Yêu cầu trường đưa ra là nhân lực phải có tuổi đời dưới 55 đối với nam, dưới 50 đối với nữ. Chế độ đãi ngộ của trường áp dụng cho cán bộ, giảng viên có trình độ tiến sĩ chuyên môn đúng với vị trí tuyển dụng hoặc ngành nghề tuyển dụng. Học vị được xác định ngay tại thời điểm ký hợp đồng làm việc lần đầu khi vào trường. Nhân lực phải cam kết phục vụ tại trường tối thiểu trong thời gian 5 năm năm.
“Ngoài điều kiện về tài chính, trường cũng tạo nhiều điều kiện cho những cá nhân này như được hưởng 100% lương khi đi học nâng cao. Nhân sự sẽ được trọng dụng trong lĩnh vực công tác, có cơ hội tiếp cận nguồn lực và được ưu tiên đầu tư theo đề án dự án. Ngoài ra môi trường làm việc sẽ được tạo điều kiện tốt nhất" - vị này nói.
Ngoài ra, nhà trường có chính sách đối với viên chức đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ tiến sĩ, nếu luận án tiến sĩ vượt tiến độ được hỗ trợ 30 triệu đồng, đúng tiến độ được hỗ trợ 25 triệu đồng. Đối với viên chức đang công tác tại trường, khi nhận chức danh phó giáo sư sẽ được hỗ trợ 30 triệu, giáo sư được hỗ trợ 50 triệu.
Để thúc đẩy nghiên cứu khoa học, Trường ĐH Công Thương TP.HCM cũng áp dụng chế độ thưởng khá hậu hĩnh. Cá nhân bài có báo đăng trên tạp chí khoa học thuộc danh mục tạp chí SCIE, SSCI, có chỉ số Q1 được thưởng 75 triệu đồng; danh mục tạp chí SCIE, SSCI, có chỉ số Q2 được thưởng 50 triệu đồng; danh mục tạp chí ISI còn lại bao gồm SCIE, SSCI có chỉ số Q3, Q4, ESCI được thưởng 35 triệu đồng; danh mục tạp chí Scopus được thưởng 20 triệu đồng; chỉ mục ISI/Scopus được thưởng 15 triệu đồng.
Nhà trường khuyến khích cán bộ giảng viên nhân lực trình độ cao tham gia biên soạn sách chuyên khảo và sẽ thưởng 75 triệu cho cá nhân có sách chuyên khảo, 20 triệu cho cá nhân có chương sách chuyên khảo, thưởng 75 triệu cho 1 sáng chế, 20 triệu cho cá nhân có giải pháp hữu ích…
“Trường ĐH Nha Trangcũng rất quan tâm đến thu hút tiến sĩ, nhà khoa học thông qua một số chính sách thực tế”- Tiến sĩ Tô Văn Phương, Trưởng phòng đào tạo, cho hay. Theo đó, nếu viên chức được cử đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài được trường hỗ trợ 60% lương hiện hưởng, ngoài 40% theo quy định của nhà nước.
Viên chức được cử đi nghiên cứu sinh trong nước được được miễn 100% định mức làm việc, được hỗ trợ phụ cấp ưu đãi và phụ cấp tháng. Ngoài ra, viên chức sẽ được sử dụng phòng thí nghiệm và các cơ sở vật chất của trường trong phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện luận án tiến sĩ. Nhà trường cũng hỗ trợ 4 lần đi đến cơ sở đào tạo theo chế độ công tác phí quy định và được hỗ trợ chi phí đào tạo 35 triệu đồng sau khi nộp bằng tiến sĩ.
Đối với viên chức được cử đi nghiên cứu sinh nước ngoài bán thời gian, thời gian học trong nước được hưởng 100% lương, không có phụ cấp ưu đãi và phụ cấp tháng nhưng được hưởng 100% phụ cấp lễ tết.
Để khuyến khích cán bộ, giảng viên nghiên cứu cứu khoa học nhà trường cũng áp dụng chính sách thưởng 40 triệu đồng cho các cá nhân có bài đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI, nằm trong danh mục tạp chí Q1, thưởng 30 triệu đồng cho cá nhân có bài đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI, nằm trong danh mục tạp chí Q2 hoặc đăng trên tạp chí có chỉ số ESCI thuộc Q1. Trường thưởng 20 triệu đồng cho cá nhân có bài báo đăng trên tạp chí có chỉ số SCIE, SSCI, A&HCI nằm trong danh mục tạp chí Q3 hoặc đăng trên tạp chí có chỉ số ESCI theo phân loại thuộc Q2…
Đối với chính sách thu hút, TS Tô Văn Phương cho hay, nhân lực có trình độ giáo sư khi về trường công tác sẽ được hỗ trợ 50 triệu đồng, hệ số lương tương đương học vị, học hàm, các chế độ khác như thu nhập tăng thêm, hệ số giảng dạy, thanh toán giờ cao tương ứng với trình độ.
Cách đây chưa lâu, Trường ĐH Tôn Đức Thắng công bố chính sách thu hút chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước đến làm việc và xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh. Theo đó, trường thu hút chuyên gia, nhà khoa học là các nhóm nhân sự chất lượng cao gồm các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ thuộc các ngành phù hợp với nhu cầu về đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học có trình độ tiến sĩ trở lên có khả năng nghiên cứu khoa học, nhóm nhân sự để thực hiện công tác quản lý theo đề án vị trí việc làm của trường (bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý chuyên môn).
Cụ thể, ngoài thu nhập, các chế độ theo quy định hiện hành của trường, người thuộc đối tượng thu hút được hưởng thêm các chế độ về thu nhập, chính sách ưu đãi, chế độ phụ cấp. Các giáo sư, phó giáo sư, chuyên gia, nhà khoa học uy tín được ưu tiên xem xét bố trí phòng làm việc, hỗ trợ chỗ ở tại nhà công vụ của trường.
Bên cạnh mức thu nhập theo quy định của trường, mức phụ cấp thu hút tăng thêm được áp dụng lên đến 30 triệu đồng/tháng đối với giáo sư, 20 triệu đồng đối với phó giáo sư và 10 triệu đồng đối với tiến sĩ liên tục trong 24 tháng kể từ ngày về công tác tại trường.
Ngoài ra, các chuyên gia, nhà khoa học là nghiên cứu viên, trợ lý nghiên cứu viên cơ hữu của trường được hưởng phụ cấp học hàm, học vị hàng tháng với mức 8 triệu đồng (giáo sư), 6 triệu đồng (phó giáo sư) và 3,5 triệu đồng (tiến sĩ).
Đặc biệt, trường có chính sách ưu đãi đối với các nhà khoa học có chỉ số trích dẫn cao với mức lên tới 10 triệu đồng/tháng. Các nhà khoa học là giảng viên có đăng ký nghiên cứu khoa học cũng được hưởng các mức ưu đãi lớn ngoài lương, với mức thù lao cho mỗi công bố khoa học lên tới 360 triệu đồng.
Ông Trần Trọng Đạo, Hiệu trưởng Trường ĐH Tôn Đức Thắng, khẳng định định hướng phát triển trường thành đại học nghiên cứu, do vậy hoạt động nghiên cứu khoa học luôn được quan tâm chú trọng. Mặt khác, việc nhà trường ban hành loạt các quy định và chính sách mới về nghiên cứu khoa học nhằm đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ, đặc biệt chú trọng tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học gắn với công tác giảng dạy và đổi mới sáng tạo, triển khai ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học hướng đến hội nhập chuẩn mực quốc tế.
Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cho hay, nhà trường có một số chính sách thu hút tiến sĩ, nhà khoa học như có chế độ lương và phụ cấp ưu đãi cho các tiến sĩ, nhà khoa học trong đó mức lương cơ bản và phụ cấp chức danh cao hơn so với các vị trí khác.
Cụ thể, nhà trường hỗ trợ vào lương đối với mỗi tiến sĩ là 1 triệu/tháng, phó giáo sư 2 triệu/tháng, giáo sư 3 triệu/tháng. Ngoài ra, trường hỗ trợ các điều kiện nghiên cứu tốt như phòng thí nghiệm, trang thiết bị hiện đại, tài trợ kinh phí nghiên cứu.
"Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho các tiến sĩ nhà khoa học tham gia các dự án nghiên cứu, hội thảo quốc tế như tạo môi trường học thuật tự do, khuyến khích sáng tạo và phát triển các ý tưởng nghiên cứu mới. Trường cũng có cơ chế khen thưởng, động viên về mặt tinh thần và tiền thưởng đối với các công trình nghiên cứu xuất sắc, được công bố trên các tạp chí khoa học uy tín".
Đại diện Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM cũng thông tin, trường có chế độ hỗ trợ học phí cho các nghiên cứu sinh là giảng viên của trường. Cụ thể, nhà trường hỗ trợ 100% học phí cho các giảng viên cơ hữu khi theo học các chương trình nghiên cứu sinh tại trường. Trường có cơ chế khuyến khích học thuật thông qua viết giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo cho các tiến sĩ, nhà khoa học.
Nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho giảng viên trong đăng ký viết tài liệu. Trường thành lập các nhóm nghiên cứu, bố trí nơi làm việc và môi trường nghiên cứu học thuật, có chính sách hỗ trợ về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí đề tài giúp các nhóm nghiên cứu phát triển đúng định hướng, qua đó nâng cao số lượng công bố quốc tế chất lượng của các thành viên trong nhóm.
Bên cạnh đó, hàng năm, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM tổ chức các hội nghị cấp quốc gia và quốc tế, thu hút đông đảo các nhà khoa học trong và ngoài nước tham gia công bố các kết quả nghiên cứu, là nơi tạo dựng các mối liên kết và phát triển học thuật.
"Nhờ đó, trường thu hút được nhiều tiến sĩ, nhà khoa học giỏi góp phần nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học"- đại diện trường nói.
Dẫu vậy, khi bước chân vào trường, Long vẫn thấy ngợp vì xung quanh mình có quá nhiều bạn giỏi. “Các bạn hầu hết từng đoạt giải quốc gia, quốc tế hoặc học trường chuyên, lớp chọn. Em biết xuất phát điểm của mình không được như vậy nên chỉ có thể nỗ lực trong khả năng”.
Ý thức được điều đó, những ngày đầu ngồi trên giảng đường, Long luôn giữ cách học như thời phổ thông là chăm chú nghe giảng trên lớp và làm bài tập ngay sau khi kết thúc tiết học. Điều này khiến nam sinh nhận ra các môn học ở Bách khoa không khó như mình vẫn tưởng. Thậm chí, lắng nghe các thầy cô giảng say sưa càng khiến nam sinh có thêm cảm hứng học.
Học kỳ đầu tiên diễn ra suôn sẻ, Long đạt GPA 3.85, vượt lên trên những bạn từng có giải quốc gia, quốc tế. Điều đó khiến nam sinh dần cởi bỏ sự tự ti, lấy lại niềm tin và động lực rằng “trong cùng môi trường, mình cũng không hề thua kém các bạn”.
Như có thêm “doping”, Long giữ “phong độ” chú tâm vào việc học ngay từ những buổi đầu tiên, đồng thời tự hệ thống lại kiến thức sau một tuần thay vì dồn vào cuối kỳ. Việc tự tìm kiếm tài liệu và luyện đề cũng được nam sinh thực hiện xuyên suốt trong quá trình học để làm quen với các dạng bài.
Nhờ có phương pháp học và chiến lược ôn tập hiệu quả, suốt nhiều kỳ liên tiếp Long đều đạt điểm tổng kết tối đa 4.0/4.0.
Song song với việc học, ngay từ năm thứ 3, nam sinh Bách khoa cũng bắt đầu tìm kiếm cơ hội đi làm thực tế tại các doanh nghiệp để tích lũy chuyên môn. Giữa nhiều băn khoăn về hướng đi trong ngành Khoa học máy tính, Long quyết định theo đuổi lĩnh vực Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo vì nhận thấy đây là ngành mới nổi, có nhiều tiềm năng.
Long trở thành sinh viên hiếm hoi được lựa chọn tham gia chương trình Thực tập sinh tài năng của Viettel, sau đó lọt vào top 10 thực tập sinh xuất sắc nhất và được đề xuất ký hợp đồng toàn thời gian.
Trong thời gian này, Long cũng là đồng tác giả của một bài báo về Phát hiện phương tiện vi phạm giao thông thông minh sử dụng Deep Learningđược xuất bản tại một hội nghị khoa học.
Nhưng đến học kỳ II năm 4, Long quyết định thử sức cạnh tranh với những ứng viên có kinh nghiệm trong mảng Khoa học dữ liệu tại Ngân hàng Techcombank. Không ngờ, nam sinh lại trở thành trường hợp ngoại lệ được nhận vào làm việc chính thức và được ký nợ bằng trước 1 năm. Đây cũng là công việc Long theo đuổi cho đến hiện tại.
Chủ động lăn lộn tích lũy kinh nghiệm từ sớm, theo Long đã giúp em tích lũy được nhiều kinh nghiệm thực tế, đồng thời có thêm nguồn thu nhập trang trải chi phí sinh hoạt và tích góp mua được các trang thiết bị phục vụ cho học tập.
Thời gian rảnh, Long còn là thành viên tích cực của câu lạc bộ Sáng tạo Công nghệ ĐH Bách Khoa Hà Nội, tham gia hỗ trợ các em khóa dưới giải đáp các kiến thức thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin hoặc trong các hoạt động liên kết doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học tại các lab.
Dù bận rộn với nhiều vai trò, Long vẫn có 10/10 kỳ đạt loại xuất sắc trong học tập và rèn luyện, giành học bổng loại A trong suốt 5 năm cùng nhiều học bổng doanh nghiệp.
TS Bùi Quốc Trung, giảng viên bộ môn Khoa học Máy tính ấn tượng về Long, dù xuất thân từ vùng quê nghèo với điều kiện học tập khó khăn nhưng em luôn nỗ lực vươn lên trong học tập.
Với thầy Trung, Long có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm nổi bật trong lĩnh vực Khoa học máy tính, Khoa học dữ liệu, Thị giác máy tính...
Em luôn cẩn trọng, quyết đoán, có phương pháp làm việc khoa học, luôn lập kế hoạch và lộ trình cụ thể cho mỗi công việc trước khi bắt đầu.
“Long không chỉ tìm kiếm giải pháp hiệu quả mà còn đảm bảo tính khả thi và ứng dụng trong thực tế. Đây là những phẩm chất quan trọng và tiềm năng cho một nghiên cứu sinh thành công trong tương lai", thầy Trung nói.
Hiện tại, Long vẫn làm chuyên viên Khoa học dữ liệu – công việc em gắn bó trong hơn 1 năm qua. Nam sinh kỳ vọng đây sẽ là môi trường tiềm năng giúp mình có thể học hỏi chuyên môn, đem lại những đóng góp quan trọng cho ngành và sớm thăng tiến trong công việc.
Ngay sau khi bị nạn, nam sinh được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nam Đàn (Nghệ An) nhưng bệnh viện xác định em T. tử vong trước khi vào viện.
Được biết, hai mẹ con em T. vừa tổ chức chương trình đón trung thu ở trường, đến giờ ra về thì không may bị nạn.
Danh tính lái xe ô tô được xác định là bà N.T.H, giáo viên một trường THPT ở huyện Thanh Chương. Bà H. mới học lái xe được khoảng một tháng trở lại đây. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Nghệ An, sau sự việc, nhà trường và phòng GD-ĐT đã có báo cáo ban đầu.
Công an huyện Thanh Chương và Công an tỉnh Nghệ An đang vào cuộc điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.
" alt=""/>Giáo viên lùi ô tô khiến học sinh tử vong tại sân trường