Theo kế hoạch số hóa đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các đài truyền hình trung ương và địa phương sẽ phải kết thúc việc phát sóng tất cả các kênh chương trình truyền hình trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình tương tự mặt đất để chuyển hoàn toàn sang phát sóng trên hạ tầng truyền dẫn, phát sóng truyền hình số mặt đất trước ngày 31/12/2020.
Thực tế cho thấy, số hóa đang là xu thế tất yếu của ngành truyền hình. Nhiều nước trên thế giới đã hoàn thành việc chuyển đổi từ công nghệ tương tự sang công nghệ số đối với hệ thống truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất.
Việt Nam cũng sẽ không đi ngoài xu hướng đó. Khi thực hiện xong Đề án “Số hóa truyền hình”, Việt Nam sẽ là 1 trong số 75 quốc gia trên thế giới hoàn tất việc số hóa truyền hình mặt đất. Tại khu vực ASEAN, hiện mới chỉ có 3 quốc gia khác làm được điều này.
![]() |
Một mẫu đầu thu chuẩn DVB-T2 để thu phát sóng truyền hình số mặt đất. |
Việc triển khai số hóa truyền hình sẽ mang lại các lợi ích như nâng cao chất lượng các kênh chương trình truyền hình, cung cấp nhiều kênh hơn đến với người dân.
Khi hoàn thành việc tắt sóng truyền hình tương tự, người dân sẽ có 3 cách để xem truyền hình số mặt đất, đó là mua đầu thu kỹ thuật số chuẩn DVB T2/MPEG4, đăng ký dịch vụ truyền hình trả tiền hoặc mua tivi tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4.
Hiện phần lớn các hộ gia đình đều đã sở hữu những chiếc TV tích hợp sẵn đầu thu DVB T2/MPEG4. Đối với các hộ nghèo, hộ cận nghèo, Nhà nước sẽ có chính sách hỗ trợ đầu thu để đảm bảo người dân vẫn có thể xem được các kênh truyền hình khi Việt Nam tắt sóng truyền hình analog.
Trọng Đạt
" alt=""/>Các tỉnh cuối cùng đã ngừng phát sóng truyền hình analogCách đo hoạt động não người khi cận kề cái chết
Bốn bệnh nhân trong nghiên cứu gần đây đã hôn mê và không còn nhận hỗ trợ sự sống với sự đồng ý của gia đình họ. Cảm biến điện não đồ đo hoạt động não của bệnh nhân khi họ ngừng tim.
Kết quả ghi nhận hai trong số bốn bệnh nhân sắp chết đã trải qua một đợt sóng gamma - hoạt động của não liên quan đến những giấc mơ rõ ràng và ảo giác - ngay cả khi tim họ đã ngừng đập.
Các nhà khoa học từ lâu nghĩ rằng não sẽ chết cùng với phần còn lại của cơ thể. Nhưng theo Vice, nghiên cứu mới nhất chứng minh con người có thể giữ lại một mức độ ý thức nhất định dẫn đến những trải nghiệm giống như giấc mơ khi họ tử vong.
Jimo Borjigin, tác giả chính của nghiên cứu, đánh giá: “Việc phát hiện các hoạt động gamma trong bộ não sắp chết cho thấy trải nghiệm cận tử là sản phẩm của bộ não đang chết, được kích hoạt khi một người tử vong”.
Borjigin đã thấy dấu hiệu tăng đột biến tương tự trong hoạt động của não trên những con chuột sắp chết. Nhưng từ trước tới nay, rất khó kiểm tra hiện tượng này ở người.
Các nhà chuyên môn đặt mục tiêu thu thập thêm dữ liệu về bộ não của con người gần qua đời để hiểu rõ hơn về trải nghiệm cái chết.
Ngày 6/8, Bệnh viện Tim Hà Nội đã khai trương Hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) do Viettel phối hợp xây dựng.
Bệnh viện Tim Hà Nội là một trong số ít các trung tâm tim mạch thực sự hoàn chỉnh với 5 mũi nhọn: nội khoa tim mạch, tim mạch can thiệp, phẫu thuật tim mạch, tim mạch nhi khoa và tim mạch chuyển hóa. Bệnh viện này được Sở Y tế Hà Nội giao nhiệm vụ đầu ngành tim mạch, hỗ trợ phát triển chuyên ngành tim mạch cho 160 bệnh viện/trung tâm y tế thuộc Hà Nội và các tỉnh thành trên toàn quốc.
Ngay tại sự kiện khai trương Telehealth, các bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã thực hiện kết nối với các bác sĩ tại các bệnh viện tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Gia Lai, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, Sóc Sơn với nội dung tư vấn thuộc 3 lĩnh vực gồm phẫu thuật tim mạch, can thiệp tim mạch và nội tim mạch.
Đặc biệt, các bác sĩ tại Bệnh viện Tim Hà Nội đã thực hiện điều hành ca mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam cho bệnh nhân tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thông qua hệ thống Telehealth.
Hệ thống Telehealth mới khai trương tại Bệnh viện Tim Hà Nội đáp ứng đầy đủ 6 lĩnh vực theo tiêu chuẩn hệ thống khám chữa bệnh từ xa của Bộ Y tế.
Bằng việc tích hợp công nghệ truyền dẫn hình ảnh hiện đại, kết hợp đường truyền tốc độ cao, hệ thống có khả năng xử lý theo thời gian thực, đảm bảo độ chính xác cao cho các ca phẫu thuật từ xa.
Với hệ thống này, bác sỹ tại các bệnh viện tuyến trên có thể điều hành trực tiếp các ca phẫu thuật tại tuyến dưới, giúp rút ngắn quá trình cứu chữa bệnh nhân trong các trường hợp khẩn cấp.
![]() |
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền và các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội kết nối với các bác sĩ tại các bệnh viện tỉnh Thái Bình, Phú Thọ, Gia Lai, Bệnh viện đa khoa huyện Ba Vì, Sóc Sơn qua hệ thống Telehealth. |
PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội nhấn mạnh, đây là bước khởi đầu, là tiền đề cho các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tiếp theo trong chuỗi các hoạt động khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Tim Hà Nội.
“Chúng tôi hi vọng hoạt động tư vấn khám, chữa bệnh từ xa trên nền tảng công nghệ thông tin ngày càng phát huy hiệu quả, đảm bảo tính bền vững trong công tác chuyển giao kĩ thuật cho các tuyến”, ông Hiền chia sẻ.
Việc áp dụng Hệ thống hỗ trợ, tư vấn Khám, chữa bệnh từ xa tại Bệnh viện Tim Hà Nội được thực hiện theo chỉ đạo của Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Nội nhằm thực hiện mục tiêu chung của Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020 – 2025” được Bộ Y tế ban hành ngày 22/6/2020, đó là: Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.
Cùng với đó, các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.
Trước Bệnh viện Tim Hà Nội, hệ thống hỗ trợ, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa (Telehealth) cũng đã được triển khai tại nhiều bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Nhi Trung ương… kết nối đến hàng chục bệnh viện tại các tỉnh thành trên cả nước. Telehealth giúp người dân dễ dàng theo dõi sức khỏe qua ứng dụng hoặc website, kết nối với bác sĩ qua hình thức call, chat…, đặt lịch khám, tương tác với người thân, người có cùng bệnh và cập nhật các thông tin hướng dẫn điều trị. Cơ sở y tế có thể lập phác đồ theo dõi cho từng bệnh nhân, quản lý tình trạng sức khỏe hàng ngày, cảnh báo, nhắc nhở điều trị, tương tác trực tiếp với bệnh nhân (chat, call, SMS…) và chỉ định điều trị, điều trị, phục hồi chức năng, dinh dưỡng, khám lại. |
M.T
Việc triển khai thí điểm các mô hình khám chữa bệnh từ xa nhằm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị 16 ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19.
" alt=""/>Ca điều hành mổ tim trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam