GS. Rick Bennett đã có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực giáo dục và làm việc tại các trường đại học trên thế giới và Việt Nam.Ở cương vị mới, GS. Bennett sẽ cùng ban lãnh đạo nhà trường tiếp tục hiện thực hóa tầm nhìn và sứ mệnh của BUV, đó là mang lại các chương trình đào tạo và môi trường học tập chuẩn quốc tế cho sinh viên Việt Nam; kiến tạo một thế hệ trẻ đam mê khám phá, có tư duy sáng tạo, có trình độ cao để sẵn sàng phát triển trong nhiều lĩnh vực công việc và cuộc sống của thời đại công nghệ 4.0. Ông cũng cam kết sẽ cùng BUV đóng góp cho sự phát triển của giáo dục đại học tại Việt Nam.
GS. Bennett có bằng Tiến sĩ, Đại học Sydney, Úc (2009), bằng Thạc sĩ về Giáo dục, Đại học New South Wales, Úc (1998) và trước đó ông nhận bằng Cử nhân Mỹ thuật tại Đại học Bách khoa Bristol, Vương quốc Anh (1984).
Trước khi được bổ nhiệm tại BUV, GS. Bennett đã có hơn 7 năm làm việc trong Hội đồng Học thuật và các ban quản trị tại Đại học RMIT Việt Nam. Ông đã trải qua 2 năm với tư cách là Giám đốc cấp cao phụ trách Học thuật và chịu trách nhiệm quản lý 15 bộ phận hỗ trợ sinh viên và học thuật. Trước đó, ông đảm nhiệm vị trí lãnh đạo Khoa Truyền thông và Thiết kế của trường trong 4 năm.
Trong sự nghiệp của mình, GS. Bennett đã giữ chức vụ Phó Giáo sư tại Đại học New South Wales - Cao đẳng Mỹ thuật, Sydney, Úc, và vai trò Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học De La Salle thuộc Đại học Saint Benilde tại Manila, Philippines. Ông cũng sở hữu kinh nghiệm giảng dạy và nghiên cứu dày dặn cùng với kinh nghiệm chuyên môn từ các hội nghị, tọa đàm và thuyết trình hội thảo trong nước và trên khắp thế giới.
Hiệu trưởng BUV, GS. TS. Raymond Gordon cho biết: “Tôi xin vui mừng thông báo GS. Rick Bennett từ Đại học RMIT Việt Nam đã được bổ nhiệm vào vị trí Phó Hiệu trưởng trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). GS. Bennett là một học giả uyên bác có thành tích giảng dạy và nghiên cứu nổi trội, cùng với bề dày kinh nghiệm lãnh đạo học thuật. Ông đến với BUV với sự hiểu biết quý giá về giáo dục đại học quốc tế tại Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực đổi mới và thiết kế, chiến lược học tập và giảng dạy, dịch vụ hỗ trợ sinh viên và giáo dục kỹ thuật số. Ông là người hết sức phù hợp với sứ mệnh của BUV đồng thời năng lực của ông ấy sẽ củng cố đội ngũ lãnh đạo cấp cao của BUV mạnh mẽ hơn nữa”.
Đảm đương vai trò mới, GS. Bennett cho biết: “Tôi rất hào hứng khi được gia nhập cùng đội ngũ nhân viên và sinh viên tuyệt vời tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV). BUV đã tạo ra một tác động mạnh mẽ tới lĩnh vực giáo dục đại học tại Việt Nam, và tôi mong muốn được đóng góp vào thành quả mà toàn thể nhân viên, sinh viên và cựu sinh viên BUV đang đạt được. Các chương trình cấp bằng của Anh Quốc và một trong những khuôn viên học tập nổi bật nhất trên thế giới đang cung cấp nền tảng để BUV đạt được những điều tuyệt vời trong giáo dục đại học và tôi mong đợi được áp dụng kinh nghiệm và kỹ năng của mình cho sứ mệnh của BUV.
Sống ở Việt Nam 7 năm, tôi rất yêu đất nước và con người nơi đây, đồng thời luôn tôn trọng chính phủ Việt Nam. Những năm sắp tới sẽ vô cùng thú vị đối với tôi. BUV có một số kế hoạch tương lai với mục tiêu phát triển hơn nữa giáo dục quốc tế tại Việt Nam, và tôi rất háo hức được trở thành một phần đưa những mục tiêu này thành hiện thực”.
Quyết định bổ nhiệm Giáo sư Bennett vào vị trí Phó Hiệu trưởng tại BUV có hiệu lực từ ngày 4/4/2022.
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) là trường đại học quốc tế tiên phong tại Việt Nam cấp bằng trực tiếp từ hai trường đại học danh tiếng của Vương quốc Anh: Đại học London và Đại học Staffordshire. Các chương trình tại BUV được giảng dạy bởi đội ngũ giảng viên quốc tế giàu kinh nghiệm. Theo thống kê của BUV, 100% sinh viên tốt nghiệp BUV tìm được việc làm hoặc tiếp tục học lên cao học trong vòng 3 tháng kể từ khi tốt nghiệp.
Thu Hằng
" alt="Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam có tân Phó Hiệu trưởng"/>
Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam có tân Phó Hiệu trưởng
Tuy nhiên, GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông mới - cho biết không phải đến bây giờ những vấn đề này mới được đề cập tới.Nhà trường xác định tổ hợp tự chọn phù hợp thực tế
Theo ông Thuyết, từ cuối năm 2020 Bộ GD-ĐT đã có công văn 5512 hướng dẫn thực hiện CT, trong đó có việc xây dựng kế hoạch giáo dục.
Bộ cũng đã tổ chức tập huấn giáo viên và cán bộ quản lý về xây dựng kế hoạch giáo dục (module 4). Một số Sở GD-ĐT cũng đã có công văn hướng dẫn rất cụ thể, rõ ràng.
|
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên chương trình Giáo dục phổ thông 2018 |
“Cho nên, nếu các trường đã nghiên cứu kĩ công văn của Bộ, của Sở và chuẩn bị sẵn sàng từ trước thì sẽ không lúng túng.
Về phía học sinh và phụ huynh, việc cần làm là cân nhắc để có sự lựa chọn phù hợp.
Chuyển đổi từ chỗ học theo kế hoạch cố định sang tự do lựa chọn môn học dĩ nhiên ban đầu sẽ có chút bối rối nhưng đây là cơ hội để HS được tự mình quyết định việc học của mình. Tôi tin rằng những bối rối này, nếu có, sẽ nhanh chóng qua đi với sự tư vấn và tổ chức phù hợp của nhà trường”.
Trước những băn khoăn của nhiều lãnh đạo trường học cũng như giáo viên về vấn đề thừa – thiếu giáo viên có thể xảy ra khi học sinh có quyền lựa chọn môn học, cũng như có tới gần 100 tổ hợp môn học mà học sinh có thể chọn, ông Thuyết khẳng định “Thực ra, câu chuyện không phức tạp đến thế”.
“Thứ nhất, học sinh lựa chọn môn học có nghĩa là chọn học các chuyên đề của 3 môn học phù hợp nhất với định hướng nghề nghiệp của mình. Ví dụ: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục dục Kinh tế và pháp luật.
Thứ hai là chọn thêm 2 môn học ở nhóm khác. Ví dụ: Sinh học, Tin học (hoặc Công nghệ, Âm nhạc).
Còn về các trường thì cách làm đơn giản nhất là: Thứ nhất, tổ chức các lớp học cố định để học các môn học bắt buộc như trước nay; Thứ hai, tổ chức các lớp học chuyên đề; xác định sĩ số mỗi lớp theo đúng quy định. Thứ ba, sắp xếp học sinh vào các lớp chuyên đề theo nguyện vọng; nếu số HS đăng kí vào một lớp vượt quá sĩ số quy định thì chuyển học sinh vào lớp chuyên đề khác theo nguyện vọng 2. Căn cứ để chọn nguyện vọng 1 là “độ dốc” của điểm thi đầu vào hoặc điểm tổng kết môn học đó ở THCS” – ông Thuyết giải thích.
“Trên cơ sở quy định của Chương trình, nguyện vọng của học sinh, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của mình, các trường sẽ xác định những tổ hợp phù hợp với thực tế”.
2 phương án trước mắt giải quyết thiếu giáo viên
Về bài toán thiếu – thừa giáo viên của những môn học như Âm nhạc, Mỹ thuật hay Công nghệ, ông Thuyết đưa ra một số hướng giải quyết như: “Để khắc phục khó khăn trước mắt về biên chế giáo viên, cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương có thể điều động hoặc kí hợp đồng giảng dạy với giáo viên có đủ điều kiện giảng dạy những môn học này từ các cấp học khác, các trường chuyên nghiệp.
Ngành giáo dục cũng có thể cho phép học sinh học những môn này ở các trường chuyên nghiệp trên địa bàn, công nhận kết quả học tập của các em như đối với các môn học ở trường THPT.
Dĩ nhiên, nếu không nhiều học sinh địa phương có nguyện vọng học các môn này thì không cần áp dụng các giải pháp nói trên”.
|
Năm học 2022-2023 chương trình lớp 10 mới sẽ được triển khai. Ảnh: Thanh Tùng |
“Chương trình Giáo dục phổ thông mới được thiết kế nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển rất đa dạng của học sinh, cả trong thời điểm hiện tại lẫn tương lai, khi điều kiện dạy và học sẽ thay đổi” – ông Thuyết lưu ý.
Nói thêm về việc triển khai chương trình mới ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6, ông Thuyết nhận định có thể có những bất cập ở một vài khâu nào đó nhưng về cơ bản, chương trình các lớp này đã được triển khai suôn sẻ, nếu không kể ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Đặc biệt, chưa có những bất cập về kế hoạch dạy học.
“Tuy nhiên, từ năm thứ ba này có khả năng sẽ xuất hiện khó khăn khi học sinh bắt đầu học Ngoại ngữ, Tin học như những nội dung giáo dục bắt buộc.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 16 về việc triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới, trong đó có đề cập vấn đề biên chế giáo viên và cơ sở vật chất. Tôi tin rằng vì quyền lợi của con em mình, các địa phương sẽ có giải pháp thu hút anh chị em được đào tạo về Ngoại ngữ, Tin học và các môn học đặc thù khác về công tác ở ngành giáo dục, mặc dù thực sự là ngành này thu nhập thấp mà áp lực lại rất cao”.
Về thi cử, đánh giá đối với học sinh lớp 10 nói riêng cũng như toàn bộ các lớp học bậc THPT khi triển khai chương trình mới, GS Nguyễn Minh Thuyết cho biết vấn đề này được thực hiện theo các văn bản chỉ đạo của Bộ GD-ĐT. “Tôi chỉ xin nói về một tình huống mà Ban soạn thảo CT đã lường trước, đó là trường hợp HS ở lớp 10 chọn một tổ hợp môn học, đến lớp 11, lại có nguyện vọng thay đổi thì giải quyết như thế nào? Trong trường hợp này, nhà trường bảo lưu kết quả học tập của HS ở lớp 10 để HS đó được lên lớp, nếu đủ điều kiện. Nhưng để có đủ kiến thức, kĩ năng theo học các môn học ở tổ hợp mới, dĩ nhiên, HS đó phải học lại chuyên đề của môn học mới ở lớp 10”. |
Phương Chi
Hơn 100 tổ hợp môn học chương trình lớp 10 mới?
Chương trình Giáo dục phổ thông mới sẽ áp dụng cho bậc THPT từ năm học 2022-2023. Một trong những điểm mới, thay vì 13 môn học như hiện nay, học sinh sẽ chỉ học 12 môn trong đó 7 môn bắt buộc và 5 môn tự chọn.
" alt="Tổng Chủ biên nói về gần 100 tổ hợp tự chọn trong chương trình lớp 10 mới"/>
Tổng Chủ biên nói về gần 100 tổ hợp tự chọn trong chương trình lớp 10 mới