Dân mạng VN đua nhau đăng ký với NASA gửi tên mình lên sao Hỏa
Trên trang web chính thức,ânmạngVNđuanhauđăngkývớiNASAgửitênmìnhlênsaoHỏánh viên cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố thông tin mỗi người đều có cơ hội gửi tên của họ đến với hành tinh Đỏ thông qua dự án "Mars 2020". Đây là nhiệm vụ thăm dò sao Hỏa được thực hiện bởi NASA, dự kiến bắt đầu vào tháng 7/2020.
Ngay lập tức, nhiều dân mạng tại Việt Nam đã truy cập để đăng ký tên của mình để tham gia dự án này.
![]() |
Việc tự tay đăng ký đưa tên của mình lên vũ trụ khá đơn giản với một vài thao tác nhanh gọn. Ảnh chụp màn hình. |
"Không thể tự mình vào vũ trụ thì đưa tên của mình vào vũ trụ cũng là một phương án hay", Huỳnh Lộc (TP.HCM) cho biết. Một số người khác đã chia sẻ tấm vé có in tên của mình lên mạng xã hội và "chém gió" rằng mình được tham gia chương trình khám phá sao Hỏa vào năm sau.
Tính đến chiều 22/5 (giờ Việt Nam) đã có khoảng gần 400.000 cái tên được đăng ký theo chương trình này.
NASA cho biết từ nay đến ngày 30/9, mọi người có thể gửi tên của mình để đăng ký vào danh sách và nhận vé lưu niệm lên sao Hỏa. Link đăng ký tại đây. Người dùng cần tên, họ, quốc gia, mã bưu chính và địa chỉ email để hoàn thành việc đăng ký.
NASA sẽ sử dụng chùm tia điện tử để in các tên đã đăng ký lên một con chip với các ký tự có kích thước nhỏ hơn 1/1.000 chiều rộng của sợi tóc. Con chip này có kích cỡ tương đương một đồng xu, chứa được khoảng 1 triệu cái tên.
Con chip này sẽ được gắn cùng tàu thăm dò trong hành trình lên sao Hỏa vào năm 2020.
Tàu thám hiểm được đưa lên sao Hỏa có nhiệm vụ tìm kiếm dấu hiệu của sự sống, nghiên cứu đặc trưng khí hậu và địa chất của hành tinh này. Sau đó, nó sẽ thu thập mẫu và trở về Trái Đất để phục vụ cho công cuộc khám phá hành tinh Đỏ của con người.
Dự kiến, tàu thăm dò sẽ đáp xuống sao Hỏa vào tháng 2/2021. NASA cho biết cuộc thám hiểm này có ý nghĩa rất lớn trong mục tiêu đưa con người đến hành tinh khác trong tương lai.
"Khi khởi động dự án, chúng tôi muốn mọi người cùng chia sẻ trong hành trình khám phá này", Thomas Zurbuchen, phó quản trị dự án nói. "Đây sẽ là khoảng thời gian thú vị đối với NASA. Chúng tôi bắt đầu hành trình này để trả lời những câu hỏi chưa biết về hành tinh hàng xóm và thậm chí là nguồn gốc sự sống của nó".
(责任编辑:Bóng đá)
- Nhận định, soi kèo Pharco vs Zamalek, 21h00 ngày 11/2: Khó tin cửa trên
- Bộ Y tế không cho phép xét nghiệm Covid
- Chủ tịch nước: Tôi tự hào từng là sinh viên Trường ĐH Kinh tế quốc dân
- 'Siêu thứ năm' trong xuất bản: Nghề viết có còn sức hút?
- Nhận định, soi kèo Al Hussein Irbid vs Sharjah, 22h59 ngày 11/2: Khách tự tin nhập cuộc
- 5 tính năng camera iPhone nên thử dịp cuối năm
- Mốt 'chơi' cocktail mùa lạnh của giới trẻ
- Chỉ 16 triệu smartphone gập bán ra năm 2024
- Nhận định, soi kèo Odisha vs Punjab, 21h00 ngày 10/2: Thất vọng cửa dưới
- Chủ nhân giải thưởng VinFuture tiết lộ về khoản thưởng triệu đô
- Hồn nhiên trẻ thơ giữa đại ngàn
- Đề xuất khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế
- Siêu máy tính dự đoán Brest vs PSG, 00h45 ngày 12/2
- Một ngày kinh hãi bị cắt nước đột ngột của cư dân chung cư hạng sang giữa Thủ đô
- Nhận định, soi kèo Atromitos vs Athens Kallithea, 22h59 ngày 10/2: Bảo đảm vị thế
- Điểm chuẩn 2018 của ĐH Thương mại cao nhất là 21,25 điểm, thấp nhất là 19,5 điểm.
- Thế giới tiền số 2023: Thanh trừng kẻ xấu, Bitcoin bật tăng
- Trường Trung học thực hành Sài Gòn đào tạo song bằng
- Nhận định, soi kèo Atromitos vs Athens Kallithea, 22h59 ngày 10/2: Bảo đảm vị thế
- 'EU có tầm ảnh hưởng lớn nhất về quy định bảo vệ dữ liệu trực tuyến'