Độc giả Hoàng Dũng phân tích, khi xe chạy tốc độ rất thấp, công suất của xe sinh ra chủ yếu để thắng lực ma sát gồm nội ma sát và ngoại ma sát, nhưng khi chạy tốc độ cao thì công suất máy sinh ra còn phải thắng cả lực cản không khí. Như vậy khi chạy tốc độ cao sẽ rất tốn nhiên liệu, tuy nhiên thời gian đi sẽ được rút ngắn.
“Trong điều kiện đường sá Việt Nam, theo tôi tốc độ kinh tế nhất đối với xe du lịch là 80-90km/h, còn xe tải là 50-70km/h tuỳ tải trọng xe”, độc giả này kết luận.
Đồng tình với ý kiến trên, độc giả Trần Bình bình luận: “Di chuyển ở dải tốc độ 80-90km/h và chân ga ổn định, không đạp thốc ga và hạn chế phanh sẽ giúp chiếc xe của chúng ta tiết kiệm nhất. Ngoài ra nên bơm lốp căng và bỏ bớt những đồ không cần thiết ra khỏi xe”.
Ở một nhận định khác, độc giả Mạnh Hà cho rằng: “Xe của tôi chạy đều ga thì ở tốc độ 60-70km/h là tiết kiệm xăng nhất với mức báo trên đồng hồ chỉ 4,3 lít/100 km. Còn nếu đi quá 70 km/h thì có thể báo đến 6-7 lít/100km".
Còn tài khoản có tên là Quân HP thì cho rằng, nên duy trì tốc độ khoảng 70-80km/h và kết hợp với tính năng Cruise Control khi đi trên đường trường, cao tốc sẽ tiết kiệm xăng nhất.
“Chiếc SUV của tôi có tự trọng 1,75 tấn; máy xăng 2.4L; hộp số tự động 6 cấp và có thể chuyển sang số 6 ngay ở tốc độ 60km/h thì khoảng tốc độ tiêu thụ ít nhất là trong khoảng từ 70-80km/h”, độc giả này dẫn chứng.
Nhiều ý kiến khác còn cho rằng, với các xe du lịch có dung tích xy-lanh nhỏ thì vận tốc giúp tiết kiệm nhiên liệu nhất chỉ ở khoảng 50-60 km/h. Nếu chạy đến trên 70km/h, mức tiêu thụ nhiên liệu có thể tăng gấp 1,5 lần theo thông số hiển thị trên đồng hồ.
Như vậy, chỉ với một câu hỏi nhưng có hàng chục câu trả lời với nhiều phương án khác nhau đến từ các độc giả.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc - Phó trưởng bộ môn Ô tô và xe chuyên dụng (Viện Cơ khí động lực, ĐH Bách Khoa Hà Nội) cho rằng, bản chất của mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ phụ thuộc nhiều vào số vòng quay của động cơ (vòng tua máy).
Mỗi mẫu xe có một đặc tính kỹ thuật khác nhau (loại động cơ, dung tích xy-lanh, công suất,…), do đó sẽ có những vùng làm việc hiệu quả và tiết kiệm nhiên liệu khác nhau.
PGS.TS Đàm Hoàng Phúc (Ảnh: TP) |
"Hầu hết các động cơ xăng làm việc tối ưu và tiết kiệm nhất trong khoảng 1.200-1.600 vòng/phút, trong khi máy dầu thì có khoảng rộng và kém ổn định hơn nhưng đa số đều dưới 2.000 vòng/phút. Tốc độ quay này kết hợp với loại hộp số lắp trên từng xe sẽ cho ra dải vận tốc tiết kiệm nhiên liệu khác nhau.”, vị chuyên gia này phân tích.
Thực tế, với cùng vòng tua máy và điều kiện vận hành thì mỗi xe cũng cho ra tốc độ khác nhau. Với 2.000 vòng/phút, có những loại xe có thể đạt vận tốc trên 90 km/h, nhưng cũng có xe chỉ đạt khoảng 60 km/h.
Để tiết kiệm nhiên liệu, PGS.TS Đàm Hoàng Phúc khuyên các lái xe luôn duy trì vòng tua máy ở mức dưới 2.000 vòng/phút; giữ ổn định tốc độ, tránh “đạp nhanh, phanh gấp” khi lái xe; đồng thời thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng ô tô của mình đúng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận. Mọi chia sẻ, câu hỏi vui lòng gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Khi di chuyển trên đường trường như cao tốc hay quốc lộ, có phải cứ đi với tốc độ cao (90-100 km/h) sẽ bớt hao xăng hơn so với đi chậm không? Và di chuyển tốc độ nào tiết kiệm nhất?
" alt=""/>'Mách nước' tốc độ lái xe giúp tiết kiệm nhiên liệu nhấtThay bình ắc quy cho xe máy
Ông Phạm Ngọc Vinh
(Kỹ thuật viên trưởng HEAD VAC, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội) trả lời:
Bình ắc quy vẫn tiêu hao điện ngay cả khi không sử dụng trong thời gian dài, dù lắp trên xe hay để riêng bên ngoài, đặc biệt trong điều kiện môi trường độ ẩm và nhiệt độ cao.
Trường hợp xe có gắn các thiết bị như: Đồng hồ báo giờ; Cảnh báo chống trộm; Hệ thống SMART Key... thì ngoài việc tự tiêu hao điện thông thường khi không sử dụng, bình điện còn tiêu thụ một lượng điện trong bình để cung cấp dòng điện duy trì hoạt động các hệ thống này ngay cả khi đã tắt khóa điện.
Khi bình điện không được sạc trong một thời gian dài, lượng điện trong bình sẽ tiêu hao dần vì những nguyên nhân nêu trên. Nếu lượng điện giảm quá mức, các thiết bị điện trên xe có thể không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động, dẫn đến bình điện có thể bị hỏng và không thể sạc lại.
Do đó, để đảm bảo bình điện hoạt động tốt và ổn định, chủ xe nên nổ máy mỗi tuần một lần khoảng 10 phút để sạc điện cho bình nếu không sử dụng thường xuyên.
Tuy nhiên, không nên nổ máy tại chỗ quá lâu, đặc biệt đối với các xe làm mát bằng không khí, sẽ có nguy cơ bị quá nhiệt gây hư hỏng động cơ.
Một số dấu hiệu nhận biết bình ắc quy yếu hoặc cạn kiệt điện như: Đèn, còi, xi-nhan hoạt động yếu, chập chờn, khó đề nổ… Những lúc này, chủ xe nên đưa xe đến các trung tâm dịch vụ tại các đại lý xe máy hoặc cửa hàng sửa chữa, bảo dưỡng xe để được kiểm tra, nạp bình điện hoặc thay bình nếu cần thiết.
Duy trì tình trạng bình ắc quy yếu trong thời gian dài có thể gây phiền toái trong quá trình sử dụng, thậm chí nguy hiểm nếu xe chết máy giữa đường gây mất ATGT.
Theo Độc giả Phạm Mai/ Báo Giao thông
Mời bạn đọc chia sẻ video, thông tin tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Nhờ giành được vị trí đầu tiên vào dây chuyền kiểm định, chủ xe hoàn tất các thủ tục kiểm định chất lượng phương tiện vào khoảng 7h30 phút sáng.
" alt=""/>Xe máy để nhà lâu không chạy, có cần thay bình ắc quy?