Sau khi hội chẩn, Trung tâm Đột quỵ não, BV 108 đã quyết định kết hợp nhiều phương pháp điều trị gồm: Can thiệp mạch qua da nút khối dị dạng mạch não bằng keo sinh học, sau đó phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất mở, bơm thuốc tiêu sợi huyết Alteplase theo liệu trình, hồi sức tích cực nội khoa.
Bệnh nhân sau tiêm thuốc tiêu huyết khối rtPA đến liều thứ 7 đạt hiệu quả, được rút dẫn lưu não thất sau 7 ngày, không có biến chứng nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân sau đó tiến triển khá hơn, gọi mở mắt, điểm Glasgow tăng lên 9 điểm, chưa thể làm theo y lệnh nhưng khi kích thích đau, chân đã có cảm giác, bệnh nhân tự thở qua lỗ mở khí quản.
Tuy nhiên sang ngày thứ 31, bệnh nhân tiến triển xấu hơn, điểm Glasgow tụt xuống còn 7-8 điểm, phải thở máy, đồng tử 2 bên đều 1,5 mm, phản xạ ánh sáng yếu.
Hình ảnh trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não phát hiện giãn toàn bộ các não thất, nguyên nhân do tổn thương các hạt màng nhện làm giảm khả năng hấp thu dịch não tủy. Bệnh nhân tiếp tục được chỉ định phẫu thuật đặt dẫn lưu não thất ổ bụng.
Sau phẫu thuật, bệnh nhân có cải thiện rõ về lâm sàng, ý thức tốt dần lên, có thể làm theo y lệnh, các cơn gồng cứng toàn thân giảm, không còn xoắn vặn tay, chân.
Sau điều trị hơn 1 tháng, bệnh nhân được xuất viện dù tay, chân vẫn còn yếu |
40 ngày sau khi khởi phát, bệnh nhân được rút ống shiley ở khí quản, được xuất viện sau đó trong tình trạng tỉnh, nói được, tuy nhiên tứ chi còn yếu.
Mới đây, Lan đến khám sau 2 tháng xuất viện cho thấy bệnh nhân hồi phục tốt hoàn toàn về trí nhớ, cơ tay 2 bên đã đạt 4/5, cơ chân đạt 3/5, đã có thể tự đi lại và làm các việc nhẹ, tự chăm sóc bản thân và sẽ tiếp tục tập hồi phục chức năng.
Theo BS Cúc, trường hợp bệnh nhân Lan bị đột quỵ não rất nặng, nhưng nhờ kết hợp nhiều phương pháp, bệnh nhân hồi phục rất tốt.
Mạch máu não phình to nhưng không biết
Đột quỵ là căn bệnh có nguy cơ tử vong cao thứ 3 sau tim mạch, ung thư và đứng hàng đầu về tỉ lệ tàn tật.
Báo cáo của Tổ chức Đột quỵ thế giới (WSO) năm 2016 cho thấy, mỗi năm thế giới có 17 triệu ca đột quỵ, trong đó 6 triệu trường hợp tử vong, 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật trong thời gian dài, thậm chí vĩnh viễn.
Tại Việt Nam, số liệu tổng hợp từ các BV có khoa thần kinh trên cả nước trong 3 năm gần đây cho thấy, số bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ ngày càng tăng, từ 1,7% lên 2,5%, trong đó tỉ lệ nam giới gấp 4 lần nữ, tương đương khoảng 200.000 ca mắc mới đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 50% sẽ tử vong.
Theo các nghiên cứu, chảy máu não chiếm 10-15% các trường hợp đột quỵ não hàng năm trên thế giới, trong đó phổ biến nhất là chảy máu não thất (chiếm 40%). Trường hợp bị chảy máu não thất, tỉ lệ tử vong trong vòng 30 ngày lên tới 40-80%.
Hình ảnh động mạch não phình to sắp vỡ của một bệnh nhân |
Nguyên nhân gây chảy máu não thường do dị dạng mạch máu, phình động mạch trong não thất, bệnh đông máu, lạm dụng thuốc cường giao cảm...
PGS.TS Lương Tuấn Khanh, Giám đốc TT Phục hồi chức năng, BV Bạch Mai cho biết, tình hình đột quỵ não tại Việt Nam hiện nay ngày càng có xu hướng trẻ hoá, rất nhiều bệnh nhân dưới 30 tuổi. Theo thống kê, số bệnh nhân trẻ bị đột quỵ mỗi năm tăng khoảng 2%, tỉ lệ mắc ở nam giới cao gấp 4 lần nữ.
Trong đó có rất nhiều trường hợp bị đột quỵ khi mới đang là học sinh, sinh viên, nguyên nhân do vỡ mạch máu não do dị dạng mạch.
Tỉ lệ bị dị dạng động tĩnh mạch não trong cộng đồng dưới 1%, là bệnh rất nguy hiểm nhưng các triệu chứng thường rất mơ hồ.
Hầu hết những trường hợp này chỉ đến khi vỡ mới biết do mạch máu phình bẩm sinh, to dần theo thời gian. Một số bệnh nhân có những dấu hiệu báo trước như đau đầu, nhưng thường bị bỏ qua vì nghĩ đến nguyên nhân khác.
Do đó, vỡi những bệnh nhân đau đầu dữ dội thời gian dài cần chụp CT não hoặc cộng hưởng từ để kiểm tra vì đau đầu có nhiều nguyên nhân.
Trường hợp phát hiện phình động mạch não, nếu kích thước nhỏ dưới 3 mm, không cần can thiệp. Những trường hợp phải can thiệp, tùy kích thước, bác sĩ sẽ đặt các vòng coil hoặc đặt stent chuyển dòng để giảm áp lực.
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi.
Thúy Hạnh
Do thiếu kiến thức xử trí đột quỵ ban đầu, hầu hết bệnh nhân đến BV khi tình trạng nặng thêm hoặc đã qua giai đoạn vàng.
" alt=""/>Đột ngột đau đầu, thiếu nữ 18 rơi vào hôn mê do đột quỵTrong phát biểu định hướng hội thảo, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: Muốn an toàn thì phải ý thức về sự không an toàn; càng ý thức cao về sự không an toàn thì chúng ta sẽ càng an toàn. Muốn an toàn thì công nghệ số phải được dùng nhiều hơn, vì thông qua dùng thì vấn đề mới bộc lộ ra và từ đó mà hệ thống được hoàn thiện.
“Các quốc gia phát triển có khả năng chống đỡ tốt hơn là vì họ đã sử dụng sớm hơn, vấn đề bộc lộ sớm hơn và hệ thống của họ được hoàn thiện sớm hơn. Đi đầu về sử dụng công nghệ số và luôn quan tâm đến an toàn thông tin mới là cách tiếp cận đúng”, Bộ trưởng cho biết.
Bộ trưởng cũng nêu rõ, muốn an toàn thì phải chấp nhận rủi ro, phải hợp tác quốc tế, phải làm cho chuyển đổi số quốc gia an toàn, phải có các sản phẩm ATTT Make in Vietnam, và các nền tảng số đang trong giai đoạn phát triển nhưng đã thu thập dữ liệu cá nhân phải được ứng xử như 1 nền tảng đã đưa vào sử dụng - thử phải như thật.
Việt Nam sẽ vinh danh Top 50 chuyên gia bảo mật có nhiều đóng góp
Cùng với đó, theo Bộ trưởng, muốn an toàn thì mọi phần mềm, mọi nền tảng số quốc gia phải được phát triển an toàn, được đánh giá an toàn và được sử dụng an toàn. An toàn phải được xuất hiện trong mọi khâu, từ phát triển đến đánh giá và đến sử dụng. Không được coi nhẹ ở bất cứ khâu nào. Tất cả các khâu này phải tuân theo các chuẩn về an toàn thông tin.
Cục ATTT của Bộ TT&TT phải ban hành các chuẩn này và tổ chức đánh giá. Bộ TT&TT đã chủ động thêm 1 khâu nữa là Bug Bounty - kêu gọi các chuyên gia tiếp tục phát hiện lỗ hổng bảo mật sau khi đã đưa phần mềm vào sử dụng. Hàng năm, Việt Nam sẽ vinh danh Top 50 chuyên gia bảo mật có đóng góp cho việc phát hiện lỗ hổng bảo mật của các nền tảng số quốc gia.
Chuyên gia bảo mật thế giới Mikko Hypponen cho rằng, các nhà khai thác, nhà cung cấp dịch vụ có vị thế quan trọng cung cấp dịch vụ bảo mật cho người. |
Về các sản phẩm ATTT Make in Vietnam, Bộ trưởng chỉ rõ: Bảo vệ Việt Nam thì tốt nhất là vũ khí Việt Nam và theo cách Việt Nam. Người Việt Nam có cảm thấy an toàn khi chuyển đổi số hay không là phụ thuộc vào các nền tảng số Việt Nam có độ an toàn cao, phụ thuộc vào sự bảo vệ của các doanh nghiệp ATTT Việt Nam.
“Chính phủ Việt Nam tin tưởng vào các doanh nghiệp ATTT Việt Nam và sẽ giao cho các doanh nghiệp những bài toán lớn. Sắp tới, trong phiên họp đầu tiên, Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ chính thức giao một số bài toán cho các doanh nghiệp ATTT”, Bộ trưởng cho hay.
Khẳng định truyền thông thường xuyên, liên tục về ATTT đến mọi người dân, mọi tổ chức là điều kiện tiên quyết về đảm bảo ATTT, Bộ trưởng phân tích: “Trong thế giới thực mỗi nhà đều có cái cửa, cái khóa thì trong thế giới số mỗi thiết bị truy cập, mỗi kho dữ liệu của mỗi người cũng phải có cái cửa, cái khoá. Nhưng để điều nhỏ nhoi này trở thành thói quen hàng ngày của mọi người lại là chặng đường dài của nhận thức và có vai trò quan trọng của truyền thông”.
Doanh nghiệp ATTT sẵn sàng nhận các bài toán lớn
Ở góc độ của cơ quan quản lý nhà nước lĩnh vực ATTT, ông Nguyễn Thành Phúc chia sẻ các thách thức và những giải pháp đảm bảo ATTT trong chuyển đổi số, chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.
Cụ thể, trên cơ sở nhận thức các vấn đề đang tồn tại trong đảm bảo ATTT cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội, ông Nguyễn Thành Phúc chia sẻ về hàng loạt giải pháp đã và sẽ được triển khai như: 100% hệ thống thông tin triển khai phương án bảo đảm ATTT theo cấp độ ngay từ bước thử nghiệm; Yêu cầu nhân sự phát triển phần mềm có kỹ năng ATTT;
100% Bộ, ngành, địa phương hàng năm tổ chức tối thiểu 1 diễn tập thực chiến; xây dựng hệ thống tái hiện tấn công mạng và thu thập chứng cứ số; nền tảng số công khai chính sách bảo vệ dữ liệu cá nhân; doanh nghiệp ICT thực hiện quy trình phát triển phần mềm an toàn (DevSecOps), Phát triển ứng dụng bảo vệ thiết bị đầu cuối, hàng tuần cảnh báo danh sách các website lừa đảo...
Triển lãm với gần 30 gian hàng ảo diễn ra trong cả ngày 25/11. |
Với cộng đồng doanh nghiệp ATTT, đại diện VNISA các doanh nghiệp nhận thức rõ trách nhiệm với đất nước, với quá trình chuyển đổi số và cam kết sẵn sàng nhận các bài toán lớn về ATTT nếu được sự tin tưởng, giao phó của Nhà nước.
Trong năm 2022, VNISA sẽ tiếp tục phối hợp cùng các bộ, ngành triển khai các hoạt động để tôn vinh, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ATTT Make in Vietnam, thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao về ATTT, bổ sung kỹ năng an toàn số cho các công dân số trẻ tuổi…
Trước mắt, VNISA sẽ triển khai một số tiêu chuẩn cơ sở dựa trên thực tiễn gồm đánh giá các doanh nghiệp có năng lực kiểm tra đánh giá ATTT, đánh giá ATTT một số nền tảng ứng dụng phổ biến, như các nền tảng Hóa đơn điện tử. Đặc biệt, để có cách nhìn khách quan về niềm tin số của xã hội, Hiệp hội sẽ triển khai chương trình khảo sát về sự tin tưởng, tin cậy của người dùng với các nền tảng số quan trọng của các doanh nghiệp trong nước…
Song song các phiên 3 hội thảo chuyên đề, 1 tọa đàm về các chủ đề “Bảo đảm ATTT cho chuyển đổi số”, “Bảo đảm ATTT cho các nền tảng công nghệ trong giai đoạn thích ứng với dịch Covid-19” tại Việt Nam”, “Bảo đảm ATTT cho dữ liệu và giao dịch trực tuyến” và “Bảo đảm ATTT cho các nền tảng công nghệ phòng chống và thích ứng với dịch Covid-19”, trong khuôn khổ sự kiện, còn diễn ra triển lãm trực tuyến với gần 30 gian hàng giới thiệu các giải pháp công nghệ ATTT tiên tiến của các doanh nghiệp trong và ngoài nước." alt=""/>Sẽ giao một số bài toán lớn cho các doanh nghiệp an toàn thông tinTheo ông Hùng, các ngân hàng thương mại có những chuyển biến tích cực trong việc ứng dụng công nghệ vào hoạt động kinh doanh và vận hành tác nghiệp. Cuộc đua về digital bank đang diễn ra khá sôi nổi. Ứng dụng ngân hàng di động nay đã được nâng cấp lên thành ứng dụng ngân hàng số với đầy đủ tính năng. Dịch vụ ngân hàng đã len lỏi vào mọi ngóc ngách của đời sống, kết hợp với các lĩnh vực, ngành nghề để xây dựng hệ sinh thái thông minh.
Nhờ chuyển đổi số diễn ra nhanh hơn mà các hoạt động ngân hàng "không tiếp xúc" cũng trở nên phổ biến hơn, việc sử dụng dịch vụ online của khách hàng dần trở thành thói quen. Ngay trong đại dịch, hàng loạt ứng dụng Mobile Banking của các ngân hàng đã tích hợp dịch vụ đi chợ online để đáp ứng kịp thời và tốt nhất nhu cầu đảm bảo an toàn của thực tiễn, gia tăng sự tiện lợi cho khách hàng. Điều trước đây chưa hề có.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hùng nhìn nhận, chuyển đổi số tại các ngân hàng Việt Nam còn chưa có tính tổng thể. Năng lực về hạ tầng công nghệ chưa đáp ứng kịp tốc độ ứng dụng công nghệ số, một số ngân hàng đã tiếp cận dịch vụ điện toán đám mây, song vẫn còn những tranh luận liên quan đến việc sử dụng công nghệ mới này.
Nhận định chung về chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính, ông Vũ Viết Ngoạn, Nguyên Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng không gian cho đổi mới sáng tạo, cho chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính còn rất lớn. “Hiện có tới gần 70% dân số sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ khoảng 20% giao dịch ngân hàng trực tuyến và ứng dụng kỹ thuật số. Dư địa chuyển đổi số trong lĩnh vực chứng khoán và đầu tư còn lớn hơn nữa nếu so sánh với mức độ chuyển đổi số của các quốc gia trong khu vực”, ông Ngoạn nói.
Tư duy mới về chiến lược và mô hình kinh doanh
Theo ông Phạm Quang Minh, Tổng giám đốc Mambu Việt Nam, các ngân hàng truyền thống đang đứng trước nhiều thách thức hơn bao giờ hết và đòi hỏi phải đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số. “Người chiến thắng sẽ là người đưa ra các trải nghiệm khách hàng tốt nhất”, ông Minh nói.
Vị chuyên gia này phân tích, thị trường thay đổi bởi tác động từ chính sách quản lý Nhà nước và hành vi người tiêu dùng. Ông Minh dẫn chứng, các thay đổi chính sách liên quan đến lĩnh vực kinh tế tài chính trong 2 năm qua còn nhanh hơn 10 năm trước đây.
Thị trường với sự phát triển nhanh của nền tảng số cộng với đại dịch Covid-19 đã thay đổi hoàn toàn hành vi người tiêu dùng mà bình thường phải mất hàng thập kỷ.
Các ngân hàng cần chuyển đổi số để đáp ứng được thay đổi |
“Sự thay đổi này tạo ra một cơ hội rất lớn cho ngành dịch vụ tài chính. Cơ hội tiếp cận, tổng hợp và phân tích dữ liệu người dùng để tạo ra những trải nghiệm cá nhân đặc biệt trên các dịch vụ tài chính nhúng và các nền tảng số”, ông Minh nhấn mạnh.
Để đáp ứng được sự thay đổi, các ngân hàng phải chuyển đổi số. Nhưng ông Phạm Quang Minh nhấn mạnh, chuyển đổi số không chỉ đơn thuần là công nghệ số hóa mà là thay đổi toàn diện về chiến lược và mô hình kinh doanh, có những tư duy hoàn toàn mới.
“Thành công không chỉ là vấn đề công nghệ mà là mô hình kinh doanh tạo được sự đột phá, sáng tạo”. Ông Phạm Quang Minh cũng nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ trong việc triển khai chuyển đổi số để tạo ra các giá trị mới bởi các công nghệ mới như AI, Bigdata, IoT.. sẽ tạo ra nguồn tài nguyên mới khổng lồ đó là dữ liệu. Tuy nhiên, một thực tế hiện nay đó là việc quản lý và sử dụng dữ liệu của các ngân hàng tại Việt Nam còn ở mức sơ khai.
"Các tổ chức tài chính phải có các chiến lược về dữ liệu một cách hiệu quả để có thể lưu trữ kể cả các dữ liệu không cấu trúc. Khi dữ liệu được phân tích sẽ tạo ra phân khúc khách hàng và các dịch vụ mới và trải nghiệm cá nhân hóa', ông Minh nói.
Trong khuôn khổ sự kiện, IDG đã công bố và trao giải thưởng Dịch vụ tài chính tiêu biểu 2021. Đây là giải thưởng thường niên được IDG Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam và Hội Truyền thông số Việt Nam tổ chức thường niên từ năm 2020.