Ngoại Hạng Anh

Nhận định, soi kèo Suduva vs Banga Gargzdai, 23h ngày 11/8

字号+ 作者:NEWS 来源:Thế giới 2025-01-19 03:15:51 我要评论(0)

ậnđịnhsoikèoSuduvavsBangaGargzdaihngàliver vs mu Nguyễn Quang Hải - 11/08liver vs muliver vs mu、、

ậnđịnhsoikèoSuduvavsBangaGargzdaihngàliver vs mu   Nguyễn Quang Hải - 11/08/2023 06:37  Nhận định bóng đá giải khác

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Ông Obama là người rất thích đọc sách. Ảnh minh họa: Incmagazine.

Mới đây, ông Barack Obama tiếp tục nghi thức hàng năm là chia sẻ các tác phẩm yêu thích trong dịp hè trên tài khoản mạng xã hội chính thức của mình.

Danh sách mới bao gồm 14 tiểu thuyết và tác phẩm phi hư cấu khám phá lịch sử, văn hóa, nữ quyền, ý nghĩa của nền dân chủ... trên toàn cầu và nước Mỹ.

"Tôi đã đọc một số cuốn sách hay trong vài tháng qua và muốn chia sẻ một số cuốn sách yêu thích của tôi. Hãy cho tôi biết nếu bạn có bất kỳ đề xuất nào về những cuốn sách tôi nên xem!", ông Obama viết.

Dưới đây là những cuốn sách hay được ông Obama gợi ý.

Tác phẩm viễn tưởng

1. James- Percival Everett: Lấy cảm hứng từ Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finncủa Mark Twain, tiểu thuyết của Everett kể về Jim, nhân vật trong câu chuyện gốc đang trốn thoát khỏi chế độ nô lệ.

2. Headshot - Rita Bullwinkel: Cuốn tiểu thuyết đầu tay này kể về 8 cô gái tuổi teen tham gia một cuộc thi quyền anh ở Reno, Nevada. Theo New York Times,cuốn tiểu thuyết này nói về cảm giác say sưa khi chơi một môn thể thao đòi hỏi người ta phải nhìn vào mắt đối thủ. Nó nói về niềm kiêu hãnh và khả năng kiểm soát.

Bullwinkel viết: "Có một sự tôn vinh, trong thế giới bên ngoài quyền anh, về sự tuyệt vọng và hoang dã khi chiến đấu - quan niệm cho rằng ham muốn và sự hung hãn có thể và sẽ chinh phục được trải nghiệm".

3. The God Of The Woods- Liz Moore: Sự biến mất của Barbara Van Laar khỏi trại hè của gia đình cô phản ánh một cách kỳ lạ tình huống tương tự với anh trai cô vào 14 năm trước. Trong nỗ lực tìm kiếm người mất tích, những bí mật đan xen chặt chẽ của gia đình Van Laar bắt đầu được làm sáng tỏ.

4. Beautiful Days- Zach Williams: Một cặp vợ chồng thức dậy trong một căn nhà gỗ hẻo lánh, già đi nhanh chóng, trong khi đứa trẻ mới biết đi của họ vẫn như cũ. Xuyên suốt mười câu chuyện, Williams khám phá những nhân vật khác nhau đang vật lộn với những tình huống ác mộng.

5. Martyr!- Kaveh Akbar: Một nhà thơ gặp rắc rối khám phá những bí ẩn trong quá khứ của mình để khám phá sự thật về lịch sử đen tối của gia đình mình. Hấp dẫn, hài hước, hoàn toàn độc đáo và sâu sắc, Martyr!báo trước sự xuất hiện của một tiếng nói mới đầy nhiệt huyết và thiết yếu trong tiểu thuyết đương đại.

6. Memory Piece- Lisa Ko: Lấy bối cảnh những năm 1980, tiểu thuyết của Ko kể về ba thiếu niên - Giselle, Jackie và Ellen - những người tìm thấy niềm an ủi trong sự xa lánh chung của họ và những giấc mơ về tương lai. Sau này, khi trưởng thành, tình bạn của họ phải đối mặt với nhiều thử thách.

7. The Ministry Of Time- Kaliane Bradley: Một câu chuyện lãng mạn về du hành thời gian, "bộ phim" hài nơi công sở và một cuộc khám phá khéo léo về bản chất của quyền lực cũng như tiềm năng tình yêu có thể thay đổi tất cả. Cuốn tiểu thuyết đầu tay của Kaliane Bradley chính là một tác phẩm thông minh, hài hước thổi luồng gió mới vào tiểu thuyết du hành thời gian.

8. Help Wanted - Adelle Waldman: Cuốn sách xoay quanh tập thể, mô tả tác hại của chủ nghĩa tư bản đối với những người lao động lương thấp. Số giờ nhóm nhận được, phúc lợi bị cắt giảm, áp lực cắt giảm chi phí từ ban quản lý, các quy định quan liêu từ công ty... làm thay đổi đáng kể cuộc sống hàng ngày của mỗi người và cảm giác về giá trị. Waldman đã thể hiện kỹ năng xây dựng động lực và sự căng thẳng thông qua những tình tiết phức tạp của cốt truyện.

Sach hay cua Barack Obama anh 1

Cuốn sách Jamescủa tác giả người Mỹ Percival Everett là một trong những tác phẩm yêu thích của ông Obama trong dịp hè này. Ảnh minh họa: Villagebookshop.

Tác phẩm phi hư cấu

1. There's Always This Year: On Basketball And Ascension- Hanif Abdurragib: Từ tác giả cuốn “Little Devil in America”, “There’s Always This Year” khám phá đỉnh cao của thành công qua lăng kính thời kỳ hoàng kim của bóng rổ, tập trung vào sự trỗi dậy của những cầu thủ như LeBron James.

2. Everyone Who Is Gone Here: The United States, Central America, And The Making Of A Crisis- Jonathan Blitzer: Blitzer khám phá những chính sách sai lầm và nạn tham nhũng trong nhiều thập kỷ đã thúc đẩy cuộc khủng hoảng của những người di cư Trung Mỹ đang tìm kiếm sự an toàn tại Mỹ - Mexico ranh giới.

3. Reading Genesis- Marilynne Robinson: Trong cuốn sách mới của mình, Marilynne Robinson thách thức những cách giải thích truyền thống và chính thống về Genesis (Sách Sáng thế).

4. When The Clock Broke: Con Men, Conspiracists, And How America Cracked Up In The Early 1990s- John Ganz: John Ganz đi sâu vào kỷ nguyên đầu những năm 1990, sau sự sụp đổ của cựu Tổng thống Mỹ Reagan.

5. Of Boys And Men: Why The Modern Male Is Struggling, Why It Matters, And What To Do About It- Richard Reeves: Reeves chia sẻ quan điểm của mình về tương lai của sự nam tính và nó có thể trông như thế nào trong một thế giới bình đẳng.

6. The Wide Wide Sea: Imperial Ambition, First Contact and the Fateful Final Voyage of Captain James Cook- Hampton Sides: Cuốn tiểu thuyết khám phá cuộc gặp gỡ định mệnh của nhà thám hiểm người Anh Thuyền trưởng James Cook với người Hawaii bản địa và tác động rộng lớn hơn của Thời đại Khám hiểm.

Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews

Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.

Trân trọng.

" alt="Ông Obama đã đọc sách gì vào dịp hè?" width="90" height="59"/>

Ông Obama đã đọc sách gì vào dịp hè?

Tieng long bac si anh 1

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân. Nguồn: istockphoto.

Đây là một đoạn đối thoại mà tôi cũng thường trao đổi với bệnh nhân. Từ khi trở thành bác sĩ, cũng có đôi lúc tôi quả quyết với bệnh nhân rằng: “Anh (chị) sẽ không sao đâu!”

Tuy nhiên, câu nói “Không sao đâu” của bác sĩ đáng tin đến mức nào?

Có thực sự là “không sao” không?

Đây là một chủ đề hết sức khó nói. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn được chia sẻ vài lời thật lòng và xin báo trước rằng những điều tôi sắp nói chỉ là ý kiến của riêng tôi mà thôi. Câu nói “Không sao đâu” của các bác sĩ khác chắc chắn mang ý nghĩa khác.

Tôi vẫn cho rằng đa số các bác sĩ đều biết câu “Không sao đâu” có sức mạnh lớn đến mức nào. Theo kinh nghiệm của tôi, chỉ riêng câu nói này đã có thể làm thuyên giảm phần lớn cơn đau của bệnh nhân, giúp họ ngủ ngon và ăn uống ngon miệng hơn tới gần 30%. Cũng vì thế mà tôi cho rằng câu thần chú “Không sao đâu” rất khó sử dụng.

“Bác sĩ ơi, tôi có sao không?”

Các bác sĩ còn thường gặp phải một vấn đề nữa.

Ngay cả các bệnh nhân chỉ bị cảm lạnh nhẹ cũng có nguy cơ tử vong, do bệnh trở nặng chuyển thành viêm cơ tim hay viêm màng não, hoặc các triệu chứng cảm lạnh thực ra lại là dấu hiệu của ung thư giai đoạn cuối... Tất nhiên, đây là những trường hợp rất hiếm gặp, nhưng không phải là không thể xảy ra. Do đó, mỗi khi quả quyết với bệnh nhân rằng “Không sao đâu”, các bác sĩ đều cảm thấy do dự và có lỗi.

Tôi là bác sĩ ngoại khoa chuyên về ung thư đại tràng. Trong đa số các trường hợp, bác sĩ không thể nói với bệnh nhân ung thư rằng “Không sao đâu” được.

Có những trường hợp ung thư đã tới giai đoạn cuối và rất khó để nói họ sẽ “Không sao đâu”, nhưng bệnh nhân hay người nhà bệnh nhân lại hỏi: “Bác sĩ ơi, có sao không ạ?” Những lúc như vậy, đầu tôi sẽ quay cuồng giữa chuyện “nên nói đúng thực tế” hay “nên cân nhắc diễn đạt sao cho họ an tâm trước rồi sẽ từ từ nói rõ sau”.

Điều này khiến tôi cứ trăn trở mãi. Trước mắt tôi là khuôn mặt đang đăm đăm đầy lo lắng của bệnh nhân. Chỉ cần thái độ của tôi có một chút đáng ngờ thôi họ chắc chắn sẽ nhận ra ngay.

Tôi phải làm sao đây?

Thật ra khi gặp trường hợp quá khó thì tôi sẽ không nói thẳng với bệnh nhân rằng, “Anh (chị) không sao đâu” hay “Anh (chị) không ổn rồi”. Thay vào đó tôi sẽ cố gắng truyền đạt cho họ biết rằng: “Vẫn cần theo dõi thêm, nên hiện giờ tôi vẫn chưa thể kết luận gì được”. Sau đó, khi không có mặt bệnh nhân, tôi sẽ cùng gia đình bệnh nhân bàn bạc “chiến lược” đầy khó khăn xem nên nói với đương sự thế nào.

Lời nói gây sốc cho bệnh nhân

Vậy nếu bệnh nhân không có người thân thì sao?

Với những bệnh nhân có tiên lượng xấu (khả năng sinh tồn thấp), tôi luôn hỏi trước rằng: “Anh (chị) có muốn nghe về bệnh tình của mình không, bất kể tình hình có tệ đến mức nào?”. Tùy từng bệnh nhân mà câu trả lời sẽ khác nhau, có người nói: “Dĩ nhiên, tôi muốn bác sĩ cho tôi biết càng chính xác và chi tiết càng tốt”, có người lại nói: ”Nếu tình hình không khả quan thì tôi không muốn biết đâu. Xin giao phó hết cho bác sĩ”.

Việc hỏi trước ý kiến của bệnh nhân như vậy bắt nguồn từ một sự kiện.

Chuyện này xảy ra khi tôi vẫn còn ở độ tuổi đôi mươi, vẫn là một bác sĩ “chân ướt chân ráo” vào nghề. Một bệnh nhân ung thư đã hỏi tôi: ”Bác sĩ ơi, liệu tôi còn sống được mấy tháng nữa ạ?” Vì không thuộc phạm vi trách nhiệm của mình nên tôi đã nói: “À, để tôi hỏi lại bác sĩ phụ trách nhé”, rồi định rời khỏi phòng.

Thế nhưng bệnh nhân đó vẫn hỏi đến cùng. “Không có gì đâu, tôi chỉ muốn hỏi xem theo ý của bác sĩ Nakayama thì tôi còn sống được bao lâu thôi mà”.

Vì thiếu kiên định nên tôi đã lỡ nói cho bệnh nhân đó biết tiên lượng chính xác mà tôi đã nghe được từ cấp trên.

“Tôi e là khó mà qua được một tháng”.

Khi nghe được điều đó, có vẻ bệnh nhân ấy đã bị sốc dữ dội. Từ đó trở đi, nụ cười của bệnh nhân ấy không còn xuất hiện nữa, rồi cứ thế ra đi trong tình trạng mất hết ý chí. Điều này khiến tôi cảm thấy vô cùng hối hận. Tôi đã nhận ra có những chuyện dù biết được cũng không giúp chúng ta trở nên hạnh phúc.

Ở thời khắc đó, tôi đã vô tình làm ảnh hưởng xấu tới bệnh nhân.

" alt="Câu nói ‘Không sao đâu!’ của bác sĩ rốt cuộc đáng tin đến mức nào?" width="90" height="59"/>

Câu nói ‘Không sao đâu!’ của bác sĩ rốt cuộc đáng tin đến mức nào?

Du vi mien xua anh 1Quây quần gói bánh trước ngày đám giỗ. Nguồn: mientay.giadinhonline.

Các bà thường dắt cháu theo để rọc lá chuối chuẩn bị gói bánh. Tra cây dao nhỏ vào cây trúc, nhánh cây nhỏ rồi lựa những bụi chuối xiêm, chuối hột sau vườn nhà để rọc lá. Nhà không có thì sang hàng xóm, coi nhà ai có trồng những giống chuối ấy thì hỏi xin. Lá chuối rọc xong sắp lại từng xấp đem về nhà chuẩn bị cho việc gói bánh.

Để có đồ xào nấu, cúng kiếng người ta phải ra chợ một chuyến. Dự kiến những thứ cần mua sắm xong, lựa buổi sáng nào đó rồi năm ba chị em, anh em chèo ghe ra chợ. […]

Trong khi những người đi chợ thì những người ở nhà được phân công lau chùi, sửa sang dọn dẹp bàn thờ. Có thể đánh bóng lại lư hương, chân đèn,... Lư hương người được cúng sắp tới sẽ được rút hết chân nhang, chỉ chừa lại ba cây. Những dĩa quả trưng bánh, trái, được đem ra rửa sạch. Bình bông được thay bằng những nhánh bông tươi.

Xong việc bàn thờ, chủ nhà sẽ sai biểu vài đứa con, cháu trai sang nhà hàng xóm mượn thêm bàn, ghế để đãi khách. Cũng có khi người bà, người mẹ trong nhà sai dâu, hay cháu gái đi mượn thêm ly, bình, xoong, chén, cù lao, đũa muỗng…

Những vật dụng này có khi phải mượn hai, ba nhà mới đủ xài. Vì có nhiều thứ nhiều loại khác nhau, nên người đi mượn phải tìm cách làm dấu để khi trả mới khỏi lộn, không sinh ra những rắc rối về sau.

Sau khi đi chợ về, chiều tối bữa đó hoặc chiều hôm sau (thời gian làm bánh gần sát ngày giỗ để vừa có bánh cho con cháu ăn, đãi khách vừa đảm bảo thơm ngon) người nhà sẽ tổ chức nướng bánh bông lan, bánh kẹp hay đổ bánh bò, bánh da lợn. Hoạt động này thường được các bà, các em gái là bà con hoặc láng giềng quen thuộc thực hiện.

Chừng ba, bốn giờ chiều những người phụ giúp sẽ đến nhà có việc. Người tẻ gạo xay bột, người nhồi bột khô đã được chuẩn bị, người nạo dừa, đánh trứng gà, vịt,... để nướng bánh, hấp bánh. Nhóm người khác sẽ gói bánh ít, bánh tét. Mọi người vừa làm vừa nói chuyện rôm rả. […]

Công việc xong xuôi, rửa dọn hoàn tất thì ai về nhà nấy để nghỉ ngơi. Riêng chủ nhà còn phải thức thêm đỗi nữa để canh chừng nồi bánh tét. Bánh chín vớt ra, người ta nhúng bánh trong thùng nước lạnh để xả nhựa, rồi máng từng cặp lên đòn tre gác ở chái bếp.

Trước ngày cúng giỗ chính, dân gian kêu là ngày tiên thường. Từ sáng, con cháu ở xa đã bắt đầu tề tựu. Đặc biệt những người con gái có chồng xa, ngày này cũng sẽ xin phép nhà chồng rồi cùng chồng con về quê cúng ông bà, cha mẹ.

Những chiếc xuồng ba lá, những chiếc ghe tam bản chở theo quày dừa, thúng nếp hay cặp gà, cặp vịt để làm quà trong chuyến về quê ngoại. Những cuộc gặp gỡ nhau trong sự hân hoan vui mừng của chủ nhà. Bao tháng ngày xa cách nay có dịp trùng phùng, tay bắt mặt mừng, liền miệng thăm hỏi sức khỏe công việc làm ăn sinh sống của bà con ở xa, những người không có mặt trong những ngày này.

Xế trưa, nếu đám giỗ có làm heo thì những người được nhờ bắt đầu đến để nấu nước sôi và thực hiện công việc. Heo cạo sạch đem ra mé sông hay để trên cầu nước mổ bụng, làm lòng, ra thịt. Những thanh niên làm heo nhanh tay lặt mấy miếng thịt bánh chè cặp nhánh trúc tươi gác lên bếp than dùng nấu nồi nước dùng làm heo lúc nãy để nướng.

Ra thịt xong, chất thịt ra sịa rồi bưng vô giao lại cho các bà các chị trong bếp. Trở ra thì cũng là lúc những cục thịt nướng đã chín vàng. Năm ba anh em rủ nhau tụ lại dưới gốc cây rơm ngoài góc sân lai rai cùng chai rượu đế. Trong nhà, người rửa chén đũa để cho khô nước, người làm gà, người làm vịt, người gọt khoai, người gọt khóm, lặt hành để chuẩn bị nấu các món cúng bữa cơm chiều. Mâm cúng này gọi là cúng tiên thường. Cúng xong, anh em bà con cùng nhau dùng bữa cùng chủ nhà. […]

Sáng hôm sau, tầm gà gáy canh tư, sao Mai vừa ló đọt bần thì người nhà có đám đã thức giấc. Các bà các chị nhúm bếp hầm lại những món đã nấu xong chiều qua. Chuẩn bị nấu nướng thêm các món còn lại. Đàn ông, con trai chuẩn bị kê bàn, sắp ghế để đãi khách. Khách mời trong đám giỗ là những người vai lớn hơn chủ nhà, hoặc con cháu ở xóm.

Con cháu ruột thì phải nhớ bổn phận về cúng cơm cho ông bà chớ không phải đợi chủ nhà lên tiếng mời, rủ mới tới. […]

Đến giờ cúng, người ta thay nhau dọn đồ lên các mâm cúng. Tiếng cười nói tạm lắng xuống, để những người tham dự đốt nhang vái cúng người mất. Khi ấy, mọi người tản ra, chuyện vãn nhỏ tiếng hơn để cho hương hồn người khuất mặt và cô hồn các đảng ăn uống. Khi nhang cháy chừng phần ba cây, người ta lui nhang và chuẩn bị dọn đồ ăn từ các mâm cúng xuống bàn để mời khách.

" alt="Đám giỗ trong đời sống dân gian miền Tây Nam Bộ" width="90" height="59"/>

Đám giỗ trong đời sống dân gian miền Tây Nam Bộ