Nhận định, soi kèo Persikas vs Persipa Pati, 15h00 ngày 28/1: Tin vào chủ nhà

Thế giới 2025-02-01 20:17:48 47
ậnđịnhsoikèoPersikasvsPersipaPatihngàyTinvàochủnhàlịch â   Hư Vân - 27/01/2025 22:55  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://game.tour-time.com/news/550d998997.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Al Bukayriyah, 21h55 ngày 27/1: Chủ nhà thất thế

Hôm nay, chúng ta có mặt tại đây để kỷ niệm 10 năm ngày Viettel khởi đầu sự nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Nhân dịp này, thay mặt cho hơn 50 ngàn người Viettel, tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành và lòng cảm kích trước sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Ban, Bộ, Ngành. Mà đặc biệt là sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Sự quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho Viettel trong các hoạt động đầu tư ra nước ngoài suốt 10 năm qua thể hiện sự quan tâm và đánh giá cao của Đảng, Nhà nước, Chính phủ Việt Nam với những bước chân của một trong những doanh nghiệp đầu tiên dấn thân trên con đường đi ra thế giới. Điều đó cũng cho chúng tôi thấy trách nhiệm của mình trong việc thể hiện được vai trò là doanh nghiệp đại diện cho hình ảnh Việt Nam, con người Việt Nam trong con mắt và tình cảm của bạn bè thế giới.

Xin được trân trọng cảm ơn đại sứ, đại biện, tham tán các nước Lào, Campuchia, Đông Timor, Myanmar, Peru, Mozambique và Cuba đã dành thời gian tới tham dự buổi lễ trọng thể này. Sự hiện diện của quý vị là sự động viên, khích lệ đối với Viettel. Qua quý vị, cho phép Viettel gửi lời cảm ơn trân trọng tới Chính phủ và nhân dân các nước đã tin tưởng, lựa chọn Viettel trong số rất nhiều tên tuổi lớn của làng viễn thông thế giới.

Tôi cũng rất trân trọng sự có mặt của lãnh đạo Bộ Tư lệnh Thông tin, Bộ Kế hoạch Đầu tư và lãnh đạo Viettel qua các thời kỳ. Dù đã lùi lại, nhường chỗ cho các thế hệ sau này nhưng các chú, các anh vẫn luôn dõi theo mỗi bước đường phát triển của Viettel, như là dõi theo sự trưởng thành người con của mình.

Xin được cảm ơn sự chia sẻ, động viên của các cơ quan truyền thông trong mỗi chặng đường mà Viettel đã đi qua.

Xin được chào mừng toàn thể các thành viên của đại gia đình Viettel.

Kính thưa các quý vị đại biểu, thưa toàn thể các đồng chí:

Mười năm trước đây, năm 2006, khi ấy Viettel còn là một công ty rất nhỏ, cả doanh thu và lợi nhuận chỉ chưa bằng 1 phần 30 so với bây giờ. Nhưng Viettel đã có một ước mơ lớn. Đi ra nước ngoài để được cạnh tranh, được học hỏi những công ty hàng đầu trên thế giới, để Viettel cạnh tranh hơn, để Viettel giỏi hơn. Đi ra nước ngoài để mang câu chuyện của Viettel ở Việt Nam ra nước ngoài. Đi ra nước ngoài đầu tư cùng phát triển, để thắt chặt tình đoàn kết, hữu nghị với các nước láng giềng, giữ gìn hòa bình, bảo vệ đất nước từ xa. Năm 2006, Ban quản lý dự án đầu tư nước ngoài được thành lập, lúc đó chỉ có 6 người và nhiệm vụ là đầu tư sang Campuchia. Sau 10 năm, gia đình nước ngoài của Viettel đã là 10 nước, với dân số 230 triệu người, lớn gấp 2,5 lần dân số Việt Nam. Tại Châu Á có 4 nước là: Campuchia, Lào, Đông Timor và Myanmar. Tại Châu Phi có 4 nước là: Mozambique, Cameroon, Burundi và Tanzania. Tại Châu Mỹ có 2 nước là: Haiti và Peru. Số thuê bao của Viettel tại nước ngoài đã trên 35 triệu. Doanh thu là 1,4 tỷ đôla mỗi năm. Tốc độ tăng trưởng hàng năm là trên 25%. Tạo công ăn việc làm cho trên 10.000 người nước ngoài.

Tổng số tiền Viettel đầu tư vào các nước này là: 2,4 tỷ đôla. Số tiền đã thu về là 1 tỷ đôla. Những năm gần đây mỗi năm thu về khoảng 200 triệu đôla. Số này tăng theo các năm, năm 2017 dự kiến là 250 triệu đôla.

Tại 9 nước Viettel đã kinh doanh thì tất cả các nước đã kinh doanh trên 3 năm đều có lãi, đều nằm trong top 2 công ty lớn nhất. Cá biệt có những nước như Peru, Burundi thì sau 2 năm kinh doanh đã có lãi. Hiện nay chỉ còn hai nước lỗ là Cameroon và Tanzania, do mới đưa vào kinh doanh được 1-2 năm.

Nếu như thời gian đầu, Viettel phải mất đến 3 năm để hoàn thiện các thủ tục, xây dựng hạ tầng, triển khai xong đội ngũ nhân sự quản lý và kinh doanh. Thì nay, con số ấy chỉ còn 1 năm. Điều này đã được thực hiện tại Tanzania – quốc gia có diện tích lớn gấp gần 3 lần Việt Nam và là thị trường thứ 9 của Viettel. Điều này cũng sẽ tiếp tục được thực hiện tại Myanmar, thị trường thứ 10 của Viettel. Quá trình đầu tư nhanh giúp chúng tôi tối ưu chi phí, giúp cho người dân nước sở tại sớm được hưởng một dịch vụ chất lượng cao, giá cả phù hợp.

Nếu như ở Việt Nam, Viettel lập kỷ lục của thế giới là trong vòng 4 năm, từ nhà mạng thứ 4, vươn lên thứ nhất. Thì tại Campuchia - thị trường nước ngoài đầu tiên, Viettel chỉ mất 3 năm, tại Mozambique - thị trường nước ngoài thứ tư, Viettel mất 1 năm và tại Burundi - thị trường thứ 9 chúng tôi chỉ mất 6 tháng để có được vị trí số 1. Đến nay, trong tổng số 9 thị trường đã kinh doanh, Viettel đứng ở vị trí số 1 tại 5 thị trường là: Lào, Campuchia, Đông Timor, Mozambique và Burundi. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của các thị trường đều đạt 20-30%, cao gấp gần 10 lần so với tốc độ tăng trưởng chung của toàn ngành viễn thông trên thế giới.

Nếu như tại nhiều thị trường, các doanh nghiệp viễn thông hàng đầu thế giới và khu vực như Vodafone, Telefonica, Orange, Digicel... đã có mặt trước Viettel cả chục năm trời, nhưng hầu như không đầu tư nhiều cho hạ tầng băng rộng cáp quang, vùng phủ sóng chỉ tập trung ở các thành phố thì Viettel, ngay khi mới có mặt, đã tạo ra vùng phủ dịch vụ sâu rộng khắp mọi vùng miền và luôn là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường về hạ tầng viễn thông cáp quang, băng thông rộng. 

Cũng trong 10 năm qua, chúng tôi đã tạo ra cơ hội để người dân ở tất cả 9 thị trường mà Viettel đặt chân tới có cơ hội được kết nối di động. Trong 10 năm ấy, chúng tôi đã giúp cho giá cước viễn thông vốn được coi là thứ hàng hoá xa xỉ, trở thành bình dân, phổ cập để ai cũng có thể sử dụng.

Tại Việt Nam, Viettel đã và đang triển khai 5 chương trình xã hội lớn, đó là: phổ cập Internet đến trường học; phủ sóng vùng sâu vùng xa; điện thoại cho người nghèo; các chương trình nhân đạo, an sinh xã hội và Chính phủ điện tử. Triết lý kinh doanh gắn liền với thực hiện trách nhiệm xã hội, cũng được áp dụng ở mọi nơi mà Viettel đầu tư. Bởi vậy, trong 10 năm qua, tại tất cả các thị trường, Viettel có nhiều chương trình hỗ trợ, đặc biệt là giáo dục, vì đó là lĩnh vực đảm bảo sự phát triển bền vững của mọi quốc gia. Viettel đã ưu tiên kết nối Internet đến trường học ở tất cả các thị trường.

Chúng tôi đầu tư vào công nghệ hiện đại, đầu tư vào hạ tầng bền vững, chuyển giao và đào tạo cho người sở tại, và đặc biệt, xây dựng những thương hiệu riêng cho mỗi thị trường, để mỗi công ty mà Viettel đầu tư là thương hiệu của quốc gia đó, là công ty của chính những người sở tại, là niềm tự hào của mỗi quốc gia đó. Ở Lào là Unitel – Là thể hiện sự đoàn kết của các bộ tộc Lào; ở Campuchia là Metphone – Là thể hiện tình cảm bạn bè; ở Đông Timor là Telmor – Là viễn thông của đất đước Đông Timor; ở Myanmar là MyTel – Là viễn thông của tôi, của đất nước Myanmar; ở Mozambique là Movitel – Là viễn thông của đất nước Mozambique đang phát triển; ở Cameroon là Nexttel – Là viễn thông thế hệ mới cho Cameroon; ở Burundi là Lumitel – Một tương lai tươi sáng cho đất nước Burundi; ở Tanzania là Halotel – Là tiếng chào, là mặt trời bừng sáng tại Tanzania; ở Haiti là Natcom – Là công ty viễn thông quốc gia của Haiti; và ở Peru là Bitel – Là công ty viễn thông mang màu cờ sắc áo của đất nước Peru. Trong số hàng ngàn tập đoàn toàn cầu thì Viettel là tập đoàn duy nhất có triết lý thương hiệu này. Các tập đoàn khác thì chỉ có một thương hiệu mẹ ở tất cả các nước.

Những gì Viettel đang làm đã góp phần tạo nên thương hiệu Việt Nam. Thông qua Viettel – một doanh nghiệp Việt Nam cụ thể với những con người Việt Nam cụ thể - thế giới hiểu hơn về Việt Nam. Chúng ta không chỉ có những chiến thắng oanh liệt trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, chúng ta không chỉ có nông nghiệp phát triển, chúng ta còn có thể đầu tư vào công nghệ cao, chúng ta là những người bạn chân thành và tử tế. 10 thị trường, 10 tên gọi, cũng là 10 biểu tượng cho tình hữu nghị của Chính phủ và nhân dân của 10 quốc gia với Việt Nam.

10 năm vừa qua là 10 năm chúng tôi vươn ra thế giới, mang kiến thức, kinh nghiệm của mình, mang những điều tốt đẹp nhất mà chúng tôi đã từng làm được ở Việt Nam tới những quốc gia láng giềng anh em hay là những quốc gia cách Việt Nam tới nửa vòng trái đất. Những năm qua, Viettel đã thay đổi rất nhiều. Từ tầm vóc, quy mô, kinh nghiệm, đến tiềm lực vật chất và con người. Nhưng có một điều đã và sẽ không hề thay đổi. Đó là khát vọng Viettel luôn cháy không ngừng. 10 năm tới đây, chúng tôi đặt mục tiêu trở thành một Tập đoàn Công nghiệp, Viễn thông Toàn cầu hùng mạnh, không chỉ cung cấp dịch vụ viễn thông, CNTT mà sẽ tham gia vào nghiên cứu, sản xuất thiết bị công nghệ cao. Từ một công ty dịch vụ thành một công ty công nghệ.

Cách đây ít ngày, tại Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam lần thứ 9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, cùng với sự ủng hộ của Thủ tướng Campuchia và Lào, đã giao cho Viettel trách nhiệm hiện đại hoá mạng viễn thông 3 nước bằng công nghệ 4G, hỗ trợ xây dựng Chính phủ điện tử cho ba nước và triển khai mức cước gọi giữa thuê bao của Viettel tại 3 nước tương đương với mức cước trong nước, tức là sẽ không còn cước quốc tế, không còn cước roaming quốc tế giữa các thuê bao của Viettel tại 3 nước; đây là câu chuyện thế giới phẳng về viễn thông đầu tiên trên thế giới; qua đó góp phần kết nối hoạt động đầu tư, phục vụ khách du lịch và người dân của ba nước. Như vậy, Viettel đã trở thành sợi dây liên kết giữa Chính phủ và nhân dân 3 nước Đông Dương. Điều này cũng hoàn toàn có thể tiếp tục diễn ra ở tất cả các thị trường khác của Viettel. Thế giới bỗng trở nên phẳng hơn bao giờ hết. Chúng tôi, những người Viettel cảm thấy tự hào vì sự tín nhiệm mà Chính phủ của cả ba nước đã dành cho Viettel. Bởi giao cho doanh nghiệp một trọng trách chính là trao cho một cơ hội và động lực thúc đẩy doanh nghiệp đó tiến lên.

Nếu không có khát vọng phải vươn lên, bằng cách xin cho được giấy phép kinh doanh viễn thông ngay từ khi còn đi xây lắp thuê thì đã không có một doanh nghiệp viễn thông hàng đầu Việt Nam là Viettel hôm nay, với doanh thu năm 2016 là trên 10 tỷ đôla, lợi nhuận trên 2 tỷ đôla.

Nếu không có khát vọng phải tự mình dựng lên một mạng viễn thông của người Việt Nam, do người Việt Nam thiết kế, lắp đặt, vận hành và khai thác ngay từ khi Viettel còn là một công ty rất nhỏ với hơn trăm người thì đã không có một Viettel có đủ tri thức để đi ra nước ngoài.

Nếu không có khát vọng mỗi người dân Việt Nam phải có một chiếc máy điện thoại di động ngay từ khi bắt đầu dựng những trạm phát sóng đầu tiên thì Việt Nam không thể có một cuộc bùng nổ viễn thông, được thế giới nhắc đến như là một hiện tượng như vậy. Chỉ trong vòng 4 năm, sau khi Viettel tham gia thị trường viễn thông, thì mật độ điện thoại di động tại Vietnam tăng từ 4% lên 100%. Trong khi 10 năm trước đó, mật độ điện thoại di động chỉ tăng được tới 4%.

Nếu không có khát vọng và chủ động bước chân ra khỏi biên giới Việt Nam ngay từ khi còn là một doanh nghiệp viễn thông nhỏ bé thì Viettel đã không có một thị trường toàn cầu với 320 triệu dân và 100 triệu khách hàng như hôm nay.

Nếu không có những khát vọng được nuôi dưỡng một cách đầy quả cảm của các thế hệ đi trước, sẽ không có một Viettel ngày hôm nay. Các chú, các anh và nhiều thế hệ Viettel đã chứng minh rằng, ngay từ khi còn rất nhỏ, chúng ta đã có thể làm những việc lớn, đã chứng minh rằng những người bình thường dám ước mơ thì có thể làm được những điều phi thường. Cho phép tôi, được thay mặt những người Viettel hôm nay, được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc về tầm nhìn, đam mê, khát vọng mà các chú, các anh đã truyền lại cho thế hệ Viettel sau này.

Nhưng tiếp tục thổi bùng lên khát vọng và không ngừng nuôi dưỡng những giấc mơ, chính là những thế hệ Viettel hôm nay. Trong sự kiện đặc biệt của lịch sử Viettel này, tôi cũng rất muốn tỏ lòng biết ơn tới rất nhiều cán bộ, nhân viên Viettel đang cống hiến ở khắp các thị trường. Chúng ta hoạt động trên nhiều múi giờ, tại ba châu lục Á, Phi và Mỹ la tinh. Và bởi vậy, mặt trời đã không bao giờ tắt ở Viettel. Ngay vào lúc này đây, khi chúng ta cùng nhau tôn vinh những thành tích mà Viettel đã đạt được trong 10 năm qua ở các thị trường nước ngoài thì hàng ngàn người Viettel – những người đã trực tiếp tạo ra lịch sử ấy, vẫn đang kéo từng km cáp quang ở khu vực rừng Amazone hoang vu; họ vẫn đang một mình chống chọi với cảm giác khó thở của Pasco - thành phố cao nhất thế giới; họ vẫn đang dựng lại từng trạm phát sóng sau cơn bão thế kỷ đổ bộ vào Haiti chỉ cách đây chưa đầy một tháng, họ vẫn đang cần mẫn đến từng ngôi làng vốn chưa từng một lần được biết đến sóng viễn thông để cung cấp cho người dân một cánh cửa thông tin. Họ đại diện cho hàng chục ngàn người Viettel đã và đang tận tuỵ, cần mẫn và luôn sẵn sàng làm mới mình với việc không ngại những khó khăn, thách thức.

Khi quyết tâm theo đuổi con đường này, chúng ta đã buộc phải hy sinh một số ưu tiên cá nhân. Nhiều người nguyện cống hiến cả tuổi thanh xuân của mình khi tình nguyện đi nhiệm kỳ 10 năm trời, trong số đó có nhiều cô gái. Không ít người đã nhiều cái Tết không được sum họp với gia đình; nhiều người đã không thể có đủ thời gian chăm sóc bố mẹ già, con thơ; nhiều người phải dừng các kế hoạch cá nhân của mình. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta bước trên con đường này một cách hời hợt. Trái lại, khi đã phải hy sinh nhiều ưu tiên của cá nhân, chúng ta cần phải làm được một điều gì đó để sự hy sinh trở nên thực sự có ý nghĩa. Nếu không có sự tận tuỵ, nỗ lực, quả cảm và can trường của những con người ấy, Viettel cũng sẽ không có quả ngọt ngày hôm nay.

Cuộc hành trình của Viettel chưa bao giờ là một trong những chuyến đi rút ngắn hay được định đoạt vì may rủi. Mà đó là một cuộc hành trình được dựng nên từ khát vọng, đam mê, nỗ lực, và những suy nghĩ độc đáo.

Trong khi nhiều người nghĩ rằng, viễn thông là xa xỉ thì Viettel lại nghĩ rằng, viễn thông là thứ hàng hoá thiết yếu, như cơm ăn, nước uống hàng ngày, do đó bằng mọi cách phải phổ cập dịch vụ, mang cơ hội kết nối đến cho bất kỳ ai. Trong khi nhiều người nghĩ rằng công nghệ càng cao giá càng đắt thì Viettel lại nghĩ rằng, công nghệ càng cao thì giá càng rẻ. Nếu như Apple đưa chiếc iPhone giá hàng ngàn đô tới cho 10% người giàu nhất thì Viettel sẽ mang chiếc smartfone đến cho 90% số người còn lại.

Trong khi nhiều người nghĩ rằng, kinh doanh là phải tìm cách đầu tư nhanh, thu lợi nhanh thì Viettel nghĩ rằng, muốn có thị trường lâu dài, hãy đầu tư lâu dài vào hạ tầng, hãy đầu tư mạng lưới tốt trước rồi hãy kinh doanh, hãy mang những gì tốt nhất của mình, tinh túy nhất của mình ra thế giới. Đồng thời, đi ra thế giới cũng là để tiếp thu những thứ tốt nhất của thế giới để làm tốt hơn cho Việt Nam. 

Trong khi nhiều người nghĩ rằng, các nước nghèo thì sẽ khó đuổi kịp các nước giàu nhưng Viettel thì nghĩ rằng chúng ta, những nước đang phát triển, hoàn toàn có thể ngang bằng với thế giới về viễn thông.

">

CEO Viettel: “Một điều sẽ không thay đổi là khát vọng Viettel luôn cháy không ngừng”

">

Cười té ghế với clip chế: 'Hậu Duệ Mặt Giầy' phiên bản game thủ

Nhận định, soi kèo Pumas UNAM vs Atlas, 1h00 ngày 27/1: Lợi thế sân nhà

Sức nóng của sự kiện tại TP.HCM lan toả đến Hà Nội: https://www.facebook.com/GunnyMobi/videos/1716745021947832/

Vì sao nên tham gia sự kiện siêu hot này của Gunny Mobi nhỉ?

✔ Tham gia hoàn toàn miễn phí, chỉ cần là Gunner không phân biệt giới tính, độ tuổi nhé!

✔ Code có giá trị khủng dành cho tất cả các bạn tham gia.

✔ Cơ hội để thi đấu giao lưu thể hiện bản lĩnh anh tài và đặc biệt rinh được hàng ngàn xu từ những giải thưởng!

✔ Các phần thưởng khủng khi tham gia bốc thăm may mắn & các trò chơi tại offline.

✔ Trao đổi những thắc mắc và được trả lời trực tiếp từ ban điều hành.

✔ Giao lưu, gặp gỡ, kết bạn cùng Gà Vàng Gunny Mobi.

Luyện tập cơ tay để chuẩn tham gia offline tại: http://gunnymobi.vn/

Tải game dành cho Android : bit.ly/Android-GNM
Tải game dành cho Android download trực tiếp (không có CH Play): http://bit.ly/AndroidV2000
Tải game dành cho iOs : bit.ly/Ios-GNM

Bùng cháy tại TP.HCM

Hàng loạt tiết mục hấp dẫn trong sự kiện khiến các bạn Gunner thích mê như: xem nhảy hiện đại, chơi minigame rinh quà, … đặc biệt, phần tham gia thi đấu được đông đảo các bạn Gunner rất quan tâm. Những màn tranh tài nảy lửa, những cuộc đọ súng nghẹt thở khiến không khí khán phòng luôn nóng hừng hực. Đến tận những phút cuối chương trình, vẫn còn rất đông người tham gia cổ vũ. Phần quà hot nhất là VIP Búa Minotaure 365 ngày cũng đã tìm được chủ nhân may mắn vào cuối sự kiện.

Nhiều thành viên trên fanpage Gunny Mobi tiếc hùi hụi khi bỏ lỡ không đến tham gia chương trình. Cùng xem lại những hình ảnh bùng nổ tại TP.HCM và chuẩn bị tham gia offline tại Hà Nội vào lúc 13:00 ngày 10/4/2016, tại Nhà Hàng HOTWEELS 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội nhé!

Gunner tập trung thi đấu cao độ

Cảnh bao quát sự kiện ấm cúng tại TP.HCM

Đây là game thủ Gunny Mobi đặc biệt tại offline

Dàn PG xinh tươi đón Gunner vào sự kiện

Khán phòng chật kín game thủ tham gia

Không khí vui vẻ tại sự kiện

Tham gia minigame để rinh quà hot

Xem màn nhảy bốc lửa từ các vũ công chuyên nghiệp

Vinh danh các Gunner tiêu biểu

Tham gia thi đấu rinh về giải thưởng hàng ngàn xu

Kun

">

Có được dẫn gấu theo khi đi offline Gunny Mobi?

Chỉ có khoảng 40% người dùng Apple thay điện thoại lên phiên bản iPhone mới nhất trong một năm trở lại đây, và một số nhà phân tích cho rằng chính tỷ lệ "lên đời" dè dặt này đã khiến cho doanh số iPhone sụt giảm.

{keywords}
Galaxy S6 Edge chỉ có lượng người dùng rất khiêm tốn so với khách hàng sử dụng Galaxy S5

Thế nhưng nếu so sánh với đối thủ chính của Apple là Samsung, người ta thậm chí còn thấy một bức tranh ảm đạm hơn. Con số 40% mà nhiều người cho là "thảm họa" với Apple thực ra còn là cả một niềm mơ ước đối với đại gia di động Hàn Quốc, khi tỷ lệ người dùng nâng cấp điện thoại Samsung mỗi năm chỉ có khoảng 26% (theo số liệu của hãng Kantar). Tệ hơn nữa, khi người dùng Samsung nâng cấp, họ lại có xu hướng mua các model cũ hơn, thay vì bỏ tiền ra sắm các đời máy mới nhất.

Việc Samsung không thể thuyết phục khách hàng của mình mua những model mới ra mắt, đỉnh nhất của mình đang khiến cho doanh thu smartphone của hãng tụt dốc không phanh, Business Insider phân tích. Phố Wall chỉ chăm chăm nhìn vào lượng tiêu thụ đi xuống của iPhone, trong khi thực tế là đà suy giảm của Samsung còn nghiêm trọng hơn nhiều. Sự chênh lệch lớn trong tỷ lệ "lên đời" giữa hai hãng cũng cho thấy Samsung đang thua kém đối thủ đến mức nào trong việc gây dựng lòng trung thành nơi người dùng.

Dữ liệu của Kantar thu thập được trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm ngoái đến tháng 1/2016 tại thị trường Mỹ. Trong số 26% người dùng Samsung đổi máy mới, có tới 27.5% chọn Galaxy S5 - mẫu máy ra mắt từ năm 2014, trong khi số người lựa chọn Galaxy S6 (ra mắt 2015) chỉ là 26,2%. 9.4% chọn Galaxy Note 4 (xuất xưởng cuối năm 2014) so với 7.9% chọn Galaxy Note 5 (ra mắt cuối năm ngoái). Chỉ có 5% mua Galaxy S6 Edge (mở bán từ 2015). Số còn lại chia đều cho 33 model khác.

Hiện chưa rõ lý do vì sao khách hàng của Samsung không muốn model mới nhất (S6 và Note 5) nhiều bằng các model cũ hơn. Cả hai sản phẩm này đều được đánh giá cao, thiết kế đẹp, sở hữu cấu hình đẳng cấp và vượt xa các model tiền nhiệm như Note 4 và S5 về mọi mặt. Có thể giá bán là một lý do quan trọng. Tại Mỹ, giá bán trợ giá của S5 chỉ có 149 USD, trong khi S6 là 249 USD. S7 - vừa mở bán hồi đầu tháng - thậm chí còn lên tới 694 USD. Vì thế, động lực để người dùng lựa chọn model đời cũ là khá lớn.

Chỉ có điều khi người dùng mua các sản phẩm cũ, rẻ - thay vì dòng mới ra mắt - Samsung lại đứng trước nguy cơ đánh mất doanh thu. Số liệu của Kantar cũng phác thảo nên cơ cấu khách hàng đang sử dụng các sản phẩm của Samsung tại thời điểm cuối tháng 1/2016 như sau: Chỉ có 9% đang dùng Galaxy S6, so với 2% xài Galaxy S6 Edge. Ngược lại, Galaxy S5 chiếm tới 21,5% còn Galaxy S4 chiếm 14.2%.

Vì thế, cùng là sự suy giảm doanh số, nhưng rõ ràng tình hình của Samsung đáng lo ngại hơn của Apple rất nhiều. Các iFan vẫn chịu chơi hơn hẳn khi bỏ tiền ra sắm những con dế iPhone mới nhất (iPhone 6s và 6s Plus), chứ không "đi giật lùi" như fan của Samsung.

T.C

">

Khách hàng Samsung chỉ chuộng smartphone đời cũ?

Nest là một cuộc cách mạng trong việc quản lý nhiệt độ trong nhà. Nó là một thiết bị thông minh có thể được điều khiển từ xa bởi một điện thoại thông minh và được thiết kế để thay đổi hệ thống sưởi và làm mát của nhà suốt cả ngày để tiết kiệm tiền tiêu thụ năng lượng. Google mua lại Nest với giá hơn 3 tỷ USD trong năm 2014. Thiết bị Nest không chỉ mang lại hiệu quả chi phí, mà lại rất thân thiện với môi trường.

Nest sẽ hoạt động dưới sự điều hành của công ty mẹ Alphabet. Các thiết bị Nest hoạt động trên công nghệ an ninh cũng như tích hợp vào các hệ thống tự động khác.

2. Zagat

Điểm danh 7 thương vụ thành công nhất của Google - 2

Google đã chính thức công bố thông tin về việc mua lại Zagat, công ty chuyên đánh giá chất lượng dịch vụ các nhà hàng trên thế giới với giá 125 triệu USD.

Zagat được biết đến như công ty chuyên đánh giá chất lượng dịch vụ các nhà hàng trên thế giới. Vào năm 2011, Google đã mua lại Zagat với giá chỉ hơn 150 triệu USD với mục tiêu tích hợp dịch vụ đánh giá nhà hàng này với Google Maps và các dịch vụ khác. Sau khi Google mua lại Zagat, Google đã nâng cấp cho Zagat, bao gồm cả ứng dụng trên iOS và Android.

3. Android

Điểm danh 7 thương vụ thành công nhất của Google - 3

Với giá giao dịch 50 triệu USD, Google đã chính thức chuyển mình vào một không gian thị trường thiết bị di động tuyệt vời. Đây là một thương vụ được đánh giá là thành công bậc nhất của hãng tìm kiếm Google. Android hiện là hệ điều hành di động lớn nhất thế giới. Google âm thầm mua lại Android năm 2005 với giá được dự đoán khoảng 50 triệu USD. 5 năm sau đó thị phần Android chiếm 33% thị trường smartphone, còn hiện tại Android đã chiếm tới khoảng 80% thị phần.

4. Double Click

">

Điểm danh 7 thương vụ thành công nhất của Google

友情链接