Trao đổi với VietNamNet, bà Khanh - mẹ của thí sinh Nguyễn Thu Phương (học sinh lớp 12 Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) cho biết do Phương đăng ký trước nhưng quên thao tác gửi tiền lệ phí thi, còn 15 ngày mới gửi lệ phí qua ngân hàng. Thời điểm này cụm thi ở Hà Nội đã đủ số thí sinh, chỉ còn hai cụm là Vinh và Đà Nẵng còn có thể đăng ký để thi ngay trong đợt 1.
Cuối cùng, gia đình quyết định đưa con thi ở Vinh (Nghệ An).
![]() |
Niềm vui em Phương và mẹ khi kết thúc buổi thi đầu tiên với kết quả tuyệt đối (Ảnh: Văn Bình) |
Quãng đường từ Yên Bái xuống Hà Nội chỉ 200km, mất hơn 2 tiếng đi lại nay gia đình phải bắt tàu, đi thêm 300km nữa để vào Vinh thi.
Sáng 5/5, trong bài thi môn tiếng Anh, Thu Phương đạt 69/80 câu. Trong khi chờ đợi ngày mai (6/5) bước vào bài thi đánh giá năng lực tổng hợp, Phương được mẹ cho đi về Nam Đàn quê Bác và thăm thú một số địa điểm nổi tiếng ở Nghệ An.
"Đây cũng là kỉ niệm vui khi lần đầu tiên cháu được đi xa nhà đến vậy" - bà Khanh cho biết.
Năm 2016, ĐHQG Hà Nội tổ chức thi đánh giá năng lực năm 2016 tại 7 tỉnh, thành phố. Ngoài Hà Nội, thí sinh sẽ thi tại các tỉnh thành: Đà Nẵng (Đại học Kiến trúc), Nghệ An (Đại học Vinh), Thanh Hóa (Đại học Hồng Đức), Hải Phòng (Đại học Hàng hải), Nam Định (Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định), Thái Nguyên (Cao đẳng Kinh tế - Tài chính Thái Nguyên)." alt=""/>Mẹ con vượt 500 km dự thi đại họcTheo đó, số lượng giảng viên do trường báo cáo lớn hơn con số thực tế. Cụ thể, tại thời điểm xác định chỉ tiêu thì trường có 970 giảng viên cơ hữu trong đó có 13 giáo sư, 106 phó giáo sư, 114 tiến sĩ, 347 thạc sĩ...
Tổng số giảng viên quy đổi là 1.081. Tuy nhiên, con số kiểm tra thực tế giảm 197 giảng viên (quy đổi) so với số liệu trường báo cáo. Kiểm tra 23 hồ sơ giảng viên, thanh tra phát hiện 21/23 không có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
Kiểm tra hồ sơ cấp bằng của 16 trường hợp có phản ánh việc đào tạo quá thời gian học tập, thanh tra phát hiện trường đã cấp bằng cho 13 trường hợp có thời gian học tập từ 10 đến 27 năm.
Trong đó, có sinh viên được công nhận tốt nghiệp năm 2014 khi không đủ điều kiện và có thời gian đào tạo kể từ khi trúng tuyển đến khi được công nhận tốt nghiệp vượt quá thời gian được phép (27 năm).
Thanh tra Bộ yêu cầu Đại học Y Dược TP HCM bổ sung các điều kiện như chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm, rà soát các hợp đồng giảng viên, thực hiện nghiêm quy định về đào tạo liên kết; đề nghị huỷ bỏ kết quả và bằng chứng nhận tốt nghiệp của sinh viên sau 27 năm trúng tuyển, rà soát các trường hợp vượt quá thời gian tối đa được phép để huỷ bỏ kết quả và thu hồi bằng.
Năm 2005, Bộ GD-ĐT có văn bản cho phép Trường ĐH Y dược TP HCM và ĐH Tây Nguyên được liên kết đào tạo 70 chỉ tiêu bác sĩ, dược sĩ cho các tỉnh Tây Nguyên, lấy trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh năm 2005 của ĐH Tây Nguyên, trong đó có 50 chỉ tiêu ngành Dược và 20 chỉ tiêu ngành Bác sĩ Răng hàm mặt.
Hai trường đã ký kết các hợp đồng đào tạo, theo đó Trường ĐH Y dược TP HCM hỗ trợ cán bộ giảng dạy cho Khoa Y ĐH Tây Nguyên.
Việc tổ chức tuyển sinh do ĐH Tây Nguyên thực hiện, sau khi đào tạo 3 năm tại Đại học Tây Nguyên thì sinh viên được chuyển về học tập tại Đại học Y Dược TP HCM.
Từ năm 2006 đến năm 2008, không có văn bản cho phép tuyển sinh của Bộ GD-ĐT nhưng hai trường tiếp tục tuyển sinh, đào tạo theo hình thức trên. Tổng số đã tuyển sinh từ năm 2006 đến 2008 là ngành Dược 117, ngành Răng hàm mặt 59.
Qua thanh tra cũng phát hiện Trường ĐH Y dược TP HCM đã đóng dấu, cấp bằng tốt nghiệp cho người học trên phôi văn bằng của Đại học Tây Nguyên chuyển giao. Tổng số văn bằng sử dụng phôi bằng của ĐH Tây Nguyên cụ thể: ngành Dược 125, ngành Răng hàm mặt 67. Hiện còn 9 sinh viên ngành Dược và 10 sinh viên ngành Răng hàm mặt chưa tốt nghiệp.
Năm 2008, Đại học Y dược TP HCM được Bộ GD-ĐT giao bổ sung 50 chỉ tiêu đào tạo Bác sĩ đa khoa và 50 chỉ tiêu đào tạo Dược sĩ để tăng cường cán bộ cho khoa Y dược của ĐH Đà Nẵng mới được thành lập. Theo đó, Trường ĐH Y Dược TP HCM sẽ hỗ trợ và bồi dưỡng cán bộ giảng dạy, xây dựng chương trình đào tạo chi tiết cho Khoa Y Dược của Đại học Đà Nẵng.
Năm 2009, Trường ĐH Y dược TP HCM tiếp tục liên kết với ĐH Đà Nẵng để tuyển sinh mà không đề nghị Bộ GD-ĐT giao chỉ tiêu. Số lượng đã tuyển sinh là bác sĩ đa khoa 18, dược sĩ 27.
Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng xác minh Trường ĐH Y Dược TP HCM chưa thực hiện việc thẩm định, lựa chọn giáo trình phục vụ giảng dạy theo quy định; không có quy trình chung về quản lý đào tạo mà các khoa tự quyết định, xây dựng chương trình...
Hiệu trưởng, Hiệu phó phụ trách đào tạo Trường ĐH Y Dược TPHCM được yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm, báo cáo kết quả về Bộ GD-ĐT, Bộ Y tế trước ngày 30/6.
Bộ này nói rằng những thay đổi trong kỳ thi tuyển sinh đại học (gaokao) năm nay sẽ không đồng nghĩa với việc trẻ em ở các khu vực phát triển của Trung Quốc bị thiệt thòi.
Trước đó, cơ quan cao nhất phụ trách ngành giáo dục của nước này đã đưa ra quy định về chỉ tiêu tuyển sinh cho một số tỉnh. Năm nay, các trường đại học, cao đẳng ở một số tỉnh phát triển hơn như Giang Tô, Hồ Bắc sẽ phải nhận một lượng sinh viên lớn hơn từ các khu vực kém phát triển như Tây Tạng, Tân Cương – những thí sinh đã vượt qua kỳ thi gaokao.
Cụ thể, các trường đại học ở tỉnh Hồ Bắc sẽ phải nhận 40.000sinh viên từ các khu vực kém phát triển trong năm nay. Giang Tô sẽ phải nhận38.000 hồ sơ. Con số này được cho là lớn hơn năm ngoái đáng kể.
Quy định này đã làm dấy lên một làn sóng phản đối quyết liệttừ các phụ huynh ở 2 tỉnh này. Một số cuộc biểu tình trước các phòng giáo dụcđịa phương đã diễn ra vào tuần trước. Họ cho rằng chỉ tiêu này đồng nghĩa vớiviệc cơ hội vào các trường đại học, cao đẳng của học sinh địa phương sẽ giảmxuống đáng kể.
Tuy nhiên, Bộ Giáo dục cho rằng điều này sẽ không xảy ra,bởi vì hiện nay lượng học sinh ở cả 2 tỉnh tham gia kỳ thi gaokao đã giảm xuống. Vì thế, sẽ có nhiều chỗ trống hơn dành cho các thí sinh tới từ các tỉnh nghèo.
Năm 2015, Giang Tô có 390.000 thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi gaokao, với tỷ lệ đỗ là 89%. Năm nay, con số này chỉ là 360.000 thí sinh. Với thực tế lượng thí sinh địa phương tham gia kỳ thi ít hơn, Bộ Giáo dục cho rằng việc nhận thêm thí sinh từ các tỉnh nghèo hơn là khả thi mà không làm ảnh hưởng tới cơ hội vào đại học của thí sinh địa phương.
Tuy nhiên, không phải tất cả các phụ huynh đều chấp nhận lờigiải thích này.
Một phụ huynh giấu tên ở Nam Kinh, Giang Tô đang có con họcphổ thông cho rằng quyết định này hoàn toàn “không thể chấp nhận được”.
“Sự cạnh tranh để giành được một suất trong trường đại học,đặc biệt là một số trường danh tiếng, đã đủ khốc liệt rồi, thậm chí là cả trướckhi chỉ tiêu này được thay đổi” – anh nói. “Tôi không thể tưởng tượng được điềugì sẽ xảy ra nếu có ít suất hơn dành cho những đứa trẻ ở Giang Tô”.
Ông Xiong Bingqi – phó chủ tịch Viện Nghiên cứu giáo dục thếkỷ 21 – cho rằng các bậc phụ huynh không nên lo lắng thái quá.
“Vì số lượng thí sinh tham gia kỳ thi gaokao ở các tỉnh như Giang Tô và Hồ Bắc đã giảm trong vài năm qua, nên việc Bộ Giáo dục dự tính tuyển sinh ít sinh viên hơn ở các tỉnh này là chuyện bình thường”.
Ông Xiong cũng khẳng định, cơ hội của các thí sinh ở Hồ Bắc và Giang Tô vẫn sẽ như cũ. Bộ cũng giải thích rằng thay đổi này sẽ giúp đẩy mạnh sự bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục đại học và thu hẹp khoảng cách giữa các địa phương.
Kỳ thi tuyển sinh đại học gaokao được hàng triệu học sinh vàphụ huynh Trung Quốc coi là một trong những dấu mốc quan trọng nhất trong cuộcđời.