Chương trình diễn tập ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin cho ngành Hải quan diễn ra ngày 13/6/2020.
Theo đánh giá của Ban tổ chức, các học viên tham gia diễn tập đã thể hiện kiến thức vững vàng, chuyên nghiệp, tiếp thu kiến thức nhanh để sử dụng được thuần thục các kỹ năng phát hiện và xử lý khi có sự cố được hướng dẫn như phân tích cơ bản tệp tin văn bản để phát hiện mã độc đính kèm, phân tích nguồn gốc thư điện tử để phát hiện giả mạo lừa đảo, khai thác, điều tra và ứng cứu tấn công khai thác lỗ hổng website.
Việc triển khai các chương trình diễn tập an toàn thông tin là hoạt động quan trọng giúp nâng cao kỹ năng, sự sẵn sàng cho lực lượng tại chỗ trong công tác đảm bảo an toàn thông tin của tất cả các cơ quan, đơn vị.
Kết quả cho thấy hoạt động diễn tập có ý nghĩa thực tiễn cao, cần được diễn ra thường xuyên, cập nhật nhiều kỹ thuật tấn công khác nhau, mở rộng phạm vị nhân sự tham dự để nâng cao nhận thức, tăng cường kỹ năng cho mọi cán bộ trong cơ quan chứ không chỉ tập trung vào cán bộ chuyên trách an toàn thông tin.
Trong định hướng phát triển ngành TT&TT năm 2020, Bộ TT&TT đã xác định rõ quan điểm coi an toàn, an ninh mạng là điều kiện tiên quyết để phát triển Chính phủ điện tử, chuyển đổi số, do đó cần phải đi trước một bước. Bộ TT&TT cũng đã các chỉ tiêu cần đạt được trong năm 2020 của lĩnh vực an toàn, an ninh mạng, trong đó có các chỉ tiêu: 100% cơ quan, tổ chức tại Việt Nam triển khai bảo vệ an toàn, an ninh mạng theo mô hình 4 lớp; 100% bộ, ngành, địa phương triển khai các giải pháp điều hành, giám sát an toàn, an ninh mạng, phòng chống mã độc tập trung, kết nối chia sẻ thông tin với Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia của Bộ TT&TT.
Thống kê của NCSC cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2020, tổng số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến số sự cố là 1.495 cuộc, giảm 43,9% so so với cùng kỳ 5 tháng đầu năm 2019.
M.T.
439 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam trong tháng 5/2020
Trong tháng 5/2020, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia thuộc Bộ TT&TT đã ghi nhận được 439 cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam dẫn đến sự cố, giảm 10,6% so với cùng kỳ năm trước.
Nhiều dự án tăng cường kỹ năng số đang được triển khai tại Việt Nam, trong đó có việc tập huấn cho các thầy cô giáo làm quen với nền tảng họp trực tuyến Microsoft Teams.
Theo Microsoft Việt Nam, đơn vị này cũng đang triển khai dự án với tên skill4employability nhằm hỗ trợ đào tạo kỹ năng cho thị trường lao động trẻ.
Đối tượng của dự án là các lao động trẻ di cư từ các tỉnh thành khác tới những nơi có ngành công nghiệp điện tử phát triển mạnh như Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Dự án của Microsoft sẽ đặc biệt chú trọng vào nhóm đối tượng bị mất việc làm do ảnh hưởng của Covid-19 và những người có thiếu sót về kỹ năng lao động do chậm bất nhịp với xu hướng phát triển của công nghệ. Dự án được kỳ vọng sẽ tiếp cận và đào tạo tối thiếu cho 3.000 lao động trẻ tại Việt Nam.
Trọng Đạt
“Bộ kỹ năng số” là giải pháp quan trọng để bảo vệ trẻ em trên mạng
Theo đại diện Bộ TT&TT, một trong những giải pháp quan trọng của "Đề án bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng" là trang bị “Bộ kỹ năng số” cơ bản để trẻ em biết tự bảo vệ mình và biết cách tương tác an toàn trên môi trường mạng.
评论专区