当前位置:首页 > Giải trí > Nhận định, soi kèo Al Rayyan vs Qatar SC, 22h30 ngày 18/4: Làm khó chủ nhà 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Hôm nay tôi muốn nói ra, để phần nào mong được sự thông cảm của đồng nghiệp và nhắc bản thân phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định cho điểm học sinh.
Vào đầu tiết học như thường lệ, việc đầu tiên là ổn định lớp, tiếp theo là kiểm tra bài cũ. Hôm ấy, tôi gọi một học sinh lên kiểm tra bài môn Giáo dục công dân, em đem vở lên và nói với tôi rằng: “Thưa thầy em chưa học bài”. Tôi không suy nghĩ gì hết cũng không hỏi vì sao em không học bài mà liền vội phán cho em điểm 0, về chỗ hôm sau nộp kiểm điểm.
Hết tiết học, tôi lên phòng giáo viên uống nước mà trong lòng không nghĩ ngợi gì về việc cho học sinh điểm 0. Nhưng tôi thật bất ngờ khi em học sinh ban nãy đến trước mặt tôi và nói: “Thưa thầy, thầy tha cho em vì không học bài”. Tôi liền nói không tha gì hết. Em nặng nề lê những bước chân ra khỏi phòng với tâm trạng đầy thất vọng và ánh mắt hờn trách thầy mà tôi có thể nhận biết được.
Thật sự, lúc đó tôi cũng muốn tha cho em nhưng vì trong lòng tôi chỉ nghĩ là mình nghiêm khắc để học sinh sợ phải học bài mà thôi, chứ không suy nghĩ gì khác. Không ngờ rằng tiết học tuần sau, em học sinh đó nghỉ học. Tôi cũng không hỏi lớp vì sao em đó nghỉ. Rồi tuần sau nữa lớp báo bạn ấy đã nghỉ học luôn. Lúc này tôi mới tự hỏi có phải học sinh đó nghỉ học vì mình cho em ấy điểm 0?
Rồi thời gian dần trôi, lớp lớp học sinh rời xa mái trường nhưng tôi cứ nhớ mãi em học sinh ấy trong lòng, và hình như em còn ngồi ở đâu đó trong trường để chờ tôi tha thứ!
Tôi cảm thấy thật day dứt. Giá như hôm ấy mình nói được lời tha thứ cho em thì hôm nay tôi sẽ hạnh phúc biết nhường nào, mặc dù không biết rõ em học sinh đó nghỉ học vì tôi hay không? Nhưng chắc rằng một phần cũng có lỗi của tôi đó là thiếu cân nhắc, máy móc vội vàng khi cho điểm học sinh.
Tuy đã muộn khi đã nói ra, nhưng qua việc này tôi mong rằng đồng nghiệp hãy thông cảm cho, và ở đâu đó em học sinh ấy hãy thứ lỗi cho thầy, một lời xin lỗi em thật sự từ thầy em nhé!
Chuyện đã xảy ra cách đây 25 năm rồi, nhưng thú thật thỉnh thoảng hàng đêm tôi vẫn còn nhớ hình ảnh em học sinh ấy đứng trước mặt tôi xin thầy tha cho. Có thể em học sinh ấy không bao giờ bỏ qua sai lầm của thầy. Tôi cũng tự thấy khó tha thứ cho bản thân được huống chi em học sinh ấy, bởi bản thân tôi là giáo viên, hơn nữa là daỵ môn giáo dục công dân mà quên đi phẩm chất khoan dung, tình thương, trách nhiệm của người thầy.
Giờ đây tôi mong rằng đồng nghiệp không mắc phải lỗi như tôi nữa, để không có thêm những học sinh phải nghỉ học vì thầy, cô!
Câu chuyện là thế đó, nhưng là một bài học lớn cho tôi với sự non nớt về kinh nghiệm sư phạm về ứng xử với học sinh, và chính xác hơn là bài học về lòng khoan dung mà tôi chưa học thuộc.
Từ đây tôi càng hiểu ra nghề dạy học không đơn thuần là dạy kiến thức mà là giáo dục nhân cách con người trong đó vai trò người thầy vô cùng quan trọng, để “Mỗi thầy, cô giáo thật sự là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” mà ngành giáo dục đã phát động.
Giờ đây, em học sinh năm ấy là một chàng trai 39 tuổi. 25 năm bặt tin nhau, thầy không biết hiện nay em làm gì, số phận có dành cho em điều may mắn hay không? Thầy luôn mãi nhớ về em.
Thầy xứng đáng bị điểm 0, chứ không phải là em!
Nguyễn Văn Lực (Giáo viên trường THCS Trịnh Phong, Diên Khánh, Khánh Hòa)
" alt="Nỗi ăn năn của người thầy sau 25 năm khi cho học trò điểm 0"/>Liên quan đến vụ nữ giảng viên Trường CĐ Cần Thơ đi siêu thị làm mất 53 bài thi học phần của sinh viên, hôm nay ông Trần Thanh Liêm, Hiệu trưởng nhà trường đã ký quyết định xử lý vi phạm đối với công chức.
![]() |
Trường CĐ Cần Thơ |
Theo kết luận, bà Võ Nữ Thu Hằng, Trưởng Bộ môn Sinh – Hoá, Khoa Sư phạm của trường bị phê bình trong nhà trường về hành vi làm mất bài thi học phần của sinh viên.
Sở dĩ, Trường CĐ Cần Thơ không xử lý kỷ luật đối với bà Hằng vì khi xảy ra sự việc nữ giảng viên đã chủ động báo cáo cho lãnh đạo, nghiêm túc và thành khẩn nhận khuyết điểm, tích cực phối hợp với nhà trường trong việc khắc phục hậu quả. Ngoài ra, bà Hằng cũng không bị xử phạt vi phạm hành chính.
Trước đó như VietNamNet đưa tin, ngày 8/3, sau khi nhận 53 kiểm tra học phần đã rọc phách của lớp Cao đẳng Mầm non khóa 41, bà Võ Nữ Thu Hằng, người được phân công chấm bài, đã để xấp bài thi vào cốp xe rồi cùng một số giảng viên khác đến siêu thị mua sắm.
Tuy nhiên, khi bà Hằng xuống nhà giữ xe để lấy xe ra về thì phát hiện cốp xe bị cạy, toàn bộ số bài kiểm tra trên đã bị lấy mất.
Vụ việc được phía siêu thị lập biên bản, bà Hằng cũng trình báo với Phòng Đào tạo và Ban giám hiệu Trường CĐ Cần Thơ. Đại diện lãnh đạo Phòng Đào tạo và bà Hằng đã có buổi gặp gỡ với các sinh viên bị mất bài kiểm tra để thông báo và xin lỗi về vụ việc.
Đến ngày 7/4 vừa qua, các sinh viên bị mất bài kiểm tra được nhà trường tổ chức cho làm bài lại. Trước đó, các em được giáo viên ôn tập lại một buổi.
Hoài Thanh
" alt="Làm mất hơn 50 bài thi của sinh viên khi đi siêu thị, nữ giảng viên không bị kỷ luật"/>Làm mất hơn 50 bài thi của sinh viên khi đi siêu thị, nữ giảng viên không bị kỷ luật
Nhận định, soi kèo Lille vs Auxerre, 20h00 ngày 20/4: Đối thủ khó chơi
- Là người thường xuyên tham gia thực hiện công tác khuyến đọc trên cả nước, theo bà văn hóa đọc có liên quan như thế nào đến nguồn lực của một quốc gia?
Cốt lõi của một quốc gia chính là con người. Sự thành bại của một dân tộc cũng do con người quyết định. Văn hóa đọc chắc chắn có ảnh hưởng lớn đến trí tuệ của con người, bởi nó tác động đến nhận thức, tư duy, giải pháp và sự sáng tạo của con người trong quốc gia đó.
Trong sách có rất nhiều kinh nghiệm, triết lý, bài học và ý tưởng sáng tạo của thế hệ đi trước. Đọc sách là chúng ta được tiếp cận với những bộ óc vĩ đại, kinh nghiệm thâm niên, tuyệt vời mà ở đó độc giả có thể học hỏi, vận dụng với thực tế của mình. Đọc cũng là một cách học chủ động, một cách phát triển năng lực con người. Vì vậy có thể nói phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của mỗi quốc gia.
- Nói đến khái niệm “nguồn lực” là nói tới “sức mạnh nội tại”. Vậy văn hóa đọc đóng vai trò gì đối với việc thúc đẩy sức mạnh nội tại đó?
Mỗi con người sinh ra bao gồm phần thể chất và tinh thần. Trong đó, tinh thần quyết định thể xác, nội tại tạo nên sức mạnh con người, suy nghĩ bên trong quyết định sức mạnh bên ngoài.
Đọc sách ngoài việc cung cấp tri thức, còn giúp nâng cao lòng dũng cảm, kiên trì, vượt khó. Bởi khi đọc, ta sẽ được tiếp cận với nhiều câu chuyện về những người thành công, nổi tiếng, họ đã có ý chí vượt qua hoàn cảnh khó khăn để hiện thực hóa được ước mơ của mình.
Chúng ta có thể bắt gặp tinh thần đó nếu đọc các cuốn như: Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách, Đánh thức con người phi thường trong bạn, Triết lí sống của Mã Vân, Bí mật tư duy triệu phú, Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Nghĩ giàu làm giàu… hay những tác phẩm của chính trị gia Hồ Chí Minh, cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton, George Bush, Abraham Lincoln, tỷ phú Bill Gates, Steve Jobs…
Tôi muốn nói rằng để có được kết quả tốt, cần nuôi dưỡng suy nghĩ từ bên trong và việc đọc sách sẽ giúp làm giàu suy nghĩ, ý tưởng và nuôi dưỡng tinh thần, sức mạnh nội tại của con người.
- Tham gia vào nhiều hoạt động khuyến đọc trên cả nước, bà nhận thấy bức tranh toàn cảnh của văn hóa đọc ở Việt Nam đang trong tình trạng như thế nào?
Theo số liệu năm 2019 từ Cục Xuất bản, In và Phát hành, Hàn Quốc - một quốc gia chỉ có dân số 52 triệu người (trong khi dân số Việt Nam là gần 100 triệu) - nhưng doanh thu ngành xuất bản của Hàn Quốc đạt 52 tỷ USD, trong khi doanh thu của ngành sách trong nước chỉ đạt 2.775 tỷ đồng.
Con số này đã nói lên sự chênh lệch về tỷ lệ đọc sách của người dân ở hai quốc gia. Nhưng câu trả lời về bức tranh toàn cảnh văn hóa đọc ở Việt Nam tôi muốn dành cho bạn đọc. Bạn đọc hãy nhìn vào những số liệu biết nói trên và sẽ tự rút ra câu trả lời cho chính mình.
Căn cứ vào những giá trị và lợi ích của việc đọc, tôi nhận thấy mỗi gia đình, nhà trường, cá nhân cần phải có sự quan tâm, chú ý hơn nữa cho hoạt động này. Mỗi người nếu ý thức được vai trò của việc đọc sẽ tạo nên một cộng đồng ham đọc sách. Đọc sách sẽ góp phần hình thành nhân sinh quan, thế giới quan của mỗi người. Qua mỗi trang sách, chúng ta sẽ lượm nhặt được nhiều kết quả, giá trị tốt đẹp.
- Văn hóa đọc nước ta chưa thực sự phát triển. Vậy theo bà, đâu là những giải pháp thiết thực cho sự phát triển của văn hóa đọc?
Vai trò của gia đình rất quan trọng và đặc biệt là giai đoạn giáo dục trẻ ở độ tuổi mầm non. Điều đầu tiên là phải tác động vào nhận thức để mọi người thấy được ngoài việc học ở nhà trường cần có những hoạt động đọc sách ngoài giờ. Trong gia đình, cha mẹ nên chú ý định hướng cho con đọc sách từ nhỏ, đặc biệt là khi con trong độ tuổi từ 0 đến 6. Đây là giai đoạn vàng để phát triển và định hình tính cách, trí tuệ ở trẻ.
Đọc là một hoạt động nhỏ nhưng vĩ đại vô cùng, chỉ cần cha mẹ chú ý và coi đó là một hoạt động hàng ngày thì sẽ thay đổi được rất nhiều. Cha mẹ nên dành thời gian đọc sách cùng con và nên chuẩn bị thật nhiều sách để sẵn ở trong nhà để khi có chút thời gian là chúng ta có thể tranh thủ đọc được luôn.
Yếu tố quan trọng thứ hai là phải hành động. Tùy điều kiện kinh tế, mỗi gia đình nên có những tủ sách nhỏ ở trong nhà.
Thứ ba, cần đặt ra mục tiêu đọc, làm sao để trong một năm, mỗi người có thể đọc ít nhất 10 cuốn (trừ sách giáo khoa, giáo trình). Với lứa tuổi học sinh, cần đọc theo sở thích và chủ đề quan tâm. Trẻ em có thể đọc nhiều hơn vì sách thiếu nhi thường tranh nhiều, chữ ít. Hoạt động đọc phải được duy trì liên tục, thường xuyên trong một khoảng thời gian cố định để hình thành thói quen. Khi đọc một cuốn sách hay nên chia sẻ cho người khác để cùng nhau lan tỏa, truyền cảm hứng về văn hóa đọc.
Cuối cùng, để văn hóa đọc thực sự khởi sắc, cần có sự quan tâm, đầu tư cả về tài chính và tinh thần, nguồn lực của các cấp lãnh đạo cho các hoạt động của văn hóa đọc. Muốn phát triển thì nhà nước cần đầu tư, từ đó người dân sẽ nhận thức đầy đủ hơn về sự cần thiết và giá trị của việc đọc.
- Khi văn hóa đọc phát triển rồi, bà có tin rằng Việt Nam sẽ có những bước tiến lớn trong tương lai?
Chắc chắn rồi, vì phát triển văn hóa đọc chính là phát triển con người, nó tác động trực tiếp đến trí tuệ của con người. Bạn hãy nhìn xem, Israel là một quốc gia không có tài nguyên khoáng sản như nhiều mảnh đất màu mỡ khác nhưng họ lại trở thành đất nước phát triển vì đã biết biến những sa mạc thành cánh đồng và có những khu vườn trồng cây cối bằng công nghệ. Thiên nhiên không ban cho Israel điều kiện tự nhiên thuận lợi như các quốc gia khác, tất cả những thành tựu mà họ có được là nhờ trí tuệ con người.
Đây cũng là một quốc gia rất chú trọng phát triển giáo dục, tư duy ở con người. Nếu Việt Nam chúng ta cũng có những chủ trương, chính sách và hành động cụ thể cho việc phát triển văn hóa đọc hơn nữa, tôi tin trong tương lai không xa, chúng ta cũng có thể sánh vai với các cường quốc năm châu.
" alt="Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của mỗi quốc gia"/>Phát triển văn hóa đọc là phát triển nguồn lực của mỗi quốc gia
Doanh nghiệp chuyển đổi số nên xuất phát từ trải nghiệm khách hàng
Vị đại quan nào dâng sớ chém 7 kẻ nịnh thần?Vị đại quan nào dâng sớ chém 7 kẻ nịnh thần?