Thế giới

Chuyên nghiệp

字号+ 作者:NEWS 来源:Công nghệ 2025-02-05 16:55:18 我要评论(0)

Trong thời hội nhập,ênnghiệbóng đá giải tây ban nha duy trì và thể hiện tính chuyên nghiệp là quy ướbóng đá giải tây ban nhabóng đá giải tây ban nha、、

Trong thời hội nhập,ênnghiệbóng đá giải tây ban nha duy trì và thể hiện tính chuyên nghiệp là quy ước bất thành văn của người chuyên nghiệp. Chúng ta đã nghe nhiều câu chuyện về các quan chức và giới khoa bảng hành xử, như làm phiền đối tác trong đàm phán, hay có những hành vi làm ngạc nhiên cử toạ trong các hội thảo. Đó là những cách giao tiếp qua email, tin nhắn; cách phát biểu mang tính xúc phạm cá nhân; phát biểu khiếm nhã trong tọa đàm; hành xử thiếu tôn trọng đối với đồng nghiệp và người trẻ hơn. Những hành vi đó nói lên tính chuyên nghiệp của họ.

Tính chuyên nghiệp là gì? Người phương Tây đã có khái niệm này từ lâu. Một cách ngắn gọn, định nghĩa này nói rằng tính chuyên nghiệp bao gồm những việc làm, hạnh kiểm, mục tiêu và phẩm chất làm nên một chuyên gia. Nhưng từ điển không nói những hạnh kiểm và phẩm chất đó là gì. Trên báo, mỗi bài nói một khác. Trong thực tế, qua cọ xát với giới chuyên môn phương Tây nhiều năm, tôi nghĩ tính chuyên nghiệp có bảy đặc điểm sau đây: kiến thức chuyên ngành; tài năng; liêm chính; tôn trọng; có trách nhiệm; tự kiểm soát và hình ảnh, phong cách.

Đặc điểm quan trọng nhất của tính chuyên nghiệp là kiến thức chuyên môn. Chuyên gia được biết đến là qua kiến thức chuyên môn, hiểu theo nghĩa họ có kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực hay một khía cạnh nào đó. Có người bỏ ra cả 30 năm chỉ để theo đuổi một gene hay một phân tử, hay một phương pháp rất hẹp. Kiến thức của giới chuyên gia được cập nhật hóa liên tục. Không chỉ là người có kiến thức, họ cũng có thể là người tạo ra kiến thức qua nghiên cứu hay các hoạt động chuyên môn khác. Người có bằng cấp cao chưa chắc kiến thức chuyên môn vững vàng, vì họ thiếu cập nhật hay chẳng có nghiên cứu. Do đó, bằng cấp là điều kiện cần, nhưng chưa đủ để tạo nên một nhà chuyên môn hay tính chuyên nghiệp.

Đặc điểm thứ hai của tính chuyên nghiệp là tài năng, khả năng. Họ có kỹ năng để hoàn tất một công việc gọn gàng, đúng quy chuẩn và nhanh nhẹn. Người thiếu tính chuyên nghiệp cũng có thể làm được việc, nhưng "sản phẩm đầu ra" của họ không đẹp, không gọn gàng, hay nói chung là không đủ tốt. Người có tính chuyên nghiệp không bao giờ đổ lỗi theo kiểu "tại, bởi, vì" mà tìm giải pháp tốt nhất để hoàn tất công việc.

Đặc điểm thứ ba của tính chuyên nghiệp là liêm chính, trong cả hành xử hàng ngày lẫn đạo đức nghề nghiệp. Người chuyên nghiệp là người giữ lời hứa, nói là làm. Họ là những người có thể tin tưởng được. Nếu họ không đến dự hội thảo, họ sẽ báo trước và kèm theo lời xin lỗi. Họ không bao giờ làm sứt mẻ sự tin tưởng của người khác. Ngược lại, những người thiếu chính chuyên nghiệp là không đáng tin cậy, vì lời hứa không đi đôi với việc làm, và họ thiếu lòng tự trọng.

Đặc điểm thứ tư của tính chuyên nghiệp là tinh thần trách nhiệm. Người chuyên môn chịu trách nhiệm về suy nghĩ, phát biểu và việc làm của mình. Nếu công bố bài báo khoa học, họ sẵn sàng đối diện công chúng để giải thích và bị chất vấn về công trình nghiên cứu. Nếu họ hướng dẫn nghiên cứu sinh, họ sẵn sàng bảo vệ nghiên cứu sinh trước những chỉ trích vô lý.

Đặc điểm thứ năm là tự kiểm soát. Người có tính chuyên nghiệp cao có thể giữ tư cách trước áp lực lớn. Chẳng hạn như trước những mắng mỏ của khách hàng, họ vẫn bình tĩnh giải thích và phục vụ chứ không "đôi co". Người chuyên nghiệp có khả năng tự kiềm chế để không sa đà vào những tiểu tiết hay những ngụy biện của người khác.

Đặc điểm thứ sáu của tính chuyên nghiệp là tôn trọng người khác. Thật vậy, người chuyên môn lúc nào cũng tỏ ra kính trọng đồng nghiệp và những người xung quanh, bất kể họ giữ địa vị gì trong xã hội. Tôn trọng đồng nghiệp cũng có nghĩa là không nói xấu, và tuyệt đối không xúc phạm đồng nghiệp. Nhà khoa học giải Nobel Y học Peter Doherty khuyên rằng nếu không có gì tốt để nói về đồng nghiệp thì nên im lặng. Những hành xử như sỉ vả học trò, đồng nghiệp là thiếu đạo đức hơn là vô giáo dục. Người chuyên nghiệp có độ "thông minh xúc cảm" cao, và không để cho một ngày xấu trời ảnh hưởng đến tư cách của họ.

Hình ảnh và sắc diện là đặc điểm thứ bảy của tính chuyên nghiệp. Người chuyên nghiệp xuất hiện với trang phục chỉnh chu, không màu mè, không quá trang trọng nhưng thích hợp cho tình huống, và lịch thiệp. Xuất hiện với trang phục lôi thôi, thiếu gọn gàng, cầu kỳ quá mức chẳng những thiếu tính chuyên nghiệp mà còn được hiểu là xem thường người đối diện.

Nơi tôi sống, tính chuyên nghiệp rất được coi trọng trong công việc hàng ngày. Khi nhận việc, ai cũng tỏ ra có trách nhiệm làm tốt nhất trong khả năng có thể, ai cũng chịu trách nhiệm nếu công việc không êm xuôi. Người thợ làm được việc, nhưng người chuyên nghiệp làm được việc một cách đẹp đẽ. Chỉ cần đến trễ buổi họp, người ta phải thông báo cho chủ tọa biết. Họ hứa là làm; nếu không làm được thì báo trước. Nếu không đến dự buổi họp thì cũng gọi điện thoại hay gởi email báo cho người chủ toạ biết chứ không im lặng. Ngoại trừ vài người ăn mặc "lôi thôi", tuyệt đại đa số những người có trách nhiệm như cấp quản lý, giáo sư, ai cũng ăn mặc đàng hoàng và "thông minh". Ông sếp cũ của tôi luôn khoác áo jacket và thắt cà vạt trước khi ra chào bệnh nhân. Ông hay nói, "mình làm vậy là để kính trọng người đối diện".

Nhưng ở Việt Nam và người Việt, tôi thấy tính chuyên nghiệp chưa được xem trọng. Tôi nhận nhiều email, nhưng tính thiếu chuyên nghiệp rất rõ ràng, như không xưng tên, viết tiếng Việt theo kiểu thiếu niên, câu cú chẳng đâu vào đâu. Ngoại trừ, chỉ một em từ Hà Nội, mới 15 tuổi thôi, nhưng viết rất chuyên nghiệp. Tôi đã "ấn tượng" và dành cho em cơ hội báo cáo nghiên cứu của em trong một hội nghị ở Đà Nẵng.

Có những người hình như không chú ý đến tính chuyên nghiệp là gì. Trong một hội nghị quốc tế tôi chủ trì, có vài đồng nghiệp đã gửi báo cáo, được thông báo, được sắp xếp để báo cáo, nhưng đến phút cuối họ không đến. Và quan trọng nhất, không một lời báo trước. Dĩ nhiên cũng chẳng có lời xin lỗi, để chủ tọa gọi lên báo cáo thì hoàn toàn im lặng.

Cách nhận xét trong công việc cũng có nhiều vấn đề. Có những người nhận xét luận án của đồng nghiệp và nghiên cứu sinh một cách vô cùng trịch thượng, nhằm hạ thấp nhân phẩm của nghiên cứu sinh hơn là giúp họ làm tốt hơn. Hình như người ta quên rằng tìm ra cái hay của một công trình nghiên cứu khó hơn là tìm ra cái dở. Có người mà cách nói và hành động chỉ có thể mô tả bằng hai chữ "nhỏ mọn".

Dĩ nhiên, không phải môi trường phương Tây nào cũng mang tính chuyên nghiệp như bảy đặc tính trên, nhưng ở những nơi "cấp tiến", tôi thấy đại đa số đều duy trì tính chuyên nghiệp rất cao. Ở phương Tây, "That is not professional" (cách đó thiếu chuyên nghiệp) là một nhận xét khá nặng nề. "Cách hành xử" có thể là hành vi đối xử kém thân thiện, là lời phát biểu đùa bỡn không thích hợp, là nhận xét không tốt về cá nhân ai đó, đi trễ buổi họp, sai giờ hẹn... Câu nói đó không chỉ nói lên rằng người hành xử không xứng đáng đứng trong hàng ngũ những người có chuyên môn cao, mà còn là một phê phán về đạo đức nghề.

Chúng ta từng thấy vài quan chức ăn mặc lếch thếch như áo ngoài quần, mang dép trong hội nghị khoa học, đầu tóc bù xù, gây cảm giác phi khoa học. Trong hội nghị có những người cứ chằm chằm vào cái điện thoại mà không lắng nghe báo cáo, do đó không thể tham gia thảo luận. Tính thiếu chuyên nghiệp phổ biến nhất là họ nói quá giờ trong các hội nghị và họ hình như cũng chẳng quan tâm việc họ lấy thì giờ của người khác. Trong quá trình hội nhập quốc tế, tính thiếu chuyên nghiệp của các quan chức và giới khoa học không tốt cho hình ảnh đất nước.

Ngược lại với những quan chức và giới khoa học, tôi thấy ở Việt Nam, trong các khách sạn, nhà hàng, siêu thị - chủ yếu do người nước ngoài quản lý - các nhân viên phục vụ rất ư chuyên nghiệp. Các em mặc đồng phục, chào khách hàng, tiễn khách bằng một câu xã giao, hỏi gì cũng tận tình hướng dẫn.

Trong đời sống, bất cứ ai trong chúng ta, kể cả tôi, cũng hơn một lần hành xử kém chuyên nghiệp. Có thể đó là những lần quá bận rộn, kém suy nghĩ, non nớt, hiếu thắng, nóng giận, nói chung là sai. Nhưng nếu đủ khiêm cung, ta đều có cơ hội sửa mình.

Nguyễn Văn Tuấn

  Trở lại Góc nhìnTrở lại Góc nhìn

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
{keywords}Các công nhân trong khu công nghiệp ở TP.HCM đang xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm nCoV. Ảnh: Thanh Tùng.

Công ty Cổ phần thực phẩm Trung Sơn có địa chỉ Lô 2, đường Song Hành, KCN Tân Tạo, Quận Bình Tân. Ngày 15/6, công ty này bị phong tỏa do có hai ca mắc Covid-19 khi đi khám sàng lọc tại cơ sở y tế ở phường An Lạc, quận Bình Tân, trước đó.

Như vậy, đến nay, công ty trên đã có 26 trường hợp dương tính với nCoV.

Trong tối nay, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) tiến hành lây mẫu xét nghiệm cho hơn 50.000 dân tại các khu dân cư, khu công nghiệp trên địa bàn.

Cụ thể, ngành y tế sẽ lấy 20.000 mẫu xét nghiệm của công nhân trong Khu công nghiệp Tân Tạo, 20.000 mẫu của công nhân Công ty PouYuen và 13.000 mẫu tại khu dân cư số 303 Hồ Học Lãm, phường An Lạc.

Ngoài ra, ngành y tế còn tổ chức một số điểm lấy mẫu nhỏ lẻ với quy mô khoảng 150 đến 500 mẫu xét nghiệm tại các điểm ở phường Bình Trị Đông, phường Bình Trị Đông A, phường Bình Hưng Hòa B, phường Bình Hưng Hòa, phường Tân Tạo.

Tính từ ngày 27/4 đến 18h ngày 17/6, TP.HCM có 1.197 ca mắc Covid-19. Tại quận Bình Tân, những ngày qua liên tục phát hiện các ca nhiễm trong cộng đồng liên quan đến chung cư Ehome 3, Công ty PouYuen và Công ty thực phẩm Trung Sơn. Ngoài ra, ngày 15-16/6, quận còn ghi nhận 4 nhân viên y tế làm việc tại Trung tâm Y tế quận Bình Tân và Trạm y tế phường An Lạc (quận Bình Tân) dương tính với nCoV.

HCDC cho biết, hiện nay mầm bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng, người dân cần tuân thủ các quy định khi thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế các tiếp xúc không cần thiết. Nếu biết mình có các yếu tố nguy cơ, cần liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được trợ giúp.

Tú Anh

Hai công nhân dương tính nCoV, xét nghiệm hơn 1.700 người ở TP.HCM

Hai công nhân dương tính nCoV, xét nghiệm hơn 1.700 người ở TP.HCM

Một công nhân may, một công nhân kiểm phẩm ở Công ty Tỷ Hùng, quận Bình Tân, TP.HCM đã được đưa đi cách ly, theo dõi sức khỏe.

" alt="Tối 17/6, 24 công nhân Công ty thực phẩm Trung Sơn tại TP.HCM dương tính Covid" width="90" height="59"/>

Tối 17/6, 24 công nhân Công ty thực phẩm Trung Sơn tại TP.HCM dương tính Covid

Google từ lâu đã chứng tỏ mình là một công ty công nghệ thực sự thích thú với việc thường xuyên thay đổi các biểu trưng logo quen thuộc, dễ nhận biết thành những thứ mới mẻ dị biệt mà họ tự hào gọi là "reimagination" (tạm dịch: tái tưởng tượng).

Google cũng luôn "chém gió" to rõ và dài dòng về ngôn ngữ thiết kế cùng lựa chọn của mình. Nhưng, bộ logo mới với những đốm màu cầu vồng nho nhỏ, thứ mà giờ đây mọi người sẽ khó phân biệt được khi mở các tab trên trình duyệt của mình, lại giống như một liều thuốc độc. Và dưới đây là những lý do tại sao những thứ mới mẻ này lại tệ hại và có lẽ cũng sẽ không thể tồn tại lâu.

Bộ logo mới cho các ứng dụng của Google.

Trước tiên, vẫn biết rằng mục đích của Google là hợp nhất ngôn ngữ hình ảnh của các ứng dụng khác nhau trong bộ ứng dụng của mình. Điều này có thể quan trọng, đặc biệt là với một công ty khổng lồ với nhiều mảng kinh doanh dịch vụ như Google. Trong những năm qua, chúng ta đã thấy rất nhiều ngôn ngữ biểu tượng của Google, nên thật khó để khiến bản thân quan tâm đến những ngôn ngữ mới.

Nhưng đôi khi như bây giờ, Google lại làm một điều gì đó vô nghĩa. Vô nghĩ đến nỗi bất cứ ai nhìn vào cũng muốn "ném vào mặt" nhà thiết kế một vài lời chửi mắng, chỉ để mong công ty chú ý và đẩy nhanh việc thay thế nó thêm chút nữa. Rõ ràng, vì bạn và tôi, cùng hàng trăm triệu người dùng khác sẽ phải nhìn chằm chằm vào những biểu tượng mới xấu xí này cả ngày cho đến khi Google gỡ bỏ chúng.

Để tìm hiểu xem liệu đây là dấu hiệu cạn kiệt sức sáng tạo của bộ phận thiết kế, hay thái độ coi thường con mắt người dùng của những người đã ký duyệt bộ logo mới này của Google, chúng ta sẽ thử tập trung thảo luận về cách các biểu tượng này đã đi sai hướng như thế nào, trong ba phạm trù: màu sắc, hình dạng và thương hiệu.

Màu sắc

Màu sắc là một trong những điều đầu tiên bạn nhìn thấy một thứ gì đó. Bạn có thể dễ dàng nhận ra màu sắc ngay cả trong tầm nhìn ngoại vi của mình. Vì vậy, có một màu sắc riêng biệt là điều quan trọng để tạo mẫu và thiết kế theo nhiều cách. Thử nghĩ xem nếu tất cả các công ty đều muốn sử dụng logo màu lam, thảm họa này sẽ khủng khiếp đến mức nào?

Đó là một phần lý do tại sao các biểu tượng của các ứng dụng Google phổ biến nhất lại rất dễ phân biệt. Màu đỏ của Gmail đã có từ một thập kỷ trở lại đây và màu xanh lam của ứng dụng Calendar cũng khá lâu đời. Màu xanh mòng két của ứng dụng Meet hay màu vàng cam của ứng dụng ghi chú Keep (nếu bạn còn nhớ?). Ngoài trừ ứng dụng Maps sở hữu biểu tượng với nhiều màu sắc nhưng nó vẫn khá đẹp, trước khi bị thay thế.

Có hai vấn đề với màu sắc của bộ nhận diện mới. Đầu tiên là chúng... không thực sự có màu sắc.

Tất cả chúng đều có đủ tất cả các màu, mà chỉ cần nhìn thoáng qua cũng khiến bạn khó phân biệt trong nháy mắt. Hãy nhớ rằng bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy những biểu tượng này ở kích thước siêu lớn như trong hình ảnh ở trên. Thường thì chúng sẽ có kích thước rất bé trên trình duyệt hay màn hình, như hình dưới đây:

Thậm chí chúng có thể nhỏ hơn. Và không bao giờ đặt gần nhau. Chẳng phải vậy là Google đã tự đem đá đập vào chân mình khi muốn người dùng không thể phân biệt được các ứng dụng khi nhìn trực tiếp?

Chính xác thì các nhà thiết kế của Google đang tìm kiếm điều gì khi sáng tạo ra bộ logo này? Tất cả chúng đều có mọi màu, và thậm chí không theo cùng một thứ tự hoặc hướng. Một số màu đỏ, vàng, lục, lam và một số có màu đỏ, vàng, lam, lục. Ba biểu tượng có màu sắc lần lượt theo chiều kim đồng hồ và hai cái ngược chiều kim đồng hồ. Nghe có vẻ không quan trọng nhưng mắt của con người được tiến hóa để chú ý đến những vấn đề tiểu tiết như vậy, và chúng đơn giản sẽ chỉ làm bạn bối rối hơn.

Dường như nhà thiết kế đã sắp xếp thứ tự các màu trong bộ nhận diện của Google một cách ngẫu nhiên. Hay nói cách khác thì những đốm màu nhỏ này chỉ giống như đám đồ chơi lổn nhổn hoặc một gói kẹo vụn.

Ban đầu, bạn có thể chú ý đến các tab hình tam giác nhỏ màu đỏ, như một chỉ báo trực quan và đẹp mắt. Nhưng bằng cách nào đó chúng cũng bị làm rối tung lên, khi mỗi biểu tượng lại có thể có tab màu đỏ này ở một góc khác nhau.

Cảm nhận của người dùng Việt về bộ nhận diện mới của Google.

Chưa hết, bạn cũng sẽ nhận thấy rằng các biểu tượng mang lại cảm giác lệch lạc về khối lượng. Vâng, chính là "khối lượng". Đó là bởi vì trên nền sáng, các màu khác nhau có khả năng thu hút thị giác khác nhau. Màu tối sẽ nổi bật trên nền trắng hơn là màu vàng hoặc một chút màu đỏ, khiến các biểu tượng sẽ tạo cảm giác nặng hơn ở các cạnh chữ "L". Ví dụ bên trái của logo Gmail và Calendar, phía dưới bên trái trong logo Drive và Meet, phía dưới bên phải trong logo Docs. Nhưng trong các tab không hoạt động, màu nền sẽ là màu đậm, lúc này các màu sáng sẽ nổi bật hơn và cảm giác lệch lạc dường như lại nằm ở một phía khác.

Có thể nhóm thiết kế đã dành rất nhiều thời gian để nhìn ngắm xem xét những logo này ở kích thước khá lớn trên màn hình rộng và không nghĩ quá nhiều về việc chúng trông như thế nào khi sử dụng thực tế trên màn hình của một chiếc Chromebook hoặc điện thoại Android giá rẻ. Nếu bạn chưa biết thì tất cả các chi tiết nhỏ sẽ hiện răng cưa khi chúng rộng 20 pixel.

Hình dạng

Google Translate nên chuyển ngữ từ "rất tệ" trong mọi ngôn ngữ thành: "Logo Google"

Ngoài màu sắc, một chi tiết dễ nhận thấy khác ở bộ nhận diện này là hầu hết chúng có lỗ ở giữa. Và việc cảm nhận hình dạng của những biểu trưng này sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào nền. Các logo ban đầu đã giải quyết điều này bằng cách sử dụng một hình dạng rắn duy nhất, các "lỗ" nếu có cũng được tô màu và đánh bóng.

Nhưng vì một lý do nào đó, Google muốn nhét lỗ vào giữa những biểu trưng này. Nếu hiểu biết đôi chút về thiết kế, bạn sẽ hiểu phải cẩn thận như thế nào khi xử lý các phần trong suốt của một mẫu đồ họa. Bởi bạn sẽ không biết được rằng chúng - những cái logo có lỗ - sẽ được đặt trên một nền giao diện có màu sắc như thế nào. Liệu những logo này có trông đẹp mắt không khi đặt trên một tab màu xám đậm? Hay cái lỗ sẽ luôn được tô bằng màu trắng trên nền đen và màu đen trên nền trắng, giống biểu tượng Thái cực đồ trong thuyết Âm Dương?

Nhưng dù sao thì vấn đề với những biểu tượng này là hình dạng của chúng rất xấu. Tất cả chúng đều rỗng và bốn trong số chúng có hình chữ nhật (nếu tính cả phần không gian bên trong của logo Gmail). Nhưng chúng không phải là một hình chữ nhật tròn trịa mà luôn bị vát cạnh và nhìn thoáng qua, bốn trên năm biểu trưng về cơ bản chỉ là hình chữ O đầy góc cạnh. Một chữ O cao hơn, một chữ O có chóp nhọn và hai chữ O hình vuông với các kiểu màu hơi khác nhau. Ở khoảng cách xa, bạn chỉ có thể mô tả về chúng như vậy, và nếu nhìn thật gần, bạn cũng chỉ có thể mô tả chúng như vừa rồi.

Và cuối cùng, các màu trùng lặp gây rắc rối. Nó làm cho logo Drive trông giống như một biểu tượng của thứ gì đó "nguy hiểm" như vũ khí sinh học hay phóng xạ hạt nhân.

Và nếu để ý kỹ hơn, thì những hình dạng đó dường như đã thực sự được sử dụng trên logo Office và Bing của Microsoft.

Logo Office và Bing phải chăng là tiền thân của bộ nhận diện Google.

Nhãn hiệu

Google từ lâu đã nổi tiếng với thói quen ném những giá trị vào thùng rác. Logo cũ của Gmail là một trong số đó. Công ty đã chuyển đổi hình ảnh đầy góc cạnh thành một biểu tượng tròn trịa cách đây vài năm. Hình dạng chữ "M" tự nhiên của phong bì được nhấn mạnh rất tốt và màu trắng đỏ rất dễ nhận biết, cũng như dễ đọc. Đây chính là loại biểu tượng mà bạn sẽ muốn giữ trong một thời gian dài. Nhưng không!

Google giờ đây muốn đặt Gmail, về cơ bản đã hoạt động như một thương hiệu hoàn toàn bất khả chiến bại trong lĩnh vực của riêng mình trong hơn một thập kỷ qua, ngang hàng với các dịch vụ khác không được tin cậy hoặc ít được sử dụng rộng rãi.

Giờ đây, Gmail chỉ là một hình cầu vồng khác trong "một biển" các hình dạng cầu vồng rất giống nhau. Điều này không khác gì việc nói cho người dùng biết rằng "dịch vụ này không đặc biệt đối với chúng tôi" hay "Đây không phải là dịch vụ đã hoạt động rất tốt trong thời gian dài. Đây chỉ là một ngón tay trên bàn tay của một gã khổng lồ Internet".

Tương tự cho tất cả các phần còn lại của bộ nhận diện này. Từ giờ bạn sẽ không bao giờ quên rằng chúng đều là một phần của cùng một bộ máy mang tên Google, thứ biết mọi thứ bạn tìm kiếm, mọi trang web bạn đang truy cập và mọi thứ bạn làm tại văn phòng. Sự đồng nhất về nhãn hiệu này chính là khúc dạo đầu cho sự bùng nổ thương hiệu, trong đó bạn không còn là người dùng Gmail nữa, mà chỉ là một cá nhân nhỏ bé đang ở trong ngôi nhà của Google ngày này qua ngày khác mà thôi.

Và với góc nhìn này, thông điệp của Google rất rõ ràng: Bỏ lại cái cũ - những thứ đã tạo dựng niềm tin cho bạn - để đón nhận cái mới - những thứ sẽ tận dụng lòng tin của bạn.

Theo GenK

" alt="Bộ nhận diện mới của Google: Cạn kiệt sức sáng tạo hay coi thường con mắt người dùng?" width="90" height="59"/>

Bộ nhận diện mới của Google: Cạn kiệt sức sáng tạo hay coi thường con mắt người dùng?

Corona sở hữu đường bờ biển riêng biệt, hoàn hảo cho du khách dành trọn thời gian tận hưởng không gian riêng tư. Bên miền cát thoải dài trắng mịn như kem, tự do hòa mình cùng vũ điệu của sóng, của rặng dừa vi vu hay đắm mình vào làn nước trong veo xanh màu ngọc bích óng ánh dưới nắng, đều là những trải nghiệm thư giãn khiến du khách ấn tượng và thích thú.

Mặc dù được thiết kế với phong cách đương đại nhưng việc kết hợp những tông màu trung tính của nội thất đá cẩm thạch khiến cho tổng thể khu nghỉ dưỡng hài hòa tinh tế với sắc xanh từ thiên nhiên. Kiến trúc Đông - Tây đan xen trong từng góc nhỏ bày trí mang đến cảm giác thân thuộc, gần gũi cho du khách.

{keywords}
 

Không thể không nhắc tới các tiện ích hấp dẫn khi du khách lưu trú tại đây như: Hệ thống nhà hàng và quán bar hạng sang, trung tâm thương mại hội tụ nhiều thương hiệu cao cấp, hồ bơi biệt lập ngoài trời, công viên nước ngọt, spa thư giãn…

Đặc biệt, Vinpearl Safari và VinWonders là 2 tổ hợp tham quan, giải trí nằm ngay trong quần thể khu nghỉ dưỡng. Đây là điểm vui chơi lý tưởng cho cả gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Chỉ mất vài phút di chuyển, du khách đã có thể hòa mình vào các trò vui bất tận tại “Điểm đến mới của Châu Á”, hay chiêm ngưỡng khu bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Việt Nam.

Hoạt động vui chơi giải trí về đêm thường là “điểm yếu” của nhiều tổ hợp nghỉ dưỡng, tuy nhiên tại Corona Resort & Casino Phú Quốc đây là thế mạnh hấp dẫn du khách đến lưu trú. Khi màn đêm buông xuống là lúc khu nghỉ dưỡng mang màu sắc mới sôi động hơn, hiện đại hơn nhờ các hoạt động giải trí mới mẻ, kỳ thú.

{keywords}
 

Nhà hát Corona sức chứa hơn 600 khán giả sẽ là nơi du khách thăng hoa cảm xúc cùng âm nhạc trong không gian tinh tế và đẳng cấp. Đây cũng là nơi diễn ra nhiều liveshow, concert của các ngôi sao hàng đầu showbiz như: Quang Lê với “Xóm nhỏ tình quê”, “Giáng Sinh an lành” cùng Thu Phương hay sắp tới đây là liveshow “Cầu vồng khuyết” của Tuấn Hưng diễn ra ngày 01/8/2020.

{keywords}
 

 

{keywords}

 

Trước đây để tiếp cận loại hình giải trí Casino, người Việt phải tìm đến các quốc gia trong khu vực lân cận như Singapore, Macau… Nhưng giờ đây, lần đầu tiên trên lãnh thổ chữ S, du khách Việt Nam có thể tự mình trải nghiệm.

Đến Corona Casino Phú Quốc thời gian này, chỉ cần là công dân Việt Nam trên 21 tuổi và đáp ứng các yêu cầu của pháp luật hiện hành, du khách sẽ được nhận vé vào cổng miễn phí để thử sức với các trò chơi thử vận may hấp dẫn tại Casino.

{keywords}
 

Tất cả những điều trải nghiệm đẳng cấp trên đã tạo nên một Corona Resort & Casino Phú Quốc “không ngủ”, đáp ứng nhiều nhu cầu nghỉ dưỡng và giải trí của du khách bất kể ngày đêm.

Doãn Phong

" alt="Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí 5 sao giữa lòng đảo Ngọc" width="90" height="59"/>

Tổ hợp nghỉ dưỡng và giải trí 5 sao giữa lòng đảo Ngọc