS mới, cùng việc phát hành chip M2 do hãng tự phát triển, cũng như MacBook Air và MacBook Pro 13 inch mới được trang bị chip M2, Apple còn nói về CarPlay.

Ngắn gọn, đơn giản, và chỉ kéo dài trong 3 phút. Nhưng đây lại chính là lời tuyên chiến của Apple với cả ngành công nghiệp sản xuất ô tô.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 1.

Có một quy ước ngầm khi Apple tổ chức một hội nghị. Đó là một khi thị phần của một lĩnh vực kinh doanh nào đó được hiển thị, về cơ bản nó sẽ đại biểu cho việc trở thành lĩnh vực kinh doanh chủ chốt của Apple.

Tại WWDC tối qua, hệ thống CarPlay trên xe hơi của Apple, thứ vốn ít xuất hiện trong những năm trước, bất ngờ được Apple hé lộ và khoe mẽ.

Apple cho biết 98% ô tô ở Mỹ có thể sử dụng CarPlay và 79% người tiêu dùng ở Mỹ nói rằng họ sẽ chỉ mua những chiếc ô tô có hỗ trợ CarPlay.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 2.

Đây quả thực là một thị phần khá kinh khủng.

Trước đây, CarPlay chỉ có thể thực hiện chức năng giải trí và định vị, và người dùng không thể điều khiển bất kỳ chức năng nào của xe trong CarPlay. Về cơ bản, tỷ lệ hiển thị và phương thức tương tác của CarPlay tương đối cứng nhắc.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 3.

Do đó, khi ô tô thông minh dần trở nên phổ biến, nhiều nhà sản xuất tham vọng bắt đầu xây dựng hệ thống ô tô thông minh của riêng mình.

Trong những năm gần đây, liên tục có tin đồn về việc Apple chế tạo ô tô. Thực tế, phần lớn kỳ vọng của mọi người đối với việc chế tạo ô tô của Apple là mong đợi Apple có thể đưa hiệu suất sản phẩm mạnh mẽ và tính thẩm mỹ trong thiết kế, vốn là thế mạnh của công ty trong các sản phẩm kỹ thuật số, sang một lĩnh vực hoàn toàn mới.

Nhưng rõ ràng, Apple chưa có ý định công bố kế hoạch chế tạo ô tô của riêng mình. Thay vào đó, công ty trình làng một bộ CarPlay mới toàn diện hơn, có thể đảm nhiệm hầu hết các chức năng điện tử của xe và điều khiển tất cả các màn hình trong xe.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 4.

Trong video demo, Apple đã cho thấy cách CarPlay sẽ thích ứng với tất cả các tỷ lệ màn hình của xe hơi hiện tại, đồng thời đặt ra tiêu chuẩn cho thiết kế giao diện người dùng và UX trên xe hơi thông minh cho toàn bộ ngành công nghiệp ô tô.

Apple thậm chí còn cho thấy một sơ đồ tương tác giữa con người với phương tiện mà không được sử dụng bởi bất kỳ công ty ô tô nào hiện nay trên thị trường.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 5.

Trong thiết kế trên, tất cả các thông số từ thiết bị đo đạc của xe như đồng hồ tốc độ, vòng tua máy, nhiệt kế, mức nhiên liệu hay mức pin đều có thể hiển thị. Người sử dụng thậm chí có thể  tùy chỉnh cả điều hòa, kích hoạt sưởi ghế, lọc không khí và liên kết với những công nghệ smart home của Apple trực tiếp từ giao diện CarPlay.

Các chức năng điều khiển ô tô và hầu hết ứng dụng được đặt gần phía người lái hơn, trong khi các tính năng giải trí và tiện ích thì hướng về phía người ngồi ghế bên cạnh. Trên bảng điều khiển, người dùng thậm chí có thể tùy chọn phong cách thiết kế bảng điều khiển của CarPlay mà không bị giới hạn bởi thương hiệu xe, từ kiểu cổ điển hay hiện đại, thậm chí phá cách. Rõ ràng công ty đã nghiên cứu để cho phép CarPlay có thể trở nên tương thích với mọi dạng thiết kế nội thất xe cũng như thẩm mỹ của mỗi chủ sở hữu phương tiện.

Điều này tương đương với việc Apple vừa đứng lên và nói với tất cả các công ty sản xuất ô tô rằng: Các bạn đã sản xuất máy ô tô thông minh trong vài năm qua và thoải mái vui chơi với màn hình điều khiển của xe trong vài năm qua. Nhưng đã đến lúc chúng tôi dạy bạn cách tương tác thực sự với một chiếc ô tô.

Vào cuối buổi giới thiệu CarPlay, Apple đã tung ra một bộ sưu tập các logo của đối tác, bao gồm hầu hết các thương hiệu quốc tế lớn.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 6.

Lần này, Apple không trực tiếp tuyên chiến với những gã khổng lồ trong ngành như cách Intel đã từng làm trong lĩnh vực chip. Thay vào đó, công ty buộc các hãng sản xuất xe hơi phải đưa ra lựa chọn, và gần như không có lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận một hệ thống CarPlay hoàn thiện hơn, mới mẻ hơn với khả năng tương tác đa năng hơn.

Nếu như trước đây, đối với Apple, CarPlay chỉ là một phương tiện mang lại doanh thu được bán cho các nhà sản xuất ủy quyền, trị giá hàng tỷ USD và với thị phần nhất định thì trong tương lai gần, Apple rõ ràng sẽ tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực xe hơi thông minh. Điều này cho phép Apple không chỉ tăng gấp nhiều lần doanh thu, mà còn cho phép họ có được chỗ đứng vững chắc trong lĩnh vực đầy hứa hẹn và nóng bỏng này, cũng như kiểm soát hướng đi của cả ngành công nghiệp.

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp - Ảnh 7.

Tất nhiên, tại một số thị trường như Trung Quốc, tỷ lệ xe hỗ trợ CarPlay không đặc biệt cao. Hầu hết các nhà sản xuất nội địa ở đây đều muốn tạo ra sự khác biệt bằng cách phát triển cái gọi là hệ thống thông minh trong xe của riêng mình. Điều này hứa hẹn sẽ dẫn đến một thị trường cạnh tranh rất khốc liệt. Nhưng nhìn cái cách mà Apple đã tạo ra vị thế của mình trong những năm qua thông qua hệ điều hành iOS, rõ ràng sẽ rất khó để đối phó với một gã khổng lồ phần mềm như Apple, đặc biệt khi đã chú tâm vào một mục tiêu cụ thể.

Tất nhiên, dù là tự nghiên cứu và phát triển, giữ nguyên thương hiệu hay trực tiếp giao linh hồn cho Apple, các công ty sẽ phải nhanh chóng tự đưa ra lựa chọn của riêng mình.

Nhưng rõ ràng, với CarPlay mới, mọi chiếc ô tô đều có thể biến thành Apple Car mà không cần Apple chế tạo bất cứ linh kiện nào. Tham vọng và khả năng của công ty giờ đây đáng để tất cả các hãng xe phải cảnh giác.

(Theo Trí Thức Trẻ, iFeng)

Hình dung về mẫu Apple Car dựa trên bằng sáng chế gốc

Hình dung về mẫu Apple Car dựa trên bằng sáng chế gốc

Các chuyên gia đã thiết kế một mô hình 3D, mô phỏng vẻ bề ngoài của Apple Car dựa trên bằng sáng chế của Apple.

" alt="Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp" width="90" height="59"/>

Đêm qua, Apple đã chính thức tuyên chiến với cả một ngành công nghiệp

Lần đầu tiên có một bà mẹ lôi tất tần tật những câu chuyện không lấy gì làm hay ho trong quãng thời gian dậy thì của cậu con trai để in thành sách.

Hiện nay, sách viết về dạy con lứa tuổi mầm non, nhi đồng khá nhiều, nhưng sách về lứa tuổi dậy thì lại hơi khó kiếm. Vì vậy, cuốn "Cuộc chiến tuổi dậy thì" ngay khi ra mắt đã gây ra một cơn sốt nho nhỏ với những phụ huynh có con ở lứa tuổi ẩm ương.

Tác giả của cuốn sách giản dị, hấp dẫn này là PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa (Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội). Trong sách không phải là những chia sẻ, phân tích học thuật của một nhà khoa học, mà là những câu chuyện có thật rút ra từ 6 năm "sống chung" với "cơn lũ" tuổi dậy thì của cậu con trai.

{keywords}

TS Nguyễn Thị Phương Hoa: "Tôi đã phải rên lên rằng “Ước mơ lớn nhất của mẹ sau này là con đẻ ra được một thằng như con, để con được thưởng thức nó”…”.

Cái tuổi mà như chị viết là "lúc tươi lúc héo, như một bức tranh lập thể đủ hình khối, lắm sắc màu, thật khó đọc, lắm khi hoang mang, tuyệt vọng, khi lại ngỡ ngàng, xúc động...". Nó khiến cho người mẹ luôn trong tư thế “3 sẵn sàng”: sẵn sàng chịu đựng, sẵn sàng ứng phó và sẵn sàng "câm điếc"...

Không chỉ “chiến” với con, tôi còn phải “chiến” cả với chồng

Chị Phương Hoa chia sẻ rằng “Cuộc chiến tuổi dậy thì bao gồm ba cuộc khủng hoảng: giữa đứa trẻ chiến với cha mẹ, cha mẹ “chiến” lại với nó và đứa trẻ phải chiến với chính những thay đổi về tâm sinh lý diễn ra trong bản thân nó".

- Tuổi dậy thì là giai đoạn khủng hoảng nhất trong quá trình phát triển của mỗi đứa trẻ. Tuy nhiên điều này được diễn ra khác nhau ở tùy từng đứa trẻ. Trong đó, những mâu thuẫn giữa trẻ và chính bản thân nó trong đời sống tinh thần, tâm lý, cảm xúc, sinh lý được coi là “nội chiến”.

Ở giai đoạn trẻ con chưa qua người lớn chưa tới, đứa trẻ trở nên rất đáng thương khi bị rơi vào rất nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng giá trị, khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng trong các mối quan hệ bạn bè, thậm chí xảy ra không ít xung đột trong quan hệ bạn bè, khủng hoảng thần tượng ...

Không phải đứa trẻ nào cũng tìm được cách giải quyết những khủng hoảng này.

Trẻ thấy dằn vặt, khổ sở đầy mâu thuẫn. Trong khi đó, trẻ vẫn hàng ngày phải đối diện với các áp lực từ thầy cô, từ nhà trường, từ bố mẹ.

Cuộc “nội chiến” vì thế mà thêm căng thẳng. Và đây cũng là xuất phát để “châm ngòi” cho những cuộc chiến của trẻ với bố mẹ.

Vậy thì bố mẹ nên làm gì?

- Nó “chiến” với mình không nhẽ mình không “chiến” lại? Gọi là “chiến” lại thôi, chứ thực ra là bố mẹ giúp con chiến thắng bản thân. Điểm yếu của tuổi dậy thì là tính hưng phấn rất lớn - dễ nổi nóng, khả năng kiềm chế kém, khó kiểm soát hành vi. Bố mẹ cần có sự giúp đỡ để con bình tĩnh lại.

Có tận ba “cuộc chiến” với đứa trẻ tuổi dậy thì. Vậy thì cuộc chiến nào là “khốc liệt” nhất, mà nếu lỡ thua thì hậu quả sẽ ra sao?

- Theo tôi, đó là “cuộc chiến” giữa bố mẹ với con, để giúp cho con vượt qua và hóa giải những mâu thuẫn, khủng hoảng trong nội tại của con và cả những mâu thuẫn con đặt ra cho bố mẹ nữa.

Con hỗn láo, nóng nảy, chả lẽ bố mẹ cứ để thế? Vậy mới cần đến bố mẹ, và thường hỏng là do bố mẹ không biết cách.

Đã có lúc nào chị cảm thấy bế tắc muốn buông tay không? Và tại sao chị lại không làm thế?

- À, đã có lúc tôi muốn buông tay vì không thể chịu đựng được nữa.

Tôi lại còn mệt mỏi vì ông chồng tôi chiều con lắm.

Và chính vì thế, với tôi, còn có thêm một “cuộc chiến” nữa.

Lại còn “cuộc chiến” nào nữa chị?

- Là giữa tôi với ông chồng.

“Cuộc chiến” này có vẻ… hay đây!

- Không ai như chồng tôi, ông ấy yêu con một cách “điên rồ”, theo cách của phụ nữ yêu con. Thằng bé 91 kg, mông chắc cũng bằng một nửa cái bàn này rồi mà ông ấy còn cứ suốt ngày hôn với hít, rồi xoa mông xoa lưng nó. Bảo cho con ị trên tay khéo ông ấy cũng đồng ý luôn…

Ra khỏi nhà, cứ đến cơ quan là bố gọi điện về “Con trai của ba đang làm gì thế? Ba nhớ con trai quá”. Ông chồng tôi chỉ tới bệnh viện rồi về nhà… ngắm con. Đừng ai động vào con ông ý.

Mà chồng tôi luôn hy sinh vô điều kiện nên con sinh ích kỷ. Chồng chiều con quá nên tôi không chịu đựng nổi. Mình nói một đằng nó làm một nẻo, cứ nhâng nhâng có sợ mẹ đâu bởi vì nó có hậu phương vững chắc là ba rồi.

Con không chịu làm việc nhà. Tôi bảo con “Muốn ăn thì phải làm”, và kiên quyết không nấu nữa. Tôi vừa để bếp nguội là ông chồng bê đồ ăn về chật kín tủ lạnh, toàn đồ ngon nhất siêu thị. Vậy thì con còn sợ gì nữa, đúng không? Mở tủ lạnh ra mà bực không thể tả.

Ông chồng tôi cứ hồn nhiên cho rằng “Tôi sống tử tế như thế này chả có lý do gì con tôi lại hư”. Ông ấy suốt ngày lăn lộn ở bệnh viện, bệnh nhân gọi là đi bất kể giờ giấc. Tôi rất ủng hộ, nhưng cũng phải bảo chồng “Ba tử tế, nhiệt tình với bệnh nhân thì rất tốt thôi nhưng ba phải nhớ là không có bệnh nhân nào đưa con ba đi cai nghiện đâu, cũng chẳng có bệnh nhân nào đưa cơm tù cho con ba đâu, nên ba cũng nên cân đối thời gian”.

Chỉ sau vụ con nghiện điện tử mà bị nó dắt dây, che mắt, ông ấy mới nghe vợ, mới công nhận “Mẹ tinh thế, cái gì cũng biết”.

Nói chuyện với các học viên, nhiều bạn cũng ồ lên “Nhà em cũng thế”. Nhiều bạn phải “chiến” với chồng ngay từ khi con còn bé tí teo.

{keywords}

Vì mình sinh ra nó

Quay trở lại câu hỏi: Tại sao chị không buông tay?

- Nhiều khi điên lên, tôi đã định bỏ đi, thậm chí đã tìm thuê nhà để ở. Bụng bảo dạ: “Chồng chẳng thể rời con nửa milimet thì mình đi”…

Nhưng sau mới nghĩ: Khi sinh con ra mình không hỏi con nó có muốn ra đời hay không, mình cũng không hỏi con là con có muốn là con của ba mẹ hay không. Mình sinh con ra vì mình chứ không hề vì nó. Rồi đến khi sinh một đứa con khác cũng chẳng hỏi con có muốn làm anh, làm em “đứa” kia hay không mà tình cờ thành ra ruột thịt. Vì vậy đã sinh con ra là mình phải có trách nhiệm với con.

Những câu chuyện thể hiện chị là một người bản lĩnh, mạnh mẽ nhưng khi dạy con lại vô cùng mềm mỏng, bền bỉ. Đó có phải là điều kiện cần của mỗi người làm cha, làm mẹ trong quá trình nuôi nấng con cái không?

- Đúng, dạy con cần nhất là mềm mỏng, bền bỉ. Con mình nóng tính mình càng phải mềm. Tôi cũng là người nóng tính nhưng vì con nên tôi đã thay đổi rất nhiều, tôi mềm tính đi và nói với con rất ngọt ngào.

Con bề ngoài hay tỏ vẻ coi thường, bất chấp lời cha mẹ, nhưng đến khi lớn thêm lên con sẽ hồi tâm lại. Có thể lúc nào đó nó không muốn nhìn thấy, chưa muốn nhìn thấy, không muốn chấp nhận nhưng một khi lời nói, cử chỉ yêu thương luôn được lặp đi lặp lại tôi nghĩ thế nào rồi con cũng sẽ nhận ra tình yêu bố mẹ dành cho mình.

Khi con cái “điên” lên cách tốt nhất là yên lặng. Nói một câu nhẹ nhàng nó không nghe cách tốt nhất là bỏ đi chỗ khác. Cứ để nó như quả bóng tự xì hơi, không thể nào căng mãi được đâu.

Ngoài 3 chữ “sẵn sàng”, tôi còn có 4 chữ “rất”: Rất kiên trì, rất bền bỉ, rất nhẫn nại và rất nguyên tắc.

Nguyên tắc chị đặt ra là gì?

- Là không chỉ nói suông. Ví dụ, con không đui què mẻ sứt thì ăn được phải làm được, không có lý do gì ba mẹ phải phục vụ.

Có câu chuyện này: Hè lớp 11, tôi thuyết phục được con trai và cháu qua Đức tham quan tìm hiểu dần để chuẩn bị tâm thế cho du học khi kết thúc lớp 12. Mục đích và kế hoạch của chuyến đi đã thất bại hoàn toàn vì sự thờ ơ và vô cảm của hai đứa. Hai đứa như hai đống thịt tay phăm phăm cái smartphone để lướt nét hoặc ngồi nghiền phim… Đã phí tiền, mất thời gian lại còn rước thêm cái bực mình vì thằng con trai còn thách thức trưng trên facebook  “Chào thân ái và dí… vào đi du học. Đứa nào đi thì đi, bố không thèm đi”.

Tôi tức điên lên nhưng nín nhịn, về nhà được mấy tuần mới nhẩn nha bảo con trai “Này con, như mẹ biết thì không ai có nghĩa vụ phải đi du học cả. Đây là ba mẹ đã tạo điều kiện cho chị Ti và chị Ti đã đi và thành công. Ba mẹ muốn tạo điều kiện, cơ hội cho con nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối. Con không có nghĩa vụ phải đi du học, cũng không ai có nghĩa vụ phải học đại học. Rất nhiều người không học đại học vẫn sống rất đàng hoàng và tử tế. Con hoàn toàn có quyền từ chối thi đại học, con hoàn toàn có quyền từ chối kỳ thi tốt nghiệp phổ thông. Con hoàn toàn có quyền đăng ký đi nghĩa vụ quân sự, mà thực ra không cần phải đăng ký người ta cũng gọi vì con có sức khỏe tốt, lại không cận thị… Lúc nào con học cũng được, không vấn đề gì”…

Càng ép nó lại càng tưởng mình cần, mình sợ. Nên cứ giữ tâm thế thoải mái. Tự dưng nó đang lên gân lên cốt, thấy mình thế là nó xẹp. Chứ nếu mình “Mày phải thế này, tao nuôi mày mà mày bỏ học à…”, là nó nắm được huyệt “Sợ rồi nhé, chết ngay nhé”.

Đấy là nguyên tắc của tôi: “Mẹ không chạy theo con nhé, mà chỉ tạo điều kiện hỗ trợ. Mẹ chìa tay ra, nhưng con hoàn toàn có quyền từ chối”. Tôi nói là làm thật đấy.

Chị có cho rằng mình cần thêm những điều gì để nuôi dạy con trở thành người như chị mong muốn không?

- Đừng nói là con mình thành người như mình muốn. Tôi nghĩ câu hỏi đúng phải là “Chị đã giúp con mình thành người như nó muốn chưa?”.

Nếu hỏi tôi muốn con thành người như thế nào, thì tôi chỉ ước muốn giản dị con sẽ thành một công dân tốt, sống đàng hoàng, tử tế, có một công ăn việc làm ổn định, hài lòng với cuộc sống, hài lòng với công việc.

Chị nhận xét thế nào về khả năng “chiến đấu” của các phụ huynh Việt Nam hiện nay? Lời khuyên của “bậc tiền bối” là gì?

- Với tôi, dạy con là cuộc chiến thực sự. Tôi không nhận xét gì về “các phụ huynh Việt Nam” đâu, vì tôi quen không nhiều đủ để khái quát.

Nếu chỉ nhìn ra bạn bè người quen xung quanh, tôi thấy cha mẹ bây giờ cũng thông thái hơn nhiều. Họ được tiếp xúc với nhiều nguồn thông tin, rất cầu thị, tìm các con đường, cách thức, tìm hiểu lý thuyết quan điểm dạy con… Như TS Đặng Hoàng Giang nhận xét hóm hỉnh rằng “Ngó Mỹ, dòm Nhật, hóng Do Thái, lựa chọn nào cho ta?”.

Tôi nghĩ phụ huynh ngày nay đa phần có thái độ nghiêm túc trong dạy con. Người ta biết sợ rồi, bởi bối cảnh xã hội bây giờ cái hay rất nhiều nhưng cái dở còn nhiều hơn, nên dạy con khó hơn trước.

Nhưng thành công hay không tùy từng trường hợp. Trong môi trường trí thức, người có con hư cũng không ít. Có nhiều lý do thất bại trong việc dạy con, như không có thời gian, hoặc đầu tư thời gian không đúng cách, hay quan tâm bằng miếng ăn cái mặc chứ không phải đời sống tinh thần.

Ông chồng tôi nói cũng có phần đúng, là con sống trong bầu không khí gia đình có bố mẹ sống rất sạch sẽ và tử tế thì chưa chắc con đã ngoan nhưng nó cũng chịu ảnh hưởng nhiều đấy.

Trẻ con rất tinh, cha mẹ sống như thế nào con nhìn thấy hết. Vì thế, cha mẹ phải sống rất gương mẫu.

Thời gian là thước đo, nhưng cũng chỉ là thước đo vật chất, chưa phải thước đo cảm xúc. Ở bên con nhiều chưa chắc đã hiểu con. Có những bậc cha mẹ rất biết cách gần gũi con, ngay cả khi họ ở xa con. Hiểu nhau, chia sẻ với nhau, đấy mới là điều quan trọng nhất.

Xin cảm ơn chị.

Chi Mai thực hiện

XEM THÊM: 

>> Cách dạy con của một kiến trúc sư tài hoa" alt="Cuộc chiến tuổi dậy thì" width="90" height="59"/>

Cuộc chiến tuổi dậy thì