Ông Hồ Xuân Bình, Chủ tịch UBND phường Việt Hòa, TP. Hải Dương cho biết, “Qua cái công tác tuyên truyền, vận động hiện còn lại một số hộ gia đình chưa đồng thuận. Sắp tới, chúng tôi cũng kết hợp với Ban Tuyên truyền vận động của Thành ủy đến vận động người dân thêm lần nữa. Đối với các hộ không chấp hành, chúng tôi cũng sẽ kiến nghị, đề xuất với thành phố rà soát các cái quy trình và trình tự, thủ tục để trình các cấp có thẩm quyền cưỡng chế”.
TP. Hải Dương cũng đã triển khai giải phóng mặt bằng nhiều dự án, trong đó có dự án đường vành đai 1 từ xã Liên Hồng đến xã Ngọc Sơn với tổng chiều dài 5,6 km. Hiện nay các đơn vị đang tập trung thi công đảm bảo tiến độ.
Xác định công tác giải phóng mặt bằng liên quan trực tiếp đến quyền lợi thiết thực của người dân, TP. Hải Dương yêu cầu các cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể chính trị xã hội, các địa phương tăng cường phối hợp tuyên truyền, vận động nhân dân chia sẻ trách nhiệm đồng thuận ở tất cả các khâu, từ kiểm đếm, lập hồ sơ áp giá đến khi bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư.
Ông Tăng Văn Quản, Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Dương, Trưởng ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, cho biết, “Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng đảm bảo đúng tiến độ là một nhiệm vụ quan trọng. Thành phố đã chủ động đề ra một số giải pháp, trước hết là tiến hành rà soát lại cơ chế chính sách, vấn đề vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết.
Việc thứ hai là thành lập Ủy ban tuyên truyền vận động để tạo sự đồng thuẫn từ các tổ chức và người dân, nhất là đối với người dân trong vùng dự án. Thứ 3 là yêu cầu đối với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng để tiến hành bảo đảm đúng các quy định của pháp luật về trình giữ thủ tục, thẩm quyền”.
Thời gian tới, UBND TP. Hải Dương xác định tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo các phòng ban đơn vị có liên quan, UBND các phường, xã trong việc tuyên truyền vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách, các quy định có liên quan đến giải phóng mặt bằng; Đảng viên phải gương mẫu thực hiện và vận động gia đình, nhân dân cùng thực hiện. Đối với các dự án trọng điểm của thành phố đang được triển khai, các phường xã sẽ thành lập, kiện toàn Tổ công tác tuyên truyền, vận động đến các hộ dân có đất thu hồi bao gồm cả vận động cá biệt và vận động tập trung, giúp người dân thực hiện tốt chủ trương thu hồi đất của Nhà nước
Đăng Dựng - Hoàng Huy
" alt=""/>Hải Dương đẩy nhanh giải phóng mặt bằng, tháo nút thắt hàng loạt dự án khóTuy nhiên, bên cạnh những tồn tại, vướng mắc trong quy định đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định thuộc thẩm quyền của Chính phủ thì còn có những nội dung tồn tại, vướng mắc thuộc thẩm quyền của Quốc hội và cần được sửa đổi trong Luật Nhà ở năm 2014.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đã được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014 (trong đó có nội dung về quỹ đất phát triển nhà ở xã hội nhằm xử lý triệt để những bất cập liên quan đến quỹ đất 20% để phát triển nhà ở xã hội trong các dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị), dự kiến trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023).
“Bộ Xây dựng đã đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung quy định về quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội. Một trong những phương án đưa ra theo hướng bỏ quy định yêu cầu bắt buộc chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị phải dành 20% quỹ đất để đầu tư xây dựng. Thay vào đó, bổ sung quy định việc bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội là trách nhiệm của UBND cấp tỉnh;
Khi lập, phê duyệt quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch phát triển khu công nghiệp, quy hoạch xây dựng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, trường, lớp dành cho người khuyết tật, yêu cầu bắt buộc UBND cấp tỉnh căn cứ vào chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng thời kỳ phải bố trí quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội” – Bộ Xây dựng thông tin.
Liên quan đến mô hình dự án nhà ở xã hội tập trung (dự án nhà ở xã hội độc lập, quy mô lớn), Bộ Xây dựng xin ghi nhận kiến nghị của cử tri Hà Nội để tiếp tục nghiên cứu, đề xuất trong quá trình Dự thảo Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Về việc xây dựng các khu nhà ở xã hội độc lập, tập trung theo hướng hiện đại, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật xã hội, lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết, đây là chủ trương lớn của thành phố đã đề xuất với Chính phủ từ năm 2017.
Cũng theo lãnh đạo UBND TP Hà Nội, 5 khu nhà ở xã hội tập trung quy mô đất khoảng 280ha đã được bố trí ở khu vực Đông Anh khoảng 84ha, khu vực Thanh Trì, Thường Tín quy mô cũng là 4ha và một khu vực huyện Gia Lâm quy mô 55ha và một khu nữa ở Đông Anh với quy mô lớn khoảng gần 100ha. Dự kiến thời gian tới, sẽ hoàn thành bảo đảm quy mô, công suất khoảng 2,3 triệu m2 sàn tương đương 38.000 căn hộ.
Số liệu thống kê của Bộ Xây dựng cho thấy, cho thấy, tính đến nay, trên địa bàn cả nước, đã hoàn thành 301 dự án nhà ở xã hội khu vực đô thị, nhà ở cho công nhân, quy mô xây dựng khoảng 156.000 căn, với tổng diện tích gần 7,8 triệu m2. Đang tiếp tục triển khai 401 dự án, với quy mô xây dựng khoảng 455.000 căn, với tổng diện tích khoảng 22,700 triệu m2.
Với kết quả này, việc phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp chưa đáp ứng nhu cầu rất lớn cũng như yêu cầu đặt ra.
Vừa qua, Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng phê duyệt Đề án "Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội (NƠXH) cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030".
Bộ Xây dựng đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2030 trên cả nước hoàn thành đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ NƠXH dành cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp.