Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam - Phạm Quang Hiệu (giữa) dự lễ khai trương phòng đọc
Quyền Giám đốc Học viện Phạm Lan Dung đã cảm ơn Đại sứ quán Úc vì những đóng góp dành cho Học viện Ngoại giao.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne bày tỏ niềm vinh dự khi được đóng góp vào sự phát triển của ngôi trường đóng vai trò quan trọng đối với công tác đối ngoại của Việt Nam. Bà hy vọng sự đóng góp này sẽ phục vụ thật tốt cho quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên.
Bên cạnh trang thiết bị bàn ghế, giá sách, máy tính là hơn 20 bộ tranh ảnh mang đậm phong cách của đất nước Australia. Đại sứ quán Úc tại Việt Nam khẳng định tài trợ này nhằm củng cố mối quan hệ giữa 2 đất nước, quảng bá hình ảnh nước Úc là một điểm đến tuyệt vời về giáo dục, du lịch và việc làm.
Bộ trưởng Ngoại giao Úc Marise Payne
Trên cơ sở quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam - Úc ngày càng đi vào hiệu quả, hợp tác giáo dục giữa 2 đất nước ngày càng được thúc đẩy, góp phần quan trọng thực hiện các mục tiêu kinh tế và phát triển nguồn nhân lực bền vững.
Thời gian qua, rất nhiều hội thảo như Hội thảo Biển Đông, Đối thoại Việt – Úc về hợp tác biển, chuỗi Đối thoại Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 2021… đã được phía Úc phối hợp đồng tổ chức với Học viện Ngoại giao Việt Nam.
Đ. Mạnh
Hơn 14 triệu USD hỗ trợ 3 đại học Việt Nam đạt đẳng cấp thế giới
Dự án Hợp tác Đổi mới Giáo dục đại học sẽ được thực hiện trong 5 năm do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ với ngân sách 14,2 triệu USD cho 3 đại học lớn của Việt Nam.
" alt="Bộ trưởng Ngoại giao Úc khánh thành phòng đọc cho sinh viên Việt Nam" />
Sinh viên Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngôi trường khoa học đầu tiên của cả nước
Thời điểm những năm đầu giải phóng Thủ đô (1954), trước yêu cầu phát triển khoa học cần có một nền giáo dục đại học phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2183/TC ngày 04/06/1956 thành lập 15 trường trung học chuyên nghiệp và 05 trường đại học là: Đại học Tổng hợp, Đại học Bách khoa, Đại học Sư phạm, Đại học Y - Dược, Đại học Nông - Lâm. Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội - Trường đại học khoa học cơ bản đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời từ đó.
Lễ khai giảng đầu tiên của Nhà trường vào ngày 15/10/1956 tại Đại giảng đường của khu Đại học Việt Nam (19 Lê Thánh Tông, Hà Nội ngày nay) chỉ có 430 sinh viên ở 03 khoa chuyên ngành: Toán - Lý, Hóa - Vạn; Văn - Sử. Tuy nhiên, đó là những gương mặt ưu tú; nhiều người sau này đã trở thành những cán bộ cốt cán, những chuyên gia, tri thức lớn.
Những năm đầu thành lập và phát triển, không thể kể hết những khó khăn mà thầy và trò Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã trải qua: cơ sở vật chất khiêm tốn, trang thiết bị hạn chế, ngay cả các giáo trình dạy cho sinh viên cũng thiếu thốn; nhiều khi thầy phải mày mò vừa học, vừa dạy. Thế nhưng, cùng với tinh thần xây dựng chủ nghĩa xã hội, được sự trợ giúp của các đoàn chuyên gia quốc tế, đặc biệt là của Liên Xô, thầy và trò Nhà trường đã hăng hái trên mặt trận học tập, nghiên cứu khoa học kỹ thuật - một lĩnh vực còn rất mới đối với Việt Nam lúc bấy giờ.
Những năm 1964 - 1965, một số sinh viên khóa đầu tiên được gửi đi đào tạo tại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Các sinh viên này đã lần lượt bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ, trở về nước, bổ sung kịp thời vào đội ngũ cán bộ giảng dạy đang trưởng thành của Nhà trường.
Từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có hơn một ngàn cán bộ và sinh viên “xếp bút nghiên lên đường ra trận”
Dạy, học, nghiên cứu và chiến đấu
Thời điểm chiến tranh leo thang miền Bắc (năm 1965), dù cả Trường phải sơ tán lên Đại Từ (Thái Nguyên), học tập và sinh hoạt trong những lán trại chênh vênh gió lùa tứ phía nhưng công tác học tập và nghiên cứu khoa học không hề ngơi nghỉ. Lúc này, Nhà trường thể hiện rõ vai trò, vị trí của mình trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như: Thầy trò Khoa Toán giải quyết vấn đề vượt sông phục vụ giao thông vận tải, tính toán dòng chảy phục vụ công tác thủy lợi…; Thầy trò Khoa Vật lý nghiên cứu về truyền sóng phục vụ thông tin liên lạc; Khoa Hóa học nghiên cứu cao su chịu dầu phục vụ quốc phòng và giao thông vận tải; Khoa Sinh học ứng dụng vi sinh vào sản xuất nước chấm, nghiên cứu rau rừng phục vụ quân đội; Khoa Địa lý - Địa chất điều tra tài nguyên thiên nhiên Việt Bắc, điều tra địa chất, thăm dò khoáng sản vùng Đồng bằng Sông Hồng và Duyên hải Bắc Bộ phục vụ công tác phân vùng kinh tế, quy hoạch địa lý và phát triển kinh tế địa phương,...
Hà Nội yên, thầy và trò lại gồng gánh trở về. Hà Nội không yên, thầy và trò lại sơ tán lần 2. Tại nơi sơ tán, Nhà trường đảm bảo hoạt động theo nếp thời chiến với khẩu hiệu: “An toàn tối đa, chất lượng đảm bảo, thi cử nghiêm túc”.
Không chỉ có vậy, trong những năm tháng chống Mỹ cứu nước, từ giảng đường Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội đã có 1.333 cán bộ và sinh viên “xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ”. Họ đã dũng cảm chiến đấu vì Tổ quốc; nhiều người đã hy sinh. Có những sinh viên mãi mãi không trở về. Những cái tên như: Lê Anh Xuân, Chu Cẩm Phong, Nguyễn Trọng Định, Nguyễn Văn Thạc, Hoàng Kim Giao,... đã “mãi mãi tuổi hai mươi”, được Tổ quốc ghi công, sổ truyền thống của Nhà trường ghi danh và đến giờ vẫn khiến bao bạn bè, người thân thương nhớ.
“Đầu tàu” phát triển
Hòa bình lập lại, năm học 1975 - 1976, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội khai giảng trong không khí cả nước hân hoan mừng chiến thắng, đất nước bước vào thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Nhà trường được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ: vừa thực hiện xây dựng Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trở thành một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu của đất nước, vừa thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong việc khôi phục và xây dựng các trường đại học ở miền Nam.
Nhận nhiệm vụ, Nhà trường đã đào tạo nhiều người con miền Nam trở thành những giảng viên, nhà khoa học. Trường cũng chi viện hơn 100 cán bộ giảng dạy cho miền Nam. Cùng với con người, hơn 23.000 cuốn sách giáo khoa, sách chuyên khảo tiếng Việt và tiếng Nga, hàng nghìn cuốn tạp chí khoa học và dụng cụ, thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu cũng được gửi hỗ trợ các trường đại học phía Nam.
Giai đoạn này, trường cũng mở rộng hợp tác với nhiều cơ sở đào tạo danh tiếng trên thế giới như: Đại học Tổng hợp Lomonosov, Novosibirk (Liên Xô), Humboldt (Đức), Lodz (Ba Lan), Amsterdam (Hà Lan), Paris Sud VII (Pháp),...
Thời bao cấp khó khăn, nhiều cán bộ giảng viên đứng trước vấn đề “cơm - áo - gạo - tiền” khi thu nhập không đủ trang trải cuộc sống. Tuy vậy, cán bộ Nhà trường vẫn nỗ lực vượt qua giai đoạn khó khăn mang tính lịch sử của đất nước, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đến cuối năm 1993, Trường đã phát triển lớn mạnh với 15 khoa, 01 bộ môn trực thuộc, 03 khối trung học phổ thông chuyên, 07 phòng chức năng, 14 viện, trung tâm nghiên cứu và 11 đơn vị phục vụ.
Tiếp nối truyền thống, phát triển vươn tầm quốc tế
Cô và trò trong phòng thí nghiệm Sinh học
Trường Đại học Khoa học tự nhiên ra đời là sự tiếp nối truyền thống Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cùng với cơ chế đổi mới giáo dục, lại nằm trong hệ thống Đại học Quốc gia Hà Nội - Đại học trọng điểm được nhà nước ưu tiên đầu tư, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã không ngừng lớn mạnh.
Hệ cử nhân khoa học tài năng là một điểm nhấn trong hệ thống giáo dục của Nhà trường. Chính từ hệ cử nhân khoa học tài năng, nhiều sinh viên của Nhà trường đã được nhiều trường đại học châu Âu, Mỹ và các trường đại học hàng đầu châu Á biết đến, trao học bổng, mời học sau đại học và mời giảng dạy sau khi tốt nghiệp. Có thể nói, tuyệt đại đa số các sinh viên hệ cử nhân tài năng đã trở thành những nhân tài cho đất nước; nhiều người trở thành những chuyên gia mang tầm thế giới trong lĩnh vực khoa học cơ bản, khoa học công nghệ.
Các nghiên cứu sinh chụp ảnh kỷ niệm trong Lễ trao bằng Tiến sĩ năm 2020
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn chú trọng đổi mới các chương trình đào tạo, cải tiến và nâng cao chất tượng đào tạo. Đặc biệt, trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, nhiều ngành học mang tính ứng dụng cao ra đời như: Khoa học Dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và Tin học, Khoa học thông tin địa không gian, Quản lý phát triển đô thị và bất động sản, Khoa học và Công nghệ thực phẩm,... Các ngành này có sức hút rất lớn, được nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm.
Về nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên luôn luôn là một trung tâm nghiên cứu về khoa học cơ bản hàng đầu của đất nước, thể hiện rõ nét nhất qua số lượng trên 500 công trình được công bố hàng năm trên các tạp chí khoa học quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI/SCOPUS.
Số lượng bài báo ISI/Scopus của Trường Đại học Khoa học Tự nhiên gia tăng mạnh trong những năm gần đây
Với những thành tích đạt được, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã 2 lần được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh, Trường và các đơn vị trực thuộc 4 lần được nhận danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới.
Trải qua 65 năm biến thiên của lịch sử, ở bất kỳ thời điểm nào, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trước đây - Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội ngày nay luôn khẳng định vị thế dẫn đầu trong đào tạo, nghiên cứu khoa học, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Người đẹp được nhận xét ngày càng hoàn thiện kỹ năng catwalk, tạo dáng đa dạng. Việc có nhiều hoạt động giúp thu nhập tốt hơn. Bé Quyên nói: "Tôi vui vì được các nhà thiết kế tin tưởng. Có thời điểm chạy show không nghỉ nhưng tôi vẫn đầy năng lượng. Tôi xem đây là cơ hội để chứng tỏ năng lực, có thêm kinh nghiệm".
Trở về từ chuyến công tác ở các nước Đông Nam Á, Hoa hậu Liên lục địa 2022 Lê Nguyễn Bảo Ngọc đảm nhận vai trò vedette cho NTK Hà Thanh Việt. Cô diện bộ trang phục độc đáo, kết hợp giữa áo sơ-mi trắng kín đáo và chân váy xoè màu đen. Sự kết hợp tinh tế của hai gam màu kinh điển đen - trắng mang đến sự thanh lịch, tao nhã.
Với chiều cao nổi bật 1,85m và đôi chân dài 1,23m, Bảo Ngọc tự tin trình diễn trên sàn catwalk. Thần thái, biểu cảm của mỹ nhân gốc Cần Thơ nhận nhiều lời khen ngợi.
The Sailorstập trung phô diễn vẻ đẹp bền vững, trường tồn. Đan xen cùng đường nét khoẻ khoắn tự nhiên là kỹ thuật bắt phom và tạo khối chuẩn mực. Tất cả được NTK Hà Thanh Việt truyền tải bằng ngôn ngữ uyển chuyển, khéo léo.
Bộ sưu tập cũng quy tụ những gương mặt người mẫu nổi tiếng từ các chương trình truyền hình thực tế đình đám hiện nay như The Face Vietnam, The New Mentor.
Trình diễn trong bộ sưu tập có các người mẫu Bâu Phương Vy - Á quân The Face Vietnam 2023, Xuân Hạnh - Á quân The Face Vietnam 2023, Minh Toại - Á quân The Face Vietnam 2023, Thuỳ Dương – Top 9 The Face Vietnam 2023, Y Hạ - Quán quân The Next Face Vietnam 2021...
Á hậu Phương Nhi, hoa hậu Bảo Ngọc đọ sắc nền nã trên sàn catwalkÁ hậu Miss World Vietnam Phương Nhi, Hoa hậu Liên lục địa Bảo Ngọc cùng khoe nhan sắc trong veo, dịu dàng khi giữ vị trí mở màn và vedette cho BST của NTK Hà Thanh Việt." alt="Bé Quyên diện vest không nội y diễn thời trang" />
Ca sĩ Nguyên Vũ được giao vai trò mở màn cho bộ sưu tập Hồn Việt. Trên nền nhạc Dáng em lụa là, nam ca sĩ cùng các người mẫu tự tin sải bước trong sự cổ vũ của nhiều khán giả ngoại quốc.
Dù không phải là một người mẫu chuyên nghiệp song nhờ vẻ ngoài lịch lãm cùng sự tự tin khi xuất hiện trên sân khấu, Nguyên Vũ chiếm được tình cảm của khán giả. Anh diện thiết kế áo dài vàng với họa tiết in nổi độc đáo.
Minh Tú với thiết kế cách tân nhưng vẫn giữ nét truyền thống của áo dài.
Siêu mẫu Minh Tú đảm nhận vai trò kết màn cho bộ sưu tập. Cô khoe đường cong trong chiếc áo dài vàng với điểm nhấn là phần khung được đan lát độc đáo. Bên cạnh chân dài 9X, hai người mẫu nam cầm lộng gợi nhớ hình ảnh những hoàng hậu xưa.
Minh Tú cho biết cô và NTK biết nhau từ trước đó khá lâu nhưng đến hiện tại mới có dịp hội ngộ, hợp tác. Cô xem đây là một duyên lành và khi diện trên người tà áo dài truyền thống, cô muốn toát lên sự giản dị, nữ tính nhưng không kém phần quyền lực.
Tham gia trình diễn còn có sự góp mặt của hoa khôi áo dài Diệu Ngọc, diễn viên Nguyên Bảo, người mẫu Henry…
Trang phục vẫn giữ nguyên phom dáng truyền thống và được cách điệu ở phần tay áo, cổ áo… mang đến sự mới mẻ, hiện đại cho người mặc. NTK còn khéo léo kết hợp với các phụ kiện được đan lát từ cây tre vốn gắn liền với người Việt.
BST thổ cẩm với tựa đề Buôn Sang(dịch sang tiếng Ê-đê có nghĩa là 'quê hương'). Trang phục dựa trên mong muốn thể hiện sự đa dạng của các vải thổ cẩm thuộc các dân tộc thiểu số, từ miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên…
Hoa hậu Thu Uyên nền nã trong trang phục từ thổ cẩm.
Hoa hậu Thu Uyên được chọn cho vai trò mở màn. Cô diện trang phục với điểm nhấn là chiếc nón được thực hiện thủ công, gợi nhớ đến hình ảnh của các cô gái miền núi.
Á hậu Quỳnh Như, Tuyết Nhi, Giang Thái catwalk trong sự cổ vũ của khán giả.
Cô gái quê Bắc Giang - Bùi Khánh Linh đảm nhận vai trò kết màn cho bộ sưu tập. Những sải bước uyển chuyển của Á hậu Hòa bình Việt Nam 2023 giúp nhà thiết kế truyền tải trọn vẹn thông điệp. Thiết kế bó sát không làm khó được Bùi Khánh Linh, thậm chí càng làm cô nổi bật hơn trên sân khấu.
NTK có sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa màu sắc, chất liệu thổ cẩm với những phom dáng hiện đại. Buôn Sanggồm 20 thiết kế, sử dụng các chất liệu tự nhiên như lụa tơ tằm, vải gai, vải lá dứa… từ các dân tộc như Ê-đê, H'Mông, Dao, Thái…
Đức Vincie chia sẻ: “Tôi tự hào khi nhìn các người mẫu trình diễn các thiết kế của mình. Họ như thay tôi lan tỏa những thông điệp giá trị về văn hóa người Việt nói chung, văn hóa các dân tộc nói riêng. Qua đó, hy vọng mọi người sẽ chung tay gìn giữ, phát triển và quảng bá đến với bạn bè quốc tế”.
Ngọc Châu, Minh Tú đọ sắc trong trang phục áo dài màu đối lậpMinh Tú, Ngọc Châu, Hương Ly, Lệ Hằng,... cùng nhiều người đẹp 'đọ sắc' trên thảm đỏ show 'Trăng là...'." alt="Ca sĩ Nguyên Vũ, Minh Tú trình diễn tôn vinh lụa, thổ cẩm Việt" />
Bên dưới bài đăng, nhiều người hâm mộ đã để lại lời khen và bày tỏ sự ngưỡng mộ trước vẻ ngoài đầy phong độ của Trần Bảo Sơn. Đây cũng là lần hiếm hoi mà diễn viên Đập cánh giữa không trung cởi áo khoe thân hình săn chắc.
Thời gian gần đây, nam diễn viên bận bịu nhiều hơn trước bởi dự án phim sắp bấm máy cũng như công việc kinh doanh ở Mỹ và Việt Nam. Thế nhưng, anh vẫn giữ được ngoại hình cân đối cùng diện mạo trẻ trung hơn tuổi thật.
Ở độ tuổi tứ tuần, Trần Bảo Sơn thường diện những trang phục vest đơn sắc như trắng, đen, nâu... để làm toát lên phong thái của một quý ông sang trọng và doanh nhân thành đạt.
Tuy có sự nghiệp thành công nhưng Trần Bảo Sơn lại khiến người hâm mộ lo lắng cho chuyện tình cảm của anh, bởi hiện tại, nam diễn viên vẫn lẻ bóng. Trần Bảo Sơn cho biết sau khi ly hôn Trương Ngọc Ánh cách đây hơn 5 năm, anh có vài mối tình nhưng không thành.
Trần Bảo Sơn chia sẻ khi còn trẻ, mình bị hấp dẫn bởi vẻ ngoài xinh đẹp của phụ nữ nhưng ở hiện tại, anh coi trọng tâm hồn của họ hơn. “Chuyện tình cảm khó nói lắm và cũng phải tuỳ thuộc vào duyên phận. Tôi không sốt sắng hay vồ vập đối với chuyện này. Nếu gặp người tôi yêu, tôi sẽ đến với người đó, thậm chí là kết hôn”, nam diễn viên từng chia sẻ với VietNamNet.
Anh thừa nhận đôi khi cảm thấy cô đơn vì độc thân. Tuy nhiên, những lúc như vậy, diễn viên Giao lộ định mệnh thường đi du lịch hoặc tụ tập bạn bè. Đặc biệt, con gái Bảo Tiên như nguồn năng lượng sống tích cực mỗi ngày cho anh.
Trên trang cá nhân, Trần Bảo Sơn thường xuyên đăng tải hình ảnh bên con gái.
Trần Bảo Sơn cho hay anh rất yên tâm khi Bảo Tiên được Trương Ngọc Ánh chăm sóc rất chu đáo. Vì nhà anh và vợ cũ cách nhau không xa nên nam diễn viên thường hay đưa đưa đón Bảo Tiên đi học và dẫn con đi chơi. Anh cho biết con gái càng lớn càng giống bố ở cả tính cách lẫn ngoại hình.
Ngày 16/11, Trần Bảo Sơn và Trương Ngọc Ánh đã hội ngộ để tổ chức tiệc sinh nhật tròn 11 tuổi cho con gái. Dù đã ly dị nhưng hai diễn viên vẫn giữ mối quan hệ tốt đẹp. Thỉnh thoảng, cả hai cũng cùng nhau đưa con gái đi chơi để cô bé không cảm thấy thiếu thốn tình cảm gia đình.
Lưu Hằng
Trương Ngọc Ánh làm giám khảo LHP Việt Nam lần 21
- Là thành viên BGK Liên hoan Phim Việt Nam lần thứ 21, Trương Ngọc Ánh bỏ hết việc để ra Hà Nội xem và chấm 16 bộ phim cùng hội đồng giám khảo trong 4 ngày liền.
" alt="Trần Bảo Sơn đầy phong độ với thân hình 6 múi ở tuổi 45" />