Chinh phục "giấc mơ Mỹ"
Tập đoàn Hyundai do ông Chung Ju-yung thành lập vào năm 1947, lúc đầu là một công ty xây dựng dân dụng. Qua rất nhiều thăng trầm, năm 1967, ông Chung quyết định thành lập nên Công ty ô tô Hyundai và bắt tay vào sản xuất xe hơi trong bối cảnh Chính phủ Hàn Quốc không khuyến khích sản xuất ô tô trong nước vào thời điểm đó.
Đi lên gần như từ con số "0", tuy vậy, công ty nhanh chóng phát triển nhờ sự hợp tác với nhà sản xuất ô tô lâu đời là Ford. Một hợp đồng liên doanh 2 năm đã được ký vào năm 1968 để chia sẻ công nghệ và kết quả là chiếc xe đầu tiên của Hyundai với nhãn hiệu Cortina đã được thiết kế và lắp ráp.
Với sự hợp tác, giúp đỡ của nhiều hãng xe khác, trong đó có Mitsubishi (Nhật Bản), Hyundai đã có chiếc xe đầu tiên do chính mình thiết kế và chế tạo vào năm 1974 với tên gọi Pony. Chỉ sau đó 1 năm, Hyundai Pony đã được xuất khẩu sang một số thị trường.
"Giấc mơ Mỹ" của Hyundai chính thức được hiện thực hoá vào tháng 1/1986 với việc lần đầu tiên lô xe Excel xuất khẩu sang Mỹ bằng đường biển. Ban đầu, Hyundai gặp nhiều khó khăn do tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt, nhưng hãng đã sớm đáp ứng được các yêu cầu đó và tiến được vào thị trường lớn nhất thế giới.
Lập kỷ lục ngay năm đầu tiên tới Mỹ
Hyundai Excel 1986 là phiên bản cải tiến của mẫu Pony nên còn được gọi là Pony Excel. Mẫu xe Hàn Quốc bán tại Mỹ được trang bị động cơ 4 xi-lanh 1.5L, dẫn động cầu trước và có 2 biến thể: sedan 4 cửa và hatchback 5 cửa. Giá khởi điểm của Excel chỉ là 4.995 USD, rẻ hơn rất nhiều so với những mẫu xe Âu-Mỹ vào thời điểm đó.
Theo số liệu từ Hyundai, ngay trong năm 1986, Excel đã bán ra được tới 168.882 xe - kỷ lục 'vô tiền khoáng hậu' với một nhà phân phối ô tô nhập khẩu lần đầu tới Mỹ. Năm 1987, doanh số của mẫu xe này tiếp tục tăng vọt, đạt kỷ lục mới là 263.610 chiếc. Đồng thời, Hyundai Excel đã lọt vào danh sách 10 sản phẩm tốt nhất do tờ Fortune danh tiếng bình chọn.
Đầu tiên, Hyundai tập trung bán hàng ở phía bờ Tây và một số bang phía Đông và Nam với vỏn vẹn 31 đại lý. Từ năm 1987, Hyundai bắt đầu mở rộng sang miền Trung, mở văn phòng khu vực trung tâm gần Chicago và triển nhanh hệ thống bán hàng của mình. Ngày nay, Hyundai có 4 văn phòng khu vực với gần 600 đại lý Hyundai trên toàn nước Mỹ.
Cho đến nay, con số trên vẫn là con số kỷ lục khi trung bình mỗi năm, Hyundai bán xe trên toàn cầu đạt khoảng 600-700 ngàn xe.
Dù có nhiều ý kiến khác nhau liên quan đến chất lượng xe Hàn nhưng không thể phủ nhận, việc một mẫu xe giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu như Hyundai Pony Excel xuất hiện đã thổi một luồng gió mới và làm thay đổi thói quen của người dùng Mỹ cách đây 36 năm.
Liệu lịch sử có lặp lại với Vinfast? Chuyến đi xuất khẩu ô tô điện đầu tiên của Vinfast có thành công hay không và thành công đến đâu sẽ cần thời gian để trả lời.
Hoàng Hiệp
Bạn có góc nhìn về xuất khẩu ô tô của Việt Nam? Hãy chia sẻ bài viết về ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Được biết, cô dâu trong video gây "sốt" là Phạm Thị Tuyết (sinh năm 1995) và chú rể là Hoàng Trọng Vĩnh (sinh năm 1988). Đám cưới của cặp đôi này đã diễn ra vào ngày 1/10 vừa qua tại Tuyên Quang.
Trong nhiều hình ảnh, video lan truyền trên mạng, cô dâu có ngoại hình khá nhỏ nhắn, chiều cao chưa đến vai chú rể cũng như nhiều vị khách khác trong đám cưới. Dù vậy, cô dâu "tí hon" vẫn bước đi với gương mặt rạng ngời hạnh phúc, tay trong tay cùng bạn đời mình. Hình ảnh này khiến cộng đồng mạng không khỏi xúc động.
Sau khi đoạn video nổi tiếng trên mạng xã hội, cặp đôi Tuyết - Vĩnh đã nhận được rất nhiều lời chúc phúc, ngưỡng mộ từ cư dân mạng nhưng cũng không ít lời bàn tán, những ý kiến trái chiều về câu chuyện của họ. Thậm chí có tin đồn thất thiệt rằng vì cô dâu có gia cảnh giàu có nên mới cưới được bạn đời như ý.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, cô dâu cho biết, điều kiện gia đình cô không mấy khá giả như trên mạng đồn thổi. Ngược lại, cô có hoàn cảnh khá khó khăn, bố mẹ chỉ làm nông.
Từ nhỏ, Tuyết đã chịu nhiều thiệt thòi về sức khỏe, cơ thể kém phát triển, chiều cao bị hạn chế. Cô đã từng trải qua nhiều cuộc phẫu thuật lớn nhỏ, chân tay không được khỏe mạnh nhưng không vì thế mà cô bỏ cuộc.
Hiện tại, Phạm Thị Tuyết đang đi làm công nhân ở một công ty may.
Cô dâu mới cưới chia sẻ thêm về chồng: "Hoàn cảnh của anh Vĩnh cũng rất khó khăn. Bố mẹ đã già yếu, nhà có bốn anh em, anh là người thứ 3 lập gia đình trong nhà. Bởi sức khỏe không tốt, người nhỏ con nên anh không thể làm những công việc nặng nhọc. Anh cũng không được ăn học đầy đủ, vì thế anh đang làm những công việc phụ giúp gia đình, chăm sóc bố mẹ, làm vườn...".
Bỗng nhiên nổi tiếng sau khi đoạn video được đăng tải, cô gái sinh năm 1995 tỏ ra khá bất ngờ: "Thật ra lúc đầu mình không quá để ý nhưng sau khi được mọi người xung quanh nhận ra và cho xem thì mình mới biết. Bọn mình chỉ nghĩ là người quen chụp ảnh và quay phim làm kỷ niệm chứ không nghĩ video ấy lại trở nên hot như vậy".
Sau khi câu chuyện thu hút đông đảo sự quan tâm trên mạng xã hội, Thị Tuyết nhận được những lời động viên, nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều ý kiến trái chiều.
Tuy nhiên cô khẳng định: "Mình luôn bỏ ngoài tai mọi lời dèm pha, suy diễn vì đối với mình nó đều không quan trọng, quan trọng nhất là ở chính bản thân mình. Mình cảm thấy hạnh phúc với sự lựa chọn của mình là được".
Khi được hỏi về chuyện tình cảm trước hôn nhân, Phạm Thị Tuyết cho biết cô đã trải qua một mối tình giản dị mà ấm áp.
"Ban đầu chúng mình biết nhau qua lời mai mối, sau quá trình tìm hiểu khoảng 7 tháng thì chúng mình quyết định làm đám cưới. Vì trong khoảng thời gian tìm hiểu mình cảm thấy anh ấy là một người ấm áp, chân thành và rất biết quan tâm đến gia đình", Thị Tuyết kể.
Trong giai đoạn yêu nhau, tuy nhận được sự ủng hộ từ phía người thân nhưng cả hai luôn phải nghe những lời nói ác ý từ những người ngoài cuộc vì vấn đề ngoại hình. Mặc dù vậy, Tuyết và Vĩnh đã kiên định vượt qua tất cả và tổ chức đám cưới trong sự vun vén của hai bên gia đình.
Được biết, số tiền dùng để tổ chức đám cưới là do chính Tuyết và Vĩnh đã dành dụm từ lâu, cùng với được hai bên gia đình hỗ trợ phần nào.
Sau đám cưới, hai vợ chồng đang sinh sống và làm việc tại Vĩnh Phúc. Với mức thu nhập tương đối thấp, mục tiêu trước mắt của cặp đôi này là sẽ đi làm để kiếm thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống. Sau đó, khi kiếm được tiền cô dâu dự định sẽ dùng số tiền đó làm vốn để làm ăn.
Kết lại cuộc trò chuyện, cô dâu "tí hon" cho hay, dù là trở ngại về ngoại hình, trình độ hay khoảng cách tuổi tác đối với hai người đều không quan trọng. Quan trọng là cả hai cảm nhận được tình yêu, sự cảm thông, bằng lòng chấp nhận đến với nhau. Sự ủng hộ đến từ hai bên gia đình cũng là nguồn động lực không thể thiếu tạo nên cái kết ngọt ngào cho đôi vợ chồng son.
Theo Dân trí
" alt=""/>Cô dâu 'tí hon' bác bỏ tin đồn 'lấy được chồng nhờ nhà giàu'- Gần 30 năm làm diễn viên, chị thấy sao khi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa ban hành Thông tư 05/2023/TT-BLĐTBXH kèm theo Danh mục những ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, trong đó có diễn viên điện ảnh?
Trong suốt gần 30 năm làm nghề nay tôi mới thấy Nhà nước công nhận diễn viên là nghề nguy hiểm. Tuy hơi muộn nhưng có còn hơn không bởi rất ý nghĩa cho các thế hệ diễn viên sau. Nói diễn viên là nghề nặng nhọc, vất vả và nguy hiểm là rất đúng.
Nhiều người làm trong nghề này luôn lăn xả hy sinh và gặp không ít tai nạn. Tôi chỉ băn khoăn, khi đã được công nhận rồi mà không có chế độ cho diễn viên hay nghệ sĩ thì quả đúng là chỉ có trên giấy tờ, không giải quyết được vấn đề gì.
- Với tư cách là diễn viên kiêm nhà sản xuất phim, theo chị sau sự công nhận này, việc mua bảo hiểm cho diễn viên hay cảnh nguy hiểm có thay đổi gì?
Từ trước đến nay khi làm phim, chúng tôi đều mua bảo hiểm cho cả đoàn phim chứ không chỉ riêng gì diễn viên. Tôi nghĩ nếu diễn viên đã được công nhận là nghề nguy hiểm phải có chế độ cho họ. Ví dụ mỗi khi đóng thuế, diễn viên thường phải đóng nhiều nhất.
Có thu nhập nhiều phải đóng thuế nhiều là đương nhiên. Nhưng khi đã được công nhận là nghề nguy hiểm có chế độ gì đặc biệt hơn cho diễn viên không, ít nhất là ở khoản đóng thuế tôi ví dụ vậy. Nói trên tinh thần là như vậy nhưng tôi biết mọi việc phải làm từng bước chứ không thay đổi ngay được.
Tôi kiến nghị nên có chế độ đặc biệt hơn thì về sau mới thực thi được chuyện diễn viên được công nhận là nghề nguy hiểm, còn công nhận mà để đấy thì... Tôi hiểu rằng các cơ quan lãnh đạo đang chuyển mình và muốn có quy chế rõ ràng trong các ngành nghề nghệ thuật. Tổ chức biểu diễn đang thay đổi để gần với nghệ sĩ. Ví dụ như Sở VHTT TP.HCM đang chuyển mình để đi sâu sát hơn với những người làm nghệ thuật hơn.
- Khi biết diễn viên được đưa vào danh mục ngành nghề nguy hiểm, độc hại đã có không ít người nêu ý kiến cho rằng nghề này có gì mà vất vả trong khi chúng ta vẫn thấy tin tức về việc diễn viên hành động gặp tai nạn khi đóng phim. Quan điểm của diễn viên Trương Ngọc Ánh ra sao? Thông tư mới này có giúp thay đổi suy nghĩ của khán giả về nghề diễn viên?
Đâu chỉ diễn viên đóng phim hành động mới hay bị thương hoặc gặp nguy hiểm đâu. Còn nhiều diễn viên khác phải thức đêm, ăn uống chưa đủ, ngã bệnh, cấp cứu... khi làm phim.
Họ gặp nhiều vấn đề lắm chứ không chỉ diễn cảnh đánh đấm mới bị thương. Nhiều người chỉ nhìn thấy bề nổi của nghề diễn viên rằng họ được mặc đẹp hay cát-sê cao nhưng không phải vậy. Diễn viên cũng có nhiều áp lực riêng và khó khăn trong cuộc sống nhưng đôi khi họ bày tỏ chưa hết để khán giả hiểu mình. Bởi tôi nghĩ cuối cùng nghệ sĩ phải có sự ủng hộ với khán giả mới sống được.
- Trong quá trình làm diễn viên, có tai nạn nào đáng nhớ với chị?
Có lần tôi bị tai nạn thật khi đóng cảnh bị tra tấn dúi đầu xuống nước. Cảnh quay nhiều người, cú máy lại khó và phải quay đi quay lại. Dù đã tính toán kỹ nhưng một tai nạn trong lúc quay khiến tôi nhận nguyên một cú đấm vào mắt. Tất nhiên cả đoàn phải ngưng quay ngày hôm đó.
Mắt sưng to và tôi nghĩ mình khéo bị mù mắt sau cú đấm trời giáng đó. Tôi phải đi cấp cứu và uống thuốc nhưng mấy ngày sau nước mắt vẫn chảy không ngừng. Đến giờ này bạn diễn viên đóng thế gặp tôi ở đâu cũng xin lỗi nhưng đâu phải lỗi của bạn ấy. Khi quay phim, việc gặp tai nạn là rất bình thường.
Khi làm phim Áo lụa Hà Đông, tôi phải để chân đất trèo lên núi đá mắt mèo hay đi trên đường nhựa để phục vụ cho các góc máy tả thực quay cận cảnh. Mấy ngày đi chân đất khiến bàn chân tôi bầm dập và đỉnh điểm là bị đá mắt mèo cào nát chân khi thực hiện cảnh leo lúi.
Tai nạn không chỉ mình tôi mà những diễn viên khác gặp rất nhiều. Đặc biệt là các diễn viên đóng thế. Họ là thành phần không thể thiếu trong các đoàn phim mà ít được ghi nhận. Họ đóng góp thầm lặng và gặp thương tích rất nhiều.
- Nhiều khán giả hâm mộ đã chờ khá lâu mà chưa thấy Trương Ngọc Ánh quay lại đóng phim?
Đầu năm tới tôi sẽ trở lại với 2 dự án phim đã ấp ủ từ lâu. Mấy năm qua do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thị trường còn nhiều khó khăn nên tôi chưa làm phim được nhưng bây giờ đã thấy ánh sáng rồi. Rất mong sự trở lại của tôi sẽ được khán giả ủng hộ.
Clip Trương Ngọc Ánh trong phim 'Truy sát':