"Có thời gian đỉnh điểm, mình nặng 63 kg. Vì ăn uống thoải mái nên mình không kiểm soát cân nặng, đến mức mặc áo dài không thể cài được nút. Mình muốn thay đổi để được diện những trang phục yêu thích và để thuận lợi hơn trong cuộc sống, công việc", Quỳnh chia sẻ với Zing. |
Những hình ảnh về sự thay đổi của Phương Quỳnh sau khi giảm cân. |
Ban đầu, cô nàng 20 tuổi chọn uống một loại trà để giảm cân, nhưng chỉ gầy đi khoảng 2-3 kg rồi nhanh chóng tăng cân trở lại khi ngừng uống. Cô bỏ uống trà đó vì cảm thấy nó ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Về sau, Quỳnh tìm đến phương pháp tập luyện và ăn kiêng khoa học. Cô không ăn uống quá khắt khe, tập trung vào hạn chế dầu mỡ, ăn ít đồ ngọt và bỏ ăn đêm. Cô chọn bổ sung tinh bột bằng cháo yến mạch, gạo lức.
"Mình từng theo học một cô dạy yoga online miễn phí khoảng 1 tháng, rồi chuyển sang tự tập theo các bài trên mạng. Buổi sáng mình tập yoga, buổi chiều tập theo các bài cardio, đốt năng lượng và siết cơ".
Nhiều thời điểm, Quỳnh cảm thấy mệt mỏi, đến giờ tập bắt đầu "chứng lười", nhưng chỉ cần mở bài lên tập khoảng 5 phút, cô lại tràn đầy năng lượng vào hào hứng hơn.
"Nếu ngày nào không tập, mình thấy thiếu thiếu và có lỗi với bản thân lắm", Quỳnh nói.
Để tránh kiệt sức, chán nản, cô dành một ngày cuối tuần nạp lại tinh thần, cho phép bản thân ăn những món yêu thích nhưng không "thả cửa quá đà".
|
Tập luyện và ăn uống khoa học giúp cô nàng sinh năm 2001 vui vẻ và sống tích cực hơn. |
Ngày 13/9, cả gia đình Quỳnh được xác nhận bị nhiễm Covid-19 nhưng may mắn không có nhiều triệu chứng nên tự cách ly, điều trị ở nhà.
"Những ngày nhiễm bệnh, mình không nằm ù lì mà cố gắng vận động để khỏe hơn. Có hôm nóng sốt nhưng mình không uống thuốc mà trải thảm ra tập, mồ hôi túa ra khiến mình cảm thấy khỏe khoắn hơn hẳn. Mình còn khuyên cả gia đình tập thể dục theo. Đặc biệt, nhờ tập yoga, mẹ mình đã cải thiện vấn đề thừa cân và bệnh xương khớp".
May mắn, chỉ sau ít tuần, cả gia đình Quỳnh đều khỏi bệnh. Từng thành viên đã test đủ 4 lần âm tính.
Tập luyện đã hơn 1 năm nhưng khoảng thời gian từ tháng 6 đến nay, khi TP.HCM giãn cách, Quỳnh mới cảm thấy sự thay đổi rõ rệt.
Cô giảm được 10 kg, một con số không quá lớn nhưng cơ thể trở nên săn chắc, thon gọn hơn nhiều.
Ngoại hình thay đổi khiến cô nàng sinh năm 2001 cảm thấy hạnh phúc và biết cách yêu thương bản thân nhiều hơn. Là người thích diện quần áo đẹp, cô vui hơn khi được thoải mái lựa chọn trang phục.
Hiện tại Quỳnh nặng 53 kg, cô mong muốn tiếp tục giảm xuống 50 kg để có thân hình chuẩn hơn. "Giảm cân là một quá trình dài và cần thời gian, mong mọi người có đủ quyết tâm và kiên trì để vừa có sức khỏe tốt, vừa có vóc dáng đẹp".
Theo Zing
Nỗ lực giảm 108kg của con trai tỷ phú giàu nhất Ấn Độ
Khi Anant Ambani chia sẻ về quá trình giảm cân đáng kinh ngạc của mình vào năm 2016, anh ngay lập tức trở thành một biểu tượng ở Ấn Độ.
" alt="Cô gái ở TP.HCM quyết giảm cân khi ở nhà giãn cách"/>
Cô gái ở TP.HCM quyết giảm cân khi ở nhà giãn cách
- Alô! Xin hỏi đây có phải là số điện thoại của bác … không ạ? Cháu là thành viên thuộc đội truy vết của thành phố Thuận An.- Dạ đúng số rồi anh, nhưng mẹ em đã qua đời ngày hôm qua vì Covid-19 anh ạ!
Cuộc gọi truy vết F0 từ đầu tuần trước khiến tôi trăn trở đến tận bây giờ.
Hơn một tháng làm nhiệm vụ truy vết ở thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương, nhóm chúng tôi đã thực hiện hơn 4.000 cuộc gọi cho các F0 để thực hiện nhiệm vụ. Mỗi cuộc trò chuyện đôi khi không chỉ dừng lại ở những câu hỏi - đáp về yếu tố dịch tễ đơn thuần, mà còn là câu chuyện rất "đời" của chính các "F".
Tiến vào tâm dịch
Trưa 6/7, tôi cùng hơn 300 bạn học và các thầy cô, trong lực lượng của trường Đại học Y Hà Nội chi viện miền Nam, đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất.
|
Đoàn sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội chi viện các "điểm nóng". |
Trên chuyến xe đi từ TPHCM về Bình Dương, ấn tượng lớn nhất lúc đó là sự thay đổi gần như 180 độ của nơi này so với những hình ảnh mà tôi còn nhớ trong chuyến đi đúng một năm về trước. Sự nhộn nhịp, phồn hoa bị thay thế bằng những con đường vắng hoe, cánh cửa đóng chặt của các hàng quán và tiếng còi xe cấp cứu.
Khung cảnh ảm đạm này cũng cảnh báo chúng tôi về một cuộc chiến không dễ dàng ở trước mắt.
|
Chuyến xe đưa lực lượng chi viện Đại học Y Hà Nội tiến về Bình Dương. |
Đẩy "KPI" lên gấp 3 lần để chạy đua với Covid-19
Tôi cùng 27 bạn sinh viên khác trong đoàn được phân công vào tổ truy vết các F0.
Nhóm chúng tôi làm việc tại một trụ sở UBND phường. Căn phòng có sức chứa tối đa hơn 20 người, không bật điều hòa, cửa sổ mở thoáng, ngồi giãn cách, thường xuyên lau mặt bàn bằng cồn để đảm bảo môi trường sạch khuẩn.
|
Nơi lực lượng truy vết làm việc là một phòng họp trong trụ sở UBND phường. |
Một ngày làm việc bắt đầu bằng những cuộc gọi đến số máy của người có trong danh sách dương tính với SARS-CoV-2 từ lô mẫu xét nghiệm vừa chạy hôm trước.
Để tránh ồn ào, chúng tôi tách nhau ra để gọi điện, tìm mọi vị trí, người ra ban công, người ngồi hiên nhà, bất cứ chỗ nào miễn có nơi kê sổ để ghi chép.
Khai thác thông tin về tình trạng sức khỏe của F0 và những người liên quan; lịch trình di chuyển, tiếp xúc; lập cầu nối 2 chiều giữa F0 và lực lượng chức năng địa phương nếu họ có nhu cầu cần được giải quyết; cùng những vấn đề chuyên môn khác nếu cần là mục tiêu mà chúng tôi cần đạt được trong mỗi cuộc gọi.
|
Sau khi có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2, danh sách các bệnh nhân dương tính sẽ được chuyển lên lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Từ những thông tin này, chúng tôi sẽ lập báo cáo dịch tễ của F0 và lên phương án xuống cộng đồng để truy vết ngay trong ngày nếu cần.
Thời gian đầu, mỗi ngày Bình Dương ghi nhận khoảng 50 - 100 ca, còn ở thời điểm hiện tại, con số này đã ở mức trên 1.000 thậm chí có ngày trên 2.000 - 3.000 ca bệnh được ghi nhận. Điều này đồng nghĩa với việc khối lượng công việc của chúng tôi cũng tăng lên rất nhiều.
Từ 10 F0/người/ngày, đến nay chúng tôi đang đặt "KPI" cao gấp 3 lần để đuổi kịp diễn biến dịch bệnh.
|
Số F0 liên tục gia tăng kéo theo áp lực của lực lượng truy vết (Ảnh minh họa). |
Là sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa, truy vết F0 không phải là thế mạnh của tôi. Song, những khóa tập huấn thường kì của nhà trường cho lực lượng dự bị chống dịch, cũng giúp tôi đủ tự tin về năng lực chuyên môn. Tuy nhiên, khó khăn đôi khi lại phát sinh từ chính những điều mà tôi không hề nghĩ đến trước khi bước vào cuộc chiến thực sự.
Cuộc trò chuyện đặc biệt với các "F"
Một đặc điểm chung của hầu hết các bệnh nhân hay người nhà của họ, mà tôi cảm nhận được qua những cuộc gọi, chính là tâm lý lo sợ và thậm chí là hoảng loạn.
Từ thực tế này, tổ truy vết vẫn thường xuyên trao đổi chuyên môn với nhau để tìm ra cách khai thác thông tin để ít ảnh hưởng tâm lý các bệnh nhân nhất.
|
Minh Hải là trưởng nhóm truy vết của đoàn sinh viên Đại học Y Hà Nội hỗ trợ thành phố Thuận An, Bình Dương. |
Có trường hợp con là F0 nhưng số điện thoại được cung cấp cho lực lượng truy vết lại là của bố, mẹ và đang không ở cùng con. Biết được tin con dương tính SARS-CoV-2, họ đều rất hoảng hốt. Liên tiếp những câu hỏi về tình hình, sức khỏe từ phía đầu dây bên kia, bởi có lẽ với họ lúc này, chúng tôi là kênh thông tin duy nhất về con mình. Tiếc rằng, chúng tôi cũng là người đang đi tìm lời giải cho những câu hỏi đó.
Một cuộc gọi khác đến người đàn ông đã ngoài 30 tuổi. Sau khi được thông báo có kết quả dương tính SARS-CoV-2, câu hỏi đầu tiên của anh ta không phải là về tình trạng của mình, mà là cô con gái đã có triệu chứng sốt 2 ngày nay.
Nhiều người sợ cách ly tập trung hơn cả Covid-19, thế nên việc đầu dây bên kia tắt máy hay giả vờ báo nhầm số ngay sau khi chúng tôi giới thiệu là lực lượng truy vết là chuyện xảy ra như cơm bữa.
"Các em gọi thế này chị biết mình là F0 rồi. Nhưng chị sợ người thân của mình phải vào khu cách ly, sinh hoạt, ăn uống không hợp và nhỡ đâu có nguy cơ lây nhiễm chéo, nên chị sẽ không trả lời câu hỏi của em", một F0 từng "bất hợp tác" với chúng tôi theo cách đặc biệt như vậy. Và dĩ nhiên, đây là tình huống không hề có trong "sách vở".
Cũng đã không dưới 10 lần, khi cuộc gọi truy vết được thực hiện thì bệnh nhân đã nằm trong phòng Hồi sức cấp cứu và thậm chí có người đã trút hơi thở cuối cùng từ trước đó. Gác máy sau mỗi cuộc gọi như vậy, tôi lại suy nghĩ về sự nguy hiểm của Covid-19 và trách nhiệm đi trước diễn biến dịch của lực lượng trên tuyến đầu chúng tôi.
Sức nặng của số "1"
Những cuộc trò chuyện với "F" không chỉ gói gọn trên điện thoại. Tất cả mọi ngày, chúng tôi đều có một danh sách dài những trường hợp cần truy vết cộng đồng.
Đặc điểm của Bình Dương là nhiều khu công nghiệp. Do đó, địa bàn chúng tôi xuống truy vết cộng đồng thường là các khu nhà trọ công nhân nằm san sát nhau.
|
Tổ truy vết trên đường đến điểm truy vết cộng đồng. |
Những trường hợp cần tìm gặp để điều tra dịch tễ chủ yếu là gia đình, đồng nghiệp hay hàng xóm của bệnh nhân. Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.
Điều quan trọng nhất và cũng là thử thách lớn nhất khi truy vết cộng đồng là phải xác định được người mình vừa điều tra là F1 hay F2. Có trường hợp một người phụ nữ là vợ sống cùng nhà với F0. Theo logic thông thường, người này chắc chắn sẽ là F1.
Thế nhưng kết quả điều tra lại cho thấy, người chồng đã cách ly tại công ty từ cách đây 10 ngày, nghĩa là khả năng nguồn lây của F0 không liên quan đến gia đình. Do đó, chúng tôi phải tự đặt ra câu hỏi cho chính mình trong mọi tình huống.
|
Trong các cuộc truy vết cộng đồng, lo lắng không phải là tâm lý của riêng các "F", mà cả của chính nhân viên y tế, khi mỗi cuộc đối thoại đều tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm (Ảnh minh họa). |
Thời gian đầu, F1 phải đi cách ly tập trung, F2 cách ly tại nhà. Do vậy, chỉ khác một con số đã là sự thay đổi rất lớn, đặc biệt là khi những trường hợp được điều tra là trẻ em hay người già.
Chính vì vậy, trước khi đặt bút kết luận, chúng tôi phải rất cẩn trọng. Ngoài bám thật sát hướng dẫn chuẩn của Bộ Y tế, nếu có bất kì điểm gì chưa chắc chắn, chúng tôi sẽ phải xin ý kiến của lực lượng y tế địa phương hoặc nếu cần là tham vấn các thầy, chuyên gia dịch tễ của Đại học Y Hà Nội.
Tôi còn nhớ như in về một trường hợp cụ bà 70 tuổi, tôi trực tiếp điều tra truy vết và xác định là F1. Chỉ 15 phút sau, con gái của bà gọi cho tôi vừa nói vừa nấc nghẹn: "Em xem kỹ lại kết quả giúp chị. Mẹ chị chừng này tuổi rồi, sợ bà vào khu cách ly nhỡ may…".
Thế nên, với chúng tôi, đưa ra một quyết định chính xác không chỉ là nhiệm vụ chuyên môn mà còn là trách nhiệm với xã hội.
Nguyễn Ngọc Minh Hải, 23 tuổi, quê Quảng Ninh là sinh viên chuyên ngành Bác sĩ Đa khoa, Đại học Y Hà Nội. Ngày 6/7, Minh Hải cùng hơn 300 sinh viên và cán bộ Đại học Y Hà Nội "nam tiến" để chi viện cho các điểm nóng về dịch. |
Theo Dân Trí
Đội truy vết F0 ở TP.HCM: 'Nhiều cuộc gọi làm chúng tôi rơi nước mắt'
Bên cạnh khó khăn khi thực hiện hàng nghìn cuộc gọi mỗi ngày, các thành viên đội truy vết F0 ở TP.HCM còn kể nhiều câu chuyện cảm động của những con người phía bên kia đầu dây.
" alt="Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1..."/>
Lực lượng truy vết kể lại những cuộc trò chuyện đặc biệt với F0, F1...
|
Hình ảnh được chị Hương cho là bị chồng bạo hành. |
Theo lời kể của chị Hương, năm 1998, Nhân công khai yêu cô gái tên Phương và nhiều lần đánh vợ mỗi khi vợ cằn nhằn về việc yêu đương bất chính. Chị muốn ly hôn, nhưng lại dùng dằng, nghĩ “dòng tộc mình ở quê chưa có ai dám ly hôn, nếu mình làm chuyện này, sẽ ảnh hưởng danh dự của họ tộc. Cố chịu đựng thêm, biết đâu chồng thay đổi tâm tính”.
Sau thời gian ôm con đi lánh nạn, chị Hương trở về nhà và tiếp tục hứng chịu những trận đòn. Dù bị đánh nhiều nhưng chị vẫn cố hàn gắn với chồng, vì “ông ấy lạ lắm, nổi điên lên là đánh vợ không thương tiếc, sau đó lại ngọt nhạt năn nỉ”.
Năm 2004, Nhân công khai quan hệ với người phụ nữ tên Xuyên. Lúc này, chồng của Xuyên đang thụ án trong trại giam, một mình Xuyên nuôi hai đứa con và được Nhân đứng ra bảo bọc. Nhân qua lại hai nhà một cách tự nhiên, chẳng sợ dư luận. Lúc này, chị Hương lại càng khổ sở vì tần suất bạo hành của Nhân ngày càng dày.
|
Vợ đến nhà anh trai lánh nạn, Nhân liên tục nhắn tin đe dọa. |
Ngày 20/11/2012, chị Hương bắt gặp chồng chở Xuyên ngoài đường, chị yêu cầu: “Cô xuống xe chồng tôi ngay”. Nhân dừng xe rồi thản nhiên hùa với Xuyên đánh vợ giữa đường. Họ còn cố ý làm nhục chị Hương khi xé rách quần chị. Về nhà, chưa hả giận, Nhân ôm quần áo của vợ ra đường, tưới xăng định đốt, nhưng hàng xóm kịp can ngăn.
Quá sức chịu đựng!
Cuối năm 2012, Nhân dắt về một bé gái, “kết quả” của mối quan hệ giữa Nhân và Xuyên, bắt vợ chăm sóc. Chị Hương cắn răng, chịu nhục nhưng vẫn chưa yên. Thay vì đánh ban ngày, gần đây Nhân thường xuyên đánh vợ giữa đêm. Liên tục các đêm 17, 18, 19 (tháng Chín, năm 2013), Nhân đánh vợ rất dã man: túm tóc, đấm thẳng vào mặt, vào ngực vợ, bóp cổ khiến vợ suýt chết. Các con định vào can, nhưng Nhân tuyên bố: “Chúng mày vào can, tao cởi hết quần áo chúng mày rồi tống ra đường”. Vì vậy, những đứa con phải cắn môi, chứng kiến cảnh mẹ bị tra tấn. Sau đó, Nhân còn mua bao cao su có gai, ép vợ quan hệ. Quá hãi hùng, chị Hương đến tá túc tại nhà anh ruột ở Q.Bình Tân, TP.HCM. Nhân đến bắt vợ phải về rồi vu khống “vợ và anh ruột vợ... có quan hệ tình ái với nhau”.
Tiếp xúc với phóng viên Báo Phụ Nữ, Nhân thừa nhận việc “quan hệ với Xuyên, có đứa con chung và dắt về nhờ vợ nuôi” là có thật. Nhân nói tỉnh rụi: “Quan hệ tình cảm với người ta, người ta có con thì mình phải có trách nhiệm thôi. Đây là việc riêng của chúng tôi, báo chí, chính quyền đừng can thiệp”. Chúng tôi hỏi: “Nhưng anh có biết, mình đã vi phạm Luật Hôn nhân gia đình, có thể bị xử lý theo pháp luật? Anh có biết, việc anh đánh vợ, cũng sẽ bị xử lý?”. Nhân vẫn khăng khăng: “Đây là chuyện cá nhân của tôi, không cần ai dính vào”.
Anh Lê, anh trai chị Hương cho biết: “Có lần, Hương bị Nhân đánh, tôi dẫn em gái đến công an xã trình báo. Trình báo xong, trở ra thì gặp Nhân. Nhân định hành hung em tôi giữa sân ủy ban xã, may mà tôi ngăn được".
Ông Nguyễn Công Định - Trưởng Công an xã Vĩnh Lộc A cho biết: “Chúng tôi nắm rất rõ trường hợp vợ chồng anh Nhân- chị Hương. Anh này nhiều lần bạo hành vợ và từng bị công an xã mời lên làm việc. Nếu anh Nhân tái phạm, chúng tôi sẽ xử lý nghiêm. Chị Hương bị đánh nhiều lần, nhưng chỉ một lần ra trình báo công an. Chị cũng ngại báo với Hội LHPN xã, bởi sợ “thiên hạ biết chuyện không hay của mình”. Chị Nguyễn Thị Oanh - Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Lộc A chia sẻ: “Với những thông tin chúng tôi nhận được, thì anh Nhân và chị Hương không còn khả năng hòa hợp được nữa, do mâu thuẫn quá lớn và mất niềm tin vào nhau. Anh Nhân lại hay bạo hành vợ, nên việc ly hôn để “cách ly” nhau ra cần phải được thực hiện sớm, để tránh những hậu quả đáng tiếc”.
Hiện nay, chị Hương vẫn tạm lánh ở nhà anh ruột. Nhân tuyên bố “vợ đã bỏ nhà theo trai” và liên tục nhắn tin chửi rủa, quấy phá vợ. Đầu tháng 10, chị đã gửi đơn xin đơn phương ly hôn ở TAND huyện Bình Chánh. Đã quyết, nhưng chị lo sợ bởi Nhân dọa “vợ hư hỏng, bỏ đi thì phải đi tay trắng”, trong khi hai vợ chồng có hai căn nhà mua giấy tay.
Lòng ngổn ngang là vậy, nhưng chị khẳng định: “Lần này tôi quyết ly hôn, dù có thua thiệt tài sản và con cái có bị tan đàn sẻ nghé. Tôi thèm được một đêm ngủ ngon, đã hơn 10 năm rồi tôi toàn mất ngủ và ám ảnh bởi những trận đòn điên cuồng của chồng”.
KHÔNG BIẾT... HAY KHÔNG SỢ? Việc ông Nhân vi phạm Luật hôn nhân và gia đình đã rõ ràng, cụ thể như việc có con riêng và bạo hành vợ một cách có hệ thống như vậy thì không thể gọi là “…chuyện cá nhân của tôi, không cần ai dính vào” được. Pháp luật đã có những quy định chế tài rất cụ thể về các hành vi sai trái này từ xử phạt hành chính cho đến truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc. Ông Nhân thường xuyên “Túm tóc, đấm thẳng vào mặt, vào ngực vợ, có lần còn bóp cổ khiến vợ suýt chết, nhiều lần bạo hành vợ, và đã từng bị công an xã mời lên làm việc…” là những hành vi bạo lực gia đình và có dấu hiệu xâm hại đến sức khỏe của bà Hương. Tùy theo tính chất hành vi, mức độ thương tích gây ra cho bà Hương mà ông Nhân phải bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 1.000.000đ đến 3.000.000đ và buộc công khai xin lỗi nạn nhân (nếu nạn nhân yêu cầu) theo điều 9 Nghị định số 110/2009/NĐ-CP ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác theo điều 104 Bộ luật Hình sự, với mức phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm; phạt tù từ hai năm đến bảy năm… Khi xử ly hôn, tài sản tạo lập trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng, về nguyên tắc sẽ được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập… chứ không phải như lời đe dọa của ông Nhân là “Vợ hư hỏng, bỏ đi thì phải đi tay trắng”. Luật sư Lê Nguyễn Thuyền Quyên (Trưởng Văn phòng luật sư Sài Gòn Gia Định) |
(Theo PNTP)
*Tên các nhân vật trong bài đã được đổi.
" alt="Cặp bồ có con và... đánh vợ suốt 10 năm"/>
Cặp bồ có con và... đánh vợ suốt 10 năm