Hưởng lợi lớn
Tại hội thảo khoa học với chủ đề “Quản lý đô thị trên địa bàn TP.HCM, thực trạng vấn đề và giải pháp” vừa diễn ra, các chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, TP.HCM là đô thị đặc biệt của Việt Nam, cần nghiên cứu để đưa thành phố thành đô thị mang tầm quốc tế.
Theo GS.KTS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam, cần gắn TP.HCM vào nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết với nhau rất quan trọng. Hệ thống giao thông công cộng tốt nhất để tạo cho việc đi lại của người dân thuận lợi. Để quản lý sự phát triển của TP.HCM, nhất là vấn đề giao thông, hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội cần liên kết vùng, phát triển vùng TP.HCM. Mở rộng không gian quy hoạch để tạo động lực cho TPHCM phát triển.
Bất động sản Long An nóng lên nhờ hạ tầng |
Từ thực tế đó, GS. KTS Trần Ngọc Chính, đề xuất 2 phương án mở rộng TPHCM. Phương án 1: Chủ yếu mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên gồm các huyện Cần Giuộc, Cần Đước và một phần huyện Bến Lức, với tổng diện tích khoảng 48.000 -50.000 héc ta, dân số khoảng 37- 42 vạn người. Khi đó, diện tích TPHCM sẽ tăng thêm khoảng 50 km2, từ 2.096 lên 2.146 km2, Long An giảm đi 50 km2.
Phương án 2: Vẫn mở rộng về phía tỉnh Long An, lấy sông Vàm Cỏ Đông làm ranh giới tự nhiên, gồm các huyện Đức Hòa, Cần Giuộc, lấy thêm huyện Cần Đước và một phần huyện Bến Lức với diện tích khoảng 90.000 đến 95.000 ha, dân số khoảng 65-70 vạn người. Khi đó, diện tích TPHCM sẽ tăng thêm khoảng 95 km2, từ 2.096 lên 2.191 km2.
Sau khi mở rộng, TPHCM phát triển theo mô hình tập trung đa cực, khu vực trung tâm là khu nội thành với bán kính 15 km và bốn cực phát triển. Trong đó, 3 hướng chính là hướng Đông; hướng Nam; hướng Tây - Tây Nam (vùng đất dự kiến mở rộng) và hướng phụ là hướng Tây - Bắc.
Cơ hội đón đầu
Trong những năm qua, thị trường bất động sản đã chứng kiến làn sóng giãn dân đô thị từ TP.HCM sang các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An khá mạnh mẽ. Trong đó, Bình Dương và Đồng Nai là những địa phương như đi trước một bước.
Long An đi sau nhưng đang trở thành tâm điểm nhận được sự chú ý đặc biệt của cả thị trường phía Nam, nhờ lợi thế giá còn “mềm”, chính sách phát triển hạ tầng ngày càng đồng bộ. Thời gian qua, thị trường này đã ghi nhận sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp lớn.
Mới đây, SeaHoldings đã công bố phát triển một dự án Lago Centro, tại huyện Bến Lức. Dự án rộng 13ha với các lô nền nhà phố thương mại, nhà liên kế và biệt thự song lập. Không như những dự án phân lô bán nền thông thường, Lago Centro được thiết kế hiện đại hoàn chỉnh với đầy đủ công năng như cổng chào dự án, trường tiểu học, trung tâm y tế cộng đồng, khu phức hợp thể thao, với điểm nhấn đặc biệt là hồ cảnh quan. Với những tiện ích được đầu tư vượt trội, nơi đây sẽ mang lại cho khách hàng một không gian sống lý tưởng, thoáng mát và hiện đại.
Ông Trần Hiền Phương, Tổng Giám đốc SeaHoldings cho biết, với bề dày kinh nghiệm và uy tín phát triển nhiều dự án thành công TP.HCM, công ty sẽ kiến tạo một khu nhà ở Lago Centro “chuẩn mực”, giá vừa tầm tay cho thị trường Long An trong tương lai gần. Toạ lạc tại vị trí mặt tiền TL 830, kết nối dễ dàng với đường vành đai 3 & 4, cao tốc TPHCM - Trung Lương, Lago Centro là mắc xích liên kết quan trọng giữa hai trung tâm Bến Lức và Đức Hoà, các cụm công nghiệp trên địa bàn và các tỉnh Đông Nam bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Dự án sẽ cung cấp cho thị trường trên 700 sản phẩm đất nền nhà phố, nhà phố thương mại, biệt thự song lập.
Trước đó, Công ty BĐS Danh Khôi (DKR) cũng đã công bố dự án Long Hậu Riverside, tại huyện Long Hậu. Với quy mô hơn 20ha, đây là dự án đất nền sổ đỏ có pháp lý hoàn chỉnh, được DKR phát triển thành một khu dân cư đẳng cấp với nhiều tiện ích vượt trội. Trong đó, đáng chú ý của dự án này là sự hình thành khu phố chợ Long Hậu Riverside Market được thành lập trong lòng khu dân cư Long Hậu Riverside, phục vụ nhu cầu mua sắm, trao đổi hàng hóa của dân cư, công nhân khu công nghiệp kề cận…
Theo phân tích của các chuyên gia, xét ở góc độ chung của thị trường, trong vài tháng gần đây, thị trường Long An không còn sôi động như cuối năm 2017, đầu 2018. Do dự án bị siết chặt, dẫn đến thực tế nguồn cung sản phẩm bất động sản hoàn thiện pháp lý đang dần trở nên khan hiếm. nên thực tế thị trường vẫn đang diễn ra làn sóng ngầm về sự tăng giá. Nhiều dự án đất nền sổ đỏ, hạ tầng được đầu tư tốt vẫn âm thầm tăng giữa các giai đoạn, mức tăng cao nhất có thể lên đến 30% - 40% trong vòng 6 - 12 tháng qua.
Minh Tuấn
" alt=""/>BĐS Long An ‘tăng nhiệt’ đón cư dân TP.HCM>> “Ông trùm” nhà giá rẻ bị xử phạt và truy thu thuế
Chủ cao ốc Florence Mỹ Đình bị phạt, truy thu thuế hàng trăm triệu đồng
Ông Lê Ngọc Hưng- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai vừa ký quyết định xử phạt Công ty cổ phần Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông với số tiền 114 triệu đồng về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại Dự án Thủy điện Pờ Hồ, xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, Cty Intracom đã tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng 5.740,45m2 đất từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp (đất công trình năng lượng) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 6 của Nghị định số 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Công ty Intracom đã tự ý chuyển đổi hơn 10ha đất trồng lúa, đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất tại Dự án thủy điện Pờ Hồ (huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai). |
Công ty Intracom cũng tự ý chuyển mục đích sử dụng 139.791,1m2 từ đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp (đất công trình năng lượng) không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 7 của Nghị định số 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Tiếp đó, Công ty Intracom tự ý chuyển mục đích sử dụng 6.227,93m2 đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang đất phi nông nghiệp không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 8 của Nghị định số 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Ngoài ra, Công ty Intracom còn tự ý chuyển 1.816,982m2 đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; Chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 9 Nghị định 102 ngày 10/11/2014 của Chính phủ.
Với tất cả các sai phạm trên, Công ty Intracom bị xử phạt hành chính 114 triệu đồng. UBND tỉnh Lào Cai cũng yêu cầu Công ty Intracom thực hiện nghiêm túc chỉ đạo tại Văn bản số 4330 ngày 13/9/2018, yêu cầu dừng ngay mọi hoạt động thi công xây dựng công trình của dự án đối với phần diện tích đất sai phạm, chưa thực hiện các thủ tục về đất đai, xây dựng đến khi được cấp có thẩm quyền cho thuê đất, cấp giấy phép xây dựng mới được thi công tiếp.
Được biết, Dự án Thủy điện Pờ Hồ được đầu tư xây dựng tại xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có công suất lắp máy 13,2MW với 2 tổ máy hiện đại. Tổng vốn đầu tư cho dự án là trên 500 tỷ đồng bằng vốn vay từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank). Dự án dự kiến hoàn thành vào quý I/2019.
Trao đổi với VietNamNet, Intracom cho biết, sau khi có quyết định xử phạt của UBND tỉnh Lào Cai, Công ty đã chấp hành đúng theo Quyết định xử phạt, nộp tiền vào ngân sách nhà nước.
Liên quan đến việc thực hiện dự án Thủy điện Pờ Hồ, theo Intracom dự án này nằm trên địa bàn xã Trung Lèng Hồ, huyện Bát Xát, là một xã vùng sâu vùng xa đặc biệt khó khăn và địa hình phức tạp nên việc thi công gặp nhiều khó khó khăn. Chính vì vậy trong quá trình thi công, có những lúc Intracom buộc phải đưa ra các phương án chỉnh sửa, nắn tuyến, chọn lựa các vị trí an toàn hơn cho việc thi công cũng như cho mọi người không nằm trong diện tích đã được cấp Giấy phép xây dựng, giao đất.
“Vì không biết bao giờ thì sạt trượt sẽ ổn định nên chúng tôi muốn chờ lúc nào ổn định thì xin phép bổ sung đền bù và điều chỉnh giấy phép một lần” – đại diện doanh nghiệp cho hay.
Về hồ sơ cấp phép xây dựng liên quan đến dự án, Intracom thừa nhận, tại thời điểm kiểm tra các thủ tục này chưa hoàn thành.
“Hiện các hồ sơ xin cấp phép xây dựng các khối lượng công trình còn lại, xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các diện tích đất bổ sung đã được nộp cho các cơ quan ban ngành xem xét phê duyệt. Vì đặc điểm của công trình thủy điện Pờ Hồ là xây dựng theo tuyến năng lượng trải dài hơn chục km, nếu chờ thay đổi hồ sơ từng phần một rồi mới tiếp tục thi công thì không biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành công trình. Vì vậy Intracom đã tiến hành vừa xây dựng vừa làm hồ sơ xin phép” – Intracom lý giải.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Hạ tầng và Giao thông (Intracom) thành lập năm 2002 với 100% vốn nhà nước do ông Nguyễn Thanh Việt là chủ tịch HĐQT. Theo thông tin trên website của Intracom, công ty hiện hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng bất động sản, năng lượng sạch, vật liệu xây dựng, thi công xây lắp. Intracom đầu tư 4 nhà máy thủy điện tại Lào Cai với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỉ đồng gồm: Nhà máy thủy điện Tà Lơi 1, Tà Lơi 2, Tà Lơi 3, Nậm Pung. Tiếp đó, Intracom tiếp tục mở rộng đầu tư dự án năng lượng sạch gồm công trình Thủy điện Cẩm Thủy 1 tại tỉnh Thanh Hóa và Công trình Thủy điện Pờ Hồ tại Lào Cai. Intracom cũng được biết đến với vai trò chủ đầu tư một số dự án bất động sản ở Hà Nội như: Intracom Riverside (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh); Dự án Intracom Trung Văn; Dự án Intracom Cầu Diễn. Năm 2018, Intracom mở rộng đầu tư phát triển lĩnh vực y tế thông qua việc đang triển khai dự án Bệnh viện Đa khoa Phương Đông tại quận Bắc Từ Liêm theo mô hình khách sạn bệnh viện. Chủ tịch HĐQT Intracom CEO Nguyễn Thanh Việt cũng được biết đến trong chương trình Shark Tank 2018 với tư cách là “cá mập đầu tư”. Thông tin từ website của Intracom, CEO Nguyễn Thanh Việt đã rót vốn cho các dự án cho các startup bằng cách góp vốn đầu tư và hoạch định kế hoạch phát triển với số tiền hơn 47 tỷ đồng. |
Hồng Khanh
Khu phức hợp đồ sộ Bạch Đằng Complex ngay trung tâm Đà Nẵng ngang nhiên xây dựng không phép trên diện tích hàng trăm mét vuông.
Dự án Khu đô thị mới Đông Bắc Sa Pa có quy mô sử dụng đất 160ha, tổng mức vốn đầu tư khoảng 9.099 tỷ đồng.
" alt=""/>Doanh nghiệp của Shark Nguyễn Thanh Việt chuyển đổi đất trái phépBiệt thự mọc trên đất rừng: Vĩnh Phúc thu hồi hết đất
Lạ kỳ Thái Nguyên: Làm đường, xây chùa chồng lên đất rừng
Đất “phình” ra vì… không đo đạc thực tế
Ông Nguyễn Thức (thị trấn Hương Khê) gửi đơn đến các cấp chính quyền Hà Tĩnh tố cáo một số cá nhân chiếm đoạt hàng ngàn m2 đất rừng được Nhà nước giao cho ông từ năm 1991 đem bán với giá hàng tỷ đồng.
Khu vực đất rừng của ông Thức bị xẻ cấp cho người khác |
Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê Phan Quốc Lập cho biết, khu vực đất ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt liên quan đến 4 hộ dân. Trong 4 hộ dân trên thì chỉ duy nhất một hộ dân được giao đất trước thời điểm ông Thức được giao rừng.
Cụ thể, vào năm 1988 UBND huyện Hương Khê giao cho ông Mai Văn Ngân 1.800m2 đất, đến năm 2013 Phòng TN&MT thực hiện đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho ông Ngân với diện tích 1.950m2.
Vào năm 2014, Phòng TN&MT tiếp tục đo đạc lại thửa đất trên thì bất ngờ diện tích đã “phình” lên hơn 3000m2.
Ông Phan Quốc Lập, Trưởng phòng TN&MT huyện Hương Khê |
“Sau lần đo đạc thứ 2 diện tích đất của ông Ngân lớn hơn trước, hiện chúng tôi vẫn chưa thực hiện cấp đổi lại GCNQSDĐ theo số liệu đo đạc mới vì phát sinh tranh chấp” – ông Lập nói.
Đáng nói, quyết định giao đất của ông Ngân 1988 có đúng là thửa đất hiện đang chồng lên đất rừng của ông Thức hay không thì cán bộ Phòng TN&MT không thể trả lời. Đặc biệt sau khi PV đưa ra dẫn chứng 4 phía tiếp giáp của quyết định 1988 khác với giấy CNQSDĐ cấp đổi sau này.
Kế bên thửa đất ông Ngân là phần đất của bà Nguyễn Thị Sâm (SN 1944, địa chỉ tại xã Hà Linh, huyện Hương Khê), đây là thửa đất thứ 2 bị ông Thức tố cáo chiếm đoạt.
Theo hồ sơ, vào ngày 18/8/2003, bà Sâm được UBND huyện Hương Khê cấp GCNQSDĐ mang số hiệu S 982728 với diện tích 1.750m2, trong đó có 300m2 đất ở và 1.450m2 đất trồng cây lâu năm.
Ngày 6/2/2012, UBND xã Gia Phố lấy lý do khi cấp GCNQSDĐ lần 1 cho bà Sâm đã “không đo đạc thực tế”?, do đó xã này có tờ trình gửi UBND huyện xin cấp đổi lại GCNQSDĐ cho bà Sâm từ 1.750m2 lên 3.966m2.
Đất bà Sâm từ 1750m2 cấp từ 2003 đã tăng lên 3966m2 vào năm 2012 |
Việc này nhanh chóng được chấp thuận tại quyết định số 2810/QĐ-UBND ngày 10/8/2012 do Phó chủ tịch UBND huyện Hương Khê Lê Trần Sáng ký.
Cùng năm 2003, con trai bà Sâm là ông Ngô Hồng Sơn (SN 1965, lúc đó đang trú xã Hà Linh, huyện Hương Khê) được giao thửa đất diện tích 1.750m2, kề đất bà Sâm. Trong đó có 300m2 đất ở, số còn lại là đất trồng cây lâu năm.
Năm 2011 ông Sơn “tặng” thửa đất này cho ông Ngô Tuấn Dũng (em trai ông Sơn. Đây là thửa đất thứ 3 ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt.
Thửa đất cuối cùng mà ông Thức tố cáo bị chiếm đoạt, hiện nay do ông Trần Xuân Thạch đứng tên, thửa đất rừng này có diện tích lên tới 2,1ha.
Bất thường hồ sơ cấp 2,1h đất rừng
Theo đơn tố cáo của ông Thức, thửa đất rừng 2,1ha này do một người tên Tùng (trú thị trấn Hương Khê) chiếm đoạt, sau đó Tùng đã bán lại thửa đất này cho ông Thạch với giá 3,7 tỷ đồng.
28/2/2012 tại tờ trình của UBND xã Gia Phố đề nghị cấp cho ông Thạch 12103m2 |
9 tháng sau, ông Ngô Xuân Ninh, Chủ tịch thị trấn lại đề nghị cấp cho ông Thạch 21.129m2 |
Trong khi đó, hồ sơ do Phòng TN&MT huyện Hương Khê lưu trữ thể hiện, ngày 28/02/2002, ông Thạch có đơn viết tay gửi chính quyền xã Gia Phố xin cấp 2 ha đất trồng rừng.
Sau khi nhận đơn, chủ tịch xã Gia Phố thời bấy giờ là Nguyễn Văn Lương “bút phê” phía dưới đơn với nội dung: “thống nhất cho làm thủ tục đảm bảo đúng luật đất đai”.
Lá đơn ghi ngày 20/8/2002 của ông Thạch là căn cứ để huyện Hương Khê cấp 2,1ha đất rừng với thời hạn 50 năm |
Tại hồ sơ của ông Trần Xuân Thạch, ngoài đơn xin cấp đất trồng rừng và “bút phê” của lãnh đạo xã Gia Phố từ 2002 thì trong suốt thời gian dài không có bất cứ văn bản quy phạm pháp luật nào thể hiện việc ông Thạch được cơ quan có thẩm quyền ra quyết định giao đất.
Mãi đến năm 2011, xã Gia Phố đã thực hiện làm thủ tục đề nghị cấp GCNQSDĐ cho ông Thạch, với diện tích 12.103m2. Tuy nhiên hồ sơ này chỉ được chấp thuận khi sáp nhập thị trấn với diện tích gần gấp đôi.
Bà Tuyết, cán bộ địa chính UBND thị trấn, người xây dựng hồ sơ cấp đất của ông Trần Xuân Thạch |
Theo bà Lê Thị Tuyết, cán bộ địa chính UBND thị trấn Hương Khê, thời điểm sáp nhập 1 phần địa giới xã Gia Phố về thị trấn, có tiếp nhận hồ sơ đề nghị cấp đất trồng rừng cho ông Thạch.
Tuy nhiên, bà Tuyết cũng thừa nhận, hồ sơ xin cấp 21.129m2 đất rừng của ông Thạch chỉ có duy nhất lá đơn xin giao đất trồng rừng từ 2002.
Còn ông Lập, Trưởng phòng TN&MT thì lí giải, dù thời điểm trước 2012 chưa có cấp thẩm quyền nào cấp đất cho ông Thạch nhưng lá đơn từ 2002 và việc sử dụng đất liên tục, không có tranh chấp là căn cứ để huyện xét cấp đất cho ông Thạch.
Họp xét cấp trước khi có đơn
Sau khi nhận bàn giao, ngày 25/10/2012, hội đồng tư vấn xét cấp Giấy CNQSDĐ thị trấn tiến hành họp, ngoài 8 thành viên trong hội đồng thì có thêm ông Ngô Xuân Ninh (Chủ tịch thị trấn lúc đó).
Tại biên bản họp xét cấp, hội đồng đã thống nhất đề xuất UBND huyện cấp 21.129m2 đất cho ông Trần Xuân Thạch, vị trí tại khoảnh 02, tiểu khu 221.
Biên bản hội đồng tư vấn xét cấp đất cho ông Thạch diễn ra ngày 25/10/2012 |
Đơn đề nghị được giao đất, giao rừng của ông Thạch ngày 27/11/2012 |
Đáng chú ý, hội đồng tư vấn 8 người thì chỉ có 2 người kí vào biên bản là bà Tuyết (cán bộ địa chính) và ông Trần Trí Thảo (Phó chủ tịch thị trấn). Bên cạnh đó, dù không nằm trong hội đồng tư vấn nhưng với vai trò chỉ đạo, ông Ngô Xuân Ninh đã kí và đóng dấu quốc huy vào.
Hồ sơ đất của ông Thạch do UBND thị trấn cung cấp thể hiện, đến 27/11/2012 (sau khi hội đồng tư vấn họp hơn 1 tháng), ông Trần Xuân Thạch mới có đơn đề nghị được giao đất rừng. Và chủ tịch thị trấn Ngô Xuân Ninh xác nhận ở dưới đơn “đất hợp pháp, phù hợp quy hoạch”.
Hội đồng tư vấn xét cấp GCNQSDĐ cho ông Thạch gồm 8 người nhưng chỉ có 2 người kí. Hồ sơ này sau đó được chuyển lên phòng TN&MT thẩm định, và xem đó là hợp lệ |
Cũng trong ngày 27/12/2012, ông Ngô Xuân Ninh đã có tờ trình gửi UBND huyện, đề nghị cấp 21.129m2 đất rừng cho ông Thạch. Tờ trình này chỉ căn cứ vào biên bản hội đồng tư vấn đất họp ngày 25/10.
Hồ sơ bất thường là thế nhưng vẫn lọt qua vòng thẩm định của cơ quan tham mưu về quản lý đất đai của UBND huyện. Đúng 1 tháng sau (28/12/2011), ông Lê Trần Sáng phó chủ tịch huyện kí cấp Giấy CNQSDĐ cho ông Thạch, thời hạn đến 2062.
Lí giải với chúng tôi, bà Tuyết không thể nhớ vì sao chỉ có 2/8 thành viên hội đồng tư vấn xét cấp đất kí vào biên bản. Còn ông Phan Quốc Lập, trưởng phòng TNMT huyện thì cho rằng, xét theo quy định thì biên bản đó là sai và không hiểu sao lại xảy ra sai sót đó.
Duy Quang - Lê Minh (còn nữa)
Hàng loạt dự án du lịch khủng, quy hoạch trên đất rừng, vừa được UBND tỉnh Kiên Giang chào mời nhà đầu tư, tại “Diễn đàn xúc tiến đầu tư vào tỉnh Kiên Giang tại TP.HCM”, vào ngày 13/8.
" alt=""/>Vụ tố xẻ đất rừng bán tiền tỷ: Hé lộ nhiều thông tin bất ngờ