Kèo vàng bóng đá Rayo Vallecano vs Valladolid, 03h00 ngày 8/2: Khách ‘tạch’
相关文章
- 、
-
Nhân định, soi kèo Lyon vs Reims, 21h00 ngày 9/2: Khách tự tin -
PGS.TS Lê Hải An, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỏ- Địa chất, thường trú tại nhà N04 UDIC Complex, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, đã từ trần hồi 7 giờ 10 phút, ngày 17/10/2019 (tức ngày 19/9 năm Kỷ Hợi), hưởng dương 48 tuổi. Ông Phùng Xuân Nhạ làm trưởng ban tổ chức lễ tang Thứ trưởng Lê Hải AnLễ viếng bắt đầu từ 12 giờ 5 phút, thứ Hai ngày 21/10/2019 (tức ngày 23/9 năm Kỷ Hợi) tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Lễ truy điệu được tổ chức vào hồi 14 giờ 30 phút cùng ngày.
Lễ hỏa táng vào hồi 17 giờ 5 phút cùng ngày tại Đài hóa thân Hoàn Vũ, TP Hà Nội. An táng tại Công viên Vĩnh Hằng (Nghĩa Trang Thiên Đức), Phú Thọ.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Lê Hải An từ trần hồi 7 giờ 10 phút, ngày 17/10/2019 (tức ngày 19/9 năm Kỷ Hợi), hưởng dương 48 tuổi. Ban tổ chức lễ tang PGS.TS Lê Hải An, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT gồm:
1. Ông Phùng Xuân Nhạ, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban Cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Trưởng ban;
2. Ông Nguyễn Hữu Độ, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Phó Trưởng ban;
3. Ông Nguyễn Văn Phúc, Phó Bí thư Ban Cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
4. Ông Vũ Minh Đức, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam - Ủy viên;
5. Bà Lê Thị Thanh Nhàn, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
6. Bà Trịnh Hoài Thu, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan Bộ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
7. Ông Nguyễn Viết Lộc, Chánh Văn phòng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
8. Bà Nguyễn Thị Kim Phụng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
9. Ông Nguyễn Quốc Hải, Phó Bí thư thường trực Đảng ủy, Chánh Văn phòng Đảng – Đoàn thể Bộ Giáo dục và Đào tạo - Ủy viên;
10. Ông Trần Xuân Trường, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Trường Đại học Mỏ - Địa chất - Ủy viên;
11. Ông Hoàng Minh Sơn, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội - Ủy viên;
12. Ông Nguyễn Đông Phong, Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh - Ủy viên;
13. Ông Chử Xuân Dũng, Thành ủy viên, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội - Ủy viên;
14. Đại diện Ban quản trị Tòa nhà N04, UDIC COMPLEX, phố Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội - Ủy viên;
15. Ông Lê Hải Khôi, đại diện gia đình - Ủy viên.
Tiếc thương vị cựu hiệu trưởng, cán bộ, viên chức và sinh viên Trường ĐH Mỏ - Địa chất cũng tổ chức lễ tưởng nhớ PGS.TS Lê Hải An tại Hội trường 300 của nhà trường trong khoảng thời gian từ 13h30 đến 14h30 ngày 21/10.
PGS.TS Lê Hải An sinh ngày 01/04/1971; quê quán Hà Tĩnh. Ông vào Đảng ngày 18/5/2001; Trình độ chuyên môn: Phó Giáo sư, Tiến sĩ; Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp; Ngoại ngữ: Anh D, Nga D.
Chức vụ công tác: Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.
Tóm tắt quá trình công tác:
- 12/1995-07/1997: Trợ giảng, Bộ môn Địa Vật lý, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 07/1997-08/1998: Học Cao học tại Đại học Tổng hợp Brunei, thành phố Bandar Seri Begawan, Vương quốc Brunei;
- 08/1998-07/2001: Giảng viên, Bí thư Chi đoàn cán bộ, Khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 07/2001-11/2004: Học Nghiên cứu sinh tại Đại học Heriot-Watt, thành phố Edinburgh, Vương quốc Anh;
- 11/2004-01/2011: Giảng viên, Phó Trưởng Bộ môn Địa Vật lý, Phó Trưởng khoa Dầu khí, Trưởng khoa Dầu khí, Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 01/2011-03/2014: Trưởng phòng Hợp tác quốc tế; Bí thư Đảng ủy khoa Dầu khí; Đảng ủy viên trường, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu môi trường địa chất, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 03/2014-06/2014: Giảng viên, Bí thư Đảng ủy Khoa Dầu khí, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 06/2014-03/2015: Giảng viên, Bí thư Đảng ủy Khoa Dầu khí, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 03/2015-08/2015: Giảng viên, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất;
- 08/2015-01/11/2018: Giảng viên, Đảng ủy viên Trường, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất, Hiệu trưởng, Bí thư Đảng ủy Trường Đại học Mỏ - Địa chất; Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Khối các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội.
- 02/11/2018 đến nay: Thứ trưởng, Ủy viên Ban Cán sự đảng, Bí thư Đảng ủy Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khen thưởng: Huân chương Lao động hạng 3 (năm 2018), Bằng khen Thủ tướng Chính phủ (2012), Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010, 2011, 2013), Chiến sĩ thi đua cấp Bộ (2010, 2015), Bằng khen Đảng bộ Thành phố Hà Nội (2015, 2018), Bằng khen Công đoàn Ngành Giáo dục (2016).
Thanh Hùng
Thứ trưởng Lê Hải An qua đời, bạn bè tiếc thương người trí tuệ và tình cảm
Tin ông Lê Hải An, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT đột ngột qua đời khiến bạn bè, đồng nghiệp không khỏi tiếc thương.
"> -
2020: Bà RịaBà Rịa-Vũng Tàu phấn đấu 2020 biên soạn xong tài liệu GD hướng nghiệp. Ảnh minh họa Theo đó, Kế hoạch đặt ra hai mục tiêu chung:
- Tạo bước đột phá về chất lượng giáo dục hướng nghiệp trong giáo dục phổ thông, góp phần chuyển biến mạnh mẽ công tác phân luồng học sinh sau THCS và THPT vào học các trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nước; đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh, quốc gia, hội nhập khu vực và quốc tế.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh có thể lựa chọn các hình thức, loại hình học tập phù hợp với khả năng và điều kiện của bản thân nhằm tránh lãng phí cho gia đình và xã hội, đáp ứng yêu cầu về số lượng, trình độ, cơ cấu ngành nghề của thị trường lao động, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của tỉnh.
Kế hoạch của tỉnh cũng đồng thời đặt ra các mục tiêu cụ thể.
Đến năm 2020, hoàn thành công tác biên soạn tài liệu, thẩm định, thí điểm và tập huấn cho giáo viên về nội dung chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương.
Đến năm 2021: Khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; Khoảng 55% trường THCS, 60% trường THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; Phấn đấu đạt ít nhất 20% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; Phấn đấu đạt ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Đến năm 2025: Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có chương trình giáo dục hướng nghiệp gắn với sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của địa phương; Phấn đấu 100% trường THCS và THPT có giáo viên kiêm nhiệm làm nhiệm vụ tư vấn hướng nghiệp đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; Phấn đấu ít nhất 40% học sinh tốt THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp; Phấn đấu ít nhất 45% học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ cao đẳng.
Minh Vy
-
Đây là lần thứ 2 GS Dương Quang Trung nhận được giải thưởng này. Trước đó, nhà khoa học trẻ cũng đã được vinh danh trong Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016. GS Việt đoạt giải công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc tại Hội nghị Viễn thông hàng đầuGS Dương Quang Trung (thứ 2, từ phải sang) tại Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016. IEEE GLOBECOM là hội nghị lâu đời nhất (có lịch sử trên 60 năm) và lớn nhất của ngành viễn thông, hầu như chỉ tổ chức tại Mỹ. Mỗi năm, hội nghị thu hút khoảng 3.000 công trình nghiên cứu, và chỉ có khoảng 30% bài được chấp nhận đăng, để trình bày tại hội nghị.
Riêng năm nay, trong tổng số hơn 800 bài báo được chấp nhận đăng trong kỉ yếu của hội nghị, chỉ có 15 bài được chọn để trao giải Best Paper Award. Bài báo của GS Dương Quang Trung và một số cộng sự của anh viết về công trình nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo và tối ưu theo thời gian thực cho mạng 5G.
GS Dương Quang Trung được đánh giá là một chuyên gia thuộc lĩnh vực này. Anh chia sẻ với VietNamNet: “Đây là công trình đầu tiên trên thế giới sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và học máy, cùng với tối ưu trong thời gian thực để giải quyết các vấn đề cấp thiết của mạng 5G và mạng tương lai”.
GS Trung cho biết, đối với truyền thông không dây 5G, các kỹ thuật tối ưu hóa thường xuyên được sử dụng để chọn hoặc cập nhật các thông số hệ thống mạng để tối ưu hóa hiệu suất mạng truyền thông tin. Tuy nhiên, việc sử dụng các thuật toán tối ưu hóa truyền thống để giải quyết các vấn đề tối ưu hóa vẫn còn tốn kém và việc thực thi chúng có thể tốn rất nhiều thời gian.
Hạn chế này sẽ rất khó đảm bảo các yêu cầu nghiêm ngặt về hiệu suất mạng và thời gian trễ cho phép trong thế hệ mới của truyền thông không dây, 5G. Do đó, đòi hỏi phải cần phát triển các phương pháp mới, có thể đáp ứng sự nghiêm ngặt về thời gian xử lý, một yêu cầu rất quan trọng đối với việc triển khai mạng 5G trong tương lai, hay đặc biệt trong môi trường khẩn cấp (hỗ trợ quản lý thiên tai).
“Chúng tôi đã phát triển các thuật toán phân bổ tài nguyên với thời gian xử lý rất nhanh chóng nhằm tối đa hiệu suất năng lượng trong thời gian thực cho các hệ thống truyền thông tin 5G sử dụng thiết bị không người lái (UAV)”, GS Trung nói.
Thuật toán của họ hoạt động bằng cách kết hợp tối ưu hóa chương trình số nguyên hỗn hợp và phân bổ nguồn lực nhằm tối ưu quỹ đạo vận hành và tối đa hóa hiệu quả năng lượng của các mạng UAV. Để phát triển các công cụ tối ưu hóa hiệu quả có thể thực sự tạo ra đột phá cho mạng truyền thông không dây (5G và hơn nữa), nhóm nghiên cứu đã nỗ lực tìm ra các phương pháp mới nhằm giảm nhanh thời gian xử lý cũng như độ phức tạp trong tính toán của các vấn đề tối ưu hóa.
Một phương pháp tương tác giữa kỹ thuật tối ưu hóa và mô hình máy học (machine learning, dùng mô hình mạng nơ-ron sâu (deep neural network)) đã được đề xuất để giảm đáng kể thời gian thực thi việc giải quyết các vấn đề tối ưu hóa phức tạp đã nêu trên trong triển khai mô hình mạng không dây 5G sử dụng UAV.
Sau khi triển khai các mạng UAV, giải thuật phân bổ tài nguyên với phần xử lý phức tạp được giảm xuống thấp nhất, được thực hiện để tối đa hiệu quả năng lượng mạng UAV đối mặt với các hạn chế và ràng buộc chặt chẽ về nguồn năng lượng phát cho phép và chất lượng dịch vụ mạng. Các thuật toán tối ưu thời gian thực được phát triển bởi nhóm nghiên cứu thực hiện chính xác điều này, giảm thời gian xử lý hệ thống xuống đến mili giây.
Tóm gọn cho sự kết hợp đầu tiên này giữa tối ưu hóa thời gian thực và máy học cho mạng 5G, GS Trung và nhóm nghiên cứu sử dụng một trích dẫn mới phù hợp cho bối cảnh này gọi là “hộp đen tối ưu hóa” (black-box optimization).
Hội nghị IEEE GLOBECOM 2019 sẽ diễn ra vào đầu tháng 12, tại Hawaii, Mỹ.
GS Dương Quang Trung sinh năm 1979, tại Hội An, Quảng Nam. Hiện anh đang làm nghiên cứu và giảng dạy tại Trường ĐH Queen’s Belfast (Vương Quốc Anh).
Anh từng giành được nhiều giải thưởng danh giá như: Fellowship (trị giá1 triệu USD) của Hội Khoa học Hoàng gia Anh Quốc từ năm 2016 đến năm 2021; Giải thưởng Newton Prize 2017 của Chính phủ Anh (trị giá 200 ngàn bảng Anh); Trường ĐH Queen’s Belfast trao tặng giải thưởng Nhà khoa học trẻ xuất sắc nhất năm 2016, nhà khoa học có công trình nghiên cứu mang tính đột phá sáng tạo năm 2018.
Anh cũng giành nhiều giải thưởng công trình nghiên cứu khoa học xuất sắc nhất (Best Paper Award) của các hội nghị hàng đầu về ngành Viễn Thông và mạng 5G như: Hội nghị IEEE GLOBECOM 2016; Hội nghị IEEE ICC 2014 tại Australia; Hội nghị IEEE VTC 2013 tại Đức.">