Cụ thể, theo Bộ Y tế, ngày 5/1/2022, trang tin India.com đăng tải trích dẫn ý kiến của Tiến sĩ Bhargava, Tổng Giám đốc Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ về việc chưa cập nhật thuốc Molnupiravir vào danh sách các thuốc điều trị Covid-19 theo phác đồ của ICMR, do quan ngại về một số phản ứng phụ.
Bộ Y tế cho rằng, ICMR không loại Molnupiravir ra khỏi danh sách các thuốc điều trị Covid-19, nhưng cũng chưa cập nhật thuốc này vào phác đồ điều trị Covid-19.
Tuy nhiên, tại Ấn Độ, tháng 12/2021, Cơ quan quản lý dược, đã cấp phép sản xuất và lưu hành thuốc Molnupiravir cho một số nhà sản xuất. Các thông tin phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ, xương, nguy cơ cho việc mang thai và trẻ em, đã được ghi rõ trong giấy phép lưu hành.
"Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức được ban hành từ ICMR hoặc Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ về nội dung trên", Bộ Y tế thông tin.
![]() |
Thuốc Molnupiravir được dùng trong chương trình thí điểm điều trị bệnh nhân Covid-19 có kiểm soát. |
Cũng tại cuộc họp ngày 8/1, Hội đồng Tư vấn cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc của Bộ Y tế khuyến cáo, thuốc Molnupiarvir chỉ sử dụng để điều trị Covid-19 mức độ nhẹ đến trung bình ở người trưởng thành, dương tính SARS-CoV-2 và có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng.
Thuốc Molnupiravir dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không dùng quá 5 ngày liên tiếp. Đồng thời, không dùng Molnupiravir để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm để phòng bệnh. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ mang thai, đang cho con bú và trong 4 ngày sau khi dùng thuốc.
Ngoài ra, Molnupiravir không được dùng cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. Riêng với nam giới, thuốc có thể ảnh hưởng đến tinh trùng dù dù rủi ro thấp. Bộ Y tế khuyến cáo, Molnupiravir chỉ được sử dụng khi có đơn của bác sĩ, không tự ý mua, sử dụng thuốc trôi nổi, không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên thị trường.
Theo Bộ Y tế, thuốc Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành có điều kiện tại Anh (ngày 4/11/2021), phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ (ngày 23/12/2021), tại Nhật Bản (ngày 25/12/2021) và phê duyệt sử dụng tại một số quốc gia khác để điều trị Covid-19.
Tại Việt Nam, hơn 400.000 liều thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế phân bổ cho 53 địa phương trong Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ. Hiện có 3 công ty dược sản xuất trong nước được xem xét cấp phép sản xuất lưu hành Molnupiravir.
Linh Giao
"Thuốc Molnupiravir chỉ cấp phát cho bệnh nhân, không bán trên thị trường. Do đó, Molnupiravir bán ở nhà thuốc hoặc ngoài thị trường là vi phạm", Sở Y tế Hà Nội thông tin.
" alt=""/>Bộ Y tế bác bỏ thông tin Ấn Độ loại Molnupiravir khỏi danh sách thuốc điều trị CovidCông an có mặt ở hiện trường
Khi tới nơi, Hoàng không chấp hành mà lớn tiếng chửi bới. Không những thế, Hoàng còn dùng dao đâm vào bụng trung úy Nghĩa khiến anh thủng bụng. Người dân đưa trung úy Nghĩa đi cấp cứu tại BV Bà Rịa.
Riêng Hoàng, sau khi gây án đã trốn khỏi hiện trường.
Nghi ngờ Hoàng về nhà mẹ ruột nên lực lượng chức năng có mặt vận động người thân đưa Hoàng ra đầu thú. Tuy nhiên, mẹ ruột Hoàng đã đứng ngay trước cửa nhà không cho bất cứ ai vào nhà.
Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Trong lúc nhặt vòng đeo tay của mình trong quán karaoke, Trung tá Công an ở Cần Thơ bị gã đàn ông dùng chân phải đá vào đầu làm ngã ngửa, đầu dập vào nền gạch, tử vong sau đó.
" alt=""/>Trung úy công an ở Bà RịaNăm 2022 ghi nhận mức tăng trưởng đáng kể trong tỷ lệ giá trị Việt Nam trên doanh thu lĩnh vực công nghiệp ICT. Theo đó, tỷ lệ giá trị Việt Nam năm 2022 ước đạt 27%, tăng 2,35% so với năm 2021. Đã có khoảng 60% số doanh nghiệp đang làm gia công đã chuyển trọng tâm từ gia công từng công đoạn có giá trị thấp sang làm toàn bộ giải pháp, sản phẩm mang lại giá trị cao.
Số liệu từ Bộ TT&TT cũng cho thấy, Việt Nam đã có sự tăng trưởng mạnh về các doanh nghiệp công nghệ số đăng ký hoạt động với gần 70.000 doanh nghiệp, tăng 9,6% so với năm 2021.
Lần đầu tiên doanh thu giải pháp, dịch vụ phần mềm của 1 doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam tại nước ngoài đạt hơn 1 tỷ USD; tổng doanh thu tại thị trường nước ngoài của các doanh nghiệp phần mềm, dịch vụ CNTT đạt hơn 2.2 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam cũng đón được làn sóng đầu tư R&D, khi các tập đoàn công nghệ lớn chuyển dịch từ đầu tư gia công sản xuất sang đầu tư cho nghiên cứu phát triển.
Báo cáo của Bộ TT&TT cũng chỉ ra một số khó khăn vướng mắc trong lĩnh vực này, đó là cơ sở dữ liệu về sản phẩm, dịch vụ CNTT, công nghệ số của các doanh nghiệp công nghệ số chưa đầy đủ; chưa có chế tài và các cơ chế hấp dẫn đối với doanh nghiệp để cập nhật định kỳ.
Việc ưu tiên đầu tư, thuê, mua sắm sản phẩm trong nước chưa hiệu quả. Ngoài ra, các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động sản xuất phần mềm khó áp dụng theo quy định hiện hành.
Tại hội nghị tổng kết năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023 của Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phạm Đức Long cho biết, năm 2022 Bộ đã triển khai những cách làm mới như đặt hàng doanh nghiệp công nghệ số trong nước giải quyết các bài toán Việt Nam; thực hiện kết nối cung cầu giữa các doanh nghiệp công nghệ số và các cơ quan, bộ, ngành trung ương và địa phương.
Thứ trưởng Phạm Đức Long chia sẻ, thị trường trong nước là cái nôi để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam vươn ra toàn cầu. Các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đủ sức giải các bài toán của thế giới, và Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp để vươn ra toàn cầu.
Năm 2023, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số; xây dựng đề án phát triển công nghiệp vi mạch bán dẫn Việt Nam đến năm 2030; thúc đẩy thương mại hoá thiết bị 5G Make in Vietnam. Bộ TT&TT đặt mục tiêu đưa tỷ lệ Make in Vietnam trên tổng doanh thu lên con số 33%; doanh thu xuất khẩu phần mềm đạt 2,8 tỷ USD.
Cũng trong năm tới, Bộ TT&TT sẽ tiếp tục vai trò hỗ trợ các sản phẩm Make in Vietnam thông qua các chương trình quảng bá thương hiệu, kết nối cung cầu. Thúc đẩy các hoạt động thu hút đầu tư R&D trong lĩnh vực CNTT, công nghệ số: Kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiêp đầu chuỗi, các big tech lớn như Samsung, LG; tổ chức các hoạt động kết nối giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, xây dựng thương hiệu ngành công nghiệp điện tử, viễn thông Việt Nam (Make in Viet Nam).
Giai đoạn 2024 – 2025 được định hướng sẽ tập trung nâng cao năng lực làm chủ công nghệ số, nghiên cứu, sáng tạo sản phẩm, dịch vụ công nghệ số, trọng tâm vào các công nghệ số mới như AI, IoT, BigData, điện toán đám mây, 5G. Phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ công nghệ số thiết kế và sản xuất trong nước có chất lượng và thương hiệu. Đồng thời, xây dựng và triển khai các chương trình phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp công nghệ số.
Đến năm 2025, ngành TT&TT đặt mục tiêu đưa tốc độ tăng trưởng doanh thu hàng năm của công nghiệp công nghệ số gấp 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP của cả nước; đưa tỷ lệ đóng góp của lĩnh vực công nghiệp công nghệ số vào GDP đạt mức từ 6 – 6,5%; cả nước sẽ có 80.000 doanh nghiệp công nghệ số đăng ký thành lập và hoạt động. Đồng thời, có tối thiểu 8 địa phương có doanh thu công nghiệp công nghệ số trên 1 tỷ USD.