您现在的位置是:Nhận định >>正文
Nhận định, soi kèo Panathinaikos vs Volos, 22h30 ngày 15/12
Nhận định3人已围观
简介Nhận định,ậnđịnhsoikèoPanathinaikosvsVoloshngàsiew pui yi soi kèo Panathinaikos vs Volos, 22h30 ngày...
Nhận định,ậnđịnhsoikèoPanathinaikosvsVoloshngàsiew pui yi soi kèo Panathinaikos vs Volos, 22h30 ngày 15/12 - Cúp Quốc gia Hy Lạp. Dự đoán, phân tích châu Âu, châu Á trận Panathinaikos đối đầu với Volos từ các chuyên gia hàng đầu.
Soi kèo tài xỉu Al Ittihad vs Dhofar hôm nay, 22h10 ngày 15/12Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Nữ Úc vs Nữ Hàn Quốc, 16h00 ngày 4/4: Không hề ngon ăn
Nhận địnhHồng Quân - 03/04/2025 16:02 Giao hữu ...
阅读更多Xe máy xếp hàng đổ xăng cũng cần lắm sự văn minh, tinh tế
Nhận địnhViệc xe máy xếp hàng dài chờ mua xăng là chuyện rất bình thường tại nhiều cửa hàng xăng dầu. (Ảnh: Hoàng Hiệp) Dưới đây là chia sẻ của anh Trịnh Thanh Tùng (quận Hà Đông, Hà Nội) thể hiện quan điểm về vấn đề này:
Giống như số đông người dân ở Hà Nội, tôi sử dụng xe máy để đi làm và đưa đón con hằng ngày. Chiếc Honda Airblade tôi đang sử dụng cứ khoảng 5-6 ngày lại "ngốn" hết của tôi 1 bình xăng. Với tần suất như vậy, tôi thường chủ động căn và đổ ở trạm xăng gần nhà, cũng tiện đường đi làm và đưa đón con.
Mang xe đi mua xăng tưởng là việc chẳng có gì phức tạp, thế mà cũng lắm chuyện để kể. Cây xăng gần nhà tôi khá rộng rãi nhưng thường xuyên xảy ra tình trạng "kẹt xe", thậm chí nhiều xe máy phải xếp hàng từ ngoài đường. 5-6 trụ bơm dành riêng cho xe máy hoạt động hết công suất mà nhiều hôm tôi phải chờ đến 15 phút mới đến lượt.
Có vào cây xăng mới thấy, lắm người rất thiếu ý thức, không chịu xếp hàng mà sẵn sàng ngoi lên rồi chen ngang. Gặp người nhường nhịn hoặc "không thèm chấp" thì không sao, nhưng gặp những người bộc trực lại lời qua tiếng lại, sinh ra cãi vã. Thậm chí, tôi từng thấy có 2 thanh niên lao vào xô xát chỉ vì 1 người chen ngang khi đổ xăng.
Tôi thật không hiểu, nhiều người sẵn sàng bỏ ra hàng giờ ngồi uống trà đá "chém gió" với những chuyện không đâu vào đâu, thế mà xếp hàng chờ đổ xăng vài phút cũng tỏ ra không chịu nổi.
Hay có những chị bịt kín từ đầu đến chân như “ninja”, xếp hàng mãi không làm gì, khi đến đến cột bơm xăng mới bắt đầu bỏ kính, bỏ mũ, lấy chìa khoá mở nắp bình xăng. Xong xuôi chị lại mở cốp, lấy tiền trả cho nhân viên, cất tiền thừa cẩn thận vào ví, đóng cốp xe, đóng nắp bình xăng, xếp gọn đồ đạc, đeo kính, đội mũ,... rồi mới ngồi lên xe di chuyển, mặc kệ dòng người phía sau đang "dài cổ" chờ.
Sốt ruột nhất là nhiều cô cậu mua xăng nhưng thanh toán bằng thẻ ngân hàng. Nhân viên cây xăng gặp những khách thế này cũng ngán ngẩm ra mặt, nhưng vẫn phải phục vụ vì một lần đổ xăng cho những người này có thể bằng 2-3 người khác.
Thanh toán bằng thẻ, gặp lúc thuận lợi thì không sao, nhưng tôi thấy nhiều người quẹt đi quẹt lại vẫn chưa xong do trục trặc máy móc. Đến lúc có thanh toán được cũng phải nhập số pin, chờ xác nhận, in hoá đơn, ký tên,...rồi mới đi được.
Còn rất nhiều, rất nhiều câu chuyện 'bị hài' khác khi đi đổ xăng mà chắc chắn không chỉ tôi mà nhiều người đã từng gặp hàng ngày.
Tôi nghĩ rằng, thời gian với ai cũng thật quý giá. Vậy sao mỗi cá nhân không nâng cao chút ý thức và thói quen tốt để cả mình và những người xung quanh không phải chờ đợi quá lâu.
Đơn giản như trước khi đổ xăng, hãy chuẩn bị số tiền mặt hợp lý và để ở chỗ dễ lấy để có thể nhanh chóng đưa cho nhân viên bán hàng. Tránh tối đa việc thanh toán bằng thẻ hoặc chuyển khoản ở cây xăng bởi việc này khá mất thời gian của cả nhân viên bán xăng cũng như những người đang chờ phía sau.
Khi xếp hàng, có thể chủ động mở nắp bình xăng ra trước khi vào cột bơm. Xong xuôi, dắt xe lên phía trên chừng vài mét để xe phía sau tiếp tục vào được vị trí bơm xăng, lúc đó mình có thừa thời gian để đóng nắp bình xăng và làm nốt những việc cần thiết trước khi rời đi.
Vậy nên, xếp hàng đi đổ xăng cũng cần lắm sự văn minh, tinh tế của mỗi người.
Độc giả Trịnh Thanh Tùng (Hà Đông, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
Học sinh đi xe máy 'đầu trần, kẹp ba' ra đường, phụ huynh có biết điều này?Nhìn những cô cậu học trò mặt búng ra sữa đã đi xe máy mà không đội mũ bảo hiểm, thậm chí kẹp 3 kẹp 4 ngổ ngáo trên đường khiến tôi vô cùng bức xúc. Nhưng giận các em 1 phần thì giận bố mẹ các em 2-3 phần.">
...
阅读更多Chàng trai ngủ góc chợ ngày nào giờ mua nhà 6 tỉ, hoàn thành ước mơ của mẹ
Nhận địnhAnh Phạm Hà Phú trong căn nhà khang trang trị giá hơn 6 tỷ đồng. Anh nói: “Lúc đó, tôi buồn và thấy tủi cực lắm. Tôi buồn vì có những người xem thường tôi. Rồi, hình ảnh bạn bè cùng trang lứa trong vòng tay yêu thương của cha mẹ, còn mình phải đi năn nỉ bán từng tờ vé số, lang thang khắp nơi cũng khiến tôi xót xa”.
Sau một năm lang thang cùng mẹ tại TP.HCM, anh Phú quay về lại Quy Nhơn ở với người dì. Tại đây, anh được đi học trở lại. Tuy nhiên, anh phải làm đủ việc như phụ bưng phở, làm phục vụ ở quán karaoke, quán bar…
Những đồng tiền còm cõi kiếm được từ đủ nghề, nuôi lớn ước mơ đến trường của anh Phú. Thế nhưng, bi kịch lại một lần nữa tìm đến. Đó là năm 2008, được nghỉ hè, anh Phú vào bán vé số cùng mẹ.
Hiện tại, anh Phú đang kinh doanh hoa tươi, trang trí tiệc cưới và buôn bán online. Trong lúc đi bán vé số, mẹ của anh Phú bị tai nạn giao thông. Chứng kiến toàn bộ vụ tai nạn, anh Phú chết lặng. Cả thế giới trong anh suy sụp hoàn toàn. Mẹ qua đời sau thời gian nằm viện điều trị, anh Phú vẫn tự dối lòng “mẹ đang đi làm xa”.
“Nếu như không cố gắng thì tôi cũng không còn lựa chọn nào khác. Tôi muốn sống thay phần mẹ và trở thành niềm tự hào như mẹ hằng mơ ước. Dù mạnh mẽ nhưng cũng có lúc tôi nhớ giọng nói và thèm cái ôm từ mẹ”, anh Phú nghẹn ngào.
Dẫu một mình chiến đấu với số phận, anh Phú vẫn vững vàng bước chân vào giảng đường đại học. Để nuôi dưỡng ước mơ, ngoài giờ học, anh làm gia sư, phục vụ tiệc cưới, phát tờ rơi, bán dép, quần áo…
Anh nói: “Tôi không nề hà việc nhỏ việc lớn, hễ kiếm tiền một cách lương thiện là tôi làm. Nhờ làm nhiều việc, tôi dần trưởng thành và cứng cỏi hơn”.
Để lo cho tương lai, Phú cố gắng tích góp từng đồng từ việc bán hàng online, phụ tiệc cưới. Anh cũng tự học về hoa và bán hoa.
Để có tiền đi học, anh Phú phải làm rất nhiều nghề. Sau khi đã tích lũy được kinh nghiệm, có một số vốn nhỏ, Phú bắt đầu tự nhận tiệc cưới để trang trí. Sau thời gian này, anh có được 100 triệu đồng gửi ngân hàng lấy lãi.
Làm việc một cách say mê, từ quyển sổ tiết kiệm 100 triệu đồng đầu tiên, Phú dần có thêm nhiều quyển sổ khác với tổng số tiền lên đến 1 tỷ đồng. Với số tiền này, anh đầu tư bất động sản cùng bạn bè.
"Không chỉ sống cho bản thân"
Năm 30 tuổi, anh gom lợi nhuận và tiền dành dụm mua một ngôi nhà ở TP.Thủ Đức với giá 2 tỷ đồng.
Chưa dừng lại ở đó, anh tiếp tục bán ngôi nhà này, lấy tiền lãi đầu tư bất động sản ở Bình Dương, kinh doanh hoa tươi, trang trí tiệc cưới và buôn bán online.
Hiện tại, anh đang sở hữu ngôi nhà mới trị giá hơn 6 tỷ đồng và công việc kinh doanh có doanh thu ổn định.
Anh Phú chấp nhận chia sẻ câu chuyện của bản thân không với mục đích khoe nhà hay những gì mà mình đạt được. Điều anh muốn truyền tải là sự cố gắng không ngừng, sức mạnh nội lực từ bên trong, giá trị của sự tử tế và lòng chân thành.
Anh Phú thường đem theo di ảnh của mẹ trong những chuyến du lịch kết hợp thiện nguyện. “Ngoài ra, sự uy tín và cho đi cũng là điều không thể thiếu. Chỉ cần mình lương thiện và cố gắng hơn mỗi ngày, chắc chắn trời xanh sẽ an bài cho mình những điều tuyệt vời. Mọi khó khăn phía trước chỉ là thử thách giống như những cơn mưa rồi sẽ tạnh và cầu vồng sẽ xuất hiện”, anh Phú nhấn mạnh.
Với khởi đầu thuận lợi, anh Phú muốn phát triển công việc, làm được nhiều tiệc cưới, những dự án mới sớm thành hiện thực.
Hiện tại và tương lai, bên cạnh việc kinh doanh, anh Phú còn hướng đến các công tác thiện nguyện. Từ bé, anh đã được các tổ chức, cá nhân hỗ trợ bằng những phần học bổng, cho nên bây giờ anh muốn chia sẻ với các hoàn cảnh khó khăn khác.
Anh đặc biệt quan tâm đến các trường hợp người cao tuổi neo đơn ở các vùng sâu vùng xa. Ngoài ra, anh còn gửi gạo cho các mái ấm, bệnh viện, góp tiền xây dựng nhà tình nghĩa…
Chàng trai nghèo năm nào nay đã có thể san sẻ với những mảnh đời khó khăn. “Sau này khi có điều kiện, tôi muốn xây viện dưỡng lão cho các cụ già neo đơn, các em bé bị cha mẹ bỏ rơi… Từ nhỏ, tôi đã chịu nhiều cơ cực và thiếu thốn nên tôi muốn khi cuộc sống của mình tốt hơn thì có thể chia sẻ yêu thương cho cộng đồng, giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn”, anh Phú cho biết.
Dù đã ngoài 30 tuổi nhưng anh Phú chưa nghĩ tới chuyện lập gia đình. Hầu như, anh dành tất cả thời gian cho công việc. Anh muốn dành hết tâm sức kiềm tiền và lo cho tương lai vững chắc. Khi đủ đầy hơn, anh mới tính đến chuyện kết hôn.
Anh mơ ước về một cuộc sống bình yên ở nơi xa xa thành phố. Một ngôi nhà nhỏ trên đồi, phía trước trồng rau và hoa. Cuối cùng, anh mơ về một nửa yêu thương sẽ cùng anh thực hiện những chuyến thiện nguyện, mang yêu thương đến với nhiều mảnh đời hơn.
Bài:Vịnh Nhi
Ảnh: Nhân vật cung cấp
Lễ Thất tịch 2022 là ngày nào?Ngày Thất tịch là một trong những ngày lễ quan trọng, được coi là ngày lễ tình nhân của các nước phương Đông.">
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Newcastle vs Brentford, 1h45 ngày 3/4: Không dễ cho chủ nhà
- Những trường hợp bị đuổi việc oái oăm nhất thế giới
- Ký ức vui vẻ tập 21: MC Lại Văn Sâm đứng hình, Liz Kim Cương ôm ngực hoảng loạn ở Ký ức vui vẻ
- Họa sĩ Nguyễn Quân tặng tranh lịch sử Hà Nội cho bảo tàng
- Nhận định, soi kèo Shanghai Port vs Meizhou Hakka, 19h00 ngày 2/4: Bữa tiệc bàn thắng
- Khánh Linh giành quán quân Vietnam International MC Contest
最新文章
-
Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
-
Chiều 2/7, TAND tỉnh Bắc Ninh dự kiến xét xử phúc thẩm hai vụ kiện giữa khách hàng Trần Thị Chúc, 50 tuổi, trú thành phố Từ Sơn, và hai ngân hàng: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Theo đơn kiện của bà Chúc, ngày 22/4/2022, bà đến Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh mở tài khoản giao dịch. Từ 22 đến 24/4/2022, bà và người nhà chuyển tổng hơn 11,9 tỷ đồng vào tài khoản. Sáng hôm sau, bà tiếp tục đến chi nhánh Techcombank Từ Sơn, mở tài khoản và chuyển vào đây hơn 14,6 tỷ đồng.
Bà Chúc cho rằng "không nhận được bất cứ cuộc gọi điện thoại hay tin nhắn nào" của hai ngân hàng về biến động số dư trong tài khoản vào số điện thoại mà bà đăng ký khi mở tài khoản.
Ngày 24/4/2022 rơi vào chủ nhật, chi nhánh hai ngân hàng không mở cửa làm việc nên sáng 25, bà đến trụ sở hai ngân hàng kiểm tra số dư tài khoản.
Bà được Vietcombank thông báo tài khoản còn 114.000 đồng; còn số dư tại Techcombank là 0 đồng, trong khi không thực hiện bất cứ giao dịch rút tiền nào.
Bà Chúc cáo buộc nhân viên, cán bộ quản lý của hai ngân hàng "không tư vấn, không hướng dẫn" cho bà thực hiện trợ giúp khẩn cấp. Khi bà mất tiền, họ không có hành động kịp thời để ngăn kẻ gian tẩu tán số tiền, mà chỉ hướng dẫn bà đi trình báo cơ quan công an.
Cơ quan điều tra cho hay, bà Chúc sau đó đến tố cáo người tên Dầu, tự giới thiệu công tác tại Cục quản lý giao thông đường bộ Đà Nẵng và người khác tên Hải tự xưng cán bộ tại Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy. Qua điện thoại, hai người này thông báo bà tham gia giao thông gây tai nạn tại thành phố Đà Nẵng và liên quan đường dây buôn ma túy, rửa tiền. Hải yêu cầu bà Chúc mở hai tài khoản ngân hàng và cài đặt "Phần mềm bảo mật" (có biểu tượng huy hiệu Công an nhân dân) vào điện thoại.
Hải sau đó tiếp tục yêu cầu bà chuyển 26,5 tỷ đồng vào hai tài khoản ngân hàng để "chứng minh nguồn tiền của bà là trong sạch" và không liên quan đến đường dây buôn ma túy, rửa tiền. Đó là lý do bà đến hai ngân hàng mở tài khoản.
Cùng ngày 22/4/2022, theo yêu cầu của Hải, bà Chúc mua một chiếc điện thoại sau đó Hải hướng dẫn cài đặt phần mềm tên "Phần mềm bảo mật" vào điện thoại mới. Khi nào liên lạc với Hải thì bà Chúc lắp sim điện thoại vào và chỉ liên lạc qua tài khoản Viber (tên tài khoản Viber là Phòng điều tra số 6 PC02).
Qua trưng cầu giám định, cơ quan điều tra xác định phần mềm này có thể đọc, gửi, xử lý tin nhắn; đọc, tạo mới lịch sử cuộc gọi và và chuyển hướng cuộc gọi; đọc, sửa danh bạ và truy cập vị trí thiết bị.
Tại hai phiên sơ thẩm mở ngày 26/2 (vụ kiện với bị đơn Techcombank) và ngày 20/3 (vụ kiện với bị đơn Vietcombank) tại TAND huyện Từ Sơn, bà Chúc yêu cầu hai ngân hàng trả lại toàn bộ số tiền bà bị mất. Bởi trong quá trình tư vấn, hướng dẫn mở tài khoản mới, nhân viên các ngân hàng này "không giải thích đầy đủ để hiểu rõ các quy định bảo mật". Điều này khiến bà thiếu thông tin, dẫn đến mất tiền.
Khi bà khai báo mất tiền, nhân viên và cán bộ quản lý các ngân hàng đều "bàng quan, vô cảm, vô trách nhiệm", không hành động kịp thời mà chỉ hướng dẫn đi báo công an.
Hai ngân hàng phủ nhận, nói đã tư vấn đủ, rõ các quy định, hướng dẫn thủ tục mở và sử dụng tài khoản cho khách hàng. Phía nhà băng cho rằng bà Chúc bị kẻ lừa đảo "thao túng tâm lý, đe dọa, ép buộc" nên đã tự cài phần mềm giả mạo vào máy điện thoại, không thực hiện đúng theo các hướng dẫn về giao dịch an toàn của ngân hàng.
Bà tự cung cấp toàn bộ các thông tin bảo mật cho các đối tượng lừa đảo để họ chiếm đoạt tài sản, do đó việc mất tiền là trách nhiệm của bà Chúc. Vietcombank và Techcombank đề nghị tòa bác yêu cầu nguyên đơn.
Tòa sơ thẩm: Nguyên đơn và bị đơn đều có lỗi
Bà Chúc nghe theo kẻ gian để cài đặt phần mềm bảo mật giả, vô tình đánh mất quyền kiểm soát số điện thoại, máy điện thoại. "Đây là nguyên nhân chính, trực tiếp làm mất số tiền", HĐXX đánh giá.
Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc "có một phần lỗi" khi không giải thích kỹ các quy định của ngân hàng, cũng không cảnh báo trước thủ đoạn lừa đảo.
Vietcombank có niêm yết công khai điều khoản và điều kiện liên quan mở và sử dụng tài khoản, tại trụ sở chi nhánh Kinh Bắc cũng như trên trang điện tử của ngân hàng. Nhưng hình thức niêm yết tại trụ sở Vietcombank chi nhánh Kinh Bắc "không thuận lợi cho khách hàng" quan sát, dễ dàng tiếp cận tài liệu.
Bản án nêu, luật sư của bà Chúc cho rằng hệ thống thanh toán của Vietcombank không kiểm soát được hoạt động bất thường trong quá trình giao dịch; không báo cáo ngay sự việc đặc biệt nghiêm trọng bà Chúc bị mất 11,9 tỷ đồng trong tài khoản cho Ngân hàng Nhà nước và Hội sở của Vietcombank biết để có hướng dẫn xử lý sự cố kẻ gian dùng thủ đoạn bất hợp pháp rút tiền của khách hàng.
Theo luật sư, ngân hàng không áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khẩn cấp cần thiết và không đề xuất với các cơ quan chức năng có biện pháp để ngăn cản kẻ gian tẩu tán tiền của bà Chúc đi nơi khác; không áp dụng biện pháp nghiệp vụ chuyên môn truy tìm đường đi của số tiền. Do đó luật sư đề nghị HĐXX tuyên buộc Vietcombank bồi thường toàn bộ 11,9 tỷ đồng cho thân chủ.
Tại phiên tòa, Vietcombank xác nhận đã thực hiện các biện pháp xử lý khẩn cấp, theo quy định của Tổng giám đốc ngân hàng này về xử lý sự cố gian lận/có dấu hiệu gian lận trong dịch vụ ngân hàng điện tử của khách cá nhân, "trong khả năng có thể phù hợp với quy định".
Với Techcombank, tòa sơ thẩm cho rằng chỉ đăng các thông tin này trên trang điện tử, nhưng hình thức đó "chỉ công khai với một số khách thành thục sử dụng mạng, một số không tiếp cận được". "Công khai", theo Điều 406 Bộ luật Dân sự phải được hiểu là niêm yết công khai tại trụ sở để khách hàng đến giao dịch tiếp cận trước khi ký kết hợp đồng...
"Đây là những nguyên nhân gián tiếp khiến khách bị lừa mất tiền", tòa sơ thẩm đánh giá.
Tòa tuyên Vietcombank phải bồi thường 700 triệu đồng cho bà Chúc vì những sai sót này, tương ứng 5-6% lỗi, Techcombank bồi thường 800 triệu đồng.
VKS kháng nghị cả hai vụ kiện
VKS huyện Từ Sơn cho rằng việc tòa yêu cầu hai ngân hàng bồi thường là chưa đủ căn cứ nên con số 5-6% cũng chưa hợp lý.
Trước khi mở tài khoản này, bà Chúc đã có nhiều tài khoản ngân hàng khác, không phải lần đầu mở. Khi phát hiện bị chiếm đoạt tiền, bà Chúc không có đơn đề nghị ngân hàng về việc tra soát thu hồi tiền, cũng không có khiếu nại, yêu cầu ngân hàng bồi thường mà chỉ yêu cầu hỗ trợ in sao kê tài khoản để cung cấp cho cơ quan công an...
VKSND Từ Sơn do đó kháng nghị toàn bộ hai bản án sơ thẩm.
Thanh Lam
" alt="Khách và hai ngân hàng cùng kháng cáo vụ mất 26,5 tỷ đồng sau cuộc gọi lừa đảo">Khách và hai ngân hàng cùng kháng cáo vụ mất 26,5 tỷ đồng sau cuộc gọi lừa đảo
-
Người phụ nữ trúng số trước khi ly hôn vài ngày. Dù đã ly dị nhiều năm, Rossi vẫn bị tòa bắt buộc đưa số tiền trúng xổ số mà cô giấu kín khi đang chung sống với chồng. Rossi, sống ở bang California (Mỹ), đệ đơn ly dị chồng Thomas vào ngày 28/12/1996, sau 25 năm chung sống.
Tuy nhiên, chỉ 11 ngày trước đó, Rossi trúng giải xổ số. Cô cùng đồng nghiệp mua chung vé số và may mắn trúng giải đặc biệt trị giá 6,6 triệu USD. Cô được chia 1,3 triệu USD nhưng cô đã giấu kín chuyện này với chồng, theo News.
Khi ra toà ly hôn, cô và chồng không có màn phân chia số tiền thưởng này. Hai năm sau ly hôn, Thomas biết chuyện khi anh nhận được lá thư từ công ty thanh toán tiền một lần cho người trúng xổ số.
Anh tức giận và quyết định gửi đơn kiện vợ cũ. Luật sư của Thomas, Mark Lerner cho biết: "Anh ấy đã vò đầu bứt tai một lúc rồi nói cái gì thế này, điều này không thể được".
Trong phiên tòa, thẩm phán phán quyết rằng cô Rossi đã vi phạm luật liên quan đến việc tiết lộ tài sản, cũng như hành động gian lận.
Cô buộc phải bồi thường cho chồng cũ 66.800 USD (khoảng gần 1,6 tỷ đồng) mỗi năm, trả trong 20 năm. Tổng số tiền đưa cho chồng cũ tương đương với toàn bộ phần cô có được khi trúng số.
Cô thú nhận đã giấu số tiền trúng xổ số vì không muốn chồng cũ "nhúng tay vào". Cô sắp xếp để số tiền trúng số ở nhà mẹ đẻ, giấu chồng khoản thu nhập này trước khi tòa xử ly hôn.
"Tôi muốn thoát khỏi mối quan hệ này đã nhiều năm rồi. Chuyện trúng xổ số là một vận may. Sự thiếu hiểu biết về luật pháp khiến tôi không đề cập đến số tiền trúng thưởng trong quá trình ly hôn", cô cho biết.
Thomas cho rằng anh không hề biết vợ cũ trúng giải thưởng lớn. "Tôi không thể hiểu nổi. Thời điểm đó, cô ấy chỉ muốn tôi chuyển ra khỏi nhà thật nhanh", anh nói.
Connolly Oyler, luật sư của Rossi cho biết cô có thể giữ được số tiền trúng số nếu cô thành thật về chúng.
Chồng tuyên bố ly hôn dù biết chỉ nằm trong danh sách đàn ông của người tình
TRUNG QUỐC - "Anh không phải là người thứ 10 thì cũng là người thứ 9 đấy. Tại sao anh lại si mê cô ta đến vậy?" - người vợ đau đớn hét lên." alt="Trúng số nhưng giấu chồng, người phụ nữ mất số tiền lớn">Trúng số nhưng giấu chồng, người phụ nữ mất số tiền lớn
-
Tối 1/3, buổi phát sóng trực tiếp chương trình Như chưa hề có cuộc chia lytập 139 với chủ đề Tình nhân loại - nghĩa đồng bàodiễn ra tại TP.HCM. Tại đây, nhà báo Thu Uyên và ê-kíp chương trình sắp xếp cho NSND Kim Cương gặp lại con gái nuôi sau 45 năm thất lạc. Mọi thông tin chi tiết đều được giữ kín với "Kỳ nữ" đến phút chót. NSND Kim Cương không tin có thể tìm lại con gái nuôi sau lần mừng hụt. Chuyện xảy ra vào tháng 4/1975. Trước đó, NSND Kim Cương và những khán giả thân thiết đã thành lập nhóm thiện nguyện "Gia đình tình thương", hoạt động liên tục từ lúc chiến tranh lên đỉnh điểm năm 1968 đến năm 1975.
Trong chuyến cuối cùng cứu trợ đồng bào tản cư chiến tranh ven xa lộ Biên Hòa ngày 20/4/1975, Kim Cương và nhóm thiện nguyện của mình bắt gặp một người phụ nữ sẵn 6 đứa con đang trở dạ sinh đứa con thứ 7. Bà nhận nuôi giúp bé gái sơ sinh, hẹn bất cứ khi nào người mẹ đến tìm sẽ trả lại con. Thế là, bà đưa bé gái về nuôi cùng con trai Toro hơn 1 tuổi, đặt tên bé là Thương Thương.
Người phụ nữ mạo danh (ngoài cùng bên phải, che mặt) nắm tay chị Thương Thương (áo xanh, thứ 2 từ phải sang). Tuy nhiên, năm Thương Thương hơn 1 tuổi, cô bị một nữ y tá mang đi mất. Người này tên Trầm Thị Ngọc Ánh ngụ tại quận 4, đường Xóm Chiếu (TP.HCM), làm ở Khoa chăm sóc trẻ thiếu tháng ở bệnh viện Nguyễn Văn Học. Trong quá trình chăm sóc Thương Thương, bà Ánh nảy sinh tình cảm.
Lúc cho Thương Thương bú sữa, người y tá nói: Con có muốn theo cô thì nắm lấy tay cô, thì em bé nắm chặt tay bà thật. Thế là, bà làm thủ tục xuất viện cho Thương Thương rồi chuyển sang làm việc tại bệnh viện Sài Gòn, đặt lại tên cho bé là Trầm Như Ngọc Oanh. Đến nay, trên căn cước công dân, Thương Thương có tên Trầm Như Ngọc Oanh, sinh ngày 30/4/1975.
Năm 2016, khi Thương Thương ngoài 40 tuổi, bà Ánh đã già yếu nên mới nói thật với con gái chuyện chị là con nuôi cũng như việc được NSND Kim Cương đưa tới bệnh viện gửi cho mình. Tuy nhiên, Thương Thương vì mải chăm sóc mẹ cũng như ái ngại danh tiếng của người mẹ nuôi đầu tiên đồng thời là thần tượng lớn của mình mà không tìm đến Kim Cương.
Thương Thương: "Tôi muốn gặp cảm ơn má. Má là người mẹ thứ 2 của tôi. Không có má, tôi không biết mình chết từ khi nào rồi...". Tuy nhiên, hành trình tìm con của NSND Kim Cương không đơn giản như vậy. Nhà báo Thu Uyên thông tin, từng có một người phụ nữ đến tìm Kim Cương, tự nhận là Thương Thương. Để chứng minh thân phận, người này trưng ra nhiều tấm hình, trong đó có hình nữ y tá Trầm Thị Ngọc Ánh năm xưa mang cô đi mất. Tuy nhiên, khi hỏi vay mẹ nuôi 30 triệu đồng không thành, người phụ nữ này biến mất.
Nhà báo Thu Uyên và ê-kíp đã lần theo dấu vết người này để tìm hiểu rồi đưa ra kết luận rằng đây không phải Thương Thương. Theo cô, Thương Thương sinh năm 1975 và lớn lên ở TP.HCM, không thể nói giọng Bắc, càng không nói ngọng "l" và "n".
Qua tìm hiểu, nhà báo Thu Uyên cho biết người mạo danh Thương Thương tên Thủy, là người quen thân hơn 10 năm với mẹ con Thương Thương thật. "Vậy là đã rõ cô Oanh giả kia là ai. Tuy nhiên, vì lý do mong cô ấy phục thiện, chúng tôi không thể hiện nhân thân của cô lên đây", nhà báo Thu Uyên cho biết.
Sau khi chiếu nội dung ghi hình, Thương Thương (tên thật Trầm Như Ngọc Oanh) xuất hiện ôm lấy NSND Kim Cương. Cả hai nước mắt giàn giụa, vừa mừng vừa tủi. "Kỳ nữ" trách yêu con gái nuôi: "Sao tới bữa nay con mới tìm má? Thôi, má con mình gặp nhau rồi, tui không buông tay nữa, tui không cho con cho ai nữa đâu".
Ông Đệ - nhân chứng sống vụ NSND Kim Cương nhận nuôi Thương Thương vào tháng 4/1975. Thương Thương cũng lần đầu gặp 2 người quan trọng: Một là anh Trần Trọng Gia Vinh, con trai ruột NSND Kim Cương. Hai là ông Đệ, một tình nguyện viên trong nhóm từ thiện "Gia đình tình thương" của Kim Cương năm xưa. Ông Đệ là người chứng kiến toàn bộ sự việc, cũng là người là tìm mái che mưa cho mẹ ruột của Thương Thương. Ông rơm rớm nước mắt khi bé gái sơ sinh năm 1975 nay đã là người phụ nữ trung niên.
Qua chương trình Như chưa hề có cuộc chia ly, nhà báo Thu Uyên và ê-kíp mong Thương Thương có thể tìm lại mẹ ruột nếu bà còn sống, cũng như 6 người anh chị em còn lại.
Cẩm Loan
NSND Kim Cương: Tuổi 84, tôi không cô độc nhưng cô đơn!
"Năm nay, tôi cũng lớn tuổi, sức đuối rồi, làm từ thiện được ngày nào hay ngày ấy. Ai rồi cũng sẽ tới bước đường này. Tôi không sợ cũng không tiếc gì, chỉ lo không lo được cho thêm nhiều người nữa", NSND Kim Cương.
" alt="NSND Kim Cương khóc nghẹn gặp lại con gái nuôi sau 45 năm thất lạc">NSND Kim Cương khóc nghẹn gặp lại con gái nuôi sau 45 năm thất lạc
-
Siêu máy tính dự đoán Brighton vs Aston Villa, 01h45 ngày 3/4
-
Lái xe trên đường cao tốc có khó hơn đi đường phố hoặc đường quốc lộ, tỉnh lộ hay không? (Ảnh minh hoạ: Hoàng Hiệp) Dưới đây là bài viết của độc giả Vũ Văn Hùng (53 tuổi, trú ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) vừa gửi về cho VietNamNet nêu quan điểm xung quanh vấn đề này:
Cá nhân tôi không dám phán xét việc đề xuất đưa nội dung lái xe ô tô trên đường cao tốc vào nội dung học lái xe là đúng hay sai, cần thiết hay không, bởi các cơ quan hữu quan chắc chắn sẽ nghiên cứu kỹ trước khi đưa vào áp dụng vào thực tế. Tuy vậy, xin mạn phép đưa ra một vài góc nhìn.Tôi từng nhiều năm lái xe cho một số doanh nghiệp nhà nước, từ xe con, xe đưa đón cán bộ, thậm chí cả xe tải,… được đặt chân đến hầu hết các tỉnh của 3 miền đất nước.
Nếu chia các loại đường của Việt Nam chúng ta thành 3 loại chính là đường phố (trong đô thị, khu đông dân cư), đường trường (các loại quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ,…) và đường cao tốc thì đa số cánh lái xe chúng tôi cho rằng, chạy đường cao tốc là dễ nhất.
Lý do là đường cao khá đẹp, rộng rãi, ít giao lộ và không có xe máy (trừ một số tuyến được gọi là cao tốc nhưng vẫn cho xe máy chạy chung tôi không tiện nêu tên). Lái xe trên đường cao tốc thường chỉ cần chú ý đi đúng làn, đúng vận tốc cho phép và giữ đúng khoảng cách là đã đảm bảo an toàn đến trên 90% rồi.
Chưa kể, các xe ô tô con đời mới hiện nay rất hiện đại, có trang bị nhiều tính năng hỗ trợ người lái như cruise control, giữ làn đường, cảnh báo va chạm, bản đồ,… nên thực sự lái xe trên cao tốc rất nhàn.
Trong khi đó, đi đường trường như đường nông thôn, đường đèo dốc,... có tính phức tạp cao nhất, lái xe luôn phải đối mặt với những mối nguy hiểm, xung đột giao thông lớn, nhiều phương tiện cắt ngang, hay thậm chí cả động vật như bò, chó,… bất chợt chạy ra đường. Còn đi đường phố thì tất nhiên là rất mệt, nhất là khi phải nhích từng mét do tắc đường.
Vậy, lái xe ở cao tốc khó hay dễ?
Nói lái xe trên cao tốc nhàn nhất nhưng không có nghĩa là lái xe trên cao tốc là “dễ" nhất, bởi đường cao tốc được thiết kế đi với tốc độ rất cao, mọi sai lầm, bất cẩn có thể không có cơ hội sửa sai, thậm chí trả giá đắt bằng cả mạng sống. Do vậy đòi hỏi người lái phải có một số kinh nghiệm cũng như kỹ năng xử lý nhất định.
Tôi lấy ví dụ như đi trên cao tốc, nếu lái xe với tốc độ chậm thì nên sang làn bên phải, nhường làn bên trái ngoài cùng cho những xe có tốc độ cao hơn. Hay khi nhập làn vào cao tốc cần nhập vào từ làn ngoài cùng bên phải, rồi quan sát và tăng tốc dần,...
Quay trở lại với việc đề xuất bắt buộc người học lái ô tô phải được thực hành trên đường cao tốc trước khi cấp giấy phép lái xe, tôi nghĩ đây là ý tưởng tốt giúp những học viên nắm được những kỹ năng cơ bản khi đi trên cao tốc. Tuy vậy, đề xuất này lại thiếu khả thi trong điều kiện hiện nay.
Thứ nhất, đường cao tốc với lưu lượng phương tiện lớn và tốc độ cao tuyệt đối không phải là "bãi thử" cho những tay tập lái còn chưa được cấp bằng. Nếu có vấn đề gì xảy ra thì ai chịu trách nhiệm? Còn để các trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe bỏ kinh phí để tự xây dựng một đoạn đường vài chục km theo chuẩn đường cao tốc chỉ để học viên tập lái là điều không thể.
Thứ hai, đi trên cao tốc tất nhiên phải trả thêm tiền, bao gồm tiền xăng xe, tiền phí đường bộ,... khi bổ sung thêm học phần này vào chương trình đào tạo lái xe sẽ cộng thêm không ít chi phí, tạo gánh nặng lớn lên học viên mà chưa biết hiệu quả đến đâu.
Hơn nữa, như tôi nói ở trên, với 3 loại đường chính thì đường trường có tính phức tạp cao, dễ xảy ra tai nạn nhất. Khi học lái xe, chúng ta đã được thực hành trên loại đường này thì việc thực hành trên loại đường “nhàn chân” hơn như cao tốc là không cần thiết.
Và thứ ba, khi học lái xe, học viên luôn được dạy các bài đi chậm rồi mới đến đi nhanh. Nếu đi chậm trong bãi tập hoặc các đoạn đường trường (dù là ít ỏi) còn chưa thạo, chưa xử lý tốt thì việc dạy ngay học viên đi với vận tốc trên dưới 100 km/h chẳng khác nào "chưa học bò đã lo học chạy".
Nên có nhiều tình huống lái xe trên đường cao tốc vào phần mềm mô phỏng lái xe Mặt khác, trong khi chương trình học lái xe mới đây đã có phần mô phỏng tình huống trên ca-bin rồi, nên chăng kết hợp các tình huống lái xe cơ bản trên cao tốc như nhập làn, chuyển làn, vượt xe,... trên các phần mềm này, vừa thiết thực lại vừa giúp học viên có thêm kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, lái xe là cả một quá trình tích luỹ lâu dài, thậm chí những người được gọi là "tài già" như chúng tôi vẫn không thể nói rằng mình lái tốt và chủ quan được.
Do vậy, tôi nghĩ các trung tâm tổ chức bổ túc thêm cho học viên về kỹ năng đi trên cao tốc sau khi được cấp bằng sẽ là phù hợp hơn thay vì bắt buộc một cách khiên cưỡng, gây tốn kém mà hiệu quả không cao.
Độc giả Vũ Văn Hùng (Cầu Giấy, Hà Nội)
Bạn có góc nhìn (hoặc có trải nghiệm) nào về vấn đề trên? Hãy chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: otoxemay@vietnamnet.vn. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
" alt="Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?">Lái xe trên đường cao tốc dễ hay khó?