Ngôi trường này được thành lập vào năm 1880. Mức học phí hiện tại của trường là 130.000 USD/năm (khoảng 3 tỷ đồng/năm).
Mặc dù có xuất thân giàu có, nhưng học sinh của Trường Le Rosey vẫn sống một cuộc sống bình thường.
Ông Felipe Laurent, phát ngôn viên của Trường Le Rosey cho biết: “Tất nhiên, không có nghĩa chúng tôi không giúp các em hiểu rằng, xuất phát điểm tốt là một đặc quyền, nhưng đặc quyền phải đi kèm với trách nhiệm. Học sinh tại ngôi trường này được công nhận vì họ là ai hơn là gia đình họ thế nào”.
Ngôi trường có khuôn viên rộng 283.000 m2 với 2 phân khu ở hồ Geneva và núi Gstaad.
Trường có nhà hát, 3 nhà ăn chính, 2 nhà ăn tự phục vụ cùng khoảng 50 phòng học, 8 phòng thí nghiệm và 1 thư viện có 30.000 đầu sách với hơn 20 ngôn ngữ khác nhau.
Từ năm 1916, học sinh Le Rosey dành 3 tháng sinh hoạt và học tập ở khuôn viên núi Gstaad để tránh sương mù vào mùa đông. Tại đây, học sinh được sống trong những ngôi nhà gỗ ấm cúng, tiện nghi.
Hiện tại, trường có khoảng 400 học sinh tuổi từ 8-18 tới từ 67 quốc gia. Học sinh được đào tạo song ngữ Anh-Pháp và có thể học thêm tiếng Dzongkha hoặc tiếng Swahili.
Trường khống chế tỷ lệ học sinh mỗi nước không chiếm quá 10% tổng số học sinh của trường. Việc này nhằm tránh tình trạng bè phái, gây chia rẽ.
Mặc dù học phí đắt đỏ nhưng không phải học sinh nào cũng được nhận vào học. Theo ông Felipe Laurent: “Chúng tôi tìm kiếm những học sinh xuất sắc và có tiềm năng phát triển”.
Để đảm bảo chất lượng giảng dạy, lượng học sinh được nhận vào Le Rosey hàng năm rất ít. Mỗi lớp học thông thường chỉ có khoảng 10 học sinh.
Một ngày của học sinh Trường Le Rosey
Mỗi ngày, học sinh sẽ thức dậy lúc 7h và cùng ăn sáng tại nhà ăn chung của trường. Sau đó, các em sẽ chuyển đến các tòa nhà và bắt đầu vào học lúc 8h.
Ca sáng kéo dài từ 8h đến 12h20 và có thời gian nghỉ ngơi giữa buổi để ăn nhẹ và uống socola nóng. Sau bữa trưa, các lớp tiếp tục học từ 1h30 đến 3h30 chiều.
Từ 4h đến 6h chiều là thời gian dành cho thể thao và nghệ thuật. Hơn 60% học sinh tại đây biết chơi nhạc cụ hoặc hát. Họ cũng tham gia vào dàn nhạc, dàn hợp xướng hoặc ban nhạc rock của trường.
Học sinh luân phiên nhau làm bồi bàn.
Bữa tối được phục vụ lúc 19h30 tại nhà ăn chung. Tất cả các bữa ăn đều do đầu bếp chuẩn bị và học sinh luân phiên nhau làm bồi bàn.
Sau đó, học sinh trở về ký túc xá làm bài tập hoặc tham gia các hoạt động ngoài giờ. Mỗi phòng ở ký túc xá chỉ có 2 người và luân phiên thay đổi 3 lần/năm. Khoảng 90 trong số 150 giáo viên cũng được sắp xếp ở cùng để quản lý học sinh.
Giờ đi ngủ của học sinh bắt đầu từ 9h đến 11h30 tối, tùy thuộc vào độ tuổi.
Mỗi phòng ký túc xá chỉ có 2 người ở và được luân phiên thay đổi 3 lần mỗi năm.
Chú trọng thể thao, âm nhạc
Trường Le Rosey tổ chức hơn 25 môn thể thao mỗi năm. Trường có sân bóng đá và bóng bầu dục, đường chạy điền kinh, sân bóng rổ, hố bóng chuyền bãi biển, sân tennis và hai phòng tập thể dục. Hàng năm, các trận đấu khúc côn cầu được tổ chức, thu hút sự tham gia của nhiều học sinh trong trường.
Ngoài ra, trung tâm hàng hải của trường trên Hồ Geneva có thuyền buồm, thuyền chèo và 4 thuyền máy để trượt nước. Thậm chí, trường còn có một spa cho sinh viên thư giãn. Spa có hồ bơi trong nhà, phòng xông hơi khô - nơi sinh viên và giáo viên có thể sử dụng vào Chủ Nhật.
Hơn 60% học sinh biết chơi nhạc cụ hoặc hát.
Trường Le Rosey cung cấp hơn 25 môn thể thao mỗi năm.
Ngoài ra, trung tâm hàng hải của trường trên Hồ Geneva có thuyền buồm, thuyền chèo và 4 thuyền máy để trượt nước.
Các hoạt động văn nghệ tại Le Rosey cũng được chú trọng. Học sinh có thể học thanh nhạc, chơi nhạc cụ và trở thành thành viên của dàn hòa tấu và hợp xướng của trường. Mỗi năm, Le Rosey tổ chức một số buổi hòa nhạc vào lễ Giáng sinh, Dạ tiệc Gstaad và lễ hội cuối năm.
Giữa tháng 10, Le Rosey tổ chức các chuyến đi giao lưu văn hóa giúp học sinh mở rộng hiểu biết về các quốc gia khu vực châu Âu và thế giới.
Những quy tắc nghiêm ngặt tại Trường Le Rosey
Trường Le Rosey có những quy tắc khá nghiêm ngặt. Ví dụ, học sinh không được để tay trong túi khi nói chuyện với người khác. Chúng phải đứng nếu một người lớn chúng trò chuyện cùng cũng đang đứng.
Trong các bữa ăn tại Le Rosey, học sinh phải ngồi ở chỗ được đánh dấu cố định bằng khăn cá nhân. 8 học sinh sẽ ngồi chung với 2 giáo viên. Ngoài ra, học sinh phải đứng dậy khi có người lớn đến và không được phép rời khỏi bàn trước khi giám đốc khu nội trú thông báo.
Học sinh cũng phải tuân thủ quy tắc cư xử trên bàn ăn của người Thụy Sĩ như ăn thẳng lưng, không chống khuỷu tay lên bàn và đưa thức ăn lên miệng chứ không phải cúi đầu vào sát đĩa.
Ngoài ra, không được phép hút thuốc, ngay cả ở ngoài khuôn viên trường học.
Thời Vũ(Theo Business Insider)
Học phí năm học 2020 - 2021 của 10 trường đại học tốt nhất thế giới dao động từ 1.660 USD đến hơn 57.000 USD.
" alt=""/>Cuộc sống bên trong ngôi trường nội trú đắt nhất thế giớiCụ thể, theo Thông tư 21 do Bộ GD-ĐT ban hành năm 2018 về quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm ngoại ngữ - tin học không có phụ lục quy định chứng chỉ năng lực ngoại ngữ "tương đương" gồm những chứng chỉ nào. Điều này dẫn đến việc nhiều người nước ngoài có chứng chỉ dạy ngoại ngữ cho người nói ngôn ngữ khác, IELTS điểm cao vẫn không đủ chuẩn dạy Tiếng Anh tại Việt Nam.
Lý do từ chối được đưa ra là IELTS chỉ là một bảng điểm, không phải một chứng chỉ, và hiện nay không có văn bản nào quy định việc quy tương đương điểm IELTS sang Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về điều này, Bộ GD-ĐT cho hay đã nhận được công văn của Sở LĐ-TB&XH Hà Nội đề nghị hướng dẫn về các chứng chỉ làm điều kiện cấp giấy phép lao động cho giáo viên là người nước ngoài dạy tiếng Anh tại các trung tâm dạy ngoại ngữ.
Theo Bộ GD-ĐT, IELTS là kỳ thi nhằm đánh giá khả năng Tiếng Anh. Kết quả cuối cùng của người tham gia kỳ thi này là Test Report (thường được gọi là chứng chỉ IELTS), ghi điểm cụ thể của 4 kỹ năng kiểm tra (nghe, nói, đọc, viết) xác định trình độ tiếng Anh của thí sinh với Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu.
Song, hiện nay chưa có quy định quy đổi tương đương giữa chứng chỉ ngoại ngữ do các tổ chức nước ngoài cấp và chứng chỉ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Tuy nhiên, theo Bộ GD-ĐT, khung năng lực Việt Nam được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng theo khung châu Âu và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước. Hiện đã có quy định quy đổi tương thích giữa Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu và Khung năng lực Việt Nam. Cụ thể, cấp độ A1, A2, B1, B2, C1, C2 theo Khung tham chiếu ngôn ngữ chung châu Âu lần lượt tương thích với Bậc 1, 2, 3, 4, 5,6 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Do đó, Bộ GD-ĐT cho hay, nếu điểm bài thi IELTS được công nhận tham chiếu tương đương với khung châu Âu thì có thể quy đổi tương đương sang khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.
Cũng theo Bộ GD-ĐT, hiện tại Việt Nam chưa có đơn vị nào được phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ đào tạo dạy ngoại ngữ cho người nước ngoài và cũng chưa có quy định về việc công nhận chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh do tổ chức nước ngoài cấp. Trên thế giới đã có một số chứng chỉ giảng dạy tiếng Anh đã được kiểm định, công nhận và sử dụng khá phổ biến như TESOL, TEFL, CELTA.
Vì vậy, Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) đề nghị Sở LĐ-TB&XH Hà Nội xem xét và có thể chấp nhận chứng chỉ TESOL, TEFL, CELTA là điều kiện để cấp giấy phép lao động đối với giáo viên là người nước ngoài.
Thanh Hùng
Ngày 17/6, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có những lý giải về việc lựa chọn hình thức bài thi IELTS nhằm kiểm tra, rà soát trình độ và xếp lớp đào tạo nâng chuẩn quốc tế cho giáo viên tiếng Anh.
" alt=""/>Giáo viên 8.0 IELTS vẫn chưa đủ điều kiện dạy ở Việt Nam, Bộ GDCụ thể, khi phân tích các quy định mới về tự chủ trong Luật Giáo dục Đại học sửa đổi và các văn bản pháp quy liên quan, không khó để nhận thấy bất cập và sự vướng mắc giữa các luật và các quy định trong khung pháp lý hiện hành.
Ví dụ, theo Khoản 4, Điều 32 Luật Giáo dục Đại học tại Văn bản hợp nhất số 42/VBHN-VPQH ngày 10/12/2018 cũng như tại Khoản 2, Điều 13 Nghị định 99/2019/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học quy định rõ “Cơ sở giáo dục đại học công lập thực hiện quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự...; về số lượng người làm việc và vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập, có quyền tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn nhưng không được làm tang số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách nhà nước cấp;…” và “… Các cơ sở giáo dục đại học phải ban hành, tổ chức thực hiện quy định nội bộ về tổ chức bộ máy và nhân sự; thực hiện các quyền tự chủ về tổ chức bộ máy và nhân sự khác…”.
Tuy nhiên, theo Luật Viên chức và các văn bản hướng dẫn thực hiện lại có sự không đồng nhất.
Ví dụ, tại Điều 7, Nghị định 16/2015/NĐ-CP Quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (còn hiệu lực) quy định đơn vị sự nghiệp công được"thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ”.
Nhưng tại Khoản 3, Điều 3, Nghị định 161/2018/NĐ-CP lại quy định rằng đơn vị sự nghiệp công lập không thực hiện việc ký hợp đồng lao động đối với “Những người làm công việc chuyên môn, nghiệp vụ ở các vị trí việc làm được xác định và công chức trong cơ quan hành chính hoặc viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước bảo đảm toàn bộ hoặc một phần chi thường xuyên”.
Như vậy, Nhà nước muốn giao quyền tự chủ về nhân sự nhưng lại yêu cầu chỉ được tuyển dụng viên chức, trong khi số lượng biên chế không đảm bảo để thực hiện các nhiệm vụ trong đơn vị.
Cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu. Nhưng nếu chưa tự chủ, trường ĐH không có quyền tăng biên chế (Ảnh minh họa) |
Theo các giảng viên này, trước đây, khi văn bản quy phạm pháp luật chưa quy định rõ và chi tiết, hầu như các đơn vị sử dụng 2 hình thức tuyển dụng viên chức và tuyển dụng hợp đồng lao động. Như vậy, bắt buộc phải áp dụng song song 2 bộ Luật là Luật Viên chức và Bộ Luật Lao động...
Áp dụng Luật Viên chức, nhưng nếu xảy ra tranh chấp về hợp đồng làm việc như đền bù chi phí đào tạo, kỷ luật lao động… thì lại yêu cầu thực hiện như Luật Lao động dù các quy định của 2 luật này không hoàn toàn đồng nhất.
Hầu như các trường đại học sử dụng mã ngạch, hệ số lương của công chức, viên chức để áp dụng cho người lao động mà theo quy định thì việc này là không cần thiết, hoặc mức lương cho người lao động phải áp dụng các quy định của Bộ Luật lao động và phải sử dụng mức lương tối thiểu vùng làm căn cứ để chi trả.
Thực tế cho thấy, đối với một giảng viên được ký hợp đồng lao động của mã ngạch giảng viên 15.111, tổng lương khởi điểm được tính: 2.34 x mức lương cơ sở + 0.25% đứng lớp, nhưng tổng mức lương này vẫn chưa thể bằng mức lương tối thiểu vùng quy định tại Bộ Luật Lao động.
Chồng chéo...
Còn theo TS. Phan Thị Lan Hương và TS. Nguyễn Thị Thanh Tú, Trường ĐH Luật Hà Nội, thì việc trả lương theo vị trí việc làm tạo ra thách thức nhất định cho các cơ sở giáo dục đại học chưa tự chủ về chi thường xuyên và đầu tư.
Cũng đưa ra dẫn chứng là theo Điều 12, Khoản 2 Nghị định 99/2019/NĐ-CP “không được làm tăng số lượng người làm việc hưởng lương, mức lương (bao gồm cả lương và phụ cấp) từ quỹ lương do ngân sách Nhà nước cấp”, 2 vị tiến sĩ cho rằng quy định này rõ ràng không bảo đảm quyền tự chủ của cơ sở đại học công lập. Nếu như yêu cầu mở rộng mã ngành đào tạo, liên kết đào tạo nhưng chưa tự chủ về tài chính thì cơ sở đại học công lập không có quyền tăng biên chế.
Điều đáng nói là số lượng giảng viên cơ hữu sẽ là căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh, nếu cơ sở giáo dục đại học công lập muốn tăng chỉ tiêu tuyển sinh thì phải tăng số lượng giảng viên cơ hữu.
"Quy định này lại cho thấy sự chồng chéo trong cách tiếp cận của các cơ chế, chính sách bảo đảm tự chủ ở nước ta" - các tiến sĩ của Trường ĐH Luật Hà Nội nhận định.
Khó xử lý giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”
Theo ông Đỗ Văn Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM, vì các trường đại học tự chủ vẫn phải tuân theo Luật Viên chức, nên một bộ phận cán bộ giảng viên dù làm việc không hiệu quả nhưng trường không thể cho nghỉ việc. Do đó, dù xảy ra tình trạng giảng viên “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” thì trường cũng không xử lý được. Khi thực hiện tự chủ đáng ra hiệu suất công việc tăng lên, nhưng khi yêu cầu mọi người phải làm việc nhiều hơn thì bị phản ứng.
PGS.TS Lê Trung Thành, Viện trưởng Viện Đào tạo Sau đại học (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân), cũng đồng quan điểm, cho rằng một trong những bất cập trong vấn đề nhân sự hiện nay là vẫn áp dụng theo Luật Viên chức trong các trường đại học tự chủ. Mà theo đó, để tăng lương cho một cá nhân xuất sắc, tài năng hay sa thải đối với cá nhân yếu kém là rất khó.
Vì vậy, để có thể thực hiện được tự chủ đúng nghĩa, ông Thành đề xuất cho các trường áp dụng Luật Lao động.
“Với cơ chế tự chủ, các trường phải được căn cứ vào trình độ, đóng góp từ đó đưa ra mức lương cụ thể tới từng người, ngay cả với hiệu trưởng, thì mới khuyến khích được người tài. Còn ai không đảm bảo năng lực thì sa thải. Chứ như hiện nay, để sa thải một cá nhân theo Luật Viên chức là rất khó, dẫn đến chỉ cần một nhóm người nhỏ trong tổ chức hoạt động không tốt là kéo lùi cả tập thể đi xuống”.
Ngân Anh - Lê Huyền - Thanh Hùng
Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều hiệu trưởng không muốn mất quyền, không muốn chuyển giao bớt quyền sang Hội đồng trường, vẫn muốn hiệu trưởng là to nhất.
" alt=""/>Quy định pháp luật chồng chéo, trường gặp khó khi tự chủ nhân sự