您现在的位置是:Kinh doanh >>正文
Đề xuất học sinh từ mầm non đến THCS nghỉ thêm 2 tuần
Kinh doanh3462人已围观
简介Chiều nay,ĐềxuấthọcsinhtừmầmnonđếnTHCSnghỉthêmtuầkết quả bóng đá mới nhất 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuâ...
Chiều nay,ĐềxuấthọcsinhtừmầmnonđếnTHCSnghỉthêmtuầkết quả bóng đá mới nhất 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình phòng chống dịch Covid-19.
Phát biểu khai mạc, Thủ tướng cho biết, với tinh thần chủ động, bình tĩnh, quyết liệt, Việt Nam đã ngăn chặn hiệu quả dịch Covid – 19. Việt Nam có 16 trường hợp nhiễm, 15 người ra viện, 1 người có khả năng sớm lành bệnh.
“Chúng ta thực hiện tinh thần chống dịch như chống giặc nên số người lây nhiễm ít, áp dụng khoa học công nghệ mạnh mẽ, đặc biệt biện pháp cách ly được thực hiện có hiệu quả”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thủ tướng cho biết 4 ngày 1 lần, dưới sự chủ trì của Thủ tướng, Chính phủ nghe Ban chỉ đạo Phòng chống dịch báo cáo tình hình để bảo vệ tính mạng cho người dân.
![]() |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc |
Ngoài Trung Quốc ra, một số nước đang bùng phát như Nhật Bản, Hàn Quốc... cũng là những quốc gia có tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Vì vậy, Thủ tướng lưu ý, không được để bệnh dịch lây lan, ảnh hưởng sức khỏe người dân.
Cuộc họp hôm nay thảo luận đề ra những biện pháp quyết liệt, cụ thể, đặc biệt trong tình hình mới bùng nổ ở các nước, để công cuộc phòng chống dịch đạt kết quả tốt nhất như quốc tế nhìn nhận trong thời gian qua.
Nghỉ học kéo dài gây tâm lý bất an và những hệ quả khác
Theo Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên, nhiều nước có dịch nhưng trường học vẫn mở cửa bình thường. Chẳng hạn nhiều tỉnh ở Trung Quốc đã lên kế hoạch cho học sinh đi học trở lại vào tháng 3. Ông Tuyên cho rằng, nguy cơ lây nhiễm trong học sinh, sinh viên không cao, nếu kéo dài việc nghỉ học sẽ gây tâm lý bất an và những hệ quả khác.
Các trường học đã được tiêu trùng, khử độc, tập huấn cho giáo viên xử lý nếu phát hiện học sinh nghi vấn nhiễm bệnh. Bộ Y tế cũng đã ban hành văn bản hướng dẫn chăm sóc học sinh ở nhà và khi đến trường để đảm bảo phòng bệnh.
![]() |
Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên |
Ngoài ra, Thứ trưởng Y tế khuyên, học sinh, sinh viên khi đi học không cần dùng khẩu trang y tế. Hiện, cả nước có 22 triệu học sinh, trong khi năng lực sản xuất của cả nước chỉ đạt 3 triệu khẩu trang mỗi ngày. Nếu học sinh đồng loạt đeo khẩu trang thì chỉ vài ngày là hết.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, với tình hình kiểm soát như hiện nay, vào ngày 2/3 đi học trở lại không vấn đề gì. Hiện các trường đã khử trùng 5 lần. Thành phố cũng đã hướng dẫn các trường không chào cờ, bố trí giải lao chênh giờ để tránh tập trung đông học sinh. Đồng thời, vệ sinh bếp ăn để đảm bảo an toàn thực phẩm ở các trường bán trú. Cùng với đó, tổ chức tập huấn cho các thầy cô giáo ở các trường phòng chống dịch. Hà Nội cũng khuyến cáo các trường hợp cần thiết mới phải đeo khẩu trang.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Xem xét lịch đi học trở lại
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm cho biết, trước đó thành phố đã gửi văn bản đề nghị Chính phủ cho học sinh nghỉ hết tháng 3. Tuy nhiên, theo chỉ đạo khung của Bộ GD-ĐT, thành phố đang họp bàn triển khai kế hoạch cho học sinh đi học trở lại, phù hợp với khung chương trình này.
Ông Liêm cho biết, hiện nay số học sinh và thầy cô từ bậc THPT trở xuống khoảng 1,9 triệu học sinh, trong đó học sinh mầm non có số lượng nhiều nhất. Qua theo dõi, thành phố báo cáo và có kiến nghị Thủ tướng, các bộ ngành xem xét nghỉ đến hết tháng 3. Tuy nhiên, theo khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 mà Bộ GD-ĐT vừa điều chỉnh, thành phố đang họp bàn triển khai kế hoạch cho học sinh đi học trở lại cho phù hợp. Điều kiện ở TP.HCM hết sức phức tạp; mỗi ngày đang có 11 chuyến bay từ Hàn Quốc về.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Thanh Liêm |
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng kiến nghị: Bộ GD-ĐT theo thẩm quyền quyết định cho học sinh phổ thông, sinh viên đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm đi học trở lại trong toàn quốc trong ngày 2/3. Đối với học sinh mầm non và tiểu học, THCS, có thể xem xét quyết định cho nghỉ học thêm 2 tuần. Sau đó quyết định cụ thể thời điểm đi học tùy theo diễn biến dịch bệnh.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng |
Bộ trưởng GD – ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện bộ đã xây dựng quy trình phòng chống dịch trước, trong và sau khi đến lớp theo mô hình "4 tại chỗ".
“Với quyết tâm, thận trọng, không thể ngồi chờ khi nào hết dịch mới đi học bình thường, Bộ GD – ĐT cũng đã kiến nghị điều chỉnh khung năm học 2019 - 2020 cho phù hợp với tình hình”, ông Nhạ nói.
Cụ thể, Bộ GD-ĐT đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh thành xem xét, quyết định cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên, học viên đi học trở lại từ ngày 2/3. Đồng thời các tỉnh chỉ đạo Sở GD-ĐT hướng dẫn các trường thực hiện nghiêm quy trình phòng chống dịch, bảo đảm an toàn trường học theo hướng dẫn Bộ Y tế và Bộ GD-ĐT.
Đối với trường hợp địa phương quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn trong tháng 3, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ yêu cầu phải căn cứ vào các mốc thời gian điều chỉnh kung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020 để bù vào, đảm bảo chương trình, kịp thời gian kết thúc năm học và thi THPT quốc gia của cả nước.
![]() |
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ xuất hiện tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch. |
Tuy nhiên, Thủ tướng lưu ý, hôm nay chưa chốt là tuần sau cả nước đi học lại; phương án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là phương án chuẩn bị sẵn sàng. Còn phải tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh đến hết tuần để quyết định thêm.
“Chúng ta phải cân nhắc điều này để đảm bảo an toàn sức khỏe cho người dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.
Thu Hằng - Trần Thường
![]() |
Làm rõ hơn về nội dung “Thời gian đi học trở lại bắt đầu từ ngày 2/3/2020” của công văn 'Điều chỉnh khung kế hoạch thời gian năm học 2019 - 2020" mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ ký ngày 22/2 , ông Nguyễn Xuân Thành, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD-ĐT) cho hay: Bộ GD-ĐT chỉ đề ra khung chung, có điểm đầu (thời gian đi học trở lại bắt đầu từ 2/3) và điểm cuối (thời gian kết thúc năm học trước 30/6), còn việc xây dựng kế hoạch cụ thể do địa phương quyết định. Quyết định 2071 ban hành khung kế hoạch thời gian năm học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên đã nêu rõ giám đốc các sở GD-ĐT đã có quyền cho học sinh nghỉ học trong trường hợp thời tiết quá khắc nghiệt, thiên tai và bố trí học bù; Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định thời gian nghỉ học và thời gian kéo dài năm học trong trường hợp đặc biệt. Do đó, trường hợp một số địa phương tùy vào điều kiện thực tế, có thể quyết định cho học sinh đi học trở lại muộn hơn so với ngày 2/3. Song phải căn cứ vào khung kế hoạch thời gian năm học 2019-2020 đã điều chỉnh của Bộ để xây dựng kế hoạch học bù, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục, kịp thời gian kết thúc năm học.
|

Cách ly 14 ngày toàn bộ người trở về từ các vùng dịch Hàn Quốc
Kết luận cuộc họp Thường trực Chính phủ chiều nay, Thủ tướng yêu cầu phát hiện kịp thời mọi đối tượng từ vùng có dịch đến Việt Nam để cách ly đủ 14 ngày.
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo U20 Iran vs U20 Nhật Bản, 15h15 ngày 23/2: Tạm biệt ‘tiểu Samurai’
Kinh doanhHư Vân - 22/02/2025 18:40 Nhận định bóng đá g ...
阅读更多Taliban giành lãnh địa thần tốc như thế nào?
Kinh doanhRõ ràng là quân nổi dậy luôn ở thế thượng phong, còn phía chính phủ phải vật lộn để giữ quyền kiểm soát. Tuần này, một báo cáo tình báo của Mỹ bị rò rỉ cho rằng Kabul có thể bị tấn công trong vòng vài tuần nữa, và chính phủ có thể sụp đổ trong vòng 90 ngày.
Vậy làm thế nào mà Taliban lại giành chiến thắng nhanh đến như vậy?
Taliban có sức mạnh nòng cốt gồm khoảng 60.000 chiến binh. Ảnh: EPA Theo BBC, phần lớn thời gian trong 20 năm qua, Mỹ và các đồng minh NATO đã ra sức đào tạo và trang bị cho lực lượng an ninh Afghanistan. Nhiều vị tướng của cả Mỹ và Anh đều tuyên bố đã tạo ra một quân đội Afghanistan đầy sức mạnh và năng lực.
Nhưng, những tuyên bố đó ngày nay dường như chỉ là lời sáo rỗng.
Sức mạnh của Taliban
Về lý thuyết, chính phủ Afghanistan vẫn đang nắm giữ lợi thế với một lực lượng lớn hơn. Đội quân an ninh gồm ít nhất 300.000 người, ít nhất là trên giấy tờ. Con số này bao gồm Lục quân, Không quân và cảnh sát.
Nhưng trên thực tế, quốc gia Nam Á này đã luôn phải vật lộn để đạt được chỉ tiêu tuyển dụng.
Quân đội và cảnh sát Afghanistan có tiếng xấu về thương vong cao, đào ngũ và tham nhũng – với một số chỉ huy hàng tháng vẫn nhận lương của những binh sĩ mà trên thực tế không hề tồn tại - được gọi là "lính ma".Trong báo cáo mới nhất trước Quốc hội Mỹ, Tổng thanh tra đặc biệt về Afghanistan (SIGAR) bày tỏ "những quan ngại nghiêm trọng về tác động ăn mòn của nạn tham nhũng ... và mức chính xác đáng ngờ của dữ liệu về sức mạnh thực tế của các lực lượng này".
Jack Watling thuộc Viện Nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh (Royal United Services Institute) nhận định, thậm chí quân đội Afghanistan chưa bao giờ biết chắc họ thực sự có bao nhiêu quân lính.
Chưa kể, còn có rất nhiều vấn đề về giữ gìn trang thiết bị và tinh thần. Binh sĩ thường được điều đến những khu vực mà họ không hề có mối liên hệ nào về gia đình hay bộ tộc. Đó là lý do một số có thể đã quá nhanh chóng từ bỏ vị trí mà không chiến đấu chống Taliban.
Trong khi đó, ngày càng khó định lượng được sức mạnh của Taliban.
Theo Trung tâm Chống khủng bố Mỹ ở West Point, các ước tính chỉ ra rằng lực lượng này bao gồm 60.000 chiến binh nòng cốt. Cộng với các nhóm ủng hộ và các cánh quân nổi dậy khác, quân số có thể vượt quá mốc 200.000.
Tiến sĩ Mike Martin - một cựu sĩ quan quân đội Anh nói tiếng Pashto – đã lên tiếng cảnh báo về những nguy cơ khi xác định Taliban là một nhóm đơn lẻ duy nhất. Ông mô tả "Taliban đang tiến gần hơn tới liên minh của những người nắm đặc quyền độc lập liên kết với nhau một cách lỏng lẻo và có lẽ là tạm thời".
Theo vị tiến sĩ, chính phủ Afghanistan cũng đang bị chia rẽ bởi các động cơ phe phái địa phương. Lịch sử Afghanistan cho thấy các gia đình, bộ tộc và kể cả giới chức chính phủ thường đổi phe, chủ yếu là để đảm bảo sự tồn tại của chính họ.
Tiếp cận vũ khí
Chính phủ Afghanistan lẽ ra phải nắm lợi thế cả về kinh phí và vũ khí. Họ đã nhận được hàng tỷ đôla để trả lương và trang bị cho binh lính - phần lớn là từ Mỹ. Trong báo cáo tháng 7/2021, SIGAR chỉ ra hơn 88 tỷ USD đã được rót cho an ninh của Afghanistan. Nhưng SIGAR đặt ra: "Vấn đề số tiền đó có được chi tiêu hợp lý hay không cuối cùng sẽ được trả lời bằng kết quả của cuộc chiến trên thực địa".
Taliban đã chiếm được một loạt tỉnh thành của Afghanistan chỉ trong thời gian ngắn. Ảnh: AP Và, lẽ ra Không quân Afghanistan phải đảm bảo cho mình một ưu thế quan trọng trên chiến trường. Nhưng họ lại liên tục gặp khó khăn trong duy trì và vận hành 211 chiếc máy bay của mình (một vấn đề ngày càng trở nên nghiêm trọng khi Taliban cố tình nhắm mục tiêu vào các phi công). cũng không có khả năng đáp ứng các yêu cầu từ các chỉ huy trên mặt đất. Lực lượng này cũng chẳng thể đáp ứng yêu cầu từ các chỉ huy trên mặt đất.
Vì thế mà Không lực Mỹ mới đây đã phải tham gia trên bầu trời các thành phố như Lashkar Gah, nơi đang bị Taliban tấn công. Nhưng chưa rõ Washington sẵn sàng cung cấp sự yểm trợ đó trong bao lâu.
Taliban thường dựa vào doanh thu từ buôn bán ma túy, nhưng lực lượng này còn nhận được sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Gần đây, Taliban đã chiếm được nhiều vũ khí và trang thiết bị từ lực lượng an ninh Afghanistan, một số được Mỹ cung cấp như xe quân sự Humvee, ống ngắm ban đêm, súng máy, súng cối và pháo. Ngoài công lực chết chóc của Thiết bị nổ cải tiến (IED), kiến thức địa phương và sự hiểu biết về địa hình đã mang lại lợi thế cho lực lượng này.
Hướng trọng tâm vào miền bắc và miền tây
Một số chuyên gia đã nhìn thấy bằng chứng về một kế hoạch phối hợp trong đà tiến gần đây của Taliban.
Ben Barry – một thiếu tướng quân đội Anh và hiện là thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến lược – cho rằng thành tích của Taliban có thể mang tính cơ hội. Nhưng ông thừa nhận: "Nếu bạn phải viết một kế hoạch chiến dịch, tôi thấy khó nghĩ ra điều gì tốt hơn thế này".
Vị tướng chỉ ra trọng tâm các cuộc tấn công của Taliban ở miền bắc và miền tây, chứ không phải ở các thành trì truyền thống ở miền nam, và lần lượt thâu tóm được một loạt tỉnh thành.
Taliban còn chiếm giữ các chốt kiểm tra và cửa khẩu biên giới then chốt, "nẫng" nhiều nguồn tiền hải quan khỏi chính phủ vốn đang thiếu tiền mặt. Lực lượng này còn tăng cường các vụ giết hại có chủ đích, nhằm vào các quan chức, nhà hoạt động và phóng viên.
Chậm rãi, nhưng Taliban đã xóa sổ những thành tích nhỏ mà chính phủ đã đạt được trong 20 năm qua.
Về chiến lược của Kabul, càng khó định nghĩa hơn.
Các cam kết giành lại những lãnh địa mà Taliban chiếm giữ dường như ngày càng trở nên vô nghĩa.
Ông Barry nói rằng, dường như chính phủ đang có một kế hoạch để giữ các thành phố lớn hơn. Lực lượng biệt kích Afghanistan đã được triển khai để ngăn Lashkar Gah ở Helmand thất thủ.
Taliban giành lãnh địa thần tốc như thế nào? Nhưng sẽ trụ được bao lâu?
Lực lượng đặc nhiệm Afghanistan có quân số tương đối nhỏ, khoảng 10.000 người, và họ đã bị kéo căng hết sức.
Taliban dường như còn giành thắng lợi về mặt tuyên truyền, giúp nâng cao tinh thần trên chiến trường và tạo cảm giác đoàn kết. Trái lại, chính phủ Afghanistan đang trong tình thế nguy hiểm nhưng bị chia rẽ và liên tiếp sa thải các tướng lĩnh.
Kết cục ra sao?
Về phía chính phủ Afghanistan, tình thế rất ảm đạm. Tuy nhiên, theo Jack Watling thuộc Viện Nghiên cứu Dịch vụ Hoàng gia Anh, "tình hình vẫn có thể được cứu vãn bằng chính trị". Ông cho rằng, nếu chính phủ có thể thu phục được các thủ lĩnh bộ lạc thì cơ hội vẫn còn đó.
Thời điểm giao chiến mùa hè sẽ sớm kết thúc khi mùa đông Afghanistan bắt đầu – khiến việc điều động các lực lượng trên bộ trở nên khó khăn hơn. Khả năng vẫn sẽ có bế tắc vào cuối năm nay, và chính phủ sẽ cố giữ Kabul cùng các thành phố lớn hơn. Tình hình thậm chí có thể đổi chiều nếu Taliban rạn nứt.
Nhưng hiện tại, dường như các nỗ lực của Mỹ và NATO nhằm mang lại hòa bình, an ninh và bình ổn cho Afghanistan đã trở nên vô ích.
Thanh Hảo
Điều gì đã xảy ra với lực lượng quốc phòng Afghanistan?
Có tới 10 tỉnh thành Afghanistan rơi vào tay Taliban chỉ trong một tuần, và Kabul đang lung lay.
">...
阅读更多Giải cứu 4 học sinh ở Thanh Hóa bị mắc kẹt trong thang máy
Kinh doanhCác em học sinh được lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH giải cứu. Ảnh CACC Thời điểm xảy ra sự việc, nhóm học sinh đang học tại một trung tâm Anh ngữ. Quá trình di chuyển từ tầng 4 xuống dưới, thang máy xảy ra sự cố. Lúc này, các em học sinh ở bên trong hoảng loạn, kêu cứu.
Chỉ sau ít phút triển khai các biện pháp nghiệp vụ, lực lượng PCCC và CNCH đã giải cứu được 4 học sinh ra ngoài an toàn. Được biết, nhóm học sinh được giải cứu đều trú tại TP Thanh Hoá.
Trường học ở Thái Lan sập mái, 4 học sinh tử vong4 học sinh thiệt mạng vì mái nhà thể thao bằng kim loại tại trường Tiểu học Wat Nern Por, tỉnh Phichit (Thái Lan) đổ sập do mưa bão.">
...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Chelsea, 00h30 ngày 23/2: Khách rơi tự do
- Kết quả bóng đá Olympic Việt Nam 1
- Tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thua Nhật Bản, tranh HCĐ Asiad 19
- Những đặc tính đáng sợ của biến thể Delta
- Kèo vàng bóng đá Real Madrid vs Girona, 22h15 ngày 23/2: Tin vào Los Blancos
- Jose Mourinho bất ngờ đồng ý dẫn dắt đội bóng mới
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Athletic Bilbao vs Real Valladolid, 20h00 ngày 23/2: Cái rổ đựng bóng
-
Thành phần trợ lý của HLV Kim Sang Sik là đông đảo. Ảnh: SN Mới đây nhất, thuyền trưởng người Hàn Quốc cũng kiện toàn các trợ lý đồng hương khi đề nghị VFF ký hợp đồng cùng HLV thể lực Yoon Dong Hun bên cạnh 2 trợ lý có mặt từ ngày đầu là ông Choi Kwon Won (chuyên môn) và Kim Jin Seong hỗ trợ công việc khác.
Ngoài các trợ lý nói trên thiên nhiều về chuyên môn, tuyển Việt Nam còn có bộ phận y tế, thống kê hay ngôn ngữ để thành phần BHL, phụ việc cho ông Kim Sang Sik lên tới 12 người.
Vì đâu vẫn là chưa đủ
Về cơ bản, việc có trong tay đội ngũ trợ lý đông đảo với số lượng nói trên là tương đối đủ cho HLV Kim Sang Sik lẫn tuyển Việt Nam ở AFF Cup hay những chiến dịch sắp tới.
Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ 2/3 trợ lý người Việt Nam hỗ trợ cho thuyền trưởng Kim Sang Sik về chuyên môn lúc này lại không là người của VFF, tuyển Việt Nam một cách thuần tuý.
Nhưng để tốt hơn, xem chừng thuyền trưởng người Hàn Quốc vẫn cần thêm người hỗ trợ. Ảnh: SN Cụ thể trợ lý Lê Đức Tuấn so với thời điểm tập trung đầu tiên đang gánh vác khá nhiều công việc nặng nề hơn khi hiện tại giữ vai trò HLV trưởng Hà Nội FC.
Cùng lúc trợ lý thủ môn Ngô Việt Trung sau khi rời Bình Phước cũng vừa gia nhập đội bóng á quân V-League mùa 2023/2024 là CLB Bình Định.
Hà Nội FC hay Bình Định chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho cả 2 HLV nói trên tham gia thành phần BHL tuyển Việt Nam, thay vì lùm xùm như trường hợp trước đây của trợ lý Ngô Việt Trung với Bình Phước.
Tuy nhiên, để thực sự hoàn thành tốt nhiệm vụ, hay nói nôm na “toàn tâm, toàn ý” với tuyển Việt Nam thay vì phân tâm cùng công việc tại CLB thì chưa ai dám đảm bảo.
Cần biết thêm rằng, giai đoạn hiện tại HLV Kim Sang Sik rất cần sự trợ giúp sát từ các đồng nghiệp bản địa, bởi lý do duy nhất: Thời gian hiểu biết bóng đá Việt Nam là chưa đủ, nên vì thế cần thêm những người giúp việc thay vì “vừa xay lúa, vừa bế em” như đang thấy.
Tuyển Việt Nam: Nỗi băn khoăn của HLV Kim Sang Sik
Tuyển Việt Nam đón hàng loạt trụ cột đang trở lại sau chấn thương, nhưng cũng vì thế mà HLV Kim Sang Sik phải băn khoăn khi lên kế hoạch chuẩn bị cho AFF Cup." alt="Tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang Sik cần thêm trợ lực từ cabin huấn luyện">Tuyển Việt Nam, HLV Kim Sang Sik cần thêm trợ lực từ cabin huấn luyện
-
Đội bóng từng là niềm tự hào của bầu Đức sắp lấy lại tên, hình ảnh... như trước kia. Việc đội nhà có thể lấy lại tên, thương hiệu cũ vốn gắn bó cả hơn 20 năm qua chỉ sau nửa mùa thay đổi, đối với người hâm mộ HAGL rõ ràng là tin đáng mừng hơn bao giờ hết.
Cần nhớ rằng, suốt hơn 20 năm bầu Đức xây dựng thương hiệu và làm bóng đá chưa khi nào HAGL gắn với nhà tài trợ, nên khi buộc phải đổi tên người hâm mộ đội bóng này ít nhiều cảm thấy lấn cấn, vì thế cái tên cũ trở lại chẳng mừng mới lạ.
Cay cay nơi khoé mắt
Việc LPBank gánh trọng trách tài trợ cho V-League và không gắn tên cùng HAGL không có nghĩa đội bóng phố Núi mất quyền lợi về tài chính hoặc mối quan hệ vốn được nâng tầm thành đối tác chiến lược toàn diện diễn ra vào năm 2023.
Tuy nhiên, nhìn vào thực tế lại khác bởi có vẻ HAGL vẫn chưa được “quy hoạch” để đua chức vô địch V-League như bầu Đức từng tuyên bố trong lễ ký kết hợp tác trước đó. Trong khi đó, giấc mơ đua vô địch là kịch bản mà nhiều người tưởng chừng có thể diễn ra sau mùa bóng 2023/2024 kết thúc.
Nhưng điều đó chẳng có nghĩa HAGL thoát khỏi phận... con nuôi. Ảnh: DL Càng có lý do để khẳng định đội bóng từng là biểu tượng, thương hiệu, sự tự hào của bầu Đức không thể đua vô địch như mong muốn ở mùa tới khi lúc này HAGL vẫn giậm chân tại chỗ trên thị trường chuyển nhượng, trong khi các đối thủ thì ngược lại.
Không những vậy, Tuấn Anh hay một số cầu thủ được coi kỳ cựu cũng chính thức ra đi, vì vậy nhìn cảnh hiện tại có cảm giác HAGL chưa được bật đèn xanh như các đội bóng khác cùng “hệ sinh thái”.
Những gì đã, đang diễn ra, nói rằng HAGL đang được chăm bẵm như “con nuôi” cũng không sai. Bởi nếu thật sự được chăm bẵm hay đóng vai trò bệ phóng cho cuộc đua vô địch, đội bóng phố Núi làm gì lâm vào cảnh vất vả trụ hạng như mùa trước hay thậm chí mùa 2024/25 cũng dự báo vô cùng vất vả nếu nhìn vào cách đầu tư, chuẩn bị lực lượng.
Một đội bóng từng là biểu tượng, tự hào và mạnh mẽ giờ lâm vào cảnh như đang thấy thì đương nhiên sẽ thấy cay cay, bùi ngùi nơi khoé mắt.
Tuấn Anh chốt sự nghiệp ở ĐKVĐ V-League: Cảm ơn bầu Đức
Tuấn Anh gần như sẽ chốt sự nghiệp tại CLB Thép xanh Nam Định. Thành công hay thất bại chưa rõ, nhưng ít nhất phải cảm ơn bầu Đức một lần nữa với quyết định dành cho tiền vệ này." alt="HAGL sắp lấy lại tên cũ: Bao giờ đua vô địch V">HAGL sắp lấy lại tên cũ: Bao giờ đua vô địch V
-
Bên cạnh đó, những yếu tố liên quan tới dịch bệnh và biến đổi khí hậu tiếp tục là thách thức không nhỏ đối với nền kinh tế thế giới. Giới chuyên gia tham dự hội nghị thường niên mùa Thu của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng, hàng loạt yếu tố khó lường như vậy khiến triển vọng phục hồi kinh tế vẫn bấp bênh. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế thế giới công bố tại hội nghị, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm nay xuống còn 5,9% so với 6% đưa ra trong dự báo hồi tháng 7. Theo IMF, dù mức dự báo giảm chung chỉ là 0,1%, nhưng đối với một số nước cụ thể, mức giảm sẽ mạnh hơn. Tác động của đại dịch Covid-19 và thất bại trong việc nhanh chóng chia sẻ vắc xin cho các nước nghèo đang ngày càng làm gia tăng sự chênh lệch về kinh tế, khiến triển vọng kinh tế của các nước đang phát triển không mấy sáng sủa.
Một trong những yếu tố đang cản trở quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu là tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng. IMF đánh giá hoạt động sản xuất toàn cầu đã bị đình trệ vì các vấn đề trong chuỗi cung ứng, tình trạng thiếu các thành phần quan trọng như thiết bị bán dẫn, cũng như việc các cảng biển đóng cửa, thiếu xe chở hàng, thiếu nhân công vì các biện pháp phong tỏa nhằm chống dịch.
Lý giải về tình trạng "nút thắt cổ chai" của chuỗi cung ứng, các quan chức tài chính nhiều nước cho rằng sự gián đoạn này xuất phát từ tình hình chưa từng có tiền lệ do đại dịch Covid-19 gây ra, cùng nhu cầu phục hồi mạnh mẽ do các nền kinh tế mở cửa trở lại. Trong khi đó, Tổng giám đốc IMF Kristalina Georgieva nhận định, một trong những nguyên nhân chủ chốt là sự chậm trễ trong tiến trình tiêm vắc xin ngừa Covid-19 ở các nước đang phát triển, và nếu tình hình này kéo dài, rủi ro gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cao hơn.
Các chuyên gia cảnh báo với tiến độ tiêm vắc xin và tình trạng phân bổ bất cân bằng hiện nay, hơn một nửa số quốc gia trên thế giới sẽ không đạt tỷ lệ tiêm chủng cho 40% dân số trong năm nay. Tính đến cuối tháng 9/2021, 58% dân số tại các nước có thu nhập cao đã được tiêm phòng đầy đủ 2 liều vắc xin chống lại virus SARS-CoV-2. Trong khi, tại các nền kinh tế mới nổi, tỷ lệ này là 36% và tại các nước có thu nhập thấp, mới chỉ có 4% dân số được tiêm chủng.
Sự mất cân bằng cung - cầu đã khiến khiến giá năng lượng và hàng hóa “leo thang”, tạo áp lực lạm phát và đe dọa làm chệch đà phục hồi kinh tế. IMF dự báo lạm phát sẽ trở lại mức trước khi dịch vào năm 2022, song cảnh báo tình trạng đứt gãy nguồn cung kéo dài có thể làm thay đổi các dự báo về lạm phát.
Các chuyên gia cũng nhấn mạnh bên cạnh việc tìm cách giảm bớt tình trạng thiếu hàng hóa trên toàn cầu, vấn đề tắc nghẽn chuỗi cung ứng hiện nay cho thấy thế giới cần quan tâm thúc đẩy để các chuỗi giá trị toàn cầu hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn và có khả năng vượt qua những “cú sốc” tương tự trong tương lai.
Một nguy cơ lớn khác đối với triển vọng phát triển kinh tế toàn cầu là nợ công. Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho biết 72 nền kinh tế đang phát triển hiện ở tình trạng “dễ bị tổn thương cao vì nợ”. Một báo cáo của WB công bố tại hội nghị cho thấy, các chỉ số nợ đang xấu đi ở tất cả các khu vực trên thế giới và tất cả các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Nhiều nước đang phát triển vốn dễ bị tổn thương về nợ, giờ lại phải chi ngân sách cao chưa từng có để chống dịch và ngăn nền kinh tế rơi vào suy thoái, khiến cho tình trạng khó khăn càng thêm bấp bênh. Theo WB, nợ công ở các quốc gia thu nhập thấp đã tăng 12% lên mức kỷ lục 860 tỷ USD trong năm 2020 giữa lúc đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.
Chủ tịch WB David Malpass dự báo sau khủng hoảng dịch bệnh, nhiều nước có nguy cơ rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và phải mất nhiều năm mới có thể xử lý được. Theo ông, giải pháp cho vấn đề này sẽ cần đến sự cứu trợ của các chủ nợ, trong đó có thể có cả phương án xóa nợ. Tuy nhiên, tại hội nghị mùa Thu vừa qua, các bên chưa đạt tiến bộ nào trong các cam kết giảm nợ cho các nước nghèo nhất, mặc dù Sáng kiến hoãn thanh toán nợ (DISSI) của Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) sẽ hết hiệu lực vào tháng 12/2021.
Thách thức của tình trạng biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân góp phần kìm hãm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Theo báo cáo của WB, biến đổi khí hậu có thể khiến 216 triệu người phải rời bỏ nhà cửa vào năm 2050. Một nghiên cứu của IMF ước tính hỗ trợ trực tiếp và gián tiếp cho nhiên liệu hóa thạch đã tăng lên 5.900 tỷ USD, tương đương 6,8% GDP toàn cầu trong năm 2020, và đây chính là một nguyên nhân khiến mục tiêu khí hậu càng trở nên xa vời hơn.
Hồi tháng 6, WB đã cam kết tăng 35% quỹ dành cho khí hậu trong 5 năm tới, trong khuôn khổ “Kế hoạch Hành động chống biến đổi khí hậu” và đề xuất tăng hỗ trợ cho các nước nhằm thực hiện các cam kết khí hậu trong Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cũng như chuyển đổi sang năng lượng sạch hơn. Tuy nhiên, theo Chủ tịch WB Malpass, cần hành động trên quy mô lớn hơn, với “hàng nghìn dự án công-tư lớn phối hợp các nguồn lực trên thế giới” nhằm giảm khí thải, tăng khả năng tiếp cận với năng lượng tái tạo và thích ứng với sự thay đổi của khí hậu.
Nhìn chung, các chuyên gia cho rằng dưới tác động của hàng loạt ẩn số khó lường như vậy, tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu còn nhiều thách thức, và tương lai của nền kinh tế hiện rất khó đoán. Trước mắt, giải pháp thúc đẩy phục hồi kinh tế toàn cầu vẫn là tăng cường chiến dịch tiêm chủng vắc xin ngừa Covid-19 cho tất cả người dân các nước, từ đó có thể kiểm soát đại dịch trên phạm vi toàn cầu, cũng như giải quyết cuộc khủng hoảng đang làm trầm trọng thêm tình trạng đói nghèo.
Theo ý kiến của Tổng thư ký Liên đoàn Các nghiệp đoàn quốc tế (ITUC) Sharan Burrow: “Trong những tháng tới, tiêm phòng và giảm nợ cho các nước đang phát triển là một nhiệm vụ khẩn cấp nhằm tạo điều kiện phục hồi kinh tế thông qua việc làm.
Nỗ lực này cũng sẽ được thúc đẩy nhờ hành động mạnh hơn trong việc tạo việc làm và bảo vệ xã hội trong quá trình chuyển tiếp sang một nền kinh tế toàn cầu trung hòa CO2”. Một kết quả tích cực là tại hội nghị thường niên mùa Thu vừa qua, các chính phủ và IMF đã nhất trí tạo ra Quỹ Tín thác phục hồi và bền vững (RSTF) phục vụ mục đích này, nhất trí tăng chi cho vắc xin thêm 8 tỷ USD và sẽ cập nhật chiến lược bảo vệ xã hội và việc làm.
Trong khi đó, chuyên gia kinh tế Martin Wofl cho rằng điều quan trọng nhất hiện nay, cũng là điều khó khăn nhất, là làm thế nào để tạo lập sự hợp tác tích cực và hiệu quả để đối phó với những thách thức mang tính toàn cầu như đại dịch và biến đổi khí hậu.
Những cam kết và hành động thúc đẩy hợp tác quốc tế sẽ tạo ra những giải pháp phù hợp để bảo đảm bình đẳng trong việc tiêm chủng toàn cầu, bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất trước tác động lâu dài của đại dịch, đạt được thỏa thuận đáng tin cậy tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) sắp diễn ra ở Glasgow (Anh)… Đó là cách thế giới giải quyết các ẩn số khó lường, từ đó tìm ra con đường phục hồi toàn diện cho nền kinh tế toàn cầu.
>>>Xem thêm tin thế giới trên báo VietNamNet
Theo Baotintuc
'Bộ ba kẻ thù' kéo tụt đà tăng trưởng của Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc đang hứng chịu cú sốc từ ba "kẻ thù" tấn công cùng lúc, kéo tụt đà tăng trưởng của nước này.
" alt="Những ẩn số khó lường của kinh tế thế giới">Những ẩn số khó lường của kinh tế thế giới
-
Nhận định, soi kèo Everton vs MU, 19h30 ngày 22/2: Dễ tổn thương
-
Bão Yinxing gây thiệt hại vật chất cho tỉnh Cagayan, Philippines. Ảnh: Văn phòng thông tin tỉnh Cagayan Các chuyên gia khí tượng học Philippines nói rằng, bão Yinxing sau khi đổ bộ đã suy yếu một phần. Tuy nhiên, sức gió của bão vẫn đạt 167 km/h. Do vậy, giới chức Philippines hôm nay vẫn phải cảnh báo người dân về “mối đe dọa tính mạng hiện diện ở một số khu vực thuộc tỉnh Cagayan, và các tỉnh lân cận là Apayao và Ilocos Norte.
Theo thông tin từ Văn phòng phòng vệ dân sự Philippines, hơn 160.000 người dân sống trong khu vực chịu ảnh hưởng của bão đã được các cơ quan chức năng địa phương sơ tán. Đồng thời, lực lượng tuần duyên Philippines cũng được điều động để tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn tại những khu vực hẻo lánh, nhất là vùng phía bắc tỉnh Batanes.
Cho tới nay, chính quyền Philippines chưa đưa ra báo cáo sơ bộ thiệt hại về người do bão Yinxing gây ra.
Ảnh: Văn phòng thông tin tỉnh Cagayan của Philippines Ảnh: Văn phòng thông tin tỉnh Cagayan của Philippines Nhân viên tuần duyên Philippines sơ tán người dân tỉnh Cagayan. Ảnh: Tuần duyên Philippines Nhân viên tuần duyên Philippines đắp cầu phao cho người dân ở Bugaan East đi lánh nạn. Ảnh: Tuần duyên Philippines Video: News9 Live của Ấn Độ
Bão Trà Mi càn quét Philippines, ít nhất 76 người thiệt mạngTheo thống kê sơ bộ từ chính quyền Philippines, số người thiệt mạng ở nước này do tác động của bão Trà Mi đã lên tới 76 người." alt="Bão Yinxing đổ bộ Philippines, hơn 160.000 người phải đi sơ tán">Bão Yinxing đổ bộ Philippines, hơn 160.000 người phải đi sơ tán