Nhận định, soi kèo Sanfrecce Hiroshima vs Yokohama F. Marinos, 12h00 ngày 23/2: Trái đắng xa nhà

Thế giới 2025-02-24 22:25:42 65
ậnđịnhsoikèoSanfrecceHiroshimavsYokohamaFMarinoshngàyTráiđắngxanhàpháp luật hình sự   Hồng Quân - 22/02/2025 16:21  Nhật Bản
本文地址:http://game.tour-time.com/news/686b498838.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Soi kèo phạt góc Empoli vs Atalanta, 0h00 ngày 24/2

">

Cẩm nang giới thiệu Spotify cơ bản: Cách tải, tạo tài khoản và các tính năng quan trọng

Xem lượt về PSG vs Real Madrid trực tiếp ở đâu?

 

Quyết định khai tử giắc cắm tai nghe của Apple gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, hãng đã quen với việc này sau nhiều lần quyết tâm khai tử các tiêu chuẩn cũ như chân sạc 30-pin, khay micro SIM vv...

Hiện tại, người dùng iPhone 7 và 7 Plus có 3 cách sử dụng tai nghe: Thứ nhất là dùng tai nghe đi theo máy với cổng Lightning, thứ 2 là dùng đầu chuyển được Apple tặng kèm hoặc dùng tai nghe không dây. Có vẻ như Apple ưu tiên phương án thứ 3 hơn khi phát hành mẫu tai nghe AirPods hoàn toàn mới.

Ngoại trừ yếu tố bất lợi nhỏ này, iPhone 7 và 7 Plus được đánh giá là smartphone đáng mua bậc nhất thị trường với hiệu năng mạnh mẽ, thiết kế đẹp và nhiều màu sắc thời trang.

Moto Z

5 smartphone noi khong voi giac cam tai nghe 3,5 mm hinh anh 2
 

Khi iPhone 7 ra mắt, người ta biết nhiều hơn đến một chiếc di động không có giắc cắm tai nghe. Thực tế, Moto Z đã làm điều này trước iPhone vài tháng. Smartphone siêu mỏng của Lenovo không chỉ khai tử giắc cắm tai nghe mà còn mang đến những lý thuyết hoàn toàn mới về cách tận dụng một chiếc smartphone.

Di động này sở hữu thiết kế dạng module, cho phép người dùng tháo lắp các module gắn ngoài để biến nó thành máy chiếu, máy chụp ảnh compact hoặc bổ sung pin và bàn phím vật lý.

Moto Z có cấu hình mạnh mẽ so với một model ra mắt 2016 gồm màn hình 5,5 inch Quad HD, chip Qualcomm Snapdragon 820, RAM 4 GB và dung lượng lưu trữ 32 GB.

HTC U Ultra

5 smartphone noi khong voi giac cam tai nghe 3,5 mm hinh anh 3
 
">

5 smartphone nói không với giắc cắm tai nghe 3,5 mm

Soi kèo góc Fulham vs Crystal Palace, 22h00 ngày 22/2

Ngày 10/3 vừa qua, Đoàn đại biểu Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Quốc hội do ông Phan Xuân Dũng - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT dẫn đầu đã thăm và làm việc với Công ty VNPT - Technology, đơn vị tiên phong của tập đoàn VNPT trong lĩnh vực Công nghệ công nghiệp, truyền thông và Công nghiệp nội dung số.  

Giới thiệu với các đại biểu về công ty, lịch sử hình thành, lĩnh vực hoạt động cũng như các thành tựu, sản phẩm, giải pháp mà công ty VNPT Technology đã tạo ra trong thời gian qua, ông Lý Quốc Chính - Giám đốc Công nghệ của Công ty khẳng định, với hơn 20 năm hình thành và phát triển từ liên doanh Alcatel - VNPT trước đây, VNPT Technology hiện đang được đánh giá là một trong những công ty công nghệ có tiềm lực trong nghiên cứu phát triển và sản xuất các sản phẩm công nghệ cao tại Việt Nam.

Cũng tại buổi làm việc ngày 10/3 vừa qua, các đại biểu cũng nghe ông Nguyễn Anh Hoàng - Giám đốc Trung tâm Internet of Things (IoT)  trình bày về Cách mạng Công nghiệp 4.0 cũng như các nền tảng, giải pháp IoT mà VNPT Technology đã và đang phát triển. Ông Hoàng đã thay mặt VNPT Technology chia sẻ và giới thiệu nền tảng mở Smart Connected Platform (SCP), các giải pháp về Nông nghiệp thông minh, Giao thông thông minh, Nhà máy thông minh và Ngôi nhà thông minh, hướng tới xây dựng mô hình Thành phố thông minh trong tương lai gần.

“Mô hình Thành phố thông minh do VNPT Technology phát triển xoay quanh người công dân 4.0, dựa theo các nhu cầu, liên kết của mỗi người công dân sinh hoạt trong thành phố”, ông Nguyễn Anh Hoàng cho hay.

Theo nhận định của ông Ngô Hùng Tín - Chủ tịch HĐQT VNPT Technology, trong bối cảnh Việt Nam đang khẩn trương phát triển theo kịp đà phát triển chung của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc có 1 nền tảng chung để thống nhất, lưu giữ và phát triển tất cả các ứng dụng là điều tối quan trọng. “Nền tảng SCP của VNPT Technology đáp ứng tất cả các điều kiện cần thiết, là nền tảng mở cho tất cả các nhà phát triển, vấn đề an ninh thông tin cũng được bảo đảm một cách tối đa”, ông Tín nhấn mạnh.

Đề cập đến những thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp công nghệ Việt Nam nói chung và VNPT Technology nói riêng trong công cuộc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm công nghệ tại Việt Nam, ông Ngô Hùng Tín cho biết: “VNPT Technology luôn chú ý hợp tác với các trường đại học để tìm kiếm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực công nghệ trẻ. Tuy nhiên, với các công ty vốn nhà nước như VNPT Technology, quỹ lương được quy định theo luật Nhà nước, đãi ngộ cho nhân viên bị hạn chế nên luôn gặp khó khăn trong việc cạnh tranh nguồn nhân lực với các công ty công nghệ khác”.

">

Vướng quy định về quỹ lương, VNPT Technology gặp khó trong cạnh tranh nguồn nhân lực

Khi các xu hướng mới trên thị trường xuất hiện, nhiều khái niệm có thể bị đánh đồng và lạm dụng bởi những nhà marketing cơ hội để tận dụng sự quan tâm của khách hàng. Chúng ta đã từng được chứng kiến nhiều nhà mạng tại Mỹ tự hào về khả năng kết nối vượt trội của mạng 5G. Tuy nhiên, sự thật là còn phải một thời gian dài nữa, mạng 5G mới có thể trở nên phổ biến đối với người dùng.

Và trong sự kiện MWC 2018 (triển lãm di động toàn cầu ở Barcelona, Tây Ban Nha) vừa diễn ra, điều tương tự cũng đến với khái niệm AI (trí tuệ nhân tạo). Nhiều hãng điện thoại đã không ngần ngại gắn mác "AI" cho những tính năng mới trên smartphone để khiến người dùng quan tâm về sản phẩm của họ.

Asus và những tính năng gắn mác "AI"

Asus có lẽ là ví dụ tồi tệ nhất tại MWC 2018. Bộ đôi Asus ZenFone 5 và ZenFone 5Z được trang bị những tính năng "AI" hết sức lố bịch khi không hề sử dụng bất cứ công nghệ máy học nào. Asus có thể tranh luận là họ đang tận dụng công nghệ máy học và AI theo một cách hiểu khác. Tuy nhiên, việc một công ty cố gắng tiếp thị những tính năng mới theo cách này thật sự là một vấn đề đáng quan ngại.

Để làm sáng tỏ chiêu trò quảng cáo của Asus, chúng ta hãy cùng lướt qua những tính năng "AI" trên bộ đôi ZenFone 5 mới:

Đầu tiên là tính năng "Sạc AI" (AI Charging) cho phép kéo dài tuổi thọ pin bằng cách theo dõi thói quen sạc của người dùng ZenFone 5. Mặc dù vậy, thực tế là tính năng này khá giống với "Sạc qua đêm", một tính năng không cần tới công nghệ máy học trên nhiều điện thoại hiện nay. Một tính năng khác là "Màn hình AI" (AI Display) cho phép màn hình của ZenFone 5 tự động tắt bớt đèn nền khi bạn không nhìn vào và cân bằng dải màu. Tuy nhiên, tính năng này đã có từ lâu và chẳng ai gọi đó là trí tuệ nhân tạo cả.

Ngoài ra, ZenFone 5 còn có tính năng "Làm đẹp AI" (AI Beautification) có thể giúp bạn chụp những bức ảnh selfie đẹp hơn thông qua việc chỉnh sửa 365 điểm trên khuôn mặt và "Chân dung thời gian thực" (Real-time Portrait) cho phép ảnh sắc nét và xóa phông. Nếu thích, bạn có thể gọi hai tính năng "chẳng có gì mới" này là AI theo cách gọi của Asus. Tuy nhiên, tôi thì không.

Có lẽ, tính năng gắn mác "AI" tôi thích nhất trên ZenFone 5 là "Nhạc chuông AI" (AI Ringtone). Asus đã có một ý tưởng tuyệt vời khi cho phép điện thoại theo dõi tiếng ồn xung quanh và điều chỉnh độ lớn của nhạc chuông sao cho phù hợp nhất. Vì vậy, nhạc chuông sẽ to hơn khi bạn đang đi trên đường và nhỏ đi khi bạn đang ngồi ở nhà. Đó là một ý tưởng khá thú vị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là Asus nên gắn thêm cái mác "AI" vào tính năng mới của họ. Hơn nữa, tính năng "Nhạc chuông AI" cũng không thật sự quá cần thiết với người dùng. Nếu sợ bị nhỡ cuộc gọi vì không nghe thấy nhạc chuông, họ có thể dùng thêm chế độ rung.

Tuy nhiên, lố bịch nhất phải kể tới tính năng "Chọn cảnh AI" (AI Scene Detection) của Asus. Đây là tính năng này cho phép chọn tự động 16 kiểu chụp khác nhau trên bộ đôi ZenFone 5. Trên thực tế, tính năng này chẳng khác gì việc bạn thay đổi giữa chế độ chụp tự động, chụp phong cảnh hoặc chụp đêm trên tất cả những chiếc điện thoại khác. Trong khi LG và Huawei nỗ lực dùng công nghệ máy học để tạo ra những chế độ chụp ảnh mới, Asus chỉ đơn giản là gắn mác "AI" cho một tính năng "không thể cũ hơn" trên điện thoại của họ.

Trợ lý ảo Sense Companion của HTC là một ví dụ khác. Khi được ra mắt lần đầu trong năm 2017, Sense Companion được kì vọng sẽ đánh bại những trợ lý ảo sừng sỏ như Google Assistant hoặc Apple Siri. Tuy nhiên, trên thực tế, những tính năng được Sense Companion cung cấp lại khá nghèo nàn hoặc không hữu dụng, ví dụ như thông báo khi không có nhà hàng nào gần nơi bạn đang đứng. Sense Companion chưa đủ thông minh để HTC gọi đó là trí tuệ nhân tạo.

Trên chiếc V30S ThinQ mới được ra mắt của LG tại MWC 2018, tính năng "Vision AI" (Tầm nhìn AI) cho phép người dùng xem những kết quả tìm kiếm mua sắm liên quan tới đồ vật đang được camera hướng tới. Đó chỉ đơn giản là thuật toán phát hiện vật thể, không phải là trí tuệ nhân tạo. Việc dùng thuật toán này để giúp người dùng mua sắm tốt hơn cũng không thể chứng minh LG đã có một bước tiến trong lĩnh vực AI. Tính năng Vision trên trợ lý ảo Bixby của Samsung cũng đã từng bị chỉ trích tương tự vì tự nhận là trí tuệ nhân tạo.  

Cũng trên chiếc V30S ThinQ của LG, tính năng "Voice AI" (Giọng nói AI) là một công cụ hữu hiệu giúp người dùng điều hướng, chạy ứng dụng và thay đổi cài đặt. Mặc dù vậy, chúng ta không thể coi tính năng này là trí tuệ nhân tạo, kể cả khi LG tích hợp nó với trợ lý ảo Google Assistant. Tương tác với giọng nói không phải là một tính năng mới trên smartphone và cũng không yêu cầu những cải tiến công nghệ đột phá. Nếu bạn còn nhớ, Samsung đã trang bị tính năng nhận diện giọng nói S Voice trên chiếc Galaxy S3 được ra mắt từ năm 2012. Mặc dù độ chính xác khá thấp, S Voice vẫn có thể giúp người dùng đặt lịch hẹn và cập nhật thông báo Facebook.

Thậm chí, đối với những trợ lý ảo thông minh nhất hiện nay như Google Assistant hay Apple Siri, chúng cũng không hẳn là trí thông minh nhân tạo. Các nhà sản xuất dường như chỉ đang cố gắng tạo ra những trợ lý ảo bằng cách tích hợp tính năng nhận diện giọng nói với càng nhiều dịch vụ hữu ích, càng tốt.

Nếu viết về định nghĩa của AI, chúng ta sẽ tốn khá nhiều giấy mực để giải thích. Vì vậy, để tránh dài dòng, tôi sẽ chỉ nói về sự cần thiết của một định nghĩa rõ ràng về AI. Hiện nay, ngày càng nhiều nhà sản xuất điện thoại gắn mác "AI" cho những tính năng mới, dù chúng không phải là AI. Một phần của vấn đề này là do sự gia tăng của những phần cứng hỗ trợ AI như chip Snapdragon 845 của Qualcomm. Từ đó, người dùng đặt ra kỳ vọng và áp lực cho nhà sản xuất sẽ tạo ra nhiều tính năng dựa trên trí thông minh nhân tạo. Tuy nhiên, điều đó cũng không có nghĩa là chúng ta nên bỏ qua cho những trường hợp lạm dụng khái niệm AI một cách quá đà.

Việc lạm dụng khái niệm AI đang tạo ra một mớ hỗn độn dành cho người dùng và các nhà sản xuất phải tìm ra nhiều cách hơn để giải thích về sự khác biệt trên sản phẩm của họ so với các đối thủ. Với những gì đang diễn ra, chúng ta thật sự cần một định nghĩa rõ ràng hơn về AI.

Trên thực tế, chúng ta không hề thiếu định nghĩa về AI. Tuy nhiên, để bán được nhiều sản phẩm, không ít các hãng điện thoại đã không ngần ngại gắn mác "AI" để quảng cáo cho những tính năng mới. Điều này khiến cho việc đưa ra một khái niệm về AI dựa trên những gì đang có trên thị trường thật sự khó. Không phải tất cả những gì máy tính làm đều được coi là AI và không phải tính năng AI nào cũng đáng giá. Nếu một định nghĩa như vậy được áp dụng, nhiều tính năng được gắn mác "AI" sẽ sớm phải đổi tên.

Các nhà sản xuất điện thoại cần phải bắt đầu tập trung vào lợi ích của người dùng, thay vì cứ cố gắng tung ra ngày càng nhiều tính năng gắn mác "AI" như hiện nay. Khách hàng thừa đủ trí thông minh để biết đâu là tính năng cần thiết dành cho họ, kể cả khi tính năng đó không phải là AI và cũng không được quảng cáo bằng những lời có cánh. Cái tên của tính năng không quan trọng. Quan trọng là các nhà sản xuất điện thoại có thể chứng minh một tính năng sẽ đem lại nhiều lợi ích dành cho người dùng như thế nào.     

">

Gửi các hãng điện thoại: Đừng cái gì cũng gọi bừa là AI

友情链接