Đặc sắc ngói rồng men vàng và xanh lục
Theo PGS.TS Bùi Minh Trí – Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh thành, nghiên cứu phục dựng lại tòa điện Kính Thiên thời Lê sơ ở Hoàng thành Thăng Long là ước mơ, khát vọng, tâm huyết của các nhà khoa học và các nhà quản lý.
![]() |
![]() |
Ngói rồng men vàng và xanh lục. |
Các cuộc khai quật ở khu vực "trục trung tâm" và khu vực "điện Kính Thiên" trong nhiều năm qua đã có nhiều phát hiện mới, cung cấp thêm nhiều tư liệu khoa học quan trọng cho những hiểu biết về diện mạo, quy mô của các công trình kiến trúc và quy hoạch không gian kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long, đặc biệt là về kiến trúc thời Lê sơ và thời Lê Trung Hưng.
Phát hiện quan trọng nhất về kiến trúc thời Lê sơ đó là dấu tích nền móng của kiến trúc hành lang, các loại cấu kiện gỗ sơn son thếp vàng và số lượng lớn các loại ngói lợp mái cung điện có men màu vàng và men màu xanh lục.
"Những phát hiện khảo cổ học tại Hoàng thành Thăng Long bao gồm khu vực điện Kính Thiên đều xác nhận rằng, các công trình kiến trúc cung điện, lầu gác trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ cũng phổ biến là kiến trúc gỗ, trên mái được lợp ngói. Nhưng thời kỳ này đã có những thay đổi rất cơ bản về quy hoạch không gian, về quy mô và kết cấu kiến trúc, đặc biệt là sự xuất hiện nhiều loại ngói men (ngói lưu ly) bên cạnh ngói đất nung mang phong cách đặc trưng, khác biệt hoàn toàn so với ngói thời Lý, Trần trước đó.
Ngói thời kỳ này phổ biến là ngói ống và ngói cong, trong đó ngói diềm mái là ngói câu đầu và ngói trích thủy giống như loại ngói lợp trên mái các cung điện cổ ở Trung Quốc hay Hàn Quốc. Từ phát hiện này cho thấy, bộ mái kiến trúc cung điện trong Hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ vốn rất phong phú, đa dạng và có nhiều sắc màu nhất bởi sự đan xen tương phản từ các loại ngói men vàng, men xanh và ngói đất nung màu đỏ hay màu xám đen.
Trong đó đặc sắc và khác biệt nhất là loại ngói rồng men vàng và xanh lục được tạo khối theo từng bộ phận của con rồng (đầu, thân, đuôi), khi ghép lại theo chiều dọc của mái sẽ tạo thành hình một con rồng hoàn chỉnh. Đây là loại ngói độc đáo nhất trong tất cả các loại ngói lợp mái cung điện cổ ở châu Á thời bấy giờ, đưa lại một sắc thái rất riêng biệt cho kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ", PGS.TS Bùi Minh Trí phát biểu.
Từ những nghiên cứu chuyên sâu với trường hợp của Hoàng thành Thăng Long, PGS.TS Bùi Minh Trí nhận định rằng, thời Lê sơ cũng có thể có những quy định về màu sắc của các loại ngói men song rất tiếc là không có tư liệu nói đến. Những nghiên cứu từ đồ gốm ngự dụng và các ghi chép của thư tịch về quy định triều phục trong cung có thể thấy rằng, màu vàng là màu cao cấp nhất, là màu mang tính biểu trưng cho quyền lực tối cao của hoàng đế. Do đó, chúng ta có thể tin rằng, ngói men vàng thời Lê sơ cũng là loại ngói cao cấp nhất và nó được sử dụng để lợp trên mái cung điện quan trọng nhất của hoàng cung. Theo đó, loại ngói rồng men vàng là loại ngói cao cấp nhất, nó được sử dụng để lợp trên mái tòa chính điện trong Cấm thành, tức điện Kính Thiên, giống như trường hợp điện Thái Hòa (Cố Cung Bắc Kinh) hay điện Thái Hòa (Đại Nội Huế).
Kết quả nghiên cứu này cũng đồng nghĩa lý giải rằng, loại ngói men xanh lục và ngói đất nung màu xám hay màu đỏ trong hoàng cung Thăng Long thời Lê sơ chắc chắn có phẩm cấp thấp hơn ngói men vàng và nó được sử dụng ở nhiều công trình có những chức năng khác nhau và ở những không gian khác nhau.
Kiến trúc đấu củng phổ biến
Các cuộc đào xung quanh khu vực điện Kính Thiên cũng đã tìm thấy khá nhiều cấu kiện gỗ, bao gồm cột, xà, ván sàn và đặc biệt trong số đó có một số cấu kiện nằm trong kết cấu của hệ đấu củng, ví dụ như "bình áng". Tư liệu này minh chứng rõ rằng, kiến trúc thời Lê sơ cũng thuộc loại kiến trúc đấu củng.
![]() |
Mảnh mô hinh tháp men xanh mô tả kết cấu đấu - củng thời Lê sơ khai quật được ở khu vực điện Kính Thiên năm 2021. |
Sự xuất hiện "bình áng" trong hệ đấu củng của thời Lê sơ phản ánh nét tương đồng với tạo tác kiến Trung Quốc thời Nguyên – Minh và hình ảnh này chúng ta cũng có thể nhìn thấy qua đấu củng trong kiến trúc Hậu cung chùa Bối Khê (Thanh Oai, Hà Nội). Nhưng vấn đề xác định "đơn áng" hay "trùng áng" trong kiến trúc đấu củng thời Lê sơ sẽ là bước nghiên cứu mở rộng về sau.
"Cho dù có những nét tương đồng nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn thấy trên mô hình này cho thấy sự khác biệt khá thú vị giữa đấu củng Việt Nam và Trung Quốc, đó là sự tạo tác đầu rồng nhô ra trên tầng đấu củng (đầu ma diệp). Đây được xem là nét đặc trưng riêng biệt trong đấu củng của kiến trúc cung điện Việt Nam thời Lê sơ. Như vậy tư liệu hiện nay cho thấy, kiến trúc trong hoàng cung Thăng Long từ thời Lý, Trần đến thời Lê sơ đều phổ biến là kiến trúc đấu củng. Đây là phát hiện rất quan trọng, được xem là chìa khóa để giải mã về hình thái kiến trúc", PGS.TS Bùi Minh Trí khẳng định.
Điện Kính Thiên là tòa điện thiết triều nằm chính giữa trung tâm Cấm thành của Kinh đô Thăng Long (Đông Đô – Đông Quan) thời Lê sơ (1428-1597). Đây là tòa điện quan trọng nhất, mang biểu trưng cho quyền lực tối cao của nhà vua và triều đình. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm lịch sử, cũng giống như thực trạng của các cung điện thời Lý, Trần, toàn bộ kiến trúc cung điện thời Lê sơ trong Hoàng cung Thăng Long đều không còn tồn tại đến ngày nay. Tất cả đã bị đổ nát và bị vùi lấp dưới lòng đất. May mắn và duy nhất còn sót lại trên mặt đất đến ngày nay đó là thềm bậc đá chạm rồng của tòa điện Kính Thiên được dựng vào năm 1467. Đây cũng là dấu tích quan trọng minh chứng vị trí không gian và lịch sử tồn tại của tòa chính điện trong Cấm thành của Kinh đô Thăng Long xưa.
|
Tình Lê
Ngày 22/4, Đoàn khai quật Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội thuộc Viện Khảo cổ học đã báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khu vực chính điện Kính Thiên năm 2021.
" alt=""/>Ngói rồng men vàng đặc sắc tại Hoàng Thành Thăng LongĐầu tiên, dù thuật lãnh đạo đòi hỏi nhiều yếu tố, các tác giả của cuốn sách Kích hoạt tiềm năng cho hay, một trong những vai trò căn bản nhất của một nhà lãnh đạo tài ba là nhìn thấy, nhận ra và khai phóng tiềm năng cũng như thế mạnh của người khác.
![]() |
Bằng những nghiên cứu và hàng chục năm kinh nghiệm đóng vai trò như các nhà lãnh đạo, quản lý tại các công ty lớn, các chuyên gia hàng đầu tại học viện FranklinCovey, các tác giả của cuốn sách Kích hoạt tiềm năng khẳng định việc trò chuyện - chứ không phải bất cứ hình thức nào, bao gồm quản lý, giám sát… - có khả năng thúc đẩy sự tận tụy, niềm tin và hiệu quả làm việc của những nhân viên trong các tổ chức, công ty, hay các nhóm nhỏ một cách tốt nhất.
Nếu như trò chuyện là một trong những công việc thường xuyên nhất của những nhà lãnh đạo. Vậy đâu là những cuộc trò chuyện giá trị? Đâu là những cuộc trò chuyện vô bổ?
Kích hoạt tiềm năng đưa ra một mô hình trọn vẹn nhưng tinh gọn nhất để các nhà lãnh đạo có thể đạt được những mục tiêu của mình thông qua các cuộc trò chuyện. Trong đó, “cuộc trò chuyện về tiếng nói” nhằm phát hiện, thúc đẩy các khả năng và tiềm năng của nhân viên. “Cuộc trò chuyện về tính hiệu quả” truyền đạt cho họ những kỳ vọng và mục tiêu của công ty một cách rõ ràng nhất. Và cuối cùng, “cuộc trò chuyện về sự khai thông” đóng vai trò giúp lãnh đạo khai mở việc giúp đỡ nhân viên kịp thời, để cuối cùng là cả nhóm công ty đạt được hiệu quả làm việc tốt nhất.
Tất nhiên, các cuộc trò chuyện này không được thiết lập một cách ngẫu nhiên, mà nó được thực hiện để phục vụ cho những mục đích lớn nhất của một nhà lãnh đạo.
Qua từng chương, các tác giả đưa ra những mô tuýp cụ thể (những đoạn hội thoại, câu hỏi mẫu…) cho mỗi cuộc trò chuyện cũng như phân tích từng ví dụ. Tuy nhiên, việc hiểu được nền tảng của những mô tuýp này mới là cách để các nhà lãnh đạo sử dụng chúng hiệu quả và linh hoạt trong thực tế.
Trong chương cuối cùng - Bốn nguyên tắc khai phóng tài năng, các tác giả nhấn mạnh nền tảng của các mô tuýp giao tiếp này bằng cách khẳng định 4 nguyên tắc cho mọi hành vi giao tiếp giữa lãnh đạo và nhân viên, bao gồm: Tinh thần cống hiến, lòng tin, sự hiệp lực và lòng cảm thông.
Có rất nhiều phong cách lãnh đạo và mô hình quản lý từng được nhắc tới, nhưng “Kích hoạt tiềm năng” là một cuốn sách cho bạn nền tảng cho câu trả lời “tại sao?” trong mọi lời nói và hành động ở nơi công sở, đem đến cái nhìn sắc bén về cách chúng ta lãnh đạo cấp dưới trong những hành động thường ngày - mà trên thực tế phần lớn là các cuộc trò chuyện.
Cuốn sách đặc biệt phù hợp nếu bạn là một nhà lãnh đạo đang muốn truyền cảm hứng, dẫn dắt và khai phá tiềm năng cũng như giữ chân nhân viên trong công ty và tổ chức của mình.
Bốn tác giả của cuốn sách - Shawn Moon, Todd Davis, Michael Simpson, Roger Merrill - đều là chuyên gia cấp cao về cố vấn lãnh đạo và phát triển tài năng, từng chứng kiến cách những lãnh đạo tại hàng chục quốc gia khai phóng tiềm năng của cá nhân xung quanh họ. Phần lớn nội dung “Kích hoạt tiềm năng” được viết dựa trên kết quả của quá trình làm việc giữa 4 tác giả với hàng ngàn lãnh đạo trong 30 năm qua. FranklinCovey là tổ chức toàn cầu, chuyên về đào tạo và phát triển lãnh đạo, kiến tạo văn hóa, triển khai chiến lược và thúc đẩy bán hàng cho các doanh nghiệp. Tính tới nay, FranklinCovey hoạt động tại hơn 160 quốc gia và tham gia kiến tạo đội ngũ lãnh đạo của gần 90% tập đoàn lớn nhất thế giới theo bình chọn của tạp chí Fortune. Những cuốn sách khác từ FranklinCovey nhận được nhiều phản hồi tích cực gồm: 7 Thói quen của bạn trẻ thành đạt, Tư duy tối ưu, Lựa chọn tối ưu thứ 3, Thói quen thứ 8, Niềm tin thông minh…
|
Tình Lê
Từ khi ra đời vào năm 2010, Lấy nước đường xa của Linda Sue Park đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất nước Mỹ.
" alt=""/>Lãnh đạo bằng nghệ thuật trò chuyệnNhư vậy, với xe ô tô tải có khối lượng hàng chuyên chở cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn, xe ô tô đầu kéo có khối lượng kéo theo cho phép tham gia giao thông trên 20 tấn sẽ có mức giá dịch vụ kiểm định mới là 570 nghìn đồng. Nếu tính cả lệ phí cấp giấy chứng nhận, loại xe này sẽ có tổng chi phí là 620.000 đồng.
Tương tự, loại xe rất phổ biến là ô tô con dưới 10 chỗ ngồi sẽ tăng thêm 10.000 đồng phí kiểm định, lên mức 350.000 đồng, đã bao gồm lệ phí cấp giấy chứng nhận là 100.000 đồng.
Dự thảo cũng vẫn giữ quy định, những xe cơ giới kiểm định không đạt tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phải bảo dưỡng sữa chữa để kiểm định lại.
Giá các lần kiểm định lại được tính như sau:
- Nếu việc kiểm định lại được tiến hành cùng ngày (trong giờ làm việc) với lần kiểm định đầu tiên, sẽ miễn thu đối với kiểm định lại lần 1 và 2; kiểm định lại từ lần thứ 3 trở đi mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% mức giá quy định nêu trên.
- Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 1 ngày và trong thời hạn 07 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu, mỗi lần kiểm định lại thu bằng 50% giá quy định.
- Nếu việc kiểm định lại được tiến hành sau 7 ngày (không kể ngày nghỉ theo chế độ) tính từ ngày kiểm định lần đầu thì giá kiểm định được tính như kiểm định lần đầu.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt=""/>Bộ Tài chính đề xuất tăng lệ phí đăng kiểm