
Miếng đất 5,3m2 trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được rao bán với giá 20 tỷ đồng.>> Hy hữu ở HN: Bức tường được rao bán 1 tỷ đồng
Hà Nội thu hồi nhà, đất ‘siêu mỏng, siêu nhỏ’ phục vụ công cộng
Những ngày qua, nhiều diễn đàn mạng xã hội xôn xao với bức ảnh rao bán đất với nội dung: “Tại đây bán thửa đất 5,3m2 (dài 18,7m, rộng 0,28m) giá 20 tỷ” kèm theo số điện thoại để người mua liên hệ. Như vậy, tính ra miếng đất được rao bán có giá gần 4 tỷ đồng/m2.
 |
Miếng đất 5,3m2 trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được rao bán với giá 20 tỷ đồng. |
Liên hệ với số điện thoại trên tấm biển rao bán người này cho hay mảnh đất trên nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên. Khi đặt vấn đề về giá của mảnh đất vị này chỉ cho biết ngắn gọn: “Bán rồi, người ta lấy rồi”.
Tìm đến địa chỉ mảnh đất này thì đến nay tấm biển đã được tháo xuống. Theo một người dân ở khu vực này cho biết cũng chỉ nhìn thấy tấm biển treo lên chưa đến một ngày.
 |
Mảnh đất dài 18,7m, rộng 0,28m được rao bán gần 4 tỷ/m2, tấm biển rao bán trước đó đã được tháo xuống. |
“Buổi chiều khi đi làm về tôi không còn thấy tấm biển rao bán đó nữa chỉ thấy trên bức tường ngay cạnh ghi “Đất đang tranh chấp không giao dịch” – người dân sống tại khu vực này cho hay.
Với mảnh đất trên, nếu có người mua, thì diện tích vừa vặn xây bức tường rộng 28cm, chạy dài 18,7m.
Những bức tường có giá cả tỷ đồng cũng không phải là chuyện lạ ở Hà Nội. Trước đó, năm 2015, dư luận từng xôn xao với bức tường có diện tích 1,7m2 cũng nằm trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài được rao bán với giá... 1 tỷ đồng. Theo đó, thửa đất 1,7m2 của gia đình ông Nguyễn Phương Châm (phường Quan Hoa, quận Cầu Giấy, Hà Nội) là phần còn lại của diện tích 60,2 m2 trước khi mở đường. Theo ông Châm, phần đất này có giấy tờ đầy đủ, có giấy xác nhận đóng dấu của phường, của ban quản lý dự án quận.
Dòng rao bán này đã trở thành chuyện lạ trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài cũng được biết tới là “con đường đắt nhất hành tinh” có chiều dài chưa đầy 565,97m với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng.
 |
"Bức tường" có diện tích 1,7m2" được rao bán với giá 1 tỷ đồng trên đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài. |
Hay mới đây, đầu năm 2017, dư luận lại rộ lên tranh cãi về “bức tường” giá 1,5 tỷ đồng trên tuyến phố mới Nam Đồng (kéo dài) (quận Đống Đa, Hà Nội). Trả lời trên báo chí, chủ nhân siêu “bức tường” bạc tỷ cho biết tất cả chỉ là lời đồn thổi. Người này phủ nhận không bán cũng không cho thuê. Mẩu đất đó được dựng lên để kinh doanh.
Trên phố Xã Đàn (quận Đống Đa) cũng không thiếu những siêu “bức tường” chỉ vài mét vuông mặt đường được chủ nhân của chúng rao bán, nhượng lại cho các hộ kinh doanh với giá... không thể tin được.
Khi có tuyến phố, con đường mới mở, những “ngôi nhà” siêu mỏng, siêu méo, có hình thù kì dị đã trở thành một “đặc sản” của Thủ đô. Dọc theo những tuyến đường đó luôn có những “bức tường” bỗng chốc vụt sáng thành "ngôi sao" với mức giá không thể tin nổi.
Liên quan đến việc xử lý nhà siêu mỏng,siêu méo tại Hà Nội, mới đây, tại Hội nghị giao ban trực tuyến lãnh đạo các quận, huyện quý III/2018, Giám đốc Sở Xây dựng Lê Văn Dục cho biết, từ tháng 10/2017 đến tháng 4/2018, đã tiếp tục xử lý 12/132 trường hợp nhà đất thuộc diện này đã tồn đọng từ nhiều năm trước chưa giải quyết được. Tiếp tục thu hồi phục vụ mục đích công cộng với 32 trường hợp không đủ điều kiện tồn tại, gây phản cảm, mất mỹ quan đô thị.
Với những nhà, đất siêu mỏng, siêu méo hình thành sau khi triển khai các dự án giao thông mới (từ 2013 đến nay) có tổng số 552 trường hợp. Đến nay, đã xử lý, giải quyết 493/552 trường hợp, số còn lại đang tiếp tục xử lý và dự kiến hoàn thành trong năm 2018.
Hồng Khanh

Hy hữu ở HN: Bức tường được rao bán 1 tỷ đồng
Chưa đầy... một bước chân là ra mặt tiền. 14cm chiều rộng, 10,85m chiều dài được rao bán một tỷ đồng… Những chuyện hy hữu đang diễn ra trên con đường “đắt nhất hành tinh”.
" alt="Rao bán miếng đất Hà Nội gần 4 tỷ/m2, thế giới cũng chào thua"/>
Rao bán miếng đất Hà Nội gần 4 tỷ/m2, thế giới cũng chào thua
Theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), dự kiến cuối tháng 3, lô vắc xin Covid-19 đầu tiên trong cam kết hỗ trợ 30 triệu liều của Covax Facility sẽ về đến Việt Nam, gồm 1,37 triệu liều vắc xin của AstraZeneca. Sau đó, 2,8 triệu liều vắc xin tiếp theo dự kiến về đến Việt Nam vào cuối tháng 4.Tuy nhiên, theo thông tin từ cuộc họp giao ban báo chí Ban Tuyên giáo Trung ương ngày 23/3, do nguồn cung vắc xin trên toàn cầu còn khó khăn, việc xuất khẩu tại các nước sản xuất bị hạn chế nên các lô vắc xin trên có thể bị lùi lại thời gian cung ứng.
Số lượng vắc xin còn lại trong cam kết hỗ trợ của Covax Facility dự kiến cung ứng từ quý 3 năm 2021, có thể phải lùi lại tới năm 2022. Bộ Y tế đang tích cực, khẩn trương làm việc với Covax Facility để đẩy nhanh tiến độ cung ứng cho Việt Nam.
Với lô vắc xin của AstraZeneca thông qua Công ty Cổ phần Vacxin Việt Nam (VNVC) cung ứng, dự kiến, 29,87 triệu liều vắc xin còn lại sẽ về đến Việt Nam trong quý 2 và 3 của năm 2021. Tuy nhiên, thời gian chính xác có thể lùi lại do khó khăn về cung ứng vắc xin trên thế giới.
Trước đó, VNVC đã đầu tư rủi ro, ký hợp đồng mua 30 triệu liều vắc xin của AstraZeneca với số tiền đặt cọc lên tới trên 600 tỷ đồng ngay từ khi thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3.
Hiện VNVC đã đồng ý bán cho Bộ Y tế theo hình thức phi lợi nhuận. Cuối tháng 2, lô đầu tiên với 117.600 liều vắc xin của hãng AstraZeneca do SK Bio - Hàn Quốc sản xuất về đến Việt Nam, được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3 đến nay.
 |
Tiêm vắc xin phòng Covid-19 tại Hà Nội - Ảnh: Phạm Hải |
Nguồn cung vắc xin Covid-19 trên toàn thế giới hiện rất khan hiếm. Số nhà sản xuất vắc xin đạt tiêu chuẩn tiền thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới không nhiều, công suất sản xuất còn hạn chế.
Hơn nữa, một số nước tiên tiến như Mỹ, Anh, các nước châu Âu đã chủ động hỗ trợ nghiên cứu và đặt hàng vắc xin ngay từ giai đoạn nghiên cứu phát triển với số lượng lớn.
Hơn 30 quốc gia đặt mua từ khi chưa có vắc xin với số lượng nhiều hơn dân số của nước đó. Thậm chí, có nước đặt hàng số liều vắc xin cao gấp 4 lần dân số. Điều này khiến nhiều nước, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển rất khó khăn trong tiếp cận với nguồn vắc xin.
Với sự nỗ lực của Bộ Y tế, Việt Nam đã tiếp cận với một số nguồn cung ứng vắc xin phòng Covid-19 khác nhau.
Ngoài hỗ trợ của Covax Facility (Cơ chế do Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức như UNICEF, GAVI, CEPI thiết lập nhằm đảm bảo các quốc gia được tiếp cận công bằng với vắc xin Covid-19) và số vắc xin cung ứng thông qua VNVC, Bộ Y tế cũng khẩn trương làm việc với các đơn vị liên quan để tiếp cận nhiều nguồn khác, triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vắc xin phòng Covid-19 ở Việt Nam.
Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) đang đàm phán với phía Nga để mua vắc xin Sputnik V với số lượng tối đa và cung ứng trong thời gian sớm nhất. Tuy nhiên, hiện chưa có thông báo của nhà sản xuất về kế hoạch và thời gian cung ứng vắc xin Sputnik V cho Việt Nam.
Bộ Y tế cũng đang đàm phán để mua vắc xin của hãng Pfizer. Theo thông báo từ hãng này cuối tuần qua, hãng có thể cung cấp 31 triệu liều vắc xin cho Việt Nam. Lộ trình cung ứng chi tiết sẽ thông báo trong thời gian gần nhất.
Tuy nhiên, vắc xin này có yêu cầu bảo quản ở nhiệt độ âm sâu, từ -30 độ C đến 60 độ C, trong khi hệ thống dây chuyền lạnh của Tiêm chủng mở rộng Việt Nam chỉ có thể đáp ứng việc bảo quản vắc xin ở nhiệt độ từ 2-8 độ C.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng khẩn trương làm việc với hãng Johnson & Johnson và Moderna, các nhà sản xuất của Ấn Độ, Trung Quốc, đề nghị thông báo chính thức khả năng cung ứng vắc xin phòng Covid-19.
Ngoài nguồn nhập khẩu, Bộ Y tế đang thúc đẩy tiến độ nghiên cứu, phát triển vắc xin trong nước. Vắc xin Nanocovax do Công ty Nanogen phát triển đã được tiêm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 trên người từ ngày 26/2. Vắc xin Covivac do IVAC phát triển bắt đầu thử nghiệm lâm sàng từ ngày 15/3.
Vắc xin do Việt Nam sản xuất dự kiến sẽ được sử dụng trong năm 2022, bảo đảm nguồn cung, bảo đảm an ninh y tế, chủ động ứng phó khi có các đại dịch trong tương lai.
Nguyễn Liên

Nhóm người có nguy cơ tái nhiễm Covid-19
Những người trên 65 tuổi có nguy cơ tái nhiễm Covid-19 cao hơn so với các nhóm tuổi khác.
" alt="Vắc xin Covax về Việt Nam có thể bị lùi"/>
Vắc xin Covax về Việt Nam có thể bị lùi

Đầu tiên, hãy mở Firefox. Bạn nhấp vào biểu tượng menu ở phía trên bên phải, sau đó nhấp vào “Customize”.
 |
Trên tab “Customize Firefox”, bạn sẽ thấy danh sách các mục thành phần giao diện dành cho thanh công cụ. |
Hãy nhấp và kéo tất cả các mục vào “Overflow Menu” ở bên phải, ngoại trừ “Flexible Space”.
Sau đó, bạn nhấp vào nút Unicorn xuất hiện ở cuối cửa sổ.
 |
Hãy nhấp và kéo tất cả các mục vào “Overflow Menu” ở bên phải, ngoại trừ “Flexible Space”. |
 |
Sau đó, bạn nhấp vào nút Unicorn xuất hiện ở cuối cửa sổ. |
Một game kiểu bóng bàn sẽ xuất hiện ở bên trái của tab. Trong phiên bản game này, ô “Flexible Space” đóng vai trò như tấm vợt và quả bóng chính là biểu tượng kỳ lân.
Để chơi, bạn chỉ cần sử dụng các phím mũi tên để di chuyển tấm vợt đón kỳ lân, không để kỳ lân bay lọt qua.
 |
Trong phiên bản game bóng bàn của Firefox, ô “Flexible Space” đóng vai trò như tấm vợt và quả bóng chính là biểu tượng kỳ lân. |
Nếu bạn thua và muốn chơi lại, chỉ cần nhấp đúp vào nút Unicorn.
Khi bạn chơi xong, hãy nhấp vào “Restore Defaults” để nhanh chóng rút các mục khỏi “Overflow Menu”. Sau đó, nhấp vào “Done” để đóng tab “Customize Firefox”.
Anh Hào (Theo howtogeek.com)

Hướng dẫn hack điểm game khủng long nhảy trên Chrome
Mới đây, dân công nghệ chia sẻ cách để hack điểm trò chơi khủng long nhảy, game xuất hiện mỗi khi mất mạng Internet. Khi đó, chú khủng long của bạn sẽ trở nên vô đối, dễ dàng xuyên qua bất kỳ chướng ngại nào.
" alt="Hướng dẫn chơi game Unicorn trên Firefox"/>
Hướng dẫn chơi game Unicorn trên Firefox