Trong thời đại bùng nổ công nghệ, người người nhà nhà đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại, đặc biệt là giới trẻ, những người luôn hào hứng tiếp xúc và đón nhận các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới. Với các bạn học sinh, sinh viên, điện thoại không chỉ còn phục vụ mục đích liên lạc đơn thuần, mà còn là phương tiện để giải trí, học tập và rèn luyện các kĩ năng. Bởi vậy giới trẻ chính là nhóm đối tượng không tiếc hầu bao đầu tư cho những thiết bị di động nhất.
Có một thực tế trớ trêu là nhiều bạn trẻ có thể nhịn ăn, nhịn tiêu hay cố gắng mua được cho mình những chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, hiện đại nhất nhưng chi phí để nuôi “dế” hoạt động hàng tháng lại luôn là vấn đề nan giải. Chắt chiu từng khoản tiền tiêu vặt để “dế yêu” không bị “đói” thực sự là câu chuyện chẳng hiếm trong giới sinh viên. Hiếm ai đã từng trải qua thời sinh viên mà không biết đến bài ca “Hầu bao cạn kiệt, tài khoản âm vô cùng” phải không?
![]() |
Mai Anh (SV năm thứ 2), chia sẻ: “Đi học xa nhà, lại con gái một thân một mình giữa đất Hà Nội, mình luôn có nhu cầu gọi điện về chia sẻ với ba mẹ ở quê. Các ứng dụng gọi điện thoại miễn phí qua mạng thì nhiều nhưng ngặt nỗi bố mẹ mình ở quê chỉ biết dùng điện thoại cơ bản để nghe vào gọi đơn thuần. Bởi vậy, mình chỉ có thể gọi theo cách truyền thống mà mỗi lần gọi như vậy, mình chẳng nói được bao nhiêu vì lo phải trả nhiều tiền cước điện thoại quá. Thật chẳng biết làm sao để khắc phục trong khi mình vẫn còn phải xa gia đình dài dài”.
Làm sao để bụng không đói và “dế” cũng “no”
Không dừng lại ở đó, ngoài những lo lắng về các chi phí cước gọi thoại, ngay cả khi chi trả được các cước phí thì các bạn trẻ vẫn còn phải đối mặt với vấn đề không liên lạc được khi ở nơi có kết nối kém, sóng di động chập chờn. Với sự năng động, thông minh và sẵn sàng đón nhận những giải pháp công nghệ mới nhất để hoàn thiện trải nghiệm di động, giới trẻ đã và đang không ngừng tìm kiếm các ứng dụng, dịch vụ giải quyết những khó khăn ấy, cũng như bảo vệ “màng túi” mỏng manh của mình.
" alt=""/>Làm sao để gọi nhiều, trả phí ít?Hôm 6/12, Google thông báo đã mua đủ năng lượng gió và năng lượng mặt trời cho lượng điện tiêu thụ trên toàn cầu mỗi năm. Điều đó đồng nghĩa các máy chủ xử lý yêu cầu tìm kiếm Google Maps, lưu trữ Gmail hay YouTube sẽ chỉ sử dụng năng lượng sạch. Năm 2015, mới có 44% năng lượng công ty sử dụng đến từ năng lượng tái tạo.
“Đó quả là một chặng đường dài nhưng chúng tôi phấn khích vì cuối cùng cũng đến đích”, Neha Palmer, Giám đốc chiến lược năng lượng cơ sở hạ tầng Google, trả lời Mashable.
Tuyên bố của Google được đưa ra đúng vào thời điểm bất ổn cho lĩnh vực năng lượng sạch. Tổng thống đắc cử Donald Trump đã thề hủy bỏ các quy định hạn chế khí thải nhà kính và thay vào đó thúc đẩy sản xuất nhiên liệu hóa thạch. Ông thể hiện sự khinh bỉ không nhỏ đối với các trang trại điện gió.
Theo Nathan Serota, nhà phân tích cao cấp của Bloomberg New Energy Finance, nếu chính quyền Trump tương lai chậm trễ trong vấn đề môi trường, các công ty phải đóng vai trò lớn hơn trong thị trường năng lượng sạch tại Mỹ. Gary Cook, chuyên gia CNTT cho tổ chức môi trường Greenpeace, cho rằng doanh nghiệp cũng nên chủ trương tán thành các chính sách giúp xây dựng dự án năng lượng gió, mặt trời… rẻ hơn.
Về phần mình, Google cho biết không có kế hoạch thay đổi cách tiếp cận với năng lượng sạch dưới thời Trump. “Chúng tôi tiếp tục điều hành việc kinh doanh một cách trách nhiệm với môi trường. Chúng tôi sẽ duy trì giá trị của mình, trong đó bao gồm thu mua năng lượng sạch”, ông Palmer nói.
![]() |
Đặc biệt, các công ty công nghệ đang mua nhiều năng lượng tái tạo hơn vì hai lý do chính. Một là, nó làm lợi cho việc kinh doanh của họ: giá năng lượng mặt trời ở Mỹ đã giảm 80% kể từ năm 2012 trong khi giá điện gió giảm 60% nhờ công nghệ và thiết kế được cải thiện, chi phí tài chính thấp hơn và tệ quan liêu giảm. Năng lượng gió và mặt trời ngày một cạnh tranh hơn so với các nguồn truyền thống như gas hay than đá.
Khi mua năng lượng từ dự án điện gió hay năng lượng mặt trời, họ thường ký thỏa thuận dài hạn với các nhà phát triển. Hợp đồng đưa ra mức giá cố định trong 10 hay 20 năm, cho phép công ty quản lý chi phí tương lai và tiết kiệm tiền chi phí.
" alt=""/>Google sử dụng 100% năng lượng sạch từ năm 2017Mẫu xe đau mang tên R.S.16 được tay đua của đội đua Renault Kevin Magnussen, Jolvon Palmer và vận động viên lướt sóng chuyên nghiệp người Úc Ellie – Jean Coffey đã thực hiện buổi ghi hình với ý tưởng độc đáo trước thềm Australia Grand Prix khi cho mẫu xe R.S.16 đặt trên tấm ván dài 7,5m và kéo ra ngoài khơi Thái Bình Dương.
![]() |