- Chia sẻ với VietNamNet,ấnHưnglêntiếngkhibịkhángiảlênsânkhấugiậreal madrid đấu với getafe ca sĩ Tuấn Hưng cho biết sự việc một khán giả lao lên sân khấu giật cả hai míc khi anh đang hát là mới diễn ra tại một chương trình gần đây tại Mỹ.
- Chia sẻ với VietNamNet,ấnHưnglêntiếngkhibịkhángiảlênsânkhấugiậreal madrid đấu với getafe ca sĩ Tuấn Hưng cho biết sự việc một khán giả lao lên sân khấu giật cả hai míc khi anh đang hát là mới diễn ra tại một chương trình gần đây tại Mỹ.
Ông Anton Gorelkin, Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga chia sẻ với hãng tin TASS về tài khoản liên kết với email nước ngoài, những thay đổi sẽ chỉ ảnh hưởng đến tài khoản đăng ký mới. Theo ông, “các tài khoản đã đăng ký được liên kết với các dịch vụ email nước ngoài sẽ tiếp tục hoạt động, những lo ngại về vấn đề dừng hoạt động là vô căn cứ”.
Đồng thời, ông Gorelkin không loại trừ khả năng nhiều trang web của Nga sẽ cung cấp cho người dùng tùy chọn để cập nhật thông tin đăng nhập như email hoặc số điện thoại của Nga.
Phó ban Chính sách thông tin của Quốc hội Nga cũng kỳ vọng “các dịch vụ của Nga sẽ cung cấp thông tin cho chủ sở hữu trang web và ứng dụng các giải pháp phù hợp với các yêu cầu mới, đảm bảo an toàn cho dữ liệu cá nhân”.
Trong khi đó, chuyên gia an ninh mạng, chuyên gia CNTT Alexei Kurochkin, trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin RT, đã giải thích sự cần thiết của lệnh cấm đăng ký qua email nước ngoài. Theo ông, điều này được thực hiện để bảo vệ đất nước và giảm sự phụ thuộc vào các dịch vụ và máy chủ phương Tây.
Trước đó, để đảm bảo an toàn thông tin, nhà chức trách Nga đã cấm hàng nghìn quan chức và nhân viên liên bang dùng iPhone, sản phẩm Apple cho mục đích công vụ do lo ngại bị theo dõi.
Lệnh cấm iPhone, iPad và các thiết bị Apple khác tại các bộ, tổ chức hàng đầu của Nga phản ánh lo ngại ngày một lớn tại Điện Kremlin và Tổng cục An ninh liên bang Nga (FSB) trước hoạt động theo dõi tăng mạnh.
Theo nguồn tin của Financial Times, quan chức an ninh tại các bộ tuyên bố iPhone không còn được xem là an toàn và nên tìm phương án thay thế.
Đức Dũng(theo Tass, Financial Times)
" alt=""/>Tổng thống Putin cấm đăng ký các trang web trong nước bằng email nước ngoàiBên cạnh 2 lỗ hổng mới trong Microsoft SharePoint Server, Cục An toàn thông tin còn đề nghị các đơn vị đặc biệt lưu ý 7 lỗ hổng bảo mật khác trong các sản phẩm của Microsoft, có thể bị các nhóm tin tặc lợi dụng, khai thác để tấn công vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam.
Trong đó, có 2 lỗ hổng bảo mật CVE-2023-32057 và CVE-2023-35309 trong Microsoft Message Queuing cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa. Đây là 2 lỗ hổng được đánh giá có mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng, với điểm CVSS là 9.8.
Cùng có mức độ ảnh hưởng ở mức cao, với điểm CVSS từ 7.8 đến 8.8, năm lỗ hổng gồm CVE-2023-36884 trong Office và Windows, CVE-2023-35311 trong Microsoft Outlook, CVE-2023-36874 trong Windows Error Reporting Service, CVE-2023-32046 trong Windows MSHTML và CVE-2023-32049 trong Windows SmartScreen đều đang bị khai thác trong thực tế.
Để đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, từ đó góp phần bảo đảm an toàn không gian mạng Việt Nam, Cục An toàn thông tin khuyến nghị các đơn vị kiểm tra, rà soát, xác định máy sử dụng hệ điều hành Windows có khả năng bị ảnh hưởng; có biện pháp xử lý kịp thời để tránh nguy cơ bị tấn công. “Biện pháp tốt nhất để khắc phục là cập nhật bản vá cho các lỗ hổng bảo mật nói trên theo hướng dẫn của hãng”,chuyên gia Cục An toàn thông tin cho hay.
Các chuyên gia Cục An toàn thông tin cũng đề nghị các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tăng cường hơn nữa việc giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Trong tháng 6/2023, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia - NCSC, Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT đã ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý 1.723 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam, tăng gần 2,5 lần so với tháng 5/2023, tăng 46,3% so với cùng kỳ tháng 6/2022. Lũy kế trong nửa đầu năm nay, tổng số cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam được ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý là 6.362 cuộc, giảm 4,2% so với 6 tháng đầu năm ngoái. |
Cuộc đua này đang chia thế giới thành hai phe khác biệt, Trung Quốc thúc đẩy một cách tiếp cận với nhà nước và chính quyền tại trung tâm, trong lúc Mỹ và EU thúc đẩy một mô hình phát triển dựa trên thị trường tự do và quyền của người dùng.
Với cách cuộc đua AI thúc đẩy sự cạnh tranh quốc tế vì tiến bộ khoa học, có lẽ nó sẽ là cuộc chạy đua vào không gian mới của thế kỷ 21.
Bằng cách tận dụng khả năng của AI để đổi mới công nghệ và từ đó, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Trung Quốc đang đầu tư vào một tương lai nơi AI sẽ phục vụ lợi ích quốc gia và phù hợp với chương trình nghị sự chính trị xã hội của nhà nước.
Ngược lại, cách tiếp cận của Mỹ nhấn mạnh vai trò của khu vực tư nhân và khả năng tự điều chỉnh của thị trường, với mục tiêu chính để đổi mới môi trường kinh doanh và phát triển công nghệ AI dựa trên cạnh tranh thị trường.
Trong khi đó, để bù đắp cho những tiến bộ công nghệ chậm hơn so với Mỹ và Trung Quốc, EU tập trung vào xây dựng một khung pháp lý nhằm bảo vệ quyền tự chủ, riêng tư và tự do của người dùng, với kỳ vọng cách tiếp cận này sẽ đem lại quyền lực địa chính trị cho châu Âu.
Ai sẽ chiến thắng?
Câu hỏi ai sẽ chiến thắng trong cuộc đua này sẽ không dễ dàng. Nó phức tạp và đầy bất trắc. Tuy nhiên, cam kết của Trung Quốc trong việc tích hợp AI vào chiến lược phát triển quốc gia có lẽ sẽ mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế độc nhất, đặc biệt là về tốc độ triển khai công nghệ để đạt được các mục tiêu phát triển xã hội rộng lớn hơn.
Sự liên kết này sẽ có thể dẫn tới sự phổ biến nhanh chóng của AI trong các lĩnh vực khác nhau tại Trung Quốc và khả năng thúc đẩy cường quốc này vượt lên trên hai đối thủ còn lại. Cách tiếp cận độc nhất của Trung Quốc cũng có thể gây ảnh hưởng đến các quốc gia khác để áp dụng mô hình phát triển tương tự, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển ưu tiên an ninh xã hội và tăng trưởng kinh tế hơn là quyền của người dùng.
Trong khi đó, việc Mỹ và EU tập trung vào quyền cá nhân và các cân nhắc đạo đức trong hệ thống quản trị dân chủ có thể sẽ làm chậm tốc độ đổi mới, nhưng có thể sẽ dẫn đến việc AI được tích hợp một cách cân bằng hơn vào xã hội. Các tiếp cận này sẽ dẫn đến sự phát triển của các công nghệ AI phù hợp chặt chẽ hơn với các giá trị dân chủ, nhân quyền và tự do.
Có lẽ, người chiến thắng có thể sẽ không phải cường quốc đạt được các cột mốc công nghệ nhanh nhất, mà cường quốc có được sự cân bằng giữa đổi mới công nghệ, các cân nhắc về đạo đức, tác động xã hội, kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị hiệu quả nhất.
Kết cục của cuộc đua AI sẽ có tác động lớn tới nền kinh tế, quyền lực, an ninh và xã hội toàn cầu. Việc các quốc gia thứ ba chọn theo mô hình của Trung Quốc, Mỹ hay EU sẽ định hình cách công nghệ này được tích hợp, quản lý và áp dụng trên toàn cầu. Sự liên kết hoặc khác biệt trong các chiến lược AI có thể định hình lại các liên minh và tạo ra các đường đứt gãy địa chính trị mới.
Với thế giới ngày càng phải vật lộn từ tác động của AI, sự cạnh tranh giữa các cường quốc sẽ ngày càng gay gắt. Hiểu được cuộc cạnh tranh này sẽ là điều cần thiết đối với các nhà hoạch định chính sách, lãnh đạo doanh nghiệp, cũng như người dân, vì cuộc đua AI sẽ định hình cuộc cách mạng công nghệ lớn nhất thế kỷ 21. Các quyết định được đưa ra trong những năm tới sẽ có tác động lớn trong nhiều thập kỷ, định hình một tương lai vừa thú vị vừa đầy bất trắc.
Phạm Vũ Thiều Quang
" alt=""/>Tương lai của cuộc đua trí tuệ nhân tạo (AI)