Cá nhân tôi cho rằng, đúng là thế hệ trước chịu nhiều thiệt thòi khi sinh ra trong thời kỳ công nghệ lạc hậu, thiếu vốn làm ăn... Nhưng cùng thời đại đó, họ cũng chỉ phải cạnh tranh với những người khác cùng hoàn cảnh thiếu công nghệ, thiếu tiềm lực tài chính như mình mà thôi.
Trong khi đó, Gen Z thời nay tiếp cận vốn, công nghệ tốt hơn, nhưng bù lại, họ cũng phải cạnh tranh khốc liệt hơn với những người tương tự mình về mặt công nghệ, vốn liếng. Thế nên, rất khó để khẳng định thời nay hay thời xưa khó làm giàu hơn?
Tuy nhiên, có ba thứ mà tôi chắc chắn thế hệ trước thuận lợi hơn Gen Z ngày nay rất nhiều:
Thứ nhất, mấy chục năm trước, Việt Nam chưa mở cửa hoặc mở rất hạn chế, thế nên người của thế hệ trước chỉ phải cạnh tranh với người trong nước là chính. Thậm chí, do giao thông, liên lạc chưa thuận lợi, nên họ chỉ phải cạnh tranh cùng lúc với tương đối ít người cho cùng một "miếng bánh" tài nguyên. Trong khi đó, giới trẻ ngày nay vấp phải sự cạnh tranh quyết liệt từ mọi người trên toàn quốc và thậm chí cả người nước ngoài cho "miếng bánh" đó.
>> Gen Z bất lợi khi sinh ra trong điều kiện đủ đầy
Thứ hai, về mặt dân số, số lượng việc làm. Có một logic rất đơn giản, đó là người thế hệ trước sinh ra khi đất nước ta mới chỉ có 50 triệu dân. Khi đó, mức độ cạnh tranh việc làm, cơ hội làm giàu chắc chắn không bao giờ bằng người thế hệ ngày nay. Gen Z được sinh ra khi đất nước đã đạt tới con số 100 triệu dân, nên rõ ràng, tỷ lệ chọi đã cao gấp đôi so với các thế hệ trước.
Thứ ba, hoàn cảnh sống của người thế hệ trước tương đối bình đẳng, mức sống tương đồng nên cạnh tranh công bằng hơn. Trong khi đó, thế hệ sau này sinh ra khi xã hội có sự phân hoá, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp lên mức độ cạnh tranh khốc liệt hơn của thế hệ này so với thế hệ trước.
Tóm lại, ở đây, tôi không muốn khẳng định rằng Gen Z khổ hơn các thế hệ trước mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng các bạn trẻ bây giờ cũng có những khó khăn riêng của thế hệ mình. Do đó, những người đi trước cũng nên có cái nhìn bao dung hơn, cảm thông hơn với các bạn trẻ, hiểu rằng Gen Z cũng phải nỗ lực rất nhiều để làm giàu chứ không phải thế hệ sinh ra đã chỉ biết hưởng thụ.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>'Gen Z khó làm giàu hơn các thế hệ trước'GS.TS Nguyễn Thanh Liêm phát biểu tại hội thảo (Ảnh: TT).
GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, Viện trưởng Viện Nghiên cứu tế bào và công nghệ Gen Vinmec cho biết, ở Việt Nam mỗi năm có khoảng 300 ca ghép tế bào gốc do mắc bệnh lý ung thư máu. Tuy nhiên, có không ít ca tái phát bệnh sau ghép, cơ hội sống rút ngắn lại.
Trong điều trị ung thư máu, liệu pháp tế bào CAR-T đang được xem là một giải pháp tối ưu mang lại hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư máu kháng trị hoặc tái phát sau điều trị hóa chất.
Liệu pháp tế bào miễn dịch CART (Chimeric Antigen Receptor T-cell) là một trong những phương pháp tiên tiến nhất hiện nay trong điều trị ung thư huyết học. CART giúp biến đổi tế bào T của bệnh nhân để chúng có thể nhận diện và tiêu diệt các tế bào ung thư, giúp giảm nguy cơ tái phát và tăng tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân.
"Trước đây các bệnh nhân bạch cầu cấp dòng lympho tái phát, kháng trị thì thường không có phương pháp điều trị nào khác. Bệnh nhân không đáp ứng với hóa trị hoặc tái phát sau điều trị sẽ tử vong rất nhanh. Nhưng với phương pháp liệu pháp tế bào CAR-T, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy cơ hội cứu chữa người bệnh", GS Liêm thông tin.
Tại hội thảo, GS Liêm trình bày kết quả ban đầu của việc điều trị liệu pháp tế bào CAR-T cho bệnh nhân u lympho không Hodgkin (NHL) và bạch cầu cấp (ALL) tái phát hoặc kháng thuốc.
Một trường hợp được điều trị thành công nhờ liệu pháp tế bào CAR-T (Ảnh: TT).
Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 8/2023 đến nay và đã có 8 bệnh nhân ALL và 7 bệnh nhân NHL được điều trị bằng tế bào CAR-T CD19.
Trong quá trình theo dõi, có 5 bệnh nhân NHL và bốn bệnh nhân ALL duy trì tình trạng lui bệnh hoàn toàn, một bệnh nhân NHL và 3 bệnh nhân ALL tái phát.
"Đến giờ, trong số các trường hợp được điều trị CAR-T tại Vinmec và kết quả đánh giá ở giai đoạn sớm đạt 70%, còn 30% có thể tái phát", GS Liêm nói.
Giá thành còn cao, hướng tới sản xuất tế bào tại Việt Nam
Theo GS Liêm, dù mang lại hiệu quả điều trị tích cực, nhưng chí phí một ca điều trị bằng liệu pháp tế bào còn rất cao. Tại các quốc gia như Mỹ và châu Âu, chi phí điều trị bằng CART có thể lên đến 10-15 tỷ VNĐ. Tại Việt Nam, chi phí khoảng từ 2 tỷ VNĐ.
"So với ghép tế bào gốc đồng loài, chi phí này không cao hơn nhiều, nhưng diễn biến sau làm CAR-T nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Chúng tôi đang nghiên cứu hạ giá thành bằng cách tự sản xuất tế bào CAR-T. Nếu Việt Nam chủ động sản xuất, hi vọng giá thành thấp hơn nữa, sẽ có nhiều người bệnh có cơ hội tiếp cận.
Đặc biệt, khi đó chỉ định điều trị CAR-T có thể sớm hơn. Trước đây, những trường hợp điều trị không thành công hóa chất sẽ ghép tế bào gốc, nhưng ghép tế bào gốc đồng loài nhiều nguy cơ biến chứng. Xu hướng trên thế giới tiến hành điều trị CAR-T sớm hơn, kết quả tốt hơn", GS Liêm cho biết.
Ông cũng thông tin thêm, trên thế giới, nhiều nước ứng dụng điều trị CAR-T vào các bệnh tự miễn, như lupus, xơ hóa rải rác..., hi vọng Việt Nam cũng sớm ứng dụng điều trị các bệnh lý này.
GS Liêm cho biết, hiện nay, Vinmec đã có thể tự sản xuất tế bào CAR-T với giá thành chỉ bằng 1/5 so với ở Mỹ, chất lượng ngang bằng nhau.
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy tế bào CAR-T (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Tại hội thảo khoa học, các chuyên gia thế giới về sử dụng liệu pháp tế bào gốc đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm trong điều trị cho bệnh nhân ung thư, bệnh nhi mắc rối loạn chuyển hóa bẩm sinh.
Giáo sư Candotti Fabio, Chủ tịch Hội suy giảm miễn dịch châu Âu cũng đã chia sẻ về nghiên cứu lâm sàng về liệu pháp gen và chỉnh sửa hệ gen cho các bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. 6 ca lâm sàng rối loạn miễn dịch bẩm sinh tham gia nghiên cứu đều cho kết quả điều trị tốt, không gặp nhiều phản ứng không mong muốn.
Trong khi đó, Giáo sư Hirokazu Kanegane, Chủ tịch Hiệp hội Miễn dịch châu Á-Thái Bình Dương, Viện Khoa học Tokyo, Nhật Bản đã chia sẻ về những tiến bộ gần đây trong ghép tế bào tạo máu đồng loài cho bệnh nhân mắc miễn dịch bẩm sinh.
Ông đánh giá, với những thành công của Vinmec trong ghép tế bào CAR-T, trong tương lai, Vinmec có thể mở rộng ra ghép CAR-T cho các bệnh lý khác.
" alt=""/>Điều trị bằng liệu pháp tế bào: Cơ hội cho bệnh nhân ung thư máuEm là một trong những cô gái tôi quen theo cách đó. Suốt buổi tối ngồi nói chuyện bên ly rượu tôi đã rất ấn tượng với đôi mắt to đen lay láy của em, dáng người thanh thoát nhưng vòng một thì nở nang đầy đặn. Lúc em đứng lên đi nhà vệ sinh, chỉ lướt qua nhìn tôi chừng 10 giây thôi mà mắt chạm mắt đã khiến tim tôi như có điện. Tàn cuộc tôi lấy cớ tiện đường để đưa em về.
Ngồi trên xe tôi nói chuyện, em rất thoải mái, không giấu giếm việc em làm nghề cắt tóc gội đầu. Em bảo lẽ ra hôm nay một người bạn của em đi, nhưng vì cô bạn ấy bận nên em đi thay chứ em chưa bao giờ đi tiếp khách như vậy cả. Em bảo so với tôi thì nghề của em chắc là thấp kém, em cũng chẳng kiếm được nhiều tiền nhưng em đang dành dụm, trừ tiền gửi về cho bố mẹ em sẽ tích lũy để mở được tiệm cắt tóc gội đầu riêng.
Tôi thấy em dù nghèo nhưng là người có chí tiến thủ, lại cũng không phải dạng ăn chơi đua đòi. Lên xe, xóa nhạt bớt lớp son phấn đi, trông em còn xinh đẹp hơn.
Dần dần từ sau bữa đó, tôi và em cứ tự nhiên mà xích lại gần nhau hơn. Tôi chat bí mật với em trên Zalo nên vợ không hề biết, tôi tranh thủ gặp em mọi buổi trưa còn chiều lại về với gia đình, tối có khi tôi lại viện cớ đi gặp khách hàng này nọ để tới gặp em. Chúng tôi quấn nhau như sam, em trẻ trung lại xinh đẹp như một làn gió mới khiến tôi không tài nào dứt ra được. Em chiều chuộng nâng niu săn sóc tôi khác hẳn sự tẻ nhạt của vợ ở nhà. Tôi yêu em nhiều đến nỗi sẵn sàng bảo em hãy sinh cho tôi một đứa con, thật giống em vào, tôi sẽ nuôi cả mẹ lẫn con em, không để cho mẹ con em phải khổ.
Từ khi yêu em, tôi dành cho em không thiếu thứ gì, thuê cho em một căn hộ chung cư cao cấp để chuyển đến ở cho thuận tiện, giúp em vốn mở tiệm như mong ước của em, đưa em đi nhà hàng sang trọng vào buổi trưa, đưa em đi đến những nơi thật lãng mạn vào buổi tối. Tôi cảm giác mình trẻ ra đến chục tuổi sau khi bước vào mối quan hệ này, và chẳng thiết về nhà nữa vì ở nhà không có gì vui.
Sự thay đổi trong thái độ của tôi đã khiến vợ nghi ngờ, rồi cũng đến ngày cô ấy tìm ra sự thật.
Tôi không cẩn thận nên để vợ lần ra được đến tận chỗ ở của bồ trẻ. Vợ bấm chuông cửa nhà bồ lúc giữa trưa, đúng khi tôi đang nghỉ ngơi ở đó. Nhìn thấy tôi quần đùi áo may ô ra mở cửa, vợ đẩy cửa vào thẳng trong nhà, thấy duy nhất bồ tôi mặc bộ đồ ngủ mỏng manh đứng dọn dẹp rửa bát trong nhà, ga gối trên giường ngủ thì còn đang lộn xộn, cô ấy nói: "Thế này là đủ không cần cảnh trai trên gái dưới cho đau lòng nhỉ, hai người đúng là có quan hệ với nhau".
Cô ấy lặng lẽ rời đi sau khi ném vào tôi ánh nhìn giận dữ: "Em đợi anh ở nhà".
Vợ tôi đòi ly hôn. Cô ấy bình tĩnh nói rằng đối với một người phụ nữ mà nói, điều đau lòng nhất là phải chứng kiến chồng mình ngoại tình. Tôi hết yêu rồi, xin hãy giải thoát cho cô ấy, vì cả đời cô ấy không tha thứ cho tôi, nên giải pháp tốt nhất cho cô ấy là buông tay, không nhìn thấy tôi nữa. Cô ấy sẽ không như những người vợ khác cố níu kéo chồng.
Nhưng tôi lại không để cho vợ được toại nguyện. Dù tôi là người có lỗi, dù tôi yêu say đắm bồ, nhưng vẫn luôn biết giới hạn của một thằng đàn ông: Ra ngoài có ra sao cũng không để hôn nhân sụp đổ, vì điều đó ảnh hưởng đến danh dự của tôi, hình ảnh của tôi, uy tín của tôi trong giới làm ăn. Cho nên tôi không đồng ý.
Tôi bảo với vợ, cô ấy có thể yêu cầu bất cứ điều gì, thêm nhà, thêm tiền, cô ấy có thể không động đến chồng nếu đã chán ghét tôi, nhưng cuộc hôn nhân này cô ấy phải theo, vì không có lựa chọn khác.
Vợ gào lên nói tôi thật tàn nhẫn, tôi đã đâm vào tim cô ấy nhưng lại còn muốn cô ấy phải chịu dày vò dần mòn cho đến chết mới thôi. Vì cô ấy không còn giữ được bình tĩnh nên tôi bỏ vào phòng.
Sự việc chưa dừng ở đó, chưa đầy một tháng sau bồ tôi thông báo có bầu, đứa bé là con tôi. Bồ tấn công ngược lại vợ tôi để tranh giành thân phận, gửi cho vợ tôi ảnh que thử thai hai vạch để nói đứa bé là con tôi, thế là thành lớn chuyện. Bất chấp tôi khuyên can lẫn dọa bỏ, bồ vẫn muốn hành động theo ý mình, còn nói rằng tất cả vì cô ấy yêu tôi.
Vợ tôi nói chuyện đã đến nước này, cần nói với bố mẹ hai bên để cả nhà bàn bạc giải quyết. Nhưng tôi muốn giữ thể diện nên yêu cầu vợ giữ kín, đổi lại tôi hứa sẽ bỏ bồ vì gần đây em không còn biết điều cứ muốn ngoi lên làm chính thất.
Tôi cũng tính đến chuyện nếu cần vợ chồng tôi sẽ chu cấp thậm chí là nhận nuôi đứa bé, nhưng như thế có hoang tưởng quá không? Tôi có tàn nhẫn với vợ mình quá không?
Theo Dân Trí
Sau 15 năm chung sống, có với nhau ba mặt con, nhưng cô vợ luôn cảm thấy thiếu thứ gì đó cho mình và cô đã tìm ra điều ấy, đó chính là gã làm vườn có quá khứ "hư hỏng".
" alt=""/>Trót ngoại tình với cô gái cắt tóc gội đầu, tôi yêu cầu điều tàn nhẫn với vợ