Đau thần kinh tọa là tình trạng đau lan tỏa dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa,ĐauthầnkinhtọangàycàngtrẻhóaHậuquảnghiêmtrọngkhiđiềutrịmuộchung kết c1 khiến bạn cảm thấy đau hoặc tê, ngứa ran ở lưng rồi đến hông, mông và lan đến chân. Cơn đau để lâu gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của rất nhiều người.
Căn bệnh ngày càng trẻ hóa, hậu quả nghiêm trọng khi điều trị muộn
Không chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, đau thần kinh tọa đang có xu hướng trẻ hóa. Thực tế, đau thần kinh tọa thường xảy ra ở độ tuổi lao động (30-50 tuổi) vì nhiều nguyên nhân.
Thông thường, cơn đau không gây nguy hiểm và có thể điều trị được nếu phát hiện sớm. Nhưng nếu không được can thiệp đúng phương pháp kịp thời, đau thần kinh tọa có thể làm suy giảm chức năng vận động nghiêm trọng.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Nguyễn Tôn Ngọc Huỳnh, chuyên khoa Cơ xương khớp, Phó giám đốc chuyên môn bệnh viện tại TPHCM cho biết, cơn đau thần kinh tọa xảy ra do có sự chèn ép, áp lực hoặc kích thích lên dây thần kinh tọa.
Điều này có thể xuất phát từ những tình trạng như thoát vị đĩa đệm, hẹp ống sống, trượt đốt sống thắt lưng (Spondylolisthesis), chấn thương do té ngã và nâng vật nặng, viêm xương khớp, khối u gây áp lực lên dây thần kinh…
Bên cạnh đó, tuổi tác, thừa cân béo phì, công việc mang vác nặng hay ngồi lâu, bệnh đái tháo đường… cũng là các yếu tố rủi ro làm tăng nguy cơ bị đau thần kinh tọa.
Đã có người bệnh đau thần kinh tọa điều trị muộn bị biến chứng tàn phế. Trong một số trường hợp, bệnh nhân điều trị đau thần kinh tọa thất bại do chẩn đoán ban đầu không chính xác, chọn lựa phẫu thuật quá sớm, chưa phối hợp các liệu pháp hợp lý, triệt để. Vì vậy, ngay khi phát hiện triệu chứng, người dân nên đi khám và điều trị tích cực, tránh các biến chứng nặng xảy ra.
Làm gì khi điều trịđau thần kinh tọa thất bại?
Khi bị đau thần kinh tọa, tùy vào mức độ mà bệnh nhân có nhiều cách can thiệp, như tự chăm sóc tại nhà (nếu cơn đau vừa xuất hiện), chườm đá/nóng, dùng thuốc, vật lý trị liệu, tiêm steroid hoặc phẫu thuật nếu điều trị nội khoa không hiệu quả.
Bác sĩ Huỳnh chia sẻ, hiện nay, liệu pháp tế bào gốc là một phương pháp tiềm năng trong điều trị đau thần kinh tọa và các vấn đề liên quan đến lão hóa. Tế bào gốc có khả năng phân chia và phát triển thành nhiều loại, giúp tái tạo và sửa chữa các mô bị tổn thương, thay thế tế bào lão hóa và biệt hóa thành các tế bào chức năng trong cơ thể.
Khi ứng dụng điều trị cơ xương khớp, sử dụng tế bào gốc giúp tái tạo sụn khớp theo hướng bảo tồn, hạn chế các biến chứng dẫn đến thay thế khớp nhân tạo. Đối với vị trí tổn thương, tế bào gốc tập trung di chuyển đến vị trí đó để tiến hành sửa chữa, tái tạo thành các tế bào cần thiết trong mô cơ xương khớp (như tế bào sụn, tế bào xương), cải thiện tình trạng đau của bệnh nhân.
Ngoài ra, cơ chế điều biến miễn dịch của tế bào gốc còn giúp giảm đi tình trạng viêm cấp tính và mạn tính, một yếu tố quan trọng trong việc giảm đau, phục hồi.
Bà K.T.H. bị đau xương, đau lưng nhiều năm khiến việc ngồi ăn cơm rất khó khăn, ngồi xe máy khoảng 1 cây số là không đi được. Nhiều lúc, người phụ nữ phải sinh hoạt bằng cách quỳ xuống rồi đứng lên chứ không ngồi được. Khi cơn đau lan xuống phía hông và xuống chân, bà đi khám và được bác sĩ chẩn đoán là thoát vị đĩa đệm.
Dù tập thể dục và uống thuốc thường xuyên, bệnh nhân không cải thiện nhiều. Cho đến gần đây, bà tìm đến bệnh viện để thử điều trị phối hợp bằng tế bào gốc, liệu pháp giảm đau mạn tính, Ozone… cho kết quả khả quan.
"Tôi thấy 10 ngày sau là đỡ hẳn. Cách điều trị không gây đau, về là sinh hoạt bình thường", người phụ nữ chia sẻ.
Các bác sĩ khuyên bệnh nhân không nên quá lo lắng nếu ban đầu điều trị đau thần kinh tọa thất bại, vì có thể ảnh hưởng nặng hơn đến tinh thần và sức khỏe. Cách tốt nhất là nên nhanh chóng thăm khám bác sĩ chuyên khoa để trao đổi thêm về tình trạng bệnh, nhằm có hướng can thiệp hiệu quả nhất.
Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định chụp thêm các kỹ thuật cao hơn như MRI, để đánh giá mức độ bệnh và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.