Intel vừa đặt dấu chấm hết cho vị thế của công nghệ Mỹ
Vào ngày 24/7 vừa qua,ừađặtdấuchấmhếtchovịthếcủacôngnghệMỹgiá vàng chiều nay CEO Intel Bob Swan đã công bố một quyết định gây sốc với nhiều người: Intel sẽ cân nhắc thuê gia công chip bên ngoài thay vì tự mình sản xuất tất cả chip đóng mác Intel như hàng chục năm qua.
"Trong trường hợp chúng tôi cần sử dụng công nghệ của người khác, chúng tôi vẫn sẵn sàng. Điều đó giúp Intel có thêm lựa chọn, sự linh hoạt. Như vậy, nếu không đạt được tiến độ với một tiến trình sản xuất mới, chúng tôi vẫn có thể có sản phẩm mới thay vì phải chờ đợi", ông Bob Swan nói trong một cuộc họp với cổ đông.
Dịch chuyển cán cân công nghệ bán dẫn
Quyết định này của Intel có thể sẽ khiến cán cân công nghệ bán dẫn dịch chuyển, theo nhận định của nhà phân tích Matt Ramsay thuộc Cowen & Co. Tuy là một phần rất quan trọng, thiết kế chip không phải quá trình cuối cùng để tạo nên sản phẩm là những vi xử lý hay chip đồ hoạ. Khâu sản xuất hay gia công là tối quan trọng để đảm bảo những con chip có thể lưu trữ nhiều dữ liệu hơn, tốc độ xử lý nhanh hơn, và dùng ít năng lượng hơn.
Vài năm nay, Intel đã không còn giữ vị trí số 1 trong sản xuất chip. TSMC, công ty bán dẫn tới từ Đài Loan hiện nay đã sản xuất chip trên tiến trình 5 nm, trong khi Intel đến nay vẫn loay hoay với tiến trình 10 nm. Ban đầu được đặt lịch vào năm 2017, đến nay dòng chip 10 nm của Intel mới chỉ sản xuất được số lượng nhỏ, và thế hệ chip 7 nm đã bị trì hoãn thêm 1 năm tới năm 2022.
Trong khi Intel chưa giải quyết được khâu sản xuất của mình, đối thủ lớn nhất của họ trong ngành chip máy tính là AMD đã dần rút gọn khoảng cách về sức mạnh xử lý khi tập trung vào thiết kế, và giao khâu sản xuất cho TSMC.
Thông tin về việc hoãn tiến trình mới khiến cho ông Bob Swan phải đối mặt với một loạt câu hỏi khó từ các nhà đầu tư. Những câu trả lời của ông cũng chẳng khá hơn là mấy, khi Intel không đưa ra được kế hoạch rõ ràng về việc thuê đối tác gia công.
Nhà máy sản xuất chip tiến trình 10 nm của Intel tại Haifa, Israel. Ảnh: PC GamesN. |
Nếu cần thuê gia công ngoài, lựa chọn tốt nhất của Intel chính là TSMC. Tuy nhiên, chưa chắc hãng sản xuất Đài Loan đã hào hứng với đề xuất này, vì các khách hàng của họ hiện tại đều là những đối thủ của Intel. Ngoài ra, TSMC cũng khó đáp ứng được yêu cầu về sản lượng của Intel ngay lập tức, còn việc xây dựng thêm nhà máy lại tiềm ẩn rủi ro nếu như Intel ngừng hợp tác.
"Intel không thể hợp tác với TSMC ngay được, vì họ không thể đáp ứng sản lượng", nhà phân tích Stacy Rasgon của Bernstein nhận định.
Sau thông tin này, giá trị cổ phiếu của TSMC tăng mạnh. Trong phiên giao dịch ngày 27/7, cổ phiếu của TSMC đã tăng 10%. Phiên giao dịch cuối tuần qua cũng chứng kiến cổ phiếu AMD tăng tới 15%, trong khi cổ phiếu Intel mất giá 15%.
Dấu chấm hết của một kỷ nguyên
Việc Intel thừa nhận thất bại về quy trình sản xuất đã đánh dấu chấm hết cho một kỷ nguyên mà Mỹ luôn dẫn đầu về công nghệ bán dẫn. Điều này có thể ảnh hưởng tới cả nền công nghệ thế giới.
Trong suốt 30 năm qua, Intel luôn là nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới, kết hợp cả khả năng thiết kế chip lẫn công nghệ sản xuất hàng đầu. Công ty này đầu tư hàng tỷ USD mỗi năm cho nghiên cứu phát triển, nhằm giữ vị thế số một trong ngành bán dẫn.
Intel cũng là công ty sản xuất chip cuối cùng của Mỹ vẫn còn vận hành những nhà máy ở nội địa. Hầu hết công ty khác đã đóng cửa hoặc bán các nhà máy ở Mỹ, chuyển sang nước ngoài hoặc thuê gia công bên ngoài. Do vậy, việc Intel thừa nhận khó có thể tiếp tục sẽ là một gáo nước lạnh vào ngành bán dẫn Mỹ.
"Chúng tôi thấy việc không đạt được mục tiêu sản phẩm là một thất bại to lớn của một công ty từng được biết đến với khả năng sản xuất gần như không lỗi. Đây cũng có thể là dấu chấm hết cho sự thống trị của Intel", Chris Caso, nhà phân tích tại Raymond James nhận định.
CEO Intel Bob Swan. Ảnh: Bloomberg. |
Ông Bob Swan cho rằng con chip được sản xuất ở đâu không quá quan trọng. Tuy nhiên, quan điểm này có thể hứng chịu sự chỉ trích khi Trung Quốc đang đẩy mạnh sản xuất chip trong nước, và nhiều nhà chính trị Mỹ cũng cho rằng không thể để các bí mật công nghệ bị chuyển sang nước ngoài. Không chỉ xuất hiện trên máy tính cá nhân, những con chip Xeon của Intel được sử dụng trên máy tính, trung tâm dữ liệu của nhiều dự án điện nguyên tử, trên máy bay và phi cơ.
Vào tháng 6, một dự luật được trình lên Quốc hội Mỹ kêu gọi đầu tư 25 tỷ USD để thúc đẩy ngày sản xuất bán dẫn. John Cornyn, thượng nghị sĩ đảng Cộng hoà cho rằng đây là dấu hiệu cho thấy công nghệ Mỹ đang mong manh như thế nào.
"Với khẳng định mới nhất từ Intel, chúng tôi tin rằng công ty này gần như không còn cơ hội bắt kịp hoặc vượt qua TSMC trong ít nhất 5 năm nữa, nếu không muốn nói là còn lâu hơn", nhà phân tích Chris Rolland của Susquehanna nhận định. Ông Rolland cũng cho rằng Intel nên bán các nhà máy gia công chip của mình cho TSMC, dù đó là việc khó xảy ra.
Gia công từng là thế mạnh của Intel trong nhiều năm. Với sản lượng lớn nhất thế giới, Intel có thể dễ dàng thu hút những kỹ sư và các nhà khoa học giỏi nhất. Quy mô sản xuất lớn cũng giúp giảm chi phí, mang lại lợi thế cạnh tranh cho Intel.
Tuy nhiên, smartphone xuất hiện và thống trị về số lượng trong hơn 10 năm qua đã khiến ngành bán dẫn thay đổi. Intel từng tham gia cuộc đua này, nhưng những nỗ lực nửa vời của họ là không đủ. Intel giờ đây không còn chỗ đứng trên ngành công nghiệp với hàng trăm triệu sản phẩm mỗi năm. Qualcomm hay Apple là những tên tuổi thiết kế chip nổi bật nhất, và TSMC chiếm phần lớn thị phần gia công.
Sự thừa nhận thất bại của Intel đồng nghĩa sẽ khó có công ty khác bắt kịp TSMC về công nghệ bán dẫn trong nhiều năm tới. Ảnh: Reuters. |
Mỗi năm, công ty Đài Loan sản xuất tới hơn 1 tỷ con chip, so với vài trăm triệu của Intel. Giống như Intel trước đây, quy mô sản xuất giúp TSMC có được lợi thế về mặt công nghệ và cuối cùng vượt qua Intel ở tiến trình sản xuất.
CEO Intel Bob Swan cho rằng công nghệ của họ vẫn đang dẫn đầu, nhưng việc gia công sẽ khiến cho một trong những pháo đài của ngành công nghiệp Mỹ sụp đổ.
"Bằng cách gia công những công nghệ mới nhất ở TSMC, Intel sẽ từ bỏ lợi thế cạnh tranh lớn nhất của họ trong 50 năm qua", nhà phân tích Chris Caso nhận xét.
Theo Zing
Trung Quốc đầu tư tỉ đô vào ngành công nghiệp sản xuất chip
Nhà sản xuất thiết bị bán dẫn lớn nhất Trung Quốc có thể thu lợi tới 7,5 tỉ USD trong năm nay bằng cách niêm yết cổ phiếu tại Thượng Hải. Điều này có thể giúp Trung Quốc giảm bớt sự phụ thuộc vào các con chip nhập ngoại.
(责任编辑:Bóng đá)
- Kèo vàng bóng đá MU vs Southampton, 03h00 ngày 17/1/2025: Tin vào Quỷ đỏ
- Người ấy là ai tập 10: Lê Giang ngồi ghế cố vấn giúp con gái tìm người yêu
- Hẹn hò chốn công sở tập 7: Tình tay ba bùng nổ
- Bão ngầm tập 20: Giám đốc công an nghĩ cách 'bẫy' cán bộ biến chất
- Nhận định, soi kèo Ipswich vs Brighton, 2h30 ngày 17/1: Mòng biển gặp khó
- Hải Huy ghi điểm với thầy Park trong trận hòa 2
- Soi kèo phạt góc Tigres UANL vs Pumas UNAM, 9h00 ngày 11/12
- Bão ngầm tập 19: Hải Triều cướp súng lật ngược tình thế
- Nhận định, soi kèo Nottingham vs Liverpool, 3h00 ngày 15/1: Nợ chồng thêm nợ
- Lối về miền hoa tập 20: Ông Lâm thông báo kết hôn
- ‘Anh có phải đàn ông không’ tập 20, Duy Anh bị vợ dẫn về trả cho bố mẹ
- 'Anh có phải đàn ông không' tập 19, Nhật Minh bắt gặp 'tình địch' ở nhà bố vợ
- Kèo vàng bóng đá West Ham vs Fulham, 02h30 ngày 15/1: Khách đáng tin
- Người bí ẩn mùa 6 tập 7: Việt Hương biến sắc, bỏ chạy vì tiết mục rợn người ở Người bí ẩn
- Siêu máy tính dự đoán Brentford vs Man City, 2h30 ngày 15/1
- Dàn sao đóng 'Vũ khúc con cò' sau 20 năm ra sao?
- VFF gấp rút tìm giám đốc kỹ thuật bóng đá Việt Nam
- Anh Tuấn 'Phố trong làng' tiết lộ về vợ kém 11 tuổi
- Nhận định, soi kèo Muangthong United vs Rayong FC, 19h00 ngày 16/1: Không hề ngon ăn
- Tối 19/3 phát sóng đặc biệt của phim 'Hẹn hò chốn công sở'