您现在的位置是:Công nghệ >>正文
Điện thoại BlackBerry vẫn xài được tại Việt Nam sau lệnh “khai tử”
Công nghệ96人已围观
简介Tính tới thời điểm viết bài này,ĐiệnthoạiBlackBerryvẫnxàiđượctạiViệtNamsaulệnhkhaitửtâm sự nhiều ngư...
Tính tới thời điểm viết bài này,ĐiệnthoạiBlackBerryvẫnxàiđượctạiViệtNamsaulệnhkhaitửtâm sự nhiều người chơi điện thoại BlackBerry tại Việt Nam cho hay điện thoại của họ vẫn hoạt động bình thường. Trước đó, BlackBerry thông báo sẽ ngưng cung cấp nhiều dịch vụ trên điện thoại sử dụng hệ điều hành BlackBerry kể từ 4/1 - thời điểm mà giới truyền thông cho rằng những điện thoại này sẽ sớm thành “cục gạch”.
Điện thoại BlackBerry vẫn sử dụng bình thường tới chiều 5/1. (Ảnh: Anh Tuấn) |
Anh Cường Phạm, một người buôn bán và sửa chữa điện thoại BlackBerry tại TP.HCM, cho biết các điện thoại anh thử nghiệm đều hoạt động bình thường. Hôm qua, anh Cường chia sẻ rằng giới chơi điện thoại BlackBerry rất hoang mang và vẫn chờ sang ngày 5/1 (giờ Canada) hôm nay để nghe ngóng tình hình.
Anh Anh Tuấn (Cần Thơ), dự đoán rằng dù hãng BlackBerry có can thiệp gì thì những chiếc máy hiện tại ít nhất vẫn có thể nghe gọi vì việc kết nối do nhà mạng Việt Nam cung cấp.
Trong khi đó, chị Thuỳ Trang - một người chơi BlackBerry kỳ cựu - cho hay điện thoại BlackBerry Passport của chị vẫn đang hoạt động bình thường với SIM của 3 nhà mạng lớn. Riêng máy của chị không truy cập được vào BB World (chợ ứng dụng của BlackBerry). Dù vậy, máy của những người khác vẫn truy cập bình thường.
Theo tìm hiểu của ICTnews, thông báo chính thức của BlackBerry trên website của họ không đề cập chính xác việc những chiếc điện thoại cũ của hãng sẽ trở thành “cục gạch”. Thông báo này cho hay các kết nối Wi-Fi, kết nối viễn thông “sẽ không còn hoạt động đáng tin cậy nữa”.
Chi tiết thông báo của BlackBerry: các dịch vụ kế thừa dành cho Hệ điều hành BlackBerry 7.1 trở về trước, phần mềm BlackBerry 10, BlackBerry PlayBook OS 2.1 và các phiên bản trước đó, sẽ không còn khả dụng sau ngày 4/1/2022. Kể từ ngày này, những thiết bị chạy các dịch vụ và phần mềm kế thừa này thông qua nhà cung cấp dịch vụ hoặc kết nối Wi-Fi sẽ không còn hoạt động đáng tin cậy nữa, bao gồm dữ liệu, cuộc gọi điện thoại, SMS và chức năng 911 (cuộc gọi khẩn cấp).
Theo anh Anh Tuấn, có thể hiểu rằng BlackBerry dừng cung cấp dịch vụ, dừng cập nhật phần mềm, dừng các bản vá,... hơn là hãng sẽ biến chiếc điện thoại thành “cục chặn giấy”.
Trên thực tế, BlackBerry đưa ra thông báo nêu trên từ tháng 9/2020 để người dùng chuẩn bị. Đến trước hạn chót 4/1 vài ngày, các thông tin được nhắc lại khiến người dùng BlackBerry tại Việt Nam khá hoang mang, việc mua bán ở thị trường máy cũ giảm sút.
Theo anh Cường Phạm, số lượng giao dịch tại cửa hàng anh vài ngày qua giảm gần một nửa do ảnh hưởng từ thông tin điện thoại BlackBerry sẽ trở thành “cục gạch”. Cho đến hiện tại, người chơi vẫn chưa thể yên tâm, họ đang tiếp tục chờ đợi các động thái từ phía BlackBerry. Dù vậy, rất nhiều người tin rằng ít nhất dòng điện thoại này vẫn có thể nghe gọi, chỉ là không thể truy cập dịch vụ của BlackBerry.
Hải Đăng
Điện thoại BlackBerry sử dụng được tại Việt Nam, nhưng người mua vẫn hoang mang
Người mua có giảm sút vì thông tin điện thoại BlackBerry trở thành “cục gạch”, song các điện thoại này hiện vẫn sử dụng bình thường tại Việt Nam.
Tags:
相关文章
Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
Công nghệPhạm Xuân Hải - 05/02/2025 05:25 Máy tính dự ...
阅读更多An ninh thông tin là một trong bảy thách thức lớn nhất của doanh nghiệp Việt
Công nghệTại Diễn đàn doanh nghiệp trong nền kinh tế số được tổ chức sáng nay (17/5), Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã công bố Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2017-2018. Báo cáo thường niên năm nay với chủ đề "Phát triển công nghiệp trong nền kinh tế số" đã nêu ra 7 thách thức của doanh nghiệp Việt Nam trong nền kinh tế số.
Nền kinh tế số với những mô hình kinh doanh mới đã và đang tạo ra những cơ hội lớn để phát triển kinh doanh cho các doanh nghiệp ở các quốc gia trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng.
Việc phát triển công nghệ số sẽ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu thuận tiện với chi phí thấp. Các công nghệ mới đột phá sẽ cho phép các chuỗi cung ứng được kết nối tốt hơn và phân phối hiệu quả hơn, giảm thiểu chi phí hậu cần và giao dịch.
Nếu tận dụng được công nghệ, doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh, mở rộng thị trường và thị phần, thậm chí lấn sân vào những thị trường mới do chính doanh nghiệp Việt Nam tạo nên. Các sản phẩm công nghệ sẽ tạo ra nhiều giá trị, giảm chi phí sản xuất, lao động nhân công…
Dù vậy, bên cạnh những cơ hội, nền kinh tế số cũng tạo ra những thách thức không nhỏ với doanh nghiệp Việt Nam. Báo cáo của VCCI đã nêu ra 7 thách thức mà doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt.
Thách thức về thị trường. Báo cáo trên chỉ rõ, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã chiếm lĩnh được thị trường, có mặt trong rất nhiều ngành nghề của nền kinh tế. Tầm ảnh hưởng, sức mạnh và việc ứng dụng công nghệ số hóa của doanh nghiệp số như Facebook, Google, Microsoft, trong xã hội hiện nay là rất lớn.
“Nếu không thể nắm bắt được và hòa mình vào xu thế thời đại này, doanh nghiệp Việt Nam có khả năng thua cuộc trên chính sân nhà”, báo cáo trên nhấn mạnh. Doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phát triển được những sản phẩm, dịch vụ có thể cạnh tranh được với những sản phẩm, dịch vụ đang có của doanh nghiệp nước ngoài.
">...
阅读更多Ông chủ Asanzo: 'Tôi không ăn miếng bánh to, chỉ cần nhiều miếng bánh nhỏ”
Công nghệStartup "chịu chi" trả lương 500 triệu mỗi tháng thuê chuyên gia nước ngoài
Chia sẻ tại chương trình "Quốc gia khởi nghiệp" phát sóng trên VTV1 mới đây, doanh nhân Phạm Văn Tam, Chủ tịch HĐQT Asanzo đã thu hút sự chú ý khi chia sẻ kinh nghiệm đã giúp ông đi từ "tay trắng" trở thành ông chủ của một tập đoàn điện tử có doanh thu hơn 9.000 tỷ đồng chỉ sau 4 năm khởi nghiệp.
Trong đó riêng ở thị trường tivi trong nước, tính đến cuối năm 2017 Asanzo đã gây bất ngờ khi lọt vào top 4 với thị phần 16%, bám đuổi những thương hiệu lớn như LG (17%), Sony (25%) hay Samsung (35%).
Tại sao một “tân binh” như Asanzo của Việt Nam lại có thể chen chân, đủ sức cạnh tranh trong thị trường tivi khắc nghiệt với sự cạnh tranh gay gắt của hàng loạt các hãng lớn trên thế giới?
Doanh nhân Phạm Văn Tam nhấn mạnh: Không có thành công nào là tự nhiên nếu không bền bỉ, lăn lộn. Đặc biệt, phải hiểu thị trường, hiểu sản phẩm, khách hàng và chính bản thân.
Kể lại giai đoạn khởi nghiệp, vị doanh nhân cho hay thời điểm mới khởi nghiệp, Asanzo đã gặp ngay phải khó khăn khi có lô hàng 4.000 chiếc tivi bị lỗi. Không trông chờ vào đội ngũ kỹ thuật trong nước thời điểm đó, ông đã tính ngay đến việc nhờ các doanh nghiệp cung cấp linh kiện cử kỹ thuật nước ngoài (như Nhật Bản) sang hỗ trợ đào tạo, để khắc phục những nhược điểm, lấy lại niềm tin của người tiêu dùng.
“Ở thời điểm đó không ai nghĩ một công ty nhỏ mới khởi nghiệp lại bỏ tiền trả lương cho kỹ thuật người nước ngoài khoảng 500 triệu/tháng. Nhưng tôi chấp nhận vì mình không có công nghệ nên phải quyết tâm học hỏi từ chuyên gia có kinh nghiệm nước ngoài”, doanh nhân Phạm Văn Tam nói.
Cùng đó trong chiến lược phát triển, Asanzo không lựa chọn đối đầu trực diện với Samsung, Sony, hay LG ở khu vực thành thị, mà chọn khu vực nông thôn và nhắm tới người lao động có thu nhập trung bình.
Lý giải điều này, doanh nhân Phạm Văn Tam chia sẻ: "Tôi không cần ăn miếng bánh to, chỉ cần ăn nhiều miếng bánh nhỏ. Chính vì sự sâu sát thị trường nông thôn đã giúp chúng tôi giành được từng “miếng bánh nhỏ” cho riêng mình suốt dọc đất nước".
“Asanzo hiểu người dân Việt Nam, giống như cá nhân tôi đã đi qua rất nhiều địa phương từ Móng Cái cho tới mũi Cà Mau để thị sát, để hiểu khách hàng”, ông Tam nói, đồng thời nhấn mạnh Việt Nam có nhiều dân tộc, nhiều địa phương, mỗi một địa phương, vùng miền lại có văn hoá khác nhau. Các doanh nghiệp Việt Nam hay cá nhân tôi đều phải tìm hiểu vấn đề này.
">...
阅读更多
热门文章
- Siêu máy tính dự đoán Newcastle vs Arsenal, 3h00 ngày 6/2
- Overwatch: Đội tuyển Việt Nam thi đấu tại World Cup 2017 sau đây một tháng
- Lina Network và tham vọng ứng dụng Blockchain cho các doanh nghiệp tại Thái Lan
- Làm quen với 'chàng Hiệp sĩ bóng đêm' Porsche 911 Turbo S 2016 độ 700 mã lực
- Kèo vàng bóng đá Atalanta vs Bologna, 03h00 ngày 5/2: Chủ nhà ‘tạch’
- iPad Pro 10,5 inch về Việt Nam, giá bản cao nhất gần 22 triệu
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Grasshoppers vs Lausanne, 2h30 ngày 5/2: Chia điểm nhạt nhẽo
-
Ô tô Việt Nam giá gấp 2 Thái Lan, Indonesia: Tiết lộ lý do đắt đỏ
-
Apple Watch bỏ màn hình chữ nhật, chuyển sang màn hình tròn?
-
Theo Honda Việt Nam, tổng dung lượng thị trường xe máy Việt Nam đạt gần 3,14 triệu xe trong năm tài chính 2017, tăng khoảng 8% so với thời kỳ trước.
Trong năm qua, Honda đã bán ra tại Việt Nam 2,17 triệu xe tại thị trường Việt, tầng 7% so với năm 2016. Dù thị phần có giảm nhẹ so với năm ngoái, những Honda vẫn là thương hiệu xe máy lớn nhất Việt Nam khi nắm giữ 69,3% thì phần.
Trong danh mục sản phẩm có mặt tại thị trương Việt, Honda Vision trở thành mẫu xe tay ga bán chạy nhất Việt Nam với tổng số 450.000 chiếc xe đã được tiêu thụ.
Như vậy, cứ trung bình có khoảng 37.500 chiếc Vision đã được bán ra tại thị trường Việt Nam trong mỗi tháng. Một doanh số khó mẫu xe nào có thể vượt qua.
" alt="37.500 chiếc Honda Vision được bán ra tại Việt Nam mỗi tháng">37.500 chiếc Honda Vision được bán ra tại Việt Nam mỗi tháng
-
Nhận định, soi kèo Santos vs Botafogo, 7h35 ngày 6/2: Khó cản chủ nhà
-
" alt="Hướng dẫn chuyển bookmark Safari trên iPhone sang máy tính"> Hướng dẫn chuyển bookmark Safari trên iPhone sang máy tính