“Nếu 3 quyển sách trước được thiết kế rất cầu kỳ, có hình ảnh và những điều mà tôi yêu thích thì Em lại khác hoàn toàn. Chữ "em" viết ngược là "me" (nghĩa là "tôi" trong tiếng Anh - PV), như tấm gương phản chiếu của tôi và các bạn trẻ. Tôi có thể hơn các bạn ở tuổi tác, sự trải nghiệm nhưng cảm xúc của chúng ta giống nhau", Liêu Hà Trinh chia sẻ.
Cô nói, những tản văn và thơ trong Em như lời tư vấn trực tiếp của 1 người từng đi qua nhiều đổ vỡ, trưởng thành và mạnh mẽ để đưa ra lời khuyên cho người đọc, đặc biệt là những cô gái trẻ đang ở giai đoạn “mắc kẹt” với nỗi buồn. Nhiều mẩu chuyện trong sách được tác giả nhân hóa các loài động vật như sói, bạch tuộc… để tìm ra những triết lý giản đơn, gần gụi.
Liêu Hà Trinh “nghiện” viết văn, thơ như một cách giãi bày tâm tư tình cảm trong quãng thời gian bế tắc. Với nữ MC, việc viết như cách trị liệu cảm xúc từ những việc cô trải qua trong cuộc sống dù không chỉ đích danh ai hay vạch ra một sự kiện cụ thể nào. Cô chọn cách khoác lên nỗi buồn “lớp áo” thi vị để thấy cuộc sống ở nốt trầm cũng có giá trị riêng.
Hà Trinh biết sách văn thơ rất khó bán nhưng cô tin rằng độc giả tìm đến sách của mình vì yêu văn, thơ và đồng cảm trong quan niệm về tình yêu, cuộc sống. MC khẳng định việc người nổi tiếng rẽ hướng sang công việc viết lách không vì vấn đề kinh doanh, kiếm tiền.
MC, tác giả Liêu Hà Trinh.
“Cát-sê 1 show diễn của nghệ sĩ có khi bằng hoặc hơn nhuận bút viết sách 1 năm. Chỉ khi ấn phẩm ấy là best-seller, bán chạy mỗi quý và tái bản liên tục may ra nghề viết sách mới nuôi được niềm đam mê không phải trông cậy vào những công việc khác. Buồn thay ở Việt Nam, nhiều tác giả mà tôi biết chưa thể làm giàu bằng công việc này, không thể chi trả các chi phí cuộc sống bằng việc viết sách mỗi năm", cô cho hay.
Hà Trinh cũng nói thêm: "Tôi mê viết lách nhưng còn một niềm đam mê khác là kết nối tâm hồn của phụ nữ với nhau - đối tượng luôn có những vấn đề trong cuộc sống. Tôi thích làm cái gì đó có ích cho cộng đồng bằng cách bỏ thời gian lắng nghe, lý giải những nỗi khổ và xoa dịu tâm hồn họ. Điều hạnh phúc nhất là từ khi phát hành sách, rất nhiều bạn bè, độc giả và cả các đối tác đồng hành đã tìm đọc, bình luận tích cực. Họ cảm ơn cuốn sách đã viết giúp câu chuyện của mỗi người. Nếu được chạm vào nỗi buồn hay vết thương được che giấu của một ai đó, tôi thấy mình có ý nghĩa hơn với chị em phụ nữ và cuộc đời”.
Bên cạnh đó, quyển Em sẽ là nền tảng cho tác phẩm thứ 5 mang tựa đề Anh sẽ ra mắt vào cuối năm nay.
Gia Bảo
Trước khi lên xe hoa vào giữa năm 2020, MC Liêu Hà Trinh quyết hoàn thành hai dự án cá nhân rất tâm huyết của mình.
" alt=""/>MC Liêu Hà Trinh nói tiếng lòng phái nữ trong 'Em'Người dân mang xe máy cũ đến các địa điểm này để đo kiểm về khí thải, nếu xe không bảo đảm điều kiện, sẽ được Hiệp hội xe máy Việt Nam (VAMM) hỗ trợ kinh phí đổi xe máy mới với mức hỗ trợ 2 – 4 triệu đồng/trường hợp. Nguồn kinh phí này sẽ do VAMM chủ động cung cấp.
Thòi gian triển khai chương trình dự kiến trong 3 tháng từ tháng 9- 12/2020 với số lượng ước khoảng 5.000 mô tô, xe máy được đo kiểm khí thải.
Như vậy, người dân Hà Nội muốn được hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe mới phải có đủ ít nhất hai điều kiện: Chiếc xe của mình đăng ký trước năm 2002 và không đạt yêu cầu về tiêu chuẩn khí thải.
Những chiếc mô tô, xe máy cũ sau khi đổi sẽ được chính các nhà sản xuất, cung ứng sản phẩm thu hồi và xử lý theo quy định chứ không được tái sử dụng.
Số liệu nghiên cứu của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho thấy, sau quá trình bảo dưỡng, thay lọc gió, dầu bôi trơn và bugi, nồng độ khí CO và HC của xe máy đã giảm từ 42 – 45%.
Theo thống kê, Hà Nội hiện có hơn 5,7 triệu xe máy, trong đó có khoảng 2,5 triệu xe máy cũ đăng ký trước 2000, chưa kể nhiều phương tiện từ ngoại tỉnh thường xuyên tham gia giao thông trên địa bàn.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, chương trình nếu được triển khai sẽ góp phần nâng cao nhận thức của người dân về ảnh hưởng từ khí thải xe máy đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng.
Ngoài Hà Nội, chương trình trên còn được VAMM đề xuất phối hợp tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Hiện, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với các sở, ngành và UBND các quận liên quan lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo chương trình này. Thời hạn là hết ngày 15/9/2020.
Hoàng Hiệp
Bạn có đồng tình với đề xuất hỗ trợ đổi xe máy cũ lấy xe máy mới như trên? Hãy bình luận dưới bài viết này. Mọi tin bài, video cộng tác xin gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn.
Chuyển sang nửa cuối "tháng cô hồn", thị trường xe máy tại Việt Nam vẫn ảm đạm mặc dù hầu hết các đại lý ra sức tung khuyến mãi, giảm giá xe, tặng quà để lôi kéo khách.
" alt=""/>Hà Nội dự kiến đổi xe máy cũ lấy xe mới, hỗ trợ đến 4 triệu đồng20 năm chưa xong câu chuyện đấu giá biển số
Việc đấu giá biển số xe đã được Cục CSGT (Bộ Công an) đề xuất từ năm 1993, thời điểm đó Hải Phòng là địa phương đầu tiên tự tổ chức đấu giá biển số xe, tuy nhiên bị các cơ quan chức năng “tuýt còi”. Hơn 10 năm sau, Bình Thuận, Nghệ An là hai địa phương “vượt rào” tổ chức đấu giá biển số xe, số tiền thu được hàng tỉ đồng để hỗ trợ người nghèo. Nhiều biển số có giá trị đến 900 triệu đồng, tuy nhiên sau đó Bộ Tài Chính, Bộ Công an tiếp tục “tuýt còi” việc đấu giá này vì vướng mắc thủ tục pháp lý.
Có nhiều ý kiến cho rằng đấu giá quyền sử dụng biển số xe ôtô, xe máy đẹp không chỉ xuất phát từ mục đích tăng thu ngân sách cho nhà nước mà do nhu cầu muốn sở hữu biển số đẹp của một bộ phận người có tiền, muốn sở hữu những số mình thích. Hơn nữa, đấu giá cũng là cơ sở để tăng tính minh bạch, tránh hiện tượng cò mồi, tiêu cực trong khâu cấp biển số.
Đến năm 2008, Cục CSGT tiếp tục đề xuất đấu giá biển số xe, Thủ tướng đã chấp thuận chủ trương và giao cho các bộ nghiên cứu triển khai. Hai Bộ Công an và Tài chính đã xây dựng dự thảo thông tư liên tịch hướng dẫn việc đấu giá quyền sử dụng số đăng ký biển xe cơ giới đường bộ, chế độ thu, quản lý, sử dụng tiền đấu giá, nhưng sau đó thông tư không được thông qua vì vướng Luật Đấu giá tài sản.
Đến đầu tháng 3.2017 Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý về mặt chủ trương, giao cho Bộ Công an phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp nghiên cứu xây dựng cơ chế về việc đấu giá biển số xe.
Năm ngoái, khi trình dự thảo về Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ thì vấn đề sở hữu, cá nhân hoá hay đấu giá biển số xe cơ giới đã một lần nữa được đặt ra.
Lãnh đạo Cục CSGT phân tích: “Thực hiện đấu giá biển số xe có nhiều lợi ích. Thứ nhất, đáp ứng một số nguyện vọng của người dân trong việc sở hữu và sử dụng biển số xe. Thứ hai, đem lại nguồn ngân sách cho Nhà nước.
Thứ ba, thông qua đấu giá biển số xe, Bộ Công an sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tốt, đảm bảo vừa đăng ký, quản lý biển số nói chung và biển số xe tham gia giao thông nói riêng, đảm bảo công bằng, khách quan trong nhiệm vụ quản lý Nhà nước và đảm bảo quyền lợi nhu cầu người dân về sử dụng biển số theo sở thích và ý muốn”.
Giải thích rõ hơn một số điều trong dự thảo luật, phía CSGT đưa ra 3 vấn đề:
Thứ nhất là cấp biển số xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe.
Thứ hai là cấp biển số ôtô thông qua đấu giá. Đối với hình thức này, hội đồng đấu giá sẽ được thành lập, đồng thời thiết lập, vận hành trang thông tin điện tử đấu giá trực tuyến để đấu giá trực tuyến biển số xe. Người trúng đấu giá có quyền sở hữu biển số xe đó, không phải nộp lệ phí đăng ký cấp biển số ô tô.
Thứ ba là cấp biển số xe theo sở thích có thu phí.
Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết, hệ thống dữ liệu sẽ phân loại biển số dạng tứ quý hoặc số đẹp để đấu giá. Với các dãy số theo sở thích, người dân có nhu cầu được lựa chọn và chỉ phải đóng một khoản tiền theo quy định.
Trong trường hợp nhiều người có cùng sở thích (ví dụ trùng năm sinh), biển số liên quan sẽ được đấu giá trên hệ thống điện tử, ai trả giá cao, người đó được sở hữu.
Vướng luật
Trên thực tế, dù có tiềm năng và mang lại lợi ích cho người dân và ngân sách thì việc đấu giá hay sở hữu biển số xe suốt đời đang vướng nhiều bởi các quy định hiện hành.
Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: Biển số xe được cấp cho phương tiện cơ giới đủ điều kiện, mỗi phương tiện chỉ được cấp một biển số xe duy nhất.
Bên cạnh đó, hành vi sản xuất, sử dụng trái phép hoặc mua, bán biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 22 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ.
Như vậy, người dân không thể bán biển số xe của mình. Đây bị coi là hành vi vi phạm quy định của pháp luật. Nếu người mua thích biển số xe của ai đó thì chỉ có thể mua lại cả chiếc xe và làm các thủ tục đăng ký sang tên theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, theo Thông tư 58/2020 nêu rõ trường hợp sang tên xe khác tỉnh, chủ xe trực tiếp hoặc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức dịch vụ nộp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe cho cơ quan đăng ký xe. Trường hợp bán xe cùng tỉnh của chủ xe thì mới được giữ biển số xe cũ còn nếu mua bán xe khác tỉnh thì sẽ được cấp lại biển số xe khác.
Ngoài ra, theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017 kho số của biển số xe do Bộ Công an đang quản lý để đăng ký, cấp biển số xe là tài sản công, nếu mang đấu giá phải thực hiện Luật Đấu giá tài sản.
Rõ ràng, việc triển khai đấu giá biển số, hoặc biến biển số thành vật sở hữu suốt đời là việc nên làm và càng để lâu thì “nguồn tài nguyên” càng lãng phí và ngân sách càng thất thu. Cơ quan chức năng cần xem xét, sửa rất nhiều quy định, thậm chí sử luật để nhu cầu của người dân được đáp ứng.
Theo Lao động
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Để nhận diện ô tô điện, mỗi quốc gia trên thế giới có nhiều quy định nhận diện khác nhau, tập trung chủ yếu ở biển số và ngoại thất xe.
" alt=""/>Đấu giá, sở hữu biển số xe suốt đời: Lợi nhiều, sao vẫn chưa làm?