Theo ước tính của E.P.A, mỗi năm có đến 150 triệu chiếc ĐTDĐ bị bỏ đi. Ảnh: New York Times
ICTnews- Ngày 8/1, Cục bảo vệ môi trường Mỹ (E.P.A) hợp tác với các nhà bán lẻ, sản xuất và cung cấp dịch vụ di động tại Mỹ giới thiệu chiến dịch giáo dục cộng đồng về tái chế ĐTDĐ.
Theo ước tính của E.P.A, mỗi năm có đến 150 triệu chiếc ĐTDĐ bị “sa thải”. Những chiếc điện thoại này chứa nhiều kim loại quý, nhựa, thủy tinh và chất hóa học. Rất nhiều chất sẽ trở nên nguy hiểm nếu bị chất đống tại các bãi rác. Hơn nữa, nhiều ĐTDĐ cũ vẫn có thể dùng được và có thể tận dụng để phân phát cho người nghèo.
Chiến dịch mới của E.P.A trị giá 175.000 USD. Ngoài ra, E.P.A nói họ sẽ sắp xếp tổ chức một số đợt thu gom ĐTDĐ cũ trong năm nay và sẽ đăng tải danh sách những trung tâm thu gom ĐTDĐ trên các website, trong đó có trang web của họ là epa.gov.
" alt=""/>Mỹ tìm sự sống mới cho ĐTDĐ cũVới hai chiếc máy ảnh thuộc hàng pro (chuyên nghiệp), 9 ống kính đủ các tiêu cự cùng nhiều phụ kiện khác, Quang Minh (phóng viên ảnh thể thao của VTC) là một trong những phóng viên ảnh có bộ đồ nghề "khủng".
Hơn 10 năm là phóng viên ảnh thể thao, Quang Minh đặc biệt "kết" và chung thủy với dòng sản phẩm Canon. Cả 3 lần nâng cấp, thay đời máy, Canon vẫn là sự lựa chọn số một của anh vì so với Nikon, Canon bắt nét nhanh hơn, phụ kiện đi kèm nhiều hơn, hoàn toàn phù hợp với phóng viên ảnh thể thao.
Canon EOS 1D Mark III, chiếc máy ảnh hiện tại của Quang Minh trong mỗi sự kiện thể thao là một trong số ít máy ảnh mới và được ưa chuộng nhất hiện nay. Chỉ tính riêng một thân máy (body), không ống kính (lens), không phụ kiện đi kèm, Quang Minh đã phải dốc hầu bao hơn 5000 USD "tậu" nó vào hồi đầu năm. Để sở hữu chiếc máy ảnh tích hợp hai công nghệ cao: Bộ xử lý hình ảnh kép Digic III và bộ cảm biến CMOS kích thước APS-H 10,1 triệu điểm ảnh mà ở Việt Nam thời điểm đó chưa có, Minh phải nhờ bạn bè mua giúp từ Singapore.
" alt=""/>Công phu cho những 'khoảnh khắc vàng'