当前位置:首页 > Thế giới > Nhận định, soi kèo Buriram United vs Port FC, 18h00 ngày 2/2: Sáng kèo dưới 正文
标签:
责任编辑:Thế giới
Dư luận cho rằng các luận án này chỉ là những báo cáo chuyên đề về địa phương nào đấy, cán bộ hành chính nào cũng soạn được. Hơn thế nữa, các luận án đều có lời lẽ và nội dung na ná giống nhau kiểu "chép và dán". Nếu tìm thêm chắc còn nhiều luận án kiểu thế này.
Nếu chúng ta không xác định được nguyên nhân của hiện tượng này và các cơ quan quản lý không đưa ra những biện pháp đúng đắn thì những câu chuyện tương tự sẽ tiếp tục xảy ra, thậm chí còn tinh vi hơn.
Lỗi hệ thống
Trước tiên phải thấy đây là lỗi hệ thống, không phải từ các cá nhân hay hội đồng bảo vệ luận án tiến sĩ.
Có phải 'tiến sĩ cầu lông' làm luận án vì háo danh? Anh ta là giảng viên đại học nên có nhu cầu chính đáng trở thành tiến sĩ để phục vụ công tác giảng dạy.
Ở các nước phát triển, bằng tiến sĩ là yêu cầu tối thiểu đối với giảng viên đại học. Theo quan niệm của thế giới, tiến sĩ là bằng cấp học thuật cao nhất đòi hỏi người có học vị "phải có những kết quả nghiên cứu độc đáo vượt khỏi các tri thức đã biết". Khác với bằng cấp đại học là chứng chỉ về kiến thức, bằng tiến sĩ được coi là chứng chỉ về khả năng nghiên cứu sáng tạo kiến thức, không phải cứ học là được. Vì thế người ta thường dùng từ "làm tiến sĩ" chứ không phải "học tiến sĩ".
Vậy thì luận án của 'tiến sĩ cầu lông' có xứng đáng là luận án tiến sĩ không?
Theo quan điểm nhiều nhà khoa học, luận án chỉ xứng tầm luận án tốt nghiệp đại học. Vấn đề ở đây là người hướng dẫn và hội đồng bảo vệ gồm những chuyên gia trong ngành đã thông qua luận án. Họ không hiểu yêu cầu đối với luận án tiến sĩ hay sao? Tất cả đều thực hiện theo đúng quy trình. Bộ GD-ĐT có tiến hành hậu kiểm đi nữa cũng phải dựa ý kiến của các chuyên gia trong ngành. Liệu họ có dám kết luận các đồng nghiệp của mình không đủ trình độ hay không.
Tất cả những điều này phản ánh thực tế là nền khoa học Việt Nam quá yếu kém, không đủ sức đánh giá chất lượng thực sự của luận án trong nhiều chuyên ngành. Việc hậu kiểm của Bộ GD-ĐT chắc chắn không giải quyết được vấn đề này.
Chúng ta còn nhớ có thời kỳ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội đào tạo cứ 3 ngày được 2 tiến sĩ. Bộ GD-ĐT đã tiến hành thanh tra năm 2017 và kết luận những sai phạm tại Viện Hàn lâm Khoa học xã hội, nhưng không có tiến sĩ nào bị rút bằng hay cơ sở nào bị đình chỉ đào tạo cả.
Vậy làm thế nào có thể đánh giá chất lượng các luận án tiến sĩ một cách khách quan?
Nhiều nước thường quy định luận án tiến sĩ phải có công bố trong những tạp chí quốc tế có sự đảm bảo về chất lượng chính vì họ muốn có một sự thẩm định từ bên ngoài. Quy chế đào tạo tiến sĩ năm 2017 của Bộ GD-ĐT cũng quy định luận án tiến sĩ phải có ít nhất một công bố trên các các tạp chí quốc tế có uy tín và một công bố trong nước. Ngoài ra, người hướng dẫn luận án tiến sĩ cùng phải có công bố quốc tế. Quy chế 2017 đã góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ ở tất cả các cơ sở đào tạo. Các "lò ấp" tiến sĩ không tuyển được nhiều nghiên cứu sinh nữa vì các luận án kiểu trên không thể công bố được ở các tạp chí quốc tế nghiêm túc.
Mặc dù Quy chế 2017 mới được áp dụng từ năm 2020 cho các nghiên cứu sinh tuyển vào từ năm 2017, nhưng Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế đào tạo tiến sĩ mới năm 2021. Quy chế mới không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế như Quy chế 2017. Thậm chí, nó cho phép luận án tiến sĩ và người hướng dẫn chỉ cần có công bố trên các tạp chí làng nhàng trong nước thấp hơn cả tiêu chuẩn đầu ra của quy chế trước năm 2017 là thời kỳ có nhiều tiêu cực.
Khi ban hành quy chế Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021, Bộ GD-ĐT giải thích là Quy chế 2017 “thắt chặt đào tạo tiến sĩ” và “bối cảnh đã thay đổi” nên Quy chế mới chỉ “đưa ra yêu cầu tối thiểu cho tất cả các cơ sở giáo dục đại học và các ngành” theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Làm như vậy Bộ đã vô tình hợp pháp hoá việc đào tạo tiến sĩ chất lượng thấp, đi ngược lại mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo theo các chuẩn mực quốc tế do chính Bộ đặt ra khi bắt đầu soạn thảo quy chế 2021.
Các luận án được nhắc đến ở trên cho thấy nhiều cơ sở đào tạo hàng đầu của đất nước sẵn sàng cho ra lò các luận án tiến sĩ chất lượng ngờ nghệch đến nỗi dư luận bị "choáng".
Tóm lại, có thể kết luận cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm không có tác dụng đào thải trong đào tạo tiến sĩ, không ngăn cản được việc các "lò ấp" tiến sĩ hồi sinh.
Xã hội sẽ không còn ai tin vào học vị tiến sĩ nữa?
Có một số ý kiến nói rằng nền khoa học chúng ta yếu kém, chế độ đãi ngộ lại thấp nên tiêu chuẩn đầu ra tiến sĩ cũng chỉ nên thấp thôi. Tiến sĩ trình độ thấp sẽ đào tạo các tiến sĩ trình độ thấp hơn nữa. Nếu chấp nhận tiêu chuẩn thấp như Quy chế 2021 thì chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của chúng ta sẽ suy đồi chỉ sau vài thế hệ.
Đúng ra, Bộ GD-ĐT phải đặt chuẩn đầu ra của tiến sĩ tiệm cận dần trình độ thế giới. Ngay yêu cầu công bố quốc tế của Quy chế 2017 vẫn còn thấp hơn một số nước quanh ta. Với việc quy chế 2021 không còn yêu cầu công bố quốc tế, có thể khẳng định giáo dục đại học ở Việt Nam sẽ còn tụt hậu hơn nữa so với các nước Đông Nam Á.
Nhiều ý kiến cho rằng đang tồn tại các chính sách khuyến khích việc háo danh thông qua việc sử dụng bằng tiến sĩ. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng tiến sĩ là một cấu thành không thể thiếu được trong hệ thống giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở bất kỳ nước nào. Đó chỉ là chứng chỉ năng lực cho những người làm việc trong các cơ sở đào tạo và viện nghiên cứu.
Trên thực tế, bậc lương khởi điểm của tiến sĩ chỉ hơn bậc lương khởi điểm của người tốt nghiệp đại học một bậc lương, tương đương khoảng 500.000 đồng. Có bằng tiến sĩ cũng không có nghĩa sẽ trở thành phó giáo sư nếu không có nhiều công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín. Như vậy, không thể nói có chính sách khuyến khích háo danh thông qua việc sử dụng bằng tiến sĩ trong hệ thống giảng dạy và nghiên cứu.
Vấn đề ở đây là đầu ra thấp sẽ tạo điều kiện cho những người háo danh ở các cơ quan quản lý nhà nước gắn mác tiến sĩ, nhất là khi nhiều cơ quan có những quy định chuẩn hoá tiến sĩ cho các vị trí quản lý không cần gì đến khả năng nghiên cứu sáng tạo cả. Những người này sẽ tìm đến những "lò ấp" tiến sĩ để có được cái bằng. Chính chuẩn đầu ra thấp đã hợp thức hoá việc đào tạo tiến sĩ ở các cơ sở này. Nếu chúng ta đào tạo "tiến sĩ thật" theo các chuẩn mực quốc tế thì làm gì có chỗ cho nạn háo danh phát triển.
Cuối cùng, tôi muốn nhấn mạnh yêu cầu luận án tiến sĩ có công bố trong các tạp chí quốc tế có uy tín là tiêu chuẩn đánh giá khách quan duy nhấtđối với một "tiến sĩ thật".
Có người sẽ thắc mắc tạp chí quốc tế cũng có thể mua được. Đúng là có nhiều tạp chí mới ra đời gần đây kinh doanh bằng cách duyệt bài “thần tốc” và bắt tác giả phải trả tiền. Bộ GD-ĐT chỉ cần loại bỏ các tạp chí này ra sẽ loại bỏ được hiện tượng mua bài. Trong bất kỳ chuyên ngành nào cũng có những tạp chí nghiêm túc không bắt tác giả phải trả tiền khi đăng bài. Cũng cần phải chú ý rằng, tạp chí quốc tế có uy tín ở đây cũng bao gồm các tạp chí trong nước được xếp hạng trong các danh mục tạp chí có chất lượng được quốc tế thừa nhận rộng rãi.
Không có một tiêu chuẩn khách quan thì những quy định đầu vào hay yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật v.v. không thể ngăn cản được việc cho ra lò các “tiến sĩ rởm”. Điều tai hại nhất của Quy chế 2021 là tạo ra hành lang pháp lý cho việc này.
Chỉ cần vài năm đào tạo tiến sĩ theo Quy chế 2021 thì thật giả sẽ lẫn lộn, xã hội sẽ không còn ai tin vào học vị tiến sĩ nữa.
Tôi rất hy vọng Bộ GD-ĐT can đảm sửa lại Quy chế đào tạo tiến sĩ 2021 theo hướng nâng cao chất lượng đầu ra, giữ yêu cầu luận án có công bố quốc tế trên các tạp chí quốc tế có uy tín với những điều chỉnh thích hợp cho các ngành còn yêú về công bố quốc tế, nhưng vẫn đảm bảo tiếp cận các chuẩn mực quốc tế.
Trong một xã hội liêm chính thì có thể dùng cái tốt át cái xấu, còn trong một xã hội chưa liêm chính thì phải có chế tài không cho cái xấu phát triển!
GS.TSKH Ngô Việt Trung
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
"Không có tiêu chuẩn công bố quốc tế thì những quy định đầu vào, dù có chặt chẽ đến đâu, cùng với các yêu cầu giải trình xã hội, liêm chính học thuật... cũng không thể ngăn cản được việc cho ra lò các tiến sĩ rởm”.
" alt="GS Ngô Việt Trung: Cơ chế tự chủ đào tạo tiến sĩ khiến các 'lò ấp' hồi sinh"/>GS Ngô Việt Trung: Cơ chế tự chủ đào tạo tiến sĩ khiến các 'lò ấp' hồi sinh
Nói về cơ hội việc làm của sinh viên, PGS.TS Đinh Văn Hải nhận định, các doanh nghiệp có thể sẽ chọn người phù hợp chứ không chỉ tập trung vào những sinh viên có năng lực chuyên môn cao. Cụ thể, trong thời đại hội nhập toàn cầu, năng động sáng tạo như hiện nay thì tư duy đổi mới sáng tạo và ngoại ngữ là hai yếu tố được đặt lên hàng đầu.
“Sinh viên có ngoại ngữ, kĩ năng mềm tốt như: kĩ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,..., tham gia nhiều hoạt động xã hội và nghiên cứu khoa học sẽ được các nhà tuyển dụng đặc biệt quan tâm” - ông Hải khẳng định.
Nguyễn Trường Long, sinh viên năm thứ ba ngành Khoa học và Kĩ thuật vật liệu chia sẻ: “Đối với dân kĩ thuật thì Tiếng Anh đúng là một rào cản khá lớn, tuy nhiên những năm gần đây, dân kĩ thuật hay bản thân mình cũng đã trau dồi Ttiếng Anh để cải thiện nhiều hơn và cũng để phù hợp với công việc sau này”.
Theo PGS.TS Đinh Văn Hải, gần đây chuẩn đầu ra Ngoại ngữ của sinh viên Bách Khoa đã cải thiện tương đối, các kĩ năng mềm cũng được chú trọng đào tạo xuyên suốt trong năm học.
Từ những cơ hội nghề nghiệp mà sinh viên Bách Khoa nhận được, ông Hải cũng nhận định cơ hội việc làm của sinh viên Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế những năm gần đây ngày càng tăng.
“Chi phí đào tạo đại học ở nước ta thấp hơn rất nhiều so với các cơ sở đào tạo ở những nước phát triển. Tuy nhiên, điều đáng nói là hiện nay có một lượng không nhỏ sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học trong nước thì đã được “xuất ngoại” sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ để làm việc. Cụ thể, sinh viên Bách Khoa khi ra trường cũng đáp ứng được tất cả những yêu cầu khắt khe của các nhà tuyển dụng, tập đoàn lớn” - ông Hải nói cho rằng đó là một trong những minh chứng rõ nhất cho thấy chất lượng đào tạo trong nước không hề kém cạnh gì so với các cơ sở đào tạo nước ngoài.
Linh Chi
Trước nhiều ý kiến cho rằng Trường ĐH Bách khoa đặt ngưỡng yêu cầu xét tuyển tài năng từ 1520/1600 điểm SAT với một số ngành là quá cao, ngang mức trúng tuyển vào Harvard, MIT, đại diện nhà trường cho rằng, cách nhìn nhận như vậy là chưa đúng.
" alt="Nhiều cơ hội ở thị trường quốc tế cho sinh viên tốt nghiệp trong nước "/>Nhiều cơ hội ở thị trường quốc tế cho sinh viên tốt nghiệp trong nước
Chung kết cúp quốc gia: Cơn khát danh hiệu
Lịch thi đấu vòng bán kết, chung kết Cúp quốc gia 2018
Bình Dương loại Hà Nội, vào chung kết cúp Quốc gia
Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 15/10
Video tổng hợp B.Bình Dương 3-1 FLC Thanh Hóa: Nguồn VPF
Bình Dương đoạt Cúp quốc gia 2018 |
Đại Nam
*Dưới đây là những diễn biến chính của trận đấu:
" alt="Kết quả Bình Dương 3"/>Nhận định, soi kèo Osasuna vs Sociedad, 0h30 ngày 3/2: Chủ nhà tự tin
Xác định được mục tiêu, Quân quyết tâm phải đạt điểm trung bình học tập càng cao càng tốt để được trường lựa chọn.
“Tôi nhớ mình đã “cày” rất cật lực, ngay cả những môn không quá hứng thú và luôn tự dặn mình “học không hiểu thì học thuộc lòng”.
Cũng nhờ vậy, kết thúc học kỳ I, điểm số của Quân nằm trong “top” khoa. Duy chỉ có một môn khiến anh không vừa ý. Vì vậy, anh đã quyết định làm đơn phúc khảo, sau đó điểm trung bình đã tăng thêm 0,1.
Ở thời điểm đó, chính anh cũng không thể ngờ 0,1 điểm sau này lại ảnh hưởng đến tương lai của mình đến vậy.
“Một người bạn cùng khoa Toán - Tin với tôi, chỉ thua tôi 0,1 điểm, sau đó đã được cử đi học ở vùng Siberia khắc nghiệt và lạnh lẽo. Thực ra, tôi và bạn ấy lúc đầu bằng điểm nhau, nhưng tôi được nâng lên 0,1 điểm nhờ việc chấm phúc khảo. Do đó, may mắn tôi được xếp đi học ở ĐH Tổng hợp Quốc gia Moskva (MGU). Cũng nhờ vậy, tôi hiểu được rằng, đôi khi chúng ta cứ phải chiến đấu hết sức của mình, vì không ai biết trước được tương lai sẽ như thế nào”.
Ăn mì tôm để học cùng “cao thủ thế giới”
Dù rất hào hứng với việc đi du học, nhưng Minh Quân không thể ngờ, quãng thời gian học tập ở Nga lại khó khăn đến vậy.
Thời điểm đó, du học sinh thường xuyên bị phát học bổng trễ vài tháng, Quân đã chứng kiến không ít du học sinh dần mất hy vọng và buông thả vì cuộc sống quá khổ cực.
Bản thân Quân cũng thường xuyên gặp cảnh “đói trường kỳ”, chuyện phải ăn mì tôm cũng xảy ra như cơm bữa.
Nhưng thời điểm đó, cậu du học sinh người Việt quyết định không đi làm thêm vì nhận định rằng, ở môi trường nhiều tài năng như Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva, đây là cơ hội tốt nhất để tập trung phát triển tương lai.
Quân đặt quyết tâm phải trở thành chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin và phải giỏi thuật toán vì đó chính là xương sống của ngành.
Vì thế, quãng thời gian du học tại Nga, Quân cũng thường xuyên tham gia vào các cuộc thi liên quan đến lập trình. Tuy nhiên, chưa bao giờ anh đạt được thứ hạng cao do luôn phải đương đầu với các đối thủ quá mạnh.
“Tôi nhận thấy bản thân tiến bộ rất chậm và xếp hạng không lên được bao nhiêu mặc dù đi thi và tập luyện rất nhiều. Những đối thủ của tôi đều là sinh viên của Trường Lô-mô-nô-xốp - những người sau đó đều vô địch thế giới về lập trình. Cảm giác năm nào cũng đi thi nhưng đều trở về tay trắng khiến tôi thấy buồn và thất vọng không dứt ra được”, anh nhớ lại.
Năm 2008, Quân về nước sau 6 năm trong tâm trạng khá chán nản, dù vẫn giành được tấm bằng đỏ ở ngôi trường đại học lâu đời và nổi tiếng bậc nhất nước Nga.
Dù vậy, với ước muốn tiếp tục được nghiên cứu, 2 năm sau đó, anh quyết định “apply” chương trình tiến sĩ tại Mỹ về mật mã nhưng không được trường nào chấp nhận. Đến năm thứ 3, anh được một thầy giáo người Pháp, chuyên nghiên cứu về chống virus máy tính, quý mến và muốn cấp học bổng. Tuy nhiên, cơ hội lại vụt tắt khi thầy không thể xin được nguồn tài trợ.
Ở thời điểm tưởng chừng như mất hết hy vọng, may mắn anh lại được một ngôi trường tại Mỹ chấp thuận, sau đó đã thuận lợi lên đường.
Bỏ ngang Tiến sĩ, nghỉ làm Google
Trong quá trình học Tiến sĩ tại Mỹ, chàng trai người Việt được giao nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng hệ thống mật mã, nhưng anh luôn phát hiện ra lỗi ngay cả trong những giao thức cơ bản. Thêm vào đó, chuyện thường xuyên mâu thuẫn với giáo sư hướng dẫn khiến anh cảm thấy chán nản.
“Có giai đoạn, thầy nói rằng tôi nên đi tìm giáo sư hướng dẫn khác đi. Nghe vậy tôi vô cùng suy sụp, vì mong muốn duy nhất của tôi lúc bấy giờ là được yên tâm thực tập và làm nghiên cứu”, Minh Quân nhớ lại.
Cú huých khiến Quân quyết định bỏ ngang việc học Tiến sĩ là sau 2 năm tại Mỹ, anh trúng tuyển vào Google nhờ kiến thức từ thời “cày” thuật toán ở Nga. Với niềm tin vẫn có thể tiếp tục nghiên cứu ngay cả khi đi làm, anh quyết định “đầu quân” cho Google trong lĩnh vực tấn công mật mã.
Tuy nhiên, chuyện làm việc ở Google “vốn cũng không như mơ”. Lĩnh vực tấn công mật mã yêu cầu nhiều về kiến thức Toán cơ bản, trong khi Quân bị thiếu hụt do quá tập trung vào lập trình.
May mắn, tại Google, anh được làm việc cùng các chuyên gia mật mã hàng đầu thế giới.
“Tôi luôn tự nhủ rằng phải cố gắng hết mình vì cơ hội chỉ đến một lần duy nhất. Tất nhiên, khi bắt đầu làm việc với chuyên gia, tôi mới thấy mình không hiểu gì về mật mã cả. Vì thế, tôi đã đọc, học điên cuồng và một thời gian sau cũng có thể bắt nhịp, đóng góp cho dự án”.
Công việc tại Google diễn ra thuận lợi trong 5 năm gắn bó, nhưng anh bắt đầu nhận thấy bản thân đã đứng yên tại chỗ trong một thời gian dài. Không thực sự hiểu mình muốn gì, Quân bắt đầu mơ hồ nhận ra rằng đã đến đến lúc cần phải thử thách bản thân ở một con đường khác.
Vì thế, sau 5 năm làm việc, anh quyết định rời khỏi Google. Nghỉ việc nhưng Quân vẫn không ngừng học mà tiếp tục tìm hiểu, đọc thêm về mật mã mỗi khi rảnh.
Nhận ra rằng việc tìm lỗi trong những giao thức phổ biến sẽ ít có cơ hội thành công do đây là lĩnh vực có quá nhiều chuyên gia, vì vậy, anh quyết định chuyển hướng sang nghiên cứu Ethereum v2 và mật mã cao cấp. May mắn, những tấn công của anh đã được công nhận. Ethereum sau đó đã trao cho chàng trai người Việt 39.300 USD USD tiền thưởng vì những phát hiện này.
Sau những thất bại từ khi học cấp 3 và cả khi du học, Minh Quân nhận ra rằng, những cuộc thi không thể hiện hết tất cả, năng lực áp dụng không đúng chỗ thì cũng sẽ không đem lại kết quả tốt. Vì vậy khi tìm ra hướng đi cho mình thì phải dồn hết sức vào nó.
Quân cũng luôn tin rằng, điều giá trị nhất của sự thất bại chính là việc mình nhận ra được lỗi sai để không mắc phải lần thứ hai.
“Tôi thường nhìn lại mình, so với bản thân của những năm trước. Tôi tin vào lý thuyết gọi là Compound Theory, tức nếu sau 1 năm mình sẽ tốt hơn 20%; sau 5 năm, mình sẽ tốt hơn 2,5 lần và 10 năm sẽ là 6 lần. Tôi tin rằng, nếu mình nỗ lực thì có thể vươn lên và tiến xa hơn”, anh Quân chia sẻ.
Lan Anh
Ảnh: NVCC
Từng là cái tên gây ấn tượng bởi những thành tích học tập “khủng” tại lớp chuyên Tin, Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM), Chân Lê sau đó đã trở thành kỹ sư phần mềm tại các công ty công nghệ lớn như Microsoft, Google, Asana, Facebook, Snap,…
" alt="Bỏ ngang tiến sĩ, kỹ sư 8X trở thành chuyên gia tấn công mật mã"/>Bỏ ngang tiến sĩ, kỹ sư 8X trở thành chuyên gia tấn công mật mã
HLV Carlo Ancelotti đang chờ đợi kết quả chụp cắt lớp đầu gối để xác định mức độ nghiêm trọng chấn thương David Alaba.
Mùa giải này, đội bóng Hoàng gia đã mất 2 trụ cột dưới hàng thủ do đứt dây chằng chéo trước là Thibaut Courtois và Eder Militao.
Nếu Alaba bị tổn thương tương tự, anh chắc chắn sẽ phải lên bàn mổ và nghỉ thi đấu phần còn lại của mùa giải.
Lúc này, bão chấn thương bủa vây sân Bernabeu với nhiều "bệnh binh" khác đang phải điều trị như Vinicius Jr, Aurelien Tchouameni hay Eduardo Camavinga.
Chuyển đến Real Madrid hè năm 2021, David Alaba đã ghi được 5 bàn sau 101 trận ra sân, cùng Los Blancos đăng quang Champions League cũng như vô địch La Liga.
" alt="Real Madrid gặp họa lớn với David Alaba chấn thương nặng"/>