![]() |
Ảnh minh họa. (Nguồn: QQ) |
Năm 2010, công ty TrueCompanion, có trụ sở tại New Jersey (Mỹ), từng giới thiệu loại robot tình dục đầu tiên trên thế giới có tên gọi Roxxxy.
Sau 5 năm nghiên cứu phát triển, gần đây TrueCompanion tuyên bố đã có hàng nghìn người đặt hàng loại robot này.
Loại robot tình dục này ngoài việc có đủ các tính năng của một búp bê tình dục, còn có thể gửi e-mail cho chủ sở hữu, tự nâng cấp chương trình, tự mở rộng vốn từ vựng và những chức năng khác, thậm chí còn có thể nói chuyện với con người.
TrueCompanion cho biết công ty cũng sẽ phục vụ cả những nhu cầu riêng của khách hàng bao gồm màu da, màu tóc và kích cỡ ngực của robot.
Robot tình dục có thể thay thế bạn tình?
Chuyên gia cho rằng trải nghiệm tình dục trong tương lai đầy ắp những tưởng tượng. Theo số liệu của Doubleclick, trong số 500 trang web có lượng truy cập độc lập nhiều nhất thì có hàng chục trang web khiêu dâm. Trong khi đó, mỗi tháng trang web khiêu dâm lớn nhất thế giới Xvideos có lượng truy cập vượt 4,4 tỷ lượt.
Cảnh tượng ái ân giữa con người và robot trong bộ phim khoa học viễn tưởng "Humans" khiến người xem không khỏi kinh ngạc. Tuy nhiên, có chuyên gia dự đoán rằng cảnh tượng này có thể sẽ trở thành cảnh tượng phổ biến trong tương lai.
Theo kết quả điều tra, người dân các nước Âu Mỹ cởi mở hơn với robot tình dục. Một điều tra cho thấy trong số 5 người Anh thì có 1 người không từ chối quan hệ tình dục với robot tình dục.
"Thời đại mới chuẩn bị đến, con người ngày càng muốn quan hệ với một đối tượng mà họ biết rõ đối tượng sẽ làm gì, sẽ có phản ứng gì, sẽ thực hiện chuyện đó trong bao lâu, và làm tuyệt vời đến mức nào," một giáo viên người Anh nói.
Những tranh cãi về đạo đức
Công ty SoftBank của Nhật Bản đã khiến người tiêu dùng điên cuồng khi cho ra mắt robot Pepper.
Công ty đã bán được 1.000 máy trong vài phút đầu tiên với giá 1.300 USD và giá cho thuê là 250 USD/tháng.
Tuy nhiên những phản hồi của người thuê khiến SoftBank phải thêm một điều khoản trong hợp đồng: cấm sử dụng robot vào mục đích tình dục hoặc có hành vi khiếm nhã, bao gồm cấm người dùng quan hệ tình dục với robot.
Động thái của SoftBank cũng gây ra một cuộc tranh luận về quan hệ tình dục với robot. Tuy nhiên những tranh luận tương tự như vậy đã sớm có từ trước.
Những nhà đạo đức học đã phát động một cuộc vận động phản đối quan hệ tình dục với robot, kêu gọi mọi người quan tâm đến những tác dụng phụ mà việc quan hệ tình dục với robot gây ra cho xã hội.
Đồng thời, họ khuyên những nhà khoa học và chuyên gia về robot từ chối tham gia nghiên cứu, phát triển những robot tình dục.
Một số nhà đạo đức về robot có uy tín cảnh báo rằng sự phát triển robot tình dục sẽ chỉ làm cho phụ nữ và trẻ em ngày càng trở nên "vật hóa," khiến cho những người đang bị lạm dụng tình dục chịu đựng ngày càng nhiều những đối xử "vô nhân đạo".
Theo VietnamPlus
" alt=""/>Robot tình dục sẽ thế chỗ bạn tình trong tương lai gần?UBND TP.HCM vừa phê duyệt quy hoạch xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu công viên Khoa học và Công nghệ nằm giữa Khu công nghệ cao hiện tại và Đại học Quốc gia TP.HCM, có diện tích gần 200 ha với kinh phí khoảng 4.263 tỷ đồng.
Sau Công viên phần mềm Quang Trung, đây là công viên khoa học thứ hai tại TP.HCM, sẽ là nơi làm việc cho khoảng 15.000 người, trong đó khoảng 10-15% là lao động thường trú.
Với định hướng là công viên khoa học nên yếu tố không gian mở và cây xanh luôn được chủ đầu tư yêu cầu xuyên suốt trong việc tổ chức không gian và sử dụng đất dự án.
" alt=""/>TP.HCM chi hơn 4000 tỷ đồng xây công viên khoa học công nghệNgày 13/10, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thành Hưng chủ trì cuộc họp với một số đơn vị chức năng của Bộ về triển khai các nhiệm vụ của Bộ TT&TT trong việc thực hiện Luật Quản lý Ngoại thương (QLNT).
Được thông qua ngày 12/6/2017 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIV và sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2018, Luật QLNT quy định các biện pháp quản lý, điều hành hoạt động ngoại thương có liên quan đến mua bán hàng hóa quốc tế.
Theo đại diện Vụ CNTT - Bộ TT&TT, đây là nội luật có phạm vi điều chỉnh rộng, ảnh hưởng lớn đến và trực tiếp đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong đời sống kinh tế, xã hội. Vì luật này bao hàm các quy định điều chỉnh quan hệ trong hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) thương mại hàng hóa quốc tế.
Đối với lĩnh vực TT&TT, các quy định về xuất nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành của Bộ trước đây thực thi theo Luật Thương mại 2005 cần phải rà soát, sửa đổi, bổ sung và thay thế để phù hợp với các quy định mới đã được thay thế trong Luật QLNT.
Trong báo cáo triển khai thực hiện Luật QLNT về hoạt động XNK hàng hóa trong lĩnh vực TT&TT, Vụ CNTT cho biết, Luật QLNT gồm 8 Chương, 113 Điều. Trong đó, liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện được quy định phần lớn ở Chương II - Các biện pháp hành chính và một phần của Chương III - Các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch, với 3 nội dung chính: Quy định về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; Quy định về quản lý XNK hàng hóa theo giấy phép, điều kiện; Quy định về gia công hàng hóa thuộc Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cho thương nhân nước ngoài.
Cùng với việc phân tích những quy định mới của Luật QLNT so với quy định hiện hành trong các nội dung liên quan đến hoạt động XNK hàng hóa mà các đơn vị trong Bộ TT&TT đang thực hiện, đại diện Vụ CNTT cũng chỉ rõ các nội dung cần thực hiện điều chỉnh của từng lĩnh vực.
Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích các nội dung của Luật QLNT và dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật này, Vụ CNTT cũng đã có một số đề xuất về nội dung và tiến độ triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Bộ TT&TT.
Cụ thể, về nội dung Quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, Vụ CNTT đề nghị 4 đơn vị gồm Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin phối hợp với Vụ xây dựng các nội dung quy định về cấp phép nhập khẩu hàng hóa chuyên ngành phù hợp với đặc thù và yêu cầu của công tác quản lý.
Đối với việc rà soát chuẩn hóa các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại 4 Thông tư (gồm: Thông tư 18/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc cấp giấy phép nhập khẩu thiết bị phát, thu phát sóng vô tuyến điện; Thông tư 26/2014 hướng dẫn Nghị định 187/2013 đối với việc nhập khẩu tem bưu chính và Thông tư 16/2015 về việc quy định chi tiết thi hành Nghị định 187/2013 về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm; Thông tư 31/2015 ban hành Danh mục sản phẩm CNTT đã qua sử dụng cấm nhập khẩu), Vụ CNTT đề nghị Vụ Bưu chính; Cục Viễn thông; Cục Xuất bản, In và Phát hành; Cục An toàn thông tin chủ động phối hợp với Vụ để rà soát các Danh mục hàng hóa chuyên ngành tại các Thông tư nêu trên phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Thông tư 65 ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính.
" alt=""/>Bộ TT&TT sẽ lập Tổ công tác về triển khai Luật Quản lý Ngoại thương