Nhận định, soi kèo Vorskla vs Inhulets Petrove, 20h30 ngày 29/11: Khó tin cửa dưới


相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán Wolfsburg vs RB Leipzig, 1h30 ngày 12/4 -
Chiêm ngưỡng nhà máy thuốc lá trá hình đẹp như mơ ở ĐứcNhà máy thuốc lá Yenidze nhìn bên ngoài trông giống như nhà thờ Hồi giáo. Ảnh: Wikimedia Nhìn bề ngoài, Yenidze trông giống như một nhà thờ Hồi giáo. Song thực tế, Yenidze lại là nơi sản xuất thuốc lá. Thiết kế khác lạ của công trình là để tỏ lòng kính trọng đối với nguồn gốc phương Đông của loại thuốc lá được sản xuất tại đây. Nó còn là cách để vượt qua các quy tắc xây dựng hạn chế về kiến trúc ở trung tâm thành phố Dresden của Đức.
Doanh nhân Hugo Zietz là người sáng lập nhà máy thuốc lá Yenidze vào năm 1886. Do những quy định nghiêm ngặt về kiến trúc, ông Zietz đã gặp vô vàn khó khăn khi muốn xây dựng nhà máy thuốc lá ở Dresden. Sau hai thập kỷ thất bại trong việc thuyết phục chính quyền địa phương, ông Zietz quyết định “lách luật”.
Năm 1907, ông ủy quyền cho kiến trúc sư Martin Hammitzsch (29 tuổi) thiết kế một nhà máy “trá hình”. Theo TRT World, công trình lấy cảm hứng từ những lăng mộ Mamluk ở nghĩa địa Cairo (Ai Cập) sử dụng các khối đá granit màu đỏ và xám để tái tạo đường sọc của gạch ablaq, khảm màu sắc và hoa văn hình học theo kiến trúc Moorish. Ống khói của nhà máy cũng được thiết kế trông như ngọn tháp.
Nhiều kiến trúc sư nhận định cấu trúc của nhà máy hoàn toàn trái ngược với lối kiến trúc Baroque nổi tiếng ở Dresden. Sự phản đối dữ dội đến mức ông Hammitzsch còn bị loại khỏi phòng kiến trúc sư, sau khi ông đệ trình bản thảo. Hội đồng thành phố đe dọa từ chối cấp giấy phép xây dựng. Đến khi ông Zietz dọa chuyển địa điểm kinh doanh đi nơi khác, chính quyền địa phương mới nhượng bộ.
Năm 1909, nhà máy thuốc lá Yenidze hoàn thành xây dựng. Công trình còn có dòng chữ được chiếu sáng 'Salem Aleikum' (Bình an cho bạn) bằng tiếng Ảrập được trang trí bên hông tòa nhà.
Không lâu sau đó, “Salem Aleikum” và “Salem Gold” đã trở thành hai trong số những nhãn hiệu thuốc lá nổi tiếng nhất ở Đức. Nhà máy thuốc lá Yenidze còn được gọi với cái tên “Thánh đường thuốc lá” do lối kiến trúc độc đáo.
Nhà máy Yenidze hiện trở thành địa điểm thu hút du khách tới tham quan thành phố Dresden. Công trình này tồn tại một cách thần kỳ sau vụ ném bom rải thảm vào năm 1945 trong Thế chiến thứ Hai.
Sau 15 năm được khánh thành, nhà máy thuốc lá Yenidze đã được bán lại cho Tập đoàn Thuốc lá Reemtsma. Reemtsma sau đó vận hành nhà máy cho đến năm 1953. Trong vài thập kỷ, tòa nhà bị bỏ hoang, và được khôi phục hoàn toàn vào năm 1996.
Tòa nhà hiện thuộc quyền sở hữu của Tập đoàn EB có trụ sở tại Berlin, sau khi triệu phú người Israel Adi Keizman mua lại vào năm 2014. Hiện công trình hoạt động như một tòa nhà văn phòng với nhà hàng nằm dưới mái vòm lớn bằng kính, giúp thực khách có thể ngắm nhìn thành phố cả 360 độ.
Video: Chiêm ngưỡng nhà máy thuốc lá ‘trá hình’
Chiêm ngưỡng ngôi nhà Titanic có một không hai của lão nông Ấn Độ
Ngôi nhà mô phỏng hình dáng con tàu Titanic nổi tiếng đã được một lão nông Ấn Độ dày công xây dựng hơn 10 năm qua."> -
Justin Mott, từng học báo chí và nhiếp ảnh ở San Francisco, tới Việt Nam vào năm 2007 và hiện đang sống tại Hà Nội. Nhiếp ảnh gia này cho biết trên National Geographic rằng: "Tôi biết ơn Việt Nam. Mọi người cho phép tôi vào nhà của họ và để tôi kể lại câu chuyện của họ". Việt Nam đẹp nghẹt thở qua ống kính nhiếp ảnh gia MỹDù Justin Mott bảo vệ bản quyền các bức ảnh, nhưng nhiếp ảnh gia này dự định thiết lập một gallery trên mạng để chia sẻ ảnh, cho phép sử dụng ảnh miễn phí để thúc đẩy du lịch Việt Nam. Justin Mott đã kết hôn với một cô gái Việt Nam tên là Quỳnh Anh vào năm 2017.
Bộ ảnh tuyệt đẹp của Justin Mott được đăng tải trên National Geographic.
Hà Giang Ảnh chụp từ trên cao ở Phú Quốc Ảnh chụp tại Mộc Châu Ảnh chụp tại một cơ sở sản xuất nước mắm ở Phú Quốc Mộc Châu từ trên cao nhìn xuống Phơi hạt tiêu trên tấm vải dầu Phơi hạt tiêu giữa nắng chiều Hà Giang Ảnh chụp tại Hà Giang Hoài Linh
">
-
Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh tôn vinh nhà văn hóa Phạm Quỳnh- Tối ngày 24.3, lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI được tổ chức tại TP.HCM. Nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tôn vinh là Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh sinh ngày 30.1.1893 tại Hà Nội, mất ngày 6.9.1945 tại Huế. Ông người đi tiên phong trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và dùng tiếng Việt, thay vì chữ Nho hay tiếng Pháp để viết lý luận, nghiên cứu.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên đã nhận giải cho ba mình, trong diễn từ nhận giải những đóng góp của nhà văn hóa Phạm Quỳnh đã được ông điểm lại.
Nhà văn hóa Phạm Quỳnh (Ảnh tư liệu báo Một thế giới) Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, từ ngày mất, gần như Phạm Quỳnh “biến mất” trên trường chữ nghĩa, trừ một trường hợp là nhà văn Nguyễn Công Hoan cho ra mắt tác phẩm Đời viết văn của tôi, trong đó dành hai trang viết rõ sáng tác truyện ngắn nổi tiếng Kép Tư Bền, chỉ vì thương Phạm Quỳnh. Đến năm 1996, tác phẩm này được NXB Văn Nghệ TP.HCM tái bản và giữ nguyên văn phần nói về nhà văn viết Kép Tư Bền chỉ vì thương Phạm Quỳnh.
Bắt đầu từ những năm sau 2000, nhà văn hóa Phạm Quỳnh được nhắc nhiều trên báo chí và xuất bản. Năm 2003 và 2004 sách Phạm Quỳnh – Luận giải văn học và triết học, Mười ngày ở Huế của Phạm Quỳnh, Pháp du hành trình nhật ký của Phạm Quỳnh được xuất bản...
Đến năm 2005, bài Phạm Quỳnh chủ bút báo Nam Phong của Giáo sư Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam được đăn trên nhiều tạp chí. Còn nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn viết bài bài Phạm Quỳnh và quá trình tiếp nhận văn hóa phương Tây ở Việt Nam đầu thế kỷ XX.
"Nhưng năm 2006 mới là năm đáng chú ý về hiện tượng Phạm Quỳnh xuất hiện trở lại trên xuất bản và báo chí" - nhạc sĩ Phạm Tuyên nói.
Nhạc sĩ Phạm Tuyên nhận giải nhận giải Danh nhân Văn hóa Việt Nam thời hiện đại cho nhà văn hóa Phạm Quỳnh. Đầu năm cuốn Thượng Chi văn tập của Phạm Quỳnh được tái bản chính thức được bán và quảng bá tại Hội sách thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều báo chí cũng đưa bài về ông như Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nước, Người nặng lòng với nước, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với nhà, Phạm Quỳnh- người nặng lòng với tiếng ta.
Cuối năm 2007, NXB Tri Thức cho ra mắt Phạm Quỳnh – Tiểu luận viết bằng tiếng Pháp trong thời gian 1922-1932 – Essais 1922-1932. Việc xuất bản tác phẩm này cũng như bộ ba tập Du ký Việt Nam, khiến năm 2007 có nhiều cuộc thảo luận về Phạm Quỳnh.
Năm 2011 cuốn sách gồm những bài viết cuối đời của Phạm Quỳnh, bao gồm 11 bài tạp văn và 51 bản ông dịch thơ Đỗ Phủ lấy tên chung là Hoa Đường tùy bút được xuất bản.
“Chúng tôi nghĩ sở dĩ có sự trở lại ngoạn mục của Phạm Quỳnh trên sách báo một phần lớn là do trong Từ điển bách khoa Việt Nam xuất bản năm 2003, tập 3 đã có mục Phạm Quỳnh, Nam Phong và có cả mục Pháp Việt đề huề với lời lẽ khá đúng mực, cởi mở hơn trước. Năm 2004, Từ Điển Văn Học (bộ mới) đã có mục Phạm Quỳnh do Nguyễn Huệ Chi viết và mục Nhóm Nam Phong do Phương Chi viết”.
Theo nhạc sĩ Phạm Tuyên, ngoài những tác phẩm của nhà văn hóa Phạm Quỳnh được tái bản hoặc xuất bản lần đầu, những bài viết đánh giá con người và sự nghiệp của ông công bằng hơn trước, còn có việc xuất hiện cả những sách viết về ông như Phạm Quỳnh, con người và thời gian, Phạm Quỳnh trong dòng chảy văn hóa dân tộc, Phạm Quỳnh, một góc nhìn…
"Như thế là giờ đây, Phạm Quỳnh con người suốt đời trung với nước, hiếu với dân, mặc dù có số phận oan nghiệt đã có thể ngậm cười nơi chín suối. Tâm nguyện của ông đã được thực hiện. Những đóng góp của ông ngày càng được nhìn nhận công bằng hơn. Đối với con cháu Cụ Phạm thì đây là một niềm tự hào lớn và là một sự ghi nhận của xã hội về sự đóng góp của Cụ cho nền văn hóa Việt Nam”- nhạc sĩ Phạm Tuyên xúc động.
Lễ trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh lần thứ XI cũng trao Giải vì Sự nghiệp Văn hóa - Giáo dục cho nhóm dịch sách Nhất Nghệ Tinh vì đóng góp quan trọng trong lĩnh vực giáo dục công kỹ nghệ; Nhạc sĩ Dương Thụ vì đóng góp đặc sắc quảng bá văn hóa và tri thức tinh hoa.
Giải Nghiên cứu cho nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng vì những công trình đặc sắc nghiên cứu văn hóa dân gian và nhà nghiên cứu Lữ Phương vì những công trình nghiên cứu sâu sắc về chủ nghĩa Marx.
Giải Dịch thuật cho dịch giả Nguyễn Tùng vì những công trình dịch thuật đặc sắc về nhân học.
Riêng Giải Việt Nam học cho hai nhà nghiên cứu nước ngoài là nhà nghiên cứu Daniel Hémery và Pierre Brocheux vì thành tựu đặc sắc về Việt Nam học.
Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh mang tên nhà văn hóa Phan Châu Trinh được thành lập với sứ mệnh “Góp phần phục hưng, du nhập, khởi phát, gìn giữ và lan tỏa những giá trị tinh hoa văn hóa nhằm phục vụ công cuộc canh tân văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 21”. Quỹ trực thuộc Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam, do một nhóm các trí thức tâm huyết với văn hóa của đất nước thành lập.
Việc trao Giải thưởng văn hóa Phan Châu Trinh hàng năm là một trong những hoạt động văn hóa quan trọng của Quỹ, nhằm vinh danh các cá nhân xuất sắc đã và đang có những nỗ lực không mệt mỏi cho sự nghiệp canh tân Văn hoá và Giáo dục Việt Nam.
Lê Huyền
">