Ngày 29/12,ủtịchđịaốcAlibabaNguyễnTháiLuyệnlãnhántùchungthâbóng đá pháp hôm nay TAND TP.HCM đã tuyên án đối với Nguyễn Thái Luyện (Chủ tịch HĐQT Công ty Alibaba) và 22 đồng phạm.
Theo HĐXX, tính đến trước ngày luận tội của đại diện VKS đã có nhiều khách hàng tới tòa cung cấp tài liệu, chứng cứ chứng minh việc mua đất tại các dự án của Công ty Alibaba. Do đó, tòa đã xác định số lượng bị hại đã tăng từ 3.986 lên 4.548 người, nâng tổng số tiền thiệt hại từ 2.264 tỷ đồng lên hơn 2.400 tỷ đồng.
Do số lượng bị hại quá đông nên có sai sót về mặt số học, nhưng không ảnh hưởng đến tội danh của các bị cáo, không vượt quá phạm vi truy tố nên không có cơ sở để chấp nhận yêu cầu trả hồ sơ để điều tra số lượng bị hại, thiệt hại của các luật sư.
Tại phiên tòa, luật sư một số bị cáo trình bày, một số bị cáo cũng mua bán dự án của Công ty Alibaba nên đề nghị HĐXX xem xét đưa các bị cáo vào danh sách bị hại.
Tuy nhiên, quá trình điều tra, các bị cáo này không khai báo, không cung cấp hồ sơ tài liệu nên không đủ điều kiện xác định là bị hại. Do vậy các bị cáo có quyền khởi kiện trong vụ án khác.
Hành vi phạm tội của Nguyễn Thái Luyện và các đồng phạm gây ra là đặc biệt nghiêm trọng.
Bị cáo Nguyễn Thái Luyện giữ vai trò chỉ đạo xuyên suốt mọi hoạt động của Công ty Alibaba và các công ty con. Nguyễn Thái Luyện đã chỉ đạo vẽ dự án, rao bán đất không có thật để chiếm đoạt của 4.448 người với số tiền đặc biệt lớn. Vì vậy, cần phải có bản án nghiêm khắc mới đủ sức răn đe.
Đối với bị cáo Nguyễn Thái Lực, Võ Thị Thanh Mai, Huỳnh Thị Kim Thắng không thừa nhận hành vi “Rửa tiền”. Tuy nhiên, quá trình điều tra xác định, sau khi bị cáo Thắng tất toán tiền tiết kiệm đã chuyển vào tài khoản của bị cáo Mai, sau đó Mai đã chỉ đạo bị cáo Lực rút 13 tỷ đồng về cho mình.
Các bị cáo đã thừa nhận số tiền này có nguồn gốc từ Công ty Alibaba, nhưng không khai báo số tiền này hiện đã chuyển đi đâu, đến nay vẫn chưa thu hồi được. Vì vậy, việc truy tố 3 bị cáo này về tội “Rửa tiền” là hoàn toàn có căn cứ, đúng pháp luật.
Vì các lý do trên, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thái Luyện tù chung thân; Nguyễn Thái Lĩnh 17 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Bị cáo Võ Thị Thanh Mai 20 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 12 năm tù về tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt cả hai tội là 30 năm tù.
Bị cáo Nguyễn Thái Lực 17 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, 10 năm tù tội “Rửa tiền”, tổng hợp hình phạt cho cả hai tội là 27 năm tù.
Bị cáo Huỳnh Thị Kim Thắng 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 5 năm về tội “Rửa tiền”.
Các bị cáo khác cũng phải lãnh từ 10-19 năm tù cùng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
HĐXX buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai liên đới bồi thường 2.445 tỷ cho 4.548 bị hại. Buộc bị cáo Võ Thị Thanh Mai nộp lại số tiền hơn 12,9 tỷ đồng.
Đối với yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng mua bán đất của một số bị hại, nhưng các dự án này không có thật nên HĐXX bác yêu cầu và buộc bị cáo Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai liên đới bồi thường cho những bị hại này.
Do một số thửa đất đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên HĐXX chấp nhận yêu cầu của các bị hại, giải chấp những thửa đất này để trao trả đất cho họ. Trường hợp chưa nộp đủ số tiền như đã ký trong hợp đồng với Công ty Alibaba thì các bị hại phải ra Chi cục thi hành án TP.HCM nộp đủ số tiền còn thiếu.
Tiếp tục kê biên 652 thửa đất để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường cho các bị hại. Đối với 20 thỏi kim loại màu vàng được xác định toàn bộ số hợp kim này không phải là vàng.
Đối với số tiền 1,3 tỷ đồng Nguyễn Thái Luyện đặt cọc thuê trụ sở ở số 120-122 Kha Vạn Cân, quận Thủ Đức (nay là TP Thủ Đức), là số tiền phạm tội của Nguyễn Thái Luyện nên buộc bà Nguyễn Thị Ánh Nguyệt nộp lại số tiền trên để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của Nguyễn Thái Luyện và Võ Thị Thanh Mai.
Một số người liên quan khác cũng phải nộp lại số tiền đã nhận đặt cọc thuê của Nguyễn Thái Luyện để đảm bảo nghĩa vụ bồi thường của bị cáo.